Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

1001 Bức Thư Viết Cho Tương Lai (Nhiều Tác Giả)

Khi bạn cầm trên tay cuốn sách này, tôi tin rằng: Rất nhanh thôi bạn sẽ thấy được điều mình vẫn luôn tìm kiếm và theo đuổi từ sâu thẳm nơi trái tim bởi đây là một tuyển tập của những ý nghĩ ẩn sâu bên trong chúng ta. Trong cuốn sách này, chúng ta có thể tìm được con người thật sự của chính mình, cảm thấy được khuây khỏa, dù là những trái tim nhạy cảm nhất cũng sẽ cảm thấy được an ủi.

Cho nên, xin đừng vội vàng gập cuốn sách này lại, hãy bình tĩnh và đọc tiếp, trong dòng chảy thời gian và không gian, chậm rãi mà đọc, rồi sau đó bạn sẽ có được cảm nhận đầy đủ. Thế giới này sẽ không vì những vui - buồn - yêu - ghét của chúng ta mà thay đổi. Có lúc chúng ta u buồn, có lúc chúng ta phiền não, rất nhiều loại tâm trạng và chúng luôn luôn theo ta như hình với bóng. Thực tế tôi muốn nói với bạn rằng: Đây đều là những phần rất cần thiết trong cuộc sống của bạn. Thậm chí nếu bạn không vui chút nào cũng vẫn hy vọng bạn có thể lau đi giọt nước nơi khóe mắt để có thể bắt đầu học cách tận hưởng hạnh phúc.

Cuốn sách 1001 bức thư viết cho tương lai này sẽ khiến bạn 1001 lần cảm động. Cảm động rồi, chúng ta cũng phải học cách kiên cường hơn. Chúng ta không thể để năng lượng cuộc sống chảy mất được, hãy đặt những kiên trì và chân thành của chúng ta lên đầu tiên. Trong cuốn sách này, chúng ta có thể tìm lại những niềm tin trong quá khứ và mang nó trở lại với con người chân thật của bạn, với con người chân thành và tự mình hài hòa với nó, biết rằng bản thân phải thay đổi điều gì, có điều gì phải khắc phục, thậm chí có thể chúc mừng thất bại của mình một cách hài hước, dũng cảm đối mặt với bản thân không hoàn mỹ. Đừng ép bản thân phải trở thành người hoàn hảo hơn, cũng đừng ép bản thân trở thành người khác. Hãy giống như đóa hoa sen nở giữa đầm lầy, sinh ra vốn là một loài hoa hoàn mỹ, không bao giờ bị đem ra so sánh với các loài hoa hồng sống trên đất, cũng không cần nỗ lực trở thành một đóa “hoa sen tuyệt vời hơn bao giờ hết”. Bởi vì, hiện tại chính là giây phút tuyệt vời nhất của nó.

Trong cuốn sách này, cuối cùng chúng ta có thể thẳng thắn đối mặt với tâm hồn của chính mình. Hãy lắng nghe tiếng nói và nhịp đập của trái tim rồi điều chỉnh lại từng bước một, như vậy hạnh phúc mới có thể tiếp tục đến với bạn…

Xin mượn 1 câu kinh điển để làm lời tựa cho phiên bản 999 BỨC THƯ VIẾT CHO EM này: Tìm mua: 1001 Bức Thư Viết Cho Tương Lai TiKi Lazada Shopee

第008封信

明知会失去自由,明知这是一生一世的合约,为了得到对方,为了令对方快乐,也甘愿作出承诺。恋爱是一个追求不自由的过程,当你埋怨太不自由了的时候,就是你不爱他的时候。

Míngzhī hui shīqù zìyóu, míngzhī zhè shì yīshēng yīshì de héyuē, wèi liǎo dédào duìfāng, wèile lìng duìfāng kuàilè, yě gānyuàn zuòchū chéngnuò. Liàn’ài shì yīgè zhuīqiú bù zìyóu de guòchéng, dāng nǐ mányuàn tài bù zìyóule de shíhòu, jiùshì nǐ bù ài tā de shíhòu.

Bức thư viết cho tương lai số 008

Biết rõ rằng sẽ mất đi tự do, biết rõ rằng “một đời một kiếp bên nhau” chỉ là lời hứa hẹn, vậy mà ta sẵn sàng trao đi lời hứa để có thể gần hơn với người mình yêu và để có thể khiến họ được hạnh phúc. Tình yêu là cả một quá trình theo đuổi và nó không có sự tự do. Nếu như bản thân bạn cảm thấy mất tự do, đó chính là lúc tình yêu không còn tồn tại nữa.

