Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chiến Binh Cầu Vồng

Chiến Binh Cầu Vồng

Cuốn sách nhỏ bé chứa đựng bên trong nó nghị lực phi thường của 10 đứa trẻ nghèo đói (nhưng ham học mãnh liệt), 1 người cha đánh cá nghèo khổ (phải gồng mình nuôi mười bốn miệng ăn nhưng dám-can-đảm cho con trai của mình đi học), 1 thầy hiệu trưởng (yêu nghề, yêu học trò đến khi nhắm mắt vẫn không yên) và 1 cô giáo (dám đương đầu với thế lực, cửa quyền để bảo vệ đến cùng ngôi trường xiêu vẹo)…

Cứ tỉ tê, tỉ tê tự nhiên theo giọng kể chứa đầy cảm xúc (cái cảm xúc đau đớn, phẫn nộ nhưng đầy tuyệt vọng) cuốn sách dẫn chứng nhiều nghịch lý đau lòng của cái giàu và cái nghèo, của quyền lực và sự thân cô thế cô.

Nhưng điều tôi buồn nhất, bất mãn nhất là nỗ lực được đi học, được thoát nghèo, được trở thành 1 nhà toán học của Lintang đã không thoát khỏi định mệnh của cái nghèo. Thực tế cuộc sống ác nghiệt đến mức bóp tan tành và vùi dập giấc mơ của 1 đứa trẻ. Chấp nhận là chấp nhận thế nào???

Giá mà, tất cả những nhà giáo, những người làm giáo dục có thể đọc được cuốn sách phi thường này…

Mọi công dân đều có quyền học hành (Hiến pháp Nước Cộng hòa Indonesia, Điều 33)

©

“Thầy Harfan và cô Mus nghèo khổ đã mang đến cho tôi tuổi thơ đẹp nhất, tình bạn đẹp nhất, và tâm hồn phong phú, một thứ gì đó vô giá, thậm chí còn có giá trị hơn những khao khát mơ ước. Có thể tôi lầm, nhưng theo ý tôi, đây thật sự là hơi thở của giáo dục và linh hồn của một chốn được gọi là trường học.” – (Trích tác phẩm)

***

Trong ngày khai giảng, nhờ sự xuất hiện vào phút chót của cậu bé thiểu năng trí tuệ Harun, trường Muhammadiyah may mắn thoát khỏi nguy cơ đóng cửa. Nhưng ước mơ dạy và học trong ngôi trường Hồi giáo ấy liệu sẽ đi về đâu, khi ngôi trường xập xệ dường như sẵn sàng sụp xuống bất cứ lúc nào, khi lời đe dọa đóng cửa từ viên thanh tra giáo dục luôn lơ lửng trên đầu, khi những cỗ máy xúc hung dữ đang chực chờ xới tung ngôi trường để dò mạch thiếc…? Và liệu niềm đam mê học tập của những Chiến binh Cầu vồng đó có đủ sức chinh phục quãng đường ngày ngày đạp xe bốn mươi cây số, rồi đầm cá sấu lúc nhúc bọn ăn thịt người, chưa kể sự mê hoặc từ những chuyến phiêu lưu chết người theo tiếng gọi của ngài pháp sư bí ẩn trên đảo Hải Tặc, cùng sức cám dỗ khôn cưỡng từ những đồng tiền còm kiếm được nhờ công việc cu li toàn thời gian …?

Chiến binh Cầu vồng có cả tình yêu trong sáng tuổi học trò lẫn những trò đùa tinh quái, cả nước mắt lẫn tiếng cười – một bức tranh chân thực về hố sâu ngăn cách giàu nghèo, một tác phẩm văn học cảm động truyền tải sâu sắc nhất ý nghĩa đích thực của việc làm thầy, việc làm trò và việc học.

Tác phẩm đã bán được trên năm triệu bản, được dịch ra 26 thứ tiếng, là một trong những đại diện xuất sắc nhất của  văn học Indonesia hiện đại.

***

Sơ lược về tác giả

Andrea Hirata là nhà văn Indonesia ăn khách nhất từ trước đến nay. Tác phẩm đầu tay của ông, Chiến binh Cầu vồng (trong tiếng Indonesia là Laskar Penlangi) được dựa trên câu chuyện có thực về thời thơ ấu của chính nhà văn. Ngay từ lần xuất bản đầu tiên năm 2005, cuốn sách về ước mơ và cuộc đấu tranh bền bỉ của thầy trò trường Muhammadiyah để gìn giữ giáo dục cho chính mình đã đạt thành công vang dội.

Chiến binh Cầu vồng đã được chuyển thể thành phim điện ảnh, nhạc kịch và phim truyền hình. Bộ phim Chiến binh Cầu vồng đạt doanh thu cao kỷ lục ởIndonesia đồng thời giành được nhiều giải thưởng trong nước cũng như quốc tế.

