Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

KIM VÂN KIỀU TRUYỆN (1875) - TRƯƠNG VĨNH KÝ

Năm 1875, hơn nửa thế kỷ sau khi Nguyễn Du mất, Trương Vĩnh Ký (1837-1898) đã xuất bản quyển “Kim, Vân, Kiều truyện” quốc ngữ. Đây là quyển truyện Kiều chuyển từ chữ Nôm (nho, nhu) sang “quốc ngữ” đầu tiên trong văn học Việt Nam. Không thấy ông Ký nói đã chuyển ngữ Kiều từ bản in nào. Trong lời tựa bằng tiếng Pháp, ông Ký chỉ ghi, đây là truyện thơ mà “mọi người đều thuộc lòng, bất kể là trẻ già hay trai gái”. Mọi người là những ai? Thuộc giai tầng nào? Chắc rằng, không phải là những người thuộc tầng lớp ăn trên ngồi chốc trong xã hội thời bấy giờ.

... "Không thể so sánh với văn chương khắp các nước, ta hẵng so sánh với văn chương hai nước có liền tiếp quan hệ với ta, là văn chương Tàu và văn chương Pháp. Văn chương Tàu thật là mông mênh bát ngát, như bể như rừng. Nhưng trong rừng văn bể sách đó, tưởng cũng ít quyển sánh được với truyện Kiều, mà xét cho kỹ có lẽ không có sách nào giống như truyện Kiều. Gốc truyện tuy do một bộ tiểu thuyết Tàu mà ra, nhưng vào tay Cụ Tiên điền ta biến hóa hẳn, siêu việt ra ngoài cả lề lối văn chương Tàu, đột ngột như một ngọn cô phong ở giữa đám quần sơn vạn hác vậy. Có người sánh truyện Kiều với Li-tao, nhưng Li-tao là một bài than, từ đầu đến cuối toàn một giọng bi đát thảm thương, so với Cung-oán của ta có lẽ đúng hơn. Có người lại sánh với Tây-xương, nhưng Tây-xương là một bản hát, từ điệu có véo von, thanh âm có réo rắt, nhưng chẳng qua là một mớ ca từ cho bọn con hát, không phải là một nền văn chương chân chính. Cứ thực thì truyện Kiều dẫu là đầm thấm cái tinh thần của văn hóa Tàu, dẫu là dung hòa những tài liệu của văn chương Tàu, mà có một cái đặc sắc văn chương Tàu không có. Cái đặc sắc ấy là sự "kết cấu". Nhà văn, nhà thơ Tàu, ngoài những bài thơ bài văn nho nhỏ ngăn ngắn, phàm làm sách chỉ biết cách biên tập, không sành cách kết cấu. Biên tập là cóp nhặt mà đặt liền lại; kết cấu là thu xếp mà gây dựng lên, thế nào cho thành một cái toàn bức các bộ phận điều hòa thích hợp với nhau, không thêm bớt được chút nào. Truyện Kiều là một cái toàn bức như thế, mà là một bức tranh thế thái nhân tình vẽ sự đời như cái gương tầy liếp vậy. Xét về cách kết cấu thì văn chương nước Pháp lại là sở trường lắm. Cho nên truyện Kiều có thể sánh với những áng thi văn kiệt tác của quí quốc, như một bài bi kịch của Racine hay một bài văn tế của Bossuet vậy. Đó là nói về cái thể tài văn chương. Còn về đường tinh thần thời trong văn học Pháp có hai cái tinh thần khác nhau, là tinh thần cổ điển và tinh thần lãng mạn. Tinh thần cổ điển là trọng sự lề lối, sự phép tắc; tinh thần lãng mạn là trong sự khoáng đãng, sự li kỳ. Truyện Kiều gồm được cả hai cái tinh thần ấy, vì