***

001

爱情与咖啡都需要靠一点想象力,它们既不能纯粹是生理器官的体会,也不能完全是肢体五官的感觉。需要一点想象力,让过程显得可贵,让余温值得回味。

Tình yêu và cà phê đều cần đến một chút tưởng tượng, chúng không hoàn toàn được cảm nhận bằng các giác quan thuần tuý, mà cần cảm nhận trong tâm trí, cần một chút trí tưởng tượng để sự cảm nhận ấy đáng trân trọng hơn, để những dư vị nồng ấm ấy trở nên đáng nhớ.

002

想知道一个人爱不爱你,就看他和你在一起有没有活力,开不开心,有就是爱,没有就是不爱。爱情不是感动,你不是他心目中的理想伴侣,即使一时接受你,将来碰上他心仪的那一位,也一样会离开你。

Muốn biết một người yêu bạn hay không hãy quan sát xem lúc anh ta ở bên bạn có nhiều năng lượng và vui vẻ không? nếu có tức là yêu, không có tức là không yêu. tình yêu không phải là sự cảm động, nếu bạn không phải là một nửa lý tưởng mà anh ta tìm kiếm thì mọi sự tiếp xúc chỉ là tạm thời, đến khi anh ta gặp được một người khác khiến anh ta rung động thì cũng sẽ rời xa bạn mà thôi.