Nhờ thành công của bộ phim và cuốn sách, lượng khách du lịch tới đảo Belitong đã tăng đột biến.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Đồng Quê (Phi Vân)
Đề tài nông thôn trong sáng tác của các nhà văn không phải là điều gì mới lạ. Tuy nhiên, để khắc họa được một bức tranh quê với đủ các diện mạo, màu sắc của nó không phải là điều dễ dàng. Có thể nói, phần lớn chủ đề tác phẩm của các nhà văn miền Nam*** Đây là những bài báo. Bởi thế cách hành-văn cũng như nội-dung đều có tính-cách “nhật-trình”. Lối văn gần như cẩu-thả. Câu-chuyện có vẻ nhất-thời. Nhưng tôi cứ để nguyên cho nhà xuất-bản. Nghĩ rằng: hồi ấy tôi đã để ngòi bút chạy theo dòng ý-tưởng, dầu khéo dầu vụng, cách thuật chuyện cũng được cái đặc-điểm là ghi tâm-trạng tôi lúc viết. Tìm mua: Đồng Quê TiKi Lazada Shopee Hình-ảnh những nhân-vật trong chuyện - những người đã cùng tôi sống chung - ngày nay đã mờ trong ký-ức. Kể lại một quãng đời phải chăng là sống lại với ngày qua? Có lẽ thế. Nhưng tôi muốn xa hơn: Vẽ một bức tranh phong-tục và tập-quán. Thật là quá cao-vọng. Tự thấy còn thấp-kém, nhưng tôi vẫn cố-gắng. Đây là những bài đầu, tôi ước-mong sẽ có thể viết thêm. Nếu chưa hiến được độc-giả những bài đúng theo nguyên-tắc tôi đã tự vạch, thì xin hẹn lại ở những bài sau.PHI-VÂN *** Phi Vân (1917-1977) là một nhà báo, nhà văn chuyên viết thể loại truyện vừa và tiểu thuyết mang sâu đậm dấu ấn Nam bộ trước 1954. Phi Vân tên thật là Lâm Thế Nhơn, sinh năm 1917 trong một gia đình trung lưu ở thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Ông chuyên viết phóng sự, truyện ngắn cho những tờ báo, tạp chí ở miền Nam trước đây như Tiếng Chuông, Dân Chúng, Tiếng Dân (của cụ Huỳnh Thúc Kháng) và làm chủ bút tờ Thủ Đô thời báo. Ông có lối viết linh hoạt, gọn gàng, pha chút hóm hỉnh, làm cho cho độc giả khóc, cười theo từng cảnh đời, từng nhân vật. Bối cảnh trong các tác phẩm của ông là làng quê Nam bộ xa xôi hẻo lánh với những người nông dân chất phác, cục mịch sống với tập tục cổ hủ, lạc hậu và cuộc sống cực nhọc tối tăm. *** Chỗ hứng-thú của quyển phỏng-sự ấy là nó cho ta thấy những phong-tục cũ-kỹ ở thôn-quê, những tin-tưởng dị-đoan của hạng bình dân lao-động. Nó cho ta thấy những cuộc giao-tiếp, xung-đột giữa bọn điền-chủ và tá-điền, những tâm-hồn mộc-mạc trong bọn nầy và những oai-quyền thế-lực của bọn kia. Đọc qua, chúng ta thấy mình len-lỏi chốn đồng quê, đang mục-kích những cuộc tụ-họp chơi-bời, những cảnh cần-lao rộn-rịp. Thỉnh-thoảng như đưa lại giọng hò trầm bổng trong đám gặt, như phất lại mùi thơm thanh-đạm của lúa vàng. Tác-giả lại còn dắt ta đi quanh co trong những sông rạch ở vùng Bạc-liêu, Cà-mau và sau mấy ngày dạo chơi mệt-mỏi, tác-giả dừng lại cho ta thấy một cảnh-sắc êm-đềm: trên bờ sông Trẹm, lững-lờ mấy làn khói trắng bốc lên và dưới hàng dừa xanh tươi, một thiếu-phụ ẵm con đứng đợi chồng về, lâu-lâu đuổi bầy gà đang bới trên giồng rau cải. Hoặc giữa đêm trường vắng-vẻ, chiếc thuyền xuôi mái theo Rạch Bần, tác-giả mời ta trông lên bờ sau hàng dừa nước âm-u, một vài ánh đèn le-lói; nghe từ xa đưa lại tiếng chày giã gạo, tiếng chó sủa đêm… Cho được kể lại rất tài tình những điều quan-sát rất kỹ-càng, làm cho ta như nghe, như thấy, lúc cảm, lúc vui, tất phải nhờ một ngọn bút tỉ-mỉ mà linh-hoạt, một giọng văn thành thật mà hữu-duyên, một cách viết tự nhiên, không rườm-rà mà đầy đủ. Ông