vừa có cái đạo vị thâm trầm của Phật học, vừa có cái nghĩa lý sáng sủa của Nho học, vừa có cái phong thú tiêu dao của Trang Lão, lấy lẽ phải ông Khổng mà chế lại sự thần bí của nhà chùa, sự khoáng dật của hai họ. Nhưng mà ngay trong văn chương nước Pháp tưởng cũng không có sách nào giống hẳn như truyện Kiều, vì truyện Kiều có một cái đặc sắc mà những nền kiệt tác trong văn chương Pháp không có. Đặc sắc ấy là sự "phổ thông". Phàm đại văn chương, không những ở nước Pháp, ở nước nào cũng vậy, chỉ có những người thượng lưu học thức mới thưởng giám được, kẻ bình dân không biết tới. Người Pháp không phải là ai ai cũng biết đọc kịch Racine hay là đọc văn Bossuet. Nhưng Người Nam thời ai ai cũng biết ngâm Kiều, kể Kiều, "lẩy" Kiều để ứng dụng trong sự ngôn ngữ thường, kẻ thông minh hiểu cách thâm trầm, kẻ tầm thường hiểu cách thô thiển, nhưng ngâm nga lên thảy đều lấy làm vui tai, sướng miệng, khoái trí, tỉnh hồn. Thử hỏi cổ kim Đông Tây đã có một áng văn chương nào cảm người được sâu và được rộng như thế chưa. Tưởng dễ chỉ có một truyện Kiều ta là có thể tự cao với thế giới là văn chương chung của cả một dân tộc 18, 20 triệu người, già, trẻ, lớn, bé, giỏi, dốt, sang, hèn, đều thuộc lòng và đều biết hay cả." Trích: Phạm Quỳnh diễn thuyết về Nguyễn Du và Kiều (1924)

... "Không thể so sánh với văn chương khắp các nước, ta hẵng so sánh với văn chương hai nước có liền tiếp quan hệ với ta, là văn chương Tàu và văn chương Pháp. Văn chương Tàu thật là mông mênh bát ngát, như bể như rừng. Nhưng trong rừng văn bể sách đó, tưởng cũng ít quyển sánh được với truyện Kiều, mà xét cho kỹ có lẽ không có sách nào giống như truyện Kiều. Gốc truyện tuy do một bộ tiểu thuyết Tàu mà ra, nhưng vào tay Cụ Tiên điền ta biến hóa hẳn, siêu việt ra ngoài cả lề lối văn chương Tàu, đột ngột như một ngọn cô phong ở giữa đám quần sơn vạn hác vậy. Có người sánh truyện Kiều với Li-tao, nhưng Li-tao là một bài than, từ đầu đến cuối toàn một giọng bi đát thảm thương, so với Cung-oán của ta có lẽ đúng hơn. Có người lại sánh với Tây-xương, nhưng Tây-xương là một bản hát, từ điệu có véo von, thanh âm có réo rắt, nhưng chẳng qua là một mớ ca từ cho bọn con hát, không phải là một nền văn chương chân chính. Cứ thực thì truyện Kiều dẫu là đầm thấm cái tinh thần của văn hóa Tàu, dẫu là dung hòa những tài liệu của văn chương Tàu, mà có một cái đặc sắc văn chương Tàu không có. Cái đặc sắc ấy là sự "kết cấu". Nhà văn, nhà thơ Tàu, ngoài những bài thơ bài văn nho nhỏ ngăn ngắn, phàm làm sách chỉ biết cách biên tập, không sành cách kết cấu. Biên tập là cóp nhặt mà đặt liền lại; kết cấu là thu xếp mà gây dựng lên, thế nào cho thành một cái toàn bức các bộ phận điều hòa thích hợp với nhau, không thêm bớt được chút nào. Truyện Kiều là một