003

爱是因为相互欣赏而开始的,因为心动而相恋,因为互相离不开而结婚。但更重要的一点是需要宽容,因为宽容才有谅解,习惯和适应才会携手一生。

Tình yêu bắt đầu từ việc có cảm tình với nhau, vì rung động mà yêu, rồi vì không thể rời xa mà kết hôn. nhưng quan trọng hơn cả chính là cần đến sự bao dung. Vì bao dung mới có thể tha thứ, thích ứng với thói quen của nhau, mới có thể nắm tay nhau đi đến hết cuộc đời.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 1001 Bức Thư Viết Cho Tương Lai PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Giữ Gìn 36 Phố Phường (Tô Hoài)
"Có trách nhiệm với di tích lịch sử mọi mặt ở các nơi đô hội qua các đời là một phong tục đẹp của một dân tộc có văn hóa và truyền thống. Trên thế giới, hầu như bất cứ thủ đô hoặc thành phố lớn nào nhiều tuổi cũng đều được bảo vệ, trân trọng. Cách Tân Đê-li (Đê-li mới) thủ đô Ấn Độ vài ki-lô-mét là Đê-li cũ, thành cổ Đê-li ngày xưa. Tbi-li-xi, thủ đô nước Gruzia, ở kề bên vẫn nguyên thành cổ Tbi-li-xi phố phường và nhà thờ. Bên trong nhà ở các thành phố chính đã được hiện đại hóa cho thích nghi đời sống hôm nay, nhưng bề ngoài vẫn tầng nhà, màu tường và mặt đường đá tảng từ thời Pie đại đế. Thành phố Vacsava, thủ đô Ba Lan bị phát xít Đức hoàn toàn hủy diệt. Khi xây dựng lại Vacsava, các khu cổ được hồi sinh như trước kia. Kể từ màu gạch đến cái trụ đá trước sân nhà thờ để chống bệnh dịch tả - theo mê tín cũ, cũng được làm lại giống thế. Trải hàng nghìn năm, di tích lịch sử ở Hà Nội tập trung nhất ở hai khu: Khu thành cũ mà ta quen gọi là “trong thành”, kinh đô từ thời Lý và triều đại về sau; và vùng dân cư ở bọc ngoài thành, từ phố Nhà Hỏa đến ngõ Phất Lộc, từ Hàng Khoai sang Cầu Gỗ, tuy không có mốc giới hạn bao giờ, nhưng có một cái tên chung là khu 36 phố phường. 36 phố phường vẫn đứng yên thế, nhưng cũng lại luôn chuyển động theo thời gian và lịch sử mỗi thời kỳ. Nó là một bảo tàng ngoài trời, bảo tàng ở giữa sinh hoạt thành phố, không tách khỏi đời sống - một lưu niệm sâu sắc ý nghĩa giáo dục truyền thống... *** Tìm mua: Giữ Gìn 36 Phố Phường TiKi Lazada Shopee ó trách nhiệm với di tích lịch sử mọi mặt ở các nơi đô hội qua các đời là một phong tục đẹp của một dân tộc có văn hóa và truyền thống. Trên thế giới, hầu như bất cứ thủ đô hoặc thành phố lớn nào nhiều tuổi cũng đều được bảo vệ, trân trọng. Cách Tân Đê-li (Đê-li mới) thủ đô Ấn Độ vài ki-lô-mét là Đê-li cũ, thành cổ Đê-li ngày xưa. Tbi-li-xi, thủ đô nước Gruzia, ở kề bên vẫn nguyên thành cổ Tbi-li-xi phố phường và nhà thờ. Bên trong nhà ở các thành phố chính đã được hiện đại hóa cho thích nghi đời sống hôm nay, nhưng bề ngoài vẫn tầng nhà, màu tường và mặt đường đá tảng từ thời Pie đại đế. Thành phố Vacsava, thủ đô Ba Lan bị phát xít Đức hoàn toàn hủy diệt. Khi xây dựng lại Vacsava, các khu cổ được hồi sinh như trước kia. Kể từ màu gạch đến cái trụ đá trước sân nhà thờ để chống bệnh dịch tả - theo mê tín cũ, cũng được làm lại giống thế. Trải hàng nghìn năm, di tích lịch sử ở Hà Nội tập trung nhất ở hai khu: Khu thành cũ mà ta quen gọi là “trong thành”, kinh đô từ thời Lý và triều đại về sau; và vùng dân cư ở bọc ngoài thành, từ phố Nhà Hỏa đến ngõ Phất Lộc, từ Hàng Khoai sang Cầu Gỗ, tuy không có mốc giới hạn bao giờ, nhưng có một cái tên chung là khu 36 phố phường. 