Phi-Vân đã gồm cả mấy điều kiện ấy: Quyển phỏng-sự của ông như một tấn tuồng gay-cấn đặt trong cảnh trí xanh tươi; hay là - muốn nói cho rõ hơn - nó là một “nông kịch” chia ra nhiều lớp: có hồi hộp, có vui cười và và sau rốt kết cuộc rất thương-tâm, khiến cho độc-giả phải ngậm-ngùi cảm động. Có lẽ đó là bài luân-lý sâu sắc mà tác-giả không muốn chỉ cho rõ-ràng, để ta tự hiểu ngầm mà thương hại cho hạng nông dân lao-lực. Họ chỉ sống một cuộc đời mộc-mạc, siêng-năng; nhưng mãn kiếp phải làm nạn nhân cho bọn giàu sang thế-lực. Mà cả thảy chúng ta, theo như tác-giả nói lại là “nạn nhân của một thời-kỳ”; cho nên đối với mọi người ta nên để lòng thương hại và thứ dung, và nên cầu nguyện cho chốn đồng quê được chút vui tươi yên ổn… (Trích lục một đoạn bài diễn-văn của giáo-sư Nguyễn-văn-Kiết chủ-tịch của Hội Khuyến-học Cần-thơ đọc trong dịp lễ phát giải thưởng văn-chương Thủ-khoa Nghĩa năm 1943).Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đồng Quê PDF của tác giả Phi Vân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đồng Quê (Phi Vân)
Đề tài nông thôn trong sáng tác của các nhà văn không phải là điều gì mới lạ. Tuy nhiên, để khắc họa được một bức tranh quê với đủ các diện mạo, màu sắc của nó không phải là điều dễ dàng. Có thể nói, phần lớn chủ đề tác phẩm của các nhà văn miền Nam*** Đây là những bài báo. Bởi thế cách hành-văn cũng như nội-dung đều có tính-cách “nhật-trình”. Lối văn gần như cẩu-thả. Câu-chuyện có vẻ nhất-thời. Nhưng tôi cứ để nguyên cho nhà xuất-bản. Nghĩ rằng: hồi ấy tôi đã để ngòi bút chạy theo dòng ý-tưởng, dầu khéo dầu vụng, cách thuật chuyện cũng được cái đặc-điểm là ghi tâm-trạng tôi lúc viết. Tìm mua: Đồng Quê TiKi Lazada Shopee Hình-ảnh những nhân-vật trong chuyện - những người đã cùng tôi sống chung - ngày nay đã mờ trong ký-ức. Kể lại một quãng đời phải chăng là sống lại với ngày qua? Có lẽ thế. Nhưng tôi muốn xa hơn: Vẽ một bức tranh phong-tục và tập-quán. Thật là quá cao-vọng. Tự thấy còn thấp-kém, nhưng tôi vẫn cố-gắng. Đây là những bài đầu, tôi ước-mong sẽ có thể viết thêm. Nếu chưa hiến được độc-giả những bài đúng theo nguyên-tắc tôi đã tự vạch, thì xin hẹn lại ở những bài sau.PHI-VÂN *** Phi Vân (1917-1977) là một nhà báo, nhà văn chuyên viết thể loại truyện vừa và tiểu thuyết mang sâu đậm dấu ấn Nam bộ trước 1954. Phi Vân tên thật là Lâm Thế Nhơn, sinh năm 1917 trong một gia đình trung lưu ở thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Ông chuyên viết phóng sự, truyện ngắn cho những tờ báo, tạp chí ở miền Nam trước đây như Tiếng Chuông, Dân Chúng, Tiếng Dân (của cụ Huỳnh Thúc Kháng) và làm chủ bút tờ Thủ Đô thời báo. Ông có lối viết linh hoạt, gọn gàng, pha chút hóm hỉnh, làm cho cho độc giả khóc, cười theo từng cảnh đời, từng nhân vật. Bối cảnh trong các tác phẩm của ông là làng quê Nam bộ xa xôi hẻo lánh với những người nông dân chất phác, cục mịch sống với tập tục cổ hủ, lạc hậu và cuộc sống cực nhọc tối tăm. *** Chỗ hứng-thú của quyển phỏng-sự ấy là nó cho ta thấy những phong-tục cũ-kỹ ở thôn-quê, những tin-tưởng dị-đoan của hạng bình dân lao-động. Nó cho ta thấy những cuộc giao-tiếp, xung-đột giữa bọn điền-chủ và tá-điền, những tâm-hồn mộc-mạc trong bọn nầy và những oai-quyền thế-lực của bọn kia. Đọc qua, chúng ta thấy mình len-lỏi chốn đồng quê, đang mục-kích những cuộc tụ-họp chơi-bời, những cảnh cần-lao