cái toàn bức như thế, mà là một bức tranh thế thái nhân tình vẽ sự đời như cái gương tầy liếp vậy. Xét về cách kết cấu thì văn chương nước Pháp lại là sở trường lắm. Cho nên truyện Kiều có thể sánh với những áng thi văn kiệt tác của quí quốc, như một bài bi kịch của Racine hay một bài văn tế của Bossuet vậy. Đó là nói về cái thể tài văn chương. Còn về đường tinh thần thời trong văn học Pháp có hai cái tinh thần khác nhau, là tinh thần cổ điển và tinh thần lãng mạn. Tinh thần cổ điển là trọng sự lề lối, sự phép tắc; tinh thần lãng mạn là trong sự khoáng đãng, sự li kỳ. Truyện Kiều gồm được cả hai cái tinh thần ấy, vì vừa có cái đạo vị thâm trầm của Phật học, vừa có cái nghĩa lý sáng sủa của Nho học, vừa có cái phong thú tiêu dao của Trang Lão, lấy lẽ phải ông Khổng mà chế lại sự thần bí của nhà chùa, sự khoáng dật của hai họ. Nhưng mà ngay trong văn chương nước Pháp tưởng cũng không có sách nào giống hẳn như truyện Kiều, vì truyện Kiều có một cái đặc sắc mà những nền kiệt tác trong văn chương Pháp không có. Đặc sắc ấy là sự "phổ thông". Phàm đại văn chương, không những ở nước Pháp, ở nước nào cũng vậy, chỉ có những người thượng lưu học thức mới thưởng giám được, kẻ bình dân không biết tới. Người Pháp không phải là ai ai cũng biết đọc kịch Racine hay là đọc văn Bossuet. Nhưng Người Nam thời ai ai cũng biết ngâm Kiều, kể Kiều, "lẩy" Kiều để ứng dụng trong sự ngôn ngữ thường, kẻ thông minh hiểu cách thâm trầm, kẻ tầm thường hiểu cách thô thiển, nhưng ngâm nga lên thảy đều lấy làm vui tai, sướng miệng, khoái trí, tỉnh hồn. Thử hỏi cổ kim Đông Tây đã có một áng văn chương nào cảm người được sâu và được rộng như thế chưa. Tưởng dễ chỉ có một truyện Kiều ta là có thể tự cao với thế giới là văn chương chung của cả một dân tộc 18, 20 triệu người, già, trẻ, lớn, bé, giỏi, dốt, sang, hèn, đều thuộc lòng và đều biết hay cả." Trích: Phạm Quỳnh diễn thuyết về Nguyễn Du và Kiều (1924)

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

CHỮ NGHĨA TRUYỆN KIỀU (1952) - VÂN-HẠC LÊ VĂN HÒE
Không ai dám tự phụ đã hiểu hết truyện Kiều, dù rằng có người thuộc Kiều từ đầu đến cuối.Hiểu đây không phải là hiểu ý nghĩa cao xa, triết lý của truyện Kiều, hoặc giá trị văn chương nghệ thuật của văn Kiều, hoặc dụng ý thầm kín của tác giả khi viết cuốn truyện văn-chương tuyệt tác đó.Hiểu đây là hiểu những điển cố, những chữ lấy ở sách Tàu, thơ Tàu, những chữ lấy ở ca dao ngạn ngữ ta cùng những chữ cổ hoặc những chữ dùng quen mà tới nay không ai biết xuất xứ và ý nghĩa đích xác. Truyện Kiều là một kho tài liệu vô tận về từ ngữ và điển cố văn-chương. Không hiểu truyện Kiều là một điều thiệt thòi rất lớn cho từ ngữ học Việt Nam. Điều đó dĩ nhiên là không nên có.Nhận thấy rõ điều đó, xưa nay nhiều văn nhân học giả