36 phố phường vẫn đứng yên thế, nhưng cũng lại luôn chuyển động theo thời gian và lịch sử mỗi thời kỳ. Nó là một bảo tàng ngoài trời, bảo tàng ở giữa sinh hoạt thành phố, không tách khỏi đời sống - một lưu niệm sâu sắc ý nghĩa giáo dục truyền thống. Hà Nội đã phải trải nhiều biến đổi. Khí hậu nhiệt đới tàn phá các công trình, mà các phường phố dân cư thời ấy thường là nhà đất tranh tre. Vua chúa các triều đại triệt hạ nhau. Hà Nội bị tàn phá nặng nề nhất là đến đời Nguyễn. Dời đô vào Phú Xuân, nhà Nguyễn phá hủy Thăng Long để “tiêu diệt thế đất đế vương ở Bắc Hà”. Nhưng trong nghệ thuật gìn giữ và tôn trọng di tích, trên thế giới và trong nước ta đã có nhiều biện pháp và kinh nghiệm tốt. Kho tàng ca dao, tục ngữ, bài vè, bút kí của các nhà văn thế kỉ trước và đầu thế kỉ này. Một số tranh, ảnh và sách, tư liệu của Pháp khi mới chiếm Hà Nội. Nhiều câu, nhiều đoạn, nhiều tranh ảnh có thể khơi gợi lại được hình thù, cảnh cũ. Lại còn những tài liệu cực quý, ấy là chuyện nhớ lại của các cụ ở Hà Nội thọ bảy tám mươi tuổi trở ra. Khi xây dựng lại khu thành Vacsava cổ, những tư liệu gia đình và mắt thấy tai nghe này rất quan trọng với các nhà chuyên môn. Nhà cửa hồi đầu thế kỉ, các khu vực Hàng Gai, Hàng Bài, Hàng Bạc, các ngõ Trung Yên, Nội Miếu bây giờ, cụ Hoàng Đạo Thúy còn nhớ được cái chuôi vồ đầu tường, hòn ngói âm dương, các kiểu cửa lùa, cửa đẳng, cửa ngăn, cửa bức bàn và cái só luồn bậc cửa. Những dãy nhà một tầng gác xép tầng tầng lớp lớp nhấp nhô sóng mái bây giờ vẫn thế. Đó là những nhà dân thường, người buôn bán, thợ thủ công ở tụ hội lại cả họ, cả phường đã thành tên phố: Hàng Đường, Hàng Đào, Hàng Bát Đàn… Bên những dinh thự và công sở người Pháp xây dựng, nhà cửa khoảng 100 năm trở lại đây còn in rõ cảnh sống thành phố, nhìn nhà, biết tuổi nhà - ở vùng bệnh viện Việt - Xô, nhà khách Bộ Quốc phòng và nhiều phố, trên tường nhà còn thấy đắp nổi con số năm khởi công và năm hoàn thành ngôi nhà. Những hiệu buôn và hàng quán của người Pháp ở Hàng Khay, Hàng Trống, của người Ấn Độ ở Hàng Ngang, của người Trung Quốc ở Hàng Buồm, của người Nhật ở Cửa Đông, của những người Việt Nam giàu có như nhà Trấn Hưng Hàng Bạc, nhà Cửu Nghi và Lê Thuận Kho át Hàng Bồ. Chỉ kể một vài tên làm ví dụ. Những nhà hàng cửa hiệu hiện nay còn, chỉ cần biết bảo quản, chứ không đến nỗi phải làm lại theo chuyện kể hay trí nhớ. Mới đây, trung tu cổng tam quan chùa Thiên Trù trong quần thể chùa Hương Phái nghiên cứu, sử dụng những bức ảnh ngày trước còn lưu trữ ở thư viện Phương Đông tại Paris bên Pháp, khi xây dựng. Khu phố cổ thành phố Plopdip (Bungari) tương tự 36 phố phường của ta, còn giữ được quán ăn và ngôi nhà đồ sộ của một người Do Thái buôn bán lớn đã lâu đời ở đấy, nhà này đi buôn đường Ấn Độ trong phòng trang trí lụa là, chiếu thảm, đồ đạc vùng Trung cận Đông và Nam Á. Ở Hà Nội, nhiều di tích chiến đấu và cách mạng đã được xếp hạng như di tích lịch sử và nghệ thuật, nhưng còn thật nhiều di tích phổ biến mà trong khu 36 phố phường rất sẵn những cái nho nhỏ chỗ nào cũng có ấy tạo nên không khí, và quang cảnh. Đi trong thành phố Vacsava, thấy cứ ở nơi nào có một trận đánh dù nhỏ và chớp nhoáng, nơi nào có chiến sĩ hy sinh trong thời kỳ Vacsava bị phát xít Đức chiếm đóng, đều có tượng nhỏ, phù điêu hoặc gắn biển ghi sự tích. Mỗi bước lại gặp cuộc chiến đấu của nhân dân Ba Lan anh hùng. Ở Béc-lin, bên cạnh tòa nhà Quốc hội mà quân đội Liên Xô đã cắm cờ chiến thắng lên nóc, vẫn như trong chiến tranh và có nhiều khu phố, hai bên nhà dân vẫn ở bình thường, nhưng mặt tường nhà để lởm chởm như bị bom phá, và màu tường quét vôi xám nhạt như ám khói, người đi qua vẫn có cảm tưởng về trận đánh khốc liệt ngay giữa dinh lũy sào huyệt của phát xít ngót nửa thế kỉ đã qua. Những sự việc lịch sử và cách mạng đã xảy ra ở Hà Nội rất phong phú, nhiều mặt. Dấu vết viên đạn trái phá quân Pháp xâm lược bắn thủng tường thành Cửa Bắc. Sử sách còn kể tên những pháp trường Pháp dựng quanh Bờ Hồ để giết hại các nhà yêu nước. Năm 1954, thành phố tìm lại và bốc mộ các chiến sĩ chiến đấu ở Liên khu 1 hy sinh và phải chọn ngay ở nơi vừa ngã xuống. Mỗi nơi ấy ngày nay cần có bia tưởng niệm, để cho những