rộn-rịp. Thỉnh-thoảng như đưa lại giọng hò trầm bổng trong đám gặt, như phất lại mùi thơm thanh-đạm của lúa vàng. Tác-giả lại còn dắt ta đi quanh co trong những sông rạch ở vùng Bạc-liêu, Cà-mau và sau mấy ngày dạo chơi mệt-mỏi, tác-giả dừng lại cho ta thấy một cảnh-sắc êm-đềm: trên bờ sông Trẹm, lững-lờ mấy làn khói trắng bốc lên và dưới hàng dừa xanh tươi, một thiếu-phụ ẵm con đứng đợi chồng về, lâu-lâu đuổi bầy gà đang bới trên giồng rau cải. Hoặc giữa đêm trường vắng-vẻ, chiếc thuyền xuôi mái theo Rạch Bần, tác-giả mời ta trông lên bờ sau hàng dừa nước âm-u, một vài ánh đèn le-lói; nghe từ xa đưa lại tiếng chày giã gạo, tiếng chó sủa đêm… Cho được kể lại rất tài tình những điều quan-sát rất kỹ-càng, làm cho ta như nghe, như thấy, lúc cảm, lúc vui, tất phải nhờ một ngọn bút tỉ-mỉ mà linh-hoạt, một giọng văn thành thật mà hữu-duyên, một cách viết tự nhiên, không rườm-rà mà đầy đủ. Ông Phi-Vân đã gồm cả mấy điều kiện ấy: Quyển phỏng-sự của ông như một tấn tuồng gay-cấn đặt trong cảnh trí xanh tươi; hay là - muốn nói cho rõ hơn - nó là một “nông kịch” chia ra nhiều lớp: có hồi hộp, có vui cười và và sau rốt kết cuộc rất thương-tâm, khiến cho độc-giả phải ngậm-ngùi cảm động. Có lẽ đó là bài luân-lý sâu sắc mà tác-giả không muốn chỉ cho rõ-ràng, để ta tự hiểu ngầm mà thương hại cho hạng nông dân lao-lực. Họ chỉ sống một cuộc đời mộc-mạc, siêng-năng; nhưng mãn kiếp phải làm nạn nhân cho bọn giàu sang thế-lực. Mà cả thảy chúng ta, theo như tác-giả nói lại là “nạn nhân của một thời-kỳ”; cho nên đối với mọi người ta nên để lòng thương hại và thứ dung, và nên cầu nguyện cho chốn đồng quê được chút vui tươi yên ổn… (Trích lục một đoạn bài diễn-văn của giáo-sư Nguyễn-văn-Kiết chủ-tịch của Hội Khuyến-học Cần-thơ đọc trong dịp lễ phát giải thưởng văn-chương Thủ-khoa Nghĩa năm 1943).Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đồng Quê PDF của tác giả Phi Vân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đồng Làng Đom Đóm (Trịnh Thanh Phong)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đồng Làng Đom Đóm PDF của tác giả Trịnh Thanh Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đông Cung Thái Tử Là Đồ Ngốc (Hoa Tri Phủ)
Ngoài hai nhân vật chính, các nhân vật phụ được khai thác rất tốt. Đó là một Hoa Xương Vương vì mưu cầu vương vị, vì hận thù mờ mắt, âm hiểm xảo trá, đến cuối cùng lại tự mình bỏ qua người thật lòng nhất. Đó là một Mộ Tử Xuyên tham vọng lớn, vừa muốn binh quyền lại vừa muốn mỹ nhân. Đó là thái tử phi Hoắc Thanh Thu vì yêu nhầm người mà mất nhà, mất cả trái tim. Điều tác giả làm tốt nhất trong “Đông cung thái tử là đồ ngốc” không phải những màn cung đấu hoành tráng, không phải những tình tiết hài hước giữa thái tử ngốc và đại cung nữ thông minh. Điều thành công nhất, có lẽ là chuyển biến tâm lý của Thẩm Tầm. Không ai ngốc mười sáu năm, tỉnh lại liền có thể trở thành thiên tài, diệt loạn thần, ổn định triều cương, Thẩm Tầm cũng vậy. Chàng phải từ từ học hỏi, từng bước một trưởng thành để có thể xứng với những người yêu thương chàng. Đây là một bộ truyện thú vị, có vui, có buồn, có đấu võ đấu trí. Nếu bạn mê cung đấu, nếu bạn thích chết đi được chuyện tình chàng ngốc, thì mời nhảy hố nhé.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đông Cung Thái Tử Là Đồ Ngốc PDF của tác giả Hoa Tri Phủ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.