đã dụng công chú thích, hay chú giải chuyện Kiều.Tuy nhiên vẫn chưa đủ. Từ Nguyễn văn Vĩnh, Bùi khánh Diễn, tới Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim và thi sĩ Tản Đà, có thể nói hết thảy các nhà chú giải đều chỉ chú trọng đến các điển cố và « chữ sách » dùng trong truyện Kiều. Còn những chữ « nôm » thì hình như người ta cho là không cần giải nghĩa, có ý cho rằng chữ nôm thì ai mà chẳng hiểu.Thật ra, nhiều tiếng nôm hoặc cho là nôm khó hiểu vô cùng. Và sự thật trong các khoa thi cấp trung học, đã xảy ra cái tình trạng này : thí sinh giải thích điển cố và chữ sách Tàu rất thông, mà khi hỏi đến nghĩa một vài tiếng nôm thì không sao đáp nổi. Tình trạng đó, không nên để kéo dài.Nhất là hiện giờ tiếng Việt đã được dùng là chuyển ngữ, tiếng Việt cần được giải thích rõ ràng hơn, để xứng đáng là quốc văn một nước độc lập.Nghĩ vậy nên chúng tôi để tâm nghiên cứu một số vừa chữ nôm vừa chữ Hán bấy lâu bị hiểu lờ mờ đại-khái trong truyện Kiều, mục đích muốn giúp ích phần nào cho các Giáo-sư trong giờ giảng văn, và các sinh viên, học sinh về môn Việt-ngữ.Hà Nội, 11-11-52VÂN-HẠC
THI CA CHÂM BIẾM & TRÀO LỘNG VIỆT NAM (1969) - HOÀNG TRỌNG THƯỢC
Ác quá Néron, vượt Thủy Hoàng,Chín năm phè phởn, một ngày tang !Đường hầm "Nhân vị" tanh nồng máu,Tủ két "Cần lao" chật ních vàng.Bụng phệ xì hơi, còn cố đấm,Mặt dày teo mỡ, vẫn, đa mang.Một nhà vua Bếp đang thành quỷ,Bữa tiệc Âm cung chỉ thiếu "Nàng" Hoàng Trọng Thược Hoàng Trọng Thược (1910-?) bút hiệu Hương Thuỷ, sinh tại Nguyệt Biều, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên (cũ), đỗ tú tài bản xứ tại trường Bưởi, Hà Nội (1931), từng là công chức Nam triều ở Huế. Chức vụ cuối là Giám đốc Quan thuế ba miền. Về hưu năm 1965, mất tại California (Hoa kỳ). Hoàng Trọng Thược (1910-?) bút hiệu Hương Thuỷ, sinh tại Nguyệt Biều, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên (cũ), đỗ tú tài bản xứ tại trường Bưởi, Hà Nội (1931), từng là công chức Nam triều ở Huế. Chức vụ cuối là Giám đốc Quan thuế ba miền. Về hưu năm 1965, mất tại California (Hoa kỳ).Dưới bút hiệu thi sĩ Hương Thuỷ, cụ Hoàng Trọng Thược đã làm nhiều bài thơ trào phúng và châm biếm thời thế như cuốn  Hương Bình thi phẩm (1962). Trên phương diện biên khảo, cụ đã xuất bản nhiều sách có giá trị như  Thi ca châm biếm và trào lộng Việt Nam (NXB Khai Trí, 1969),  Tinh thần trào phúng trong thi ca xứ Huế (1973),  Hồ sơ Vua Duy Tân (thân thế và sự nghiệp) (1984),  Nghệ thuật trào phúng và nụ cười trong thi văn Việt Nam (1986). Dưới bút hiệu thi sĩ Hương Thuỷ, cụ Hoàng Trọng Thược đã làm nhiều bài thơ trào phúng và châm biếm thời thế như cuốn  (1962). Trên phương diện biên khảo, cụ đã xuất bản nhiều sách có giá trị như  (NXB Khai Trí, 1969),  (1973),  (1984),  (1986).
DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ - TÔ HOÀI
Tác phẩm kinh điển  Dế Mèn Phiêu Lưu Ký cử nhà văn Tô Hoài đã gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Tác phẩm kinh điển  cử nhà văn Tô Hoài đã gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người.Dế Mèn phiêu lưu ký được xem là những trang văn mẫu mực của văn học thiếu nhi. Dường như mọi câu, đoạn, hình ảnh đều tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm thẩm mỹ của người đọc. Tác phẩm miêu tả cuộc phiêu lưu của một chú Dế Mèn qua thế giới loài vật và loài người. Những vấn đề nóng hổi như là: cái thiện và cái ác, chiến tranh và hòa bình, lí tưởng và lẽ sống được thể hiện một cách nhẹ nhàng, tinh tế mà sâu sắc. Mèn đã trải qua những cuộc phiêu lưu vào thế giới các loài vật, vượt qua cơ man nào là rủi ro và biến cố, nhưng từng bước Mèn vươn lên tự điều chỉnh, tự nhận thức để trở thành con người giàu lí tưởng và ham hiểu biết với bản lĩnh kiên cường của một trai tráng đầu đội trời chân đập đất. Chúng ta sẽ được lạc vào thế giới loài vật gần gũi, thân thương với toàn những con vật gắn chặt với đời sống thôn quê dân dã như: bác Xiến Tóc, Võ sĩ bọ ngựa, Châu Chấu Voi, Ếch Cốm, Chuồn Chuồn… Tài năng của Tô Hoài thể hiện ở khả năng nắm bắt và mô tả đời sống tâm lí của lứa tuổi thiếu nhi và cả thanh niên. Ông đã “vẽ” nên một thế giới với muôn vàng những tình cảm mới lạ, những ham thích thiết thực và đầy phiêu lưu, những rung động tinh tế trước vẻ đẹp cuộc đời và thiên nhiên. Dế Mèn phiêu lưu ký được xem là những trang văn mẫu mực của văn học thiếu nhi. Dường như mọi câu, đoạn, hình ảnh đều tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm thẩm mỹ của người đọc. Tác phẩm miêu tả cuộc phiêu lưu của một chú Dế Mèn qua thế giới loài vật và loài người. Những vấn đề nóng hổi như là: cái thiện và cái ác, chiến tranh và hòa bình, lí tưởng và lẽ sống được thể hiện một cách nhẹ nhàng, tinh tế mà sâu sắc. Mèn đã trải qua những cuộc phiêu lưu vào thế giới các loài vật, vượt qua cơ man nào là rủi ro và biến cố, nhưng từng bước Mèn vươn lên tự điều chỉnh, tự nhận thức để trở thành con người giàu lí tưởng và ham hiểu biết với bản lĩnh kiên cường của một trai tráng đầu đội trời chân đập đất.Chúng ta sẽ được lạc vào thế giới loài vật gần gũi, thân thương với toàn những con vật gắn chặt với đời sống thôn quê dân dã như: bác Xiến Tóc, Võ sĩ bọ ngựa, Châu Chấu Voi, Ếch Cốm, Chuồn Chuồn…Tài năng của Tô Hoài thể hiện ở khả năng nắm bắt và mô tả đời sống tâm lí của lứa tuổi thiếu nhi và cả thanh niên. Ông đã “vẽ” nên một thế giới với muôn vàng những tình cảm mới lạ, những ham thích thiết thực và đầy phiêu lưu, những rung động tinh tế trước vẻ đẹp cuộc đời và thiên nhiên.
CHUYỆN CƯỜI CỔ NHÂN - VƯƠNG HỒNG SỂN SƯU TẬP
Tôi là một tên dân Việt rất tốt, chưa có tiền án. Bà xã rất ngán tôi, vì tôi có tánh yêu đời và bất cứ thứ gì đẹp đều yêu: yêu sách vở, yêu cổ-ngoạn, yêu ngắm dòm. Bà xã rất ngán tôi, vì tôi có tánh yêu đời và bất cứ thứ gì đẹp đều yêu: yêu sách vở, yêu cổ-ngoạn, yêu ngắm dòm.Bốn vách đều có va đầu vào nhưng chưa bể, nay thêm ghiền trà: bác sĩ cấm thì uống lén.Ưa giễu cợt, ưa ngâm thơ tuy ngâm sai giọng, ưa ca hát tuy trật nhịp, bởi đờn không tươi ngón nên thôi, biết và hiểu hát bội.Có một món ưa nhứt đời là đồ xưa, nhưng không có tiền mua. Thích hơn hết là nói tiếu lâm, từ chuyện tầm phào vô hại đến chuyện hài hước mua cười, nói trước bữa ăn nói sau bữa ăn, nói trước khi ngủ, trong khi mơ, sau khi thức dậy, có khi đào lỗ nói rồi lấp lại.Có lúc cũng biết nổi cộc, rất ba trợn, chưa biết bợ ai, không làm bậy, còn lương tâm.Tức khí dằn ép quá, không xì ra thì chết.Mà chưa muốn chết.Còn yêu đời và muốn thấy thăng bình, trước khi ra đi.Viết tiếu lâm để có tiền mua cà và miếng cơm.Xin kiểm duyệt niệm tình đừng cắt cụt.Mời các bạn đón đọc Chuyện Cười Cổ Nhân của tác giả Vương Hồng Sển.