người tìm hiểu khu 36 phố phường không phải chỉ thấy sự tích anh hùng ở chợ Đồng Xuân, mà thật ra phố nào cũng có, có nhiều. Cũng như phải gắn bia lưu niệm chi tiết hơn nữa về các cơ sở cách mạng hồi bí mật trước Tổng khởi nghĩa, thời kỳ Hà Nội bị tạm chiếm, để cho người bây giờ thấy được hoạt động cách mạng thời kỳ đất nước còn đen tối đã to lớn, đã dũng cảm đến thế nào mới có được ngày nay. Sân gác thượng một nhà in phố Hàng Bồ, ở đấy tiểu đội của chiến sĩ Bạch Ngọc Liễn đã dùng súng trường bắn rơi một máy bay trinh sát Pháp khi Liên khu 1 đương còn trong vòng vây địch. Đấy là chiếc máy bay đầu tiên của Pháp bị bắn rơi trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Ở nhiều bức tường nhà hai tầng phố Hàng Gai còn lỗ chỗ vết thủng, vết đạn, khi hai bên phố là phòng tuyến của ta và địch hàng ngày tấn công sang nhau. Ở hầu hết mọi nhà còn vết tường nhà đã bị phá, để cả phố thành giao thông hào luồn nhà này sang nhà khác khắp 36 phố phường ra tận chốt ngoài cùng. Ở ngõ Phất Lộc, điểm tập trung sau cùng của trung đoàn Thủ đô trước khi rút sang bên bờ sông Hồng, luồn khỏi vòng vây của địch. Cây đa cạnh đền Bà Kiệu còn những vết sẹo và cành gãy, đó là cái cây bị thương vì bom bi mấy trận máy bay Mỹ ném xuống quanh Hồ Gươm. Có thể nói, chỗ nào trong khu vực này cũng la liệt dấu vết cuộc chiến đấu cách mạng và lịch sử qua các thời kỳ. Khu vực 36 phố phường còn nhiều đình, chùa, đền miếu rải rác các phố. Chứng tích đô thị một đất nước châu Á gốc nông nghiệp, dẫu đã ra ở đường phố, nhưng tính cách lũy tre làng vẫn được gìn giữ, người ta lập nơi thờ mới hoặc thờ vọng thành hoàng làng ở quê. Cần giữ lại mọi hình ảnh có đặc điểm này, tất nhiên nơi là di tích được xếp hạng (đền Bạch Mã), những nơi khác có thể vẫn ở, vẫn sử dụng bình thường, nhưng phải có quy định không được tự tiện xê dịch, hủy bỏ hoặc tự ý sửa chữa, v.v... Vùng 36 phố phường có nhiều di tích tiêu biểu xứng đáng. Khách trong nước và nước ngoài có dịp được tham quan cái bảo tàng ngoài trời của thành phố ta qua các thời kỳ. Nhưng khu vực này đang có nguy cơ biến dạng. Nếu không sớm bảo vệ nghiêm ngặt, e đến khi ta có điều kiện tôn tạo, sẽ tốn công tốn sức lắm và có những mất mát không thể tìm lại được. Số người, số hộ đến ở khu này đông quá mức. Là khu buôn bán cũ, bây giờ vẫn tiếp tục buôn bán - trong tình hình này sinh hoạt buôn bán càng nhiều. Vì thành phố không trông trước được đây sẽ là vùng di tích nên không có quy định gì về người đến, người ở. Hiện các phường Đồng Xuân, Hàng Buồm, Hàng Bạc là những phường chật chội, đông người nhất, ô nhiễm nặng nhất, và sẽ còn đông nữa, bẩn nữa. Do đòi hỏi của sinh hoạt, người ta phá nhà cũ xây nhà mới, người ta phải cơi nới gác xép và lên tầng. Cả đến hai đầu đao mái đền Bạch Mã đã được xếp hạng cũng phải đâm vào cửa sổ một hiệu ăn sát nách nhà. Từ Hàng Đào lên Hàng Đường có lệnh bắt các nhà nhích ra hè phải lui cửa hàng vào như cũ, xem chừng chỉ đẩy vào một hai tấc cũng không phải dễ. Có thể báo động: Tất cả các nhà trong khu vực này, nếu người ta chưa phá đi làm lại thì nhà nào cũng đã sửa chữa cả rồi. Thành phố phải tổ chức biện pháp giữ gìn, bảo vệ ngay. Trước mắt, chưa có điều kiện tôn tạo, nhưng nhất thiết phải giữ gìn và bắt đầu những công việc sưu tầm nghiên cứu chuẩn bị cho công việc tới. Những vấn đề như số lượng người ở, các nhà xây mới và chữa, chuyện đường sá, cây cối, các đình chùa đền miếu đều liên quan đến công cuộc gìn giữ trước mắt và sau này. Không để tùy tiện buông tuồng như bây giờ. Hà Nội 36 phố phường. Cái 36 phố phường ấy của thành phố đã hình thành từ Thăng Long nghìn đời không chỉ trên quang cảnh trông thấy, mà đã vào tâm hồn tình cảm con người với biết bao tục ngữ, ca dao. Xin nói về việc hôm nay chúng ta bảo vệ “Hà Nội 36 phố phường” quý báu đó cho bộ mặt thủ đô cả nước và tấm lòng mến yêu của mọi người trên thế giới khi đã một lần đến thăm Hà Nội. Có thể tính ra đã hàng chục đề tài nghiên cứu bảo tồn phố cổ với hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng đầu tư cho những công tác nghiên cứu này, nhưng vẫn chưa tìm ra một phương án tối ưu được các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà kinh tế và giới kiến trúc nhất trí, ủng hộ là thực hiện toàn diện và đồng bộ. Ngoài ra để chuẩn bị bảo vệ khu phố còn có nhiều cuộc bàn bạc khác của các chính quyền về khu phố cổ 36 phố phường. Hội đồng nhân dân thành phố đã họp chuyên đề quyết định cả đặt mốc giới khu phố. Và hiện nay đương bàn soạn và dự thảo những quyết định chi tiết về thể thức cải tạo, xây dựng trong khu vực này. Quan tâm và làm việc cho một khu phố cổ giữ được sắc thái riêng của nó, là cần thiết, bởi khu phố cổ là một trong những hình ảnh Hà Nội xưa làm ăn, sinh sống, mà tinh thần Hà Nội xa xưa liên quan tới con người Hà Nội bây giờ chứ không phải chỉ về mặt di tích và du lịch. Tất cả mọi công việc kể trên đều đương và sẽ thực hiện chứ thực chưa một việc gì đã làm cả. Vấn đề phức tạp và cần đặc biệt lưu ý cấp bách phải giải quyết là ở đây. Bởi vì trong khi đó vùng phố cổ đông đúc, chen chúc đương hằng ngày các nhà dân, nhà thuê của thành phố được sửa chữa, được làm mới như Hà Nội hiện nay ở bất cứ nơi nào, đã mọc lên nhiều nhà cao ba bốn năm tầng, mỏng mảnh, các cửa sắt kéo đóng khép, các mặt tiền ốp đá rửa… Chẳng bao lâu nữa, vẻ riêng 36 phố phường sẽ biến mất, mà lặn vào, hòa vào Hà Nội nói chung. Mới đây, tôi có dịp đi dạo trong vùng 36 phố phường với ông Giắc Beekac, nhà báo Anh, đặc phái viên Đông Nam Á thường trú ở Băng Cốc của đài phát thanh BBC. Ông Giắc nêu câu hỏi với tôi: “Các ông chủ trương bảo vệ khu phố cổ này, giữ bộ mặt Hà Nội khác Băng Cốc, khác Hồng Kông… Nhưng từ nãy, chúng ta mới đi qua hai, ba phố đã thấy nhiều nhà kiểu mới như các khu phố khác, như ở thành phố Hồ Chí Minh, như Hồng Kông thế thì gọi thế nào là bảo vệ, vì như vậy khu phố cổ rồi sẽ không còn nữa”. Câu hỏi cũng là một nhận xét và lời phê bình đúng sự thật, thật chua chát và buồn phiền cho người phải trả lời. Nhưng tôi đã trách ông Giắc lịch lãm và tôi cắt nghĩa với ông ấy rằng: “Ông chưa biết và thông cảm hết được khó khăn của chúng tôi. Vâng, những cái ông trông thấy đương làm đau đầu những người có trách nhiệm và thật sự là điều không vui đối với cả những người yêu vẻ đẹp độc đáo của Hà Nội như ông. Tại sao vậy? Điều trước nhất là nhà ở khu phố cổ này, phần nhà riêng có chủ nhiều hơn nhà do Nhà nước quản lý. Mật độ dân số một cây số vuông ở khu này đông gấp trăm lần các khu khác và vào loại môi trường bị ô nhiễm nặng nhất thành phố. Nhưng di chuyển, tạo thoáng khu vực này đòi hỏi một sự đền bù rất lớn, rất rất lớn và rất phức tạp. Bởi, khu này là trung tâm buôn bán sầm uất nhất thành phố, nhất cả phía Bắc đất nước. Mỗi tấc đất ở đây giá trị một tấc vàng. Ở đây không thiếu những triệu phú, tỷ phú mới nổi, mặc dầu họ chỉ chen chúc ở một căn nhà chật hẹp, cũ kỹ. Tất cả nhà cửa ở khu phố cổ đều được xây dựng từ đầu thế kỉ với cách sinh hoạt thô sơ của thời kỳ thành phố chưa có điện, chưa có hệ thống nước máy. Thêm nữa, nhà cửa trong mưa nắng nhiệt đới, mối mọt và đổ nát nhiều. Vả lại mỗi nhà hiện nay, phần nhiều vì đã mấy thế hệ, tam tứ đại đồng đường, con cháu quá đông đúc mà các nơi bếp núc và nhà vệ sinh đều tồn tại từ ngót trăm năm nay, cho nên, sửa chữa hoặc làm lại, làm mới cũng đương là một đòi hỏi vô cùng khẩn thiết, tất nhiên không thể cản được vì là nhà của người ta và trong khi những quy định của Nhà nước, của thành phố chỉ mới thấy các điều khoản trên văn bản giấy tờ, chưa đẻ ra điều kiện vật chất và tiền bạc, làm sao ngăn được những chữa chạy hoặc làm mới khá chính đáng của mỗi chủ hộ trong ngôi nhà, trong dãy phố. Ấy là còn chưa kể có thể có những cái bên trong, để được làm ngơ đi, biết đâu. Tôi cũng như nhiều người hằng quan tâm và yêu quý khu phố cổ 36 phố phường, thực sự băn khoăn không yên. Từ bàn cãi đến các tổ chức, các kế hoạch, bảo tồn, tôn tạo, hội nghị, hội thảo và công phu ghi chép với sáng kiến đã nhiều, nếu thủ đô được giải phóng đã ngót 60 năm thì thời giờ bàn và lo cho khu vực này cũng đã dòng dã ngót 60 năm. Vậy mà chưa trông thấy cụ thể một việc gì cả. Bây giờ, bước vào đổi mới, chỉ thấy ngày và đêm, nhất là về đêm, những vôi gạch, xi măng và vật liệu xây dựng được tải vào đây nhà nhà cứ được chữa, được xây lại mốt mới giống hệt như ở bất cứ chỗ nào trong thành phố này và các thành phố khác. Có lẽ chẳng bao lâu nữa 36 phố phường chỉ còn trong ký ức, “Thăng Long thành hoài cổ” đầu bài thơ cũ đã mang sẵn cái điềm buồn thế rồi chăng?Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến BỏiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giữ Gìn 36 Phố Phường PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Độc Thoại Hai Mươi (Mạc Thụy)
“Giữa đời sống bộn bề và tấp nập, có khi nào bạn kịp nhận ra mình đang đi quá nhanh? Có khi nào bạn nghe được đời sống đang nghiêng nghiêng, thầm thì? Có khi nào bạn ngoái lại nhìn một điều gì trong nuối tiếc? Tôi nghĩ, đời sống có nhiều thứ diễm lệ và khí chất hơn việc chỉ khư khư sầu đau mỗi chuyện ái tình” Độc thoại hai mươi là cuốn sách ghi lại hành trình của những xê dịch. Xê dịch từ những miền đất chàng trai trẻ đó đã đi qua; xê dịch những cảm xúc trong tâm hồn giữa buồn, vui, hờ hững, nuối tiếc, cả những cảm xúc không gọi thành tên; xê dịch để cảm nhận và xê dịch để chiêm nghiệm. Đọc những con chữ của Mạc Thụy, người đọc như được buông mình giữa những hối hả của cuộc sống hàng ngày. Đôi khi người ta bắt gặp chính mình, nỗi niềm đó, cảm xúc đó, tâm trạng đó dưới những dòng ghi chép tản mạn của chàng trai trẻ. Những thứ vu vơ rất thật, những nỗi buồn chênh vênh của một thời tuổi trẻ, những hoài niệm về chuyện cũ đã qua, và cả những yêu thương ấm áp của mối tình đầu. Tìm mua: Độc Thoại Hai Mươi TiKi Lazada Shopee Mạc Thụy đã rong ruổi ngồi sắp lại tất cả những điều đó trong 58 bài viết của cuốn sách này. *** Nhận định “Thằng Thụy sến, nhưng cái sến của nó mang cả một bầu trời của hoài niệm về những ngày xưa cũ. Văn thằng Thụy cũng như con người nó, đầy chất tự sự, đầy chất hoài niệm và đầy chất thơ. Thằng Thụy viết ngày hai mươi, nhưng đọc của nó, lại cứ thấy giống của một người ngoài năm mươi đang ngồi dẫm trà, nhớ về kỉ niệm xưa. Mà kỉ niệm, thì lúc nào chẳng đẹp, vì người ta không bao giờ tìm lại được cảm giác như kỉ niệm lần nào nữa trong đời. Vì vậy, đọc văn thằng Thụy cũng thấy cái vẻ đẹp phảng phất mùi kỉ niệm đó.” (Nguyễn Ngọc Thạch) *** Trong dòng đời sống của mỗi con người, ai cũng có một thứ gắn liền với mảnh đất nơi họ từ đó bước ra đi, để nhớ nhung về, để thương yêu và thổn thức về. Với mảnh đất ấy, trong tôi là một con sông. Có những đêm Sài Gòn sương xuống trở lạnh, việc của đời, tôi tạm gác lại, và ngồi thở khó nhọc vì sự ngột ngạt của căn gác trọ. Những lúc ấy, tôi thường mở toang cửa sổ, mong tìm kiếm một cơn gió đi lạc vào chốn nhà len chặt nhà, mong tìm thấy một ánh trăng bàng bạc lọt qua khung trời dần kín mít những tầng là tầng cao. Những lúc vận may mỉm cười, tôi vẫn tìm được sự cứu rỗi trong phút chốc. Có đôi khi, tiếng rao lạc lõng giữa đêm hun hút, lại cồn cào trong tôi nỗi nhớ: về con sông quê hương. Về những đêm bên này bờ nhìn bên kia bờ dưới ánh đèn vàng vọt. Về những người xa và vài mảnh tình con con êm ái. Dân vùng gọi nó là Cà Ty. Tôi gọi nó là sông Mong. Mong chờ. Một điều lí thú là, có khá ít những con sông chảy băng ngang qua giữa trung tâm thành phố. Nhưng, hễ có con sông nào ngạo nghễ cắt thành phố ra đôi bờ bên này bên kia thì hẳn thể nào cũng nên thơ, nên văn. Có thể kể ra trên đầu ngón tay sơ sơ vài cái tên nổi tiếng, được vào thi ca. Bên Tây có dòng La Seine, đằm thắm dạo chơi qua Paris, êm ái và kiêu kì như một nàng tiểu thư đài các. Giữa những đêm huyền diệu bên dòng La Seine, nhạc sĩ tài danh Matthieu Chedid đã cảm tác nên bài La Seine làm rúng động con tim bao thế hệ. Bản này, nàng “chanteuse” Bạch Yến của Việt Nam cũng từng ca qua và nhận được nhiều sự yêu mến từ cả dân Paris lẫn dân Việt. Nhiều thi sĩ, nhạc sĩ của Việt Nam khi sang đây du học hoặc định cư đều không thoát khỏi vẻ đẹp mê đắm của dòng sông Seine, để rồi viết nên những lời thơ, ý nhạc trở thành bất hủ, như Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Anh Bằng, Lam Phương… Rồi nhiều nữa những dòng Thames của Anh Quốc sương mù vương vấn, hay dòng Danube với nhạc phẩm huyền thoại Le Beau Danube Bleu (tên tiếng Việt là Dòng sông Xanh gắn liền với tiếng hát của đại danh ca Thái Thanh). Ở ta thì không thể không nhắc đến dòng Hương Giang. Nàng Hương Giang sầu mộng đi vào không biết bao nhiêu lời văn, ý thơ, tứ nhạc của các tài danh xứ Việt. Biết bao cuộc tình thơ mộng và biến động thời cuộc bên dòng xanh thẳm này. Ấy vậy mà người ta vẫn nghêu ngao hoài: “Hát nữa đi Hương, hát điệu nhạc buồn, điệu nhạc quê hương…” (Hương ca vô tận - Trầm Tử Thiêng), rồi thì: “Dòng sông Hương vẫn mơ, thời gian trôi chưa xóa màu xanh mơ hồ…” (Trở về Huế - Văn Phụng), để rồi tự vấn hoài câu hỏi mãi chẳng có lời đáp: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Dòng Cà Ty của Phan Thiết - dòng Mong Chờ của tôi - thì chẳng chảy dài trong từng áng thi văn như thế. Dòng Mong Chờ chỉ tuôn mãi trong hoài niệm và kí ức của những con người dung dị nơi phố biển này mà thôi, trong đó có cả tôi, qua những câu chuyện má kể, qua những sớm tối rong ruổi dưới ánh đèn màu… Dòng sông chảy dài qua Phan Thiết êm êm một màu phù sa từ thượng nguồn. Mạn đầu lúc mới vào thành phố, hai bên bờ len kín những nhà là nhà của bà con làng chài. Từng manh lưới, cái thúng đến nong khô cá được dân chài phơi phóng giữa ngày ngư nhàn tạo nên một bức tranh miền biển rộn rã, yên bình và mặn mòi. Nhà cửa hai bên bờ thường xây theo kiểu dã chiến, nửa nhà sàn vươn ra phía sông, hoặc ai khấm khá thì đôn nền thật cao để tránh khi nước lớn. Ở mạn cuối trước khi dòng sông đổ ra cửa biển, và cũng là trung tâm thành phố, hai bên bờ dần được cải tạo thành hành lang ven sông, khá tươm tất và đẹp mắt. Ðoạn gần cảng biển, tàu bè đậu nhiều lắm. Những con tàu đánh cá bằng gỗ ván, dày dạn sóng gió.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Độc Thoại Hai Mươi PDF của tác giả Mạc Thụy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Độc Thoại Hai Mươi (Mạc Thụy)
“Giữa đời sống bộn bề và tấp nập, có khi nào bạn kịp nhận ra mình đang đi quá nhanh? Có khi nào bạn nghe được đời sống đang nghiêng nghiêng, thầm thì? Có khi nào bạn ngoái lại nhìn một điều gì trong nuối tiếc? Tôi nghĩ, đời sống có nhiều thứ diễm lệ và khí chất hơn việc chỉ khư khư sầu đau mỗi chuyện ái tình” Độc thoại hai mươi là cuốn sách ghi lại hành trình của những xê dịch. Xê dịch từ những miền đất chàng trai trẻ đó đã đi qua; xê dịch những cảm xúc trong tâm hồn giữa buồn, vui, hờ hững, nuối tiếc, cả những cảm xúc không gọi thành tên; xê dịch để cảm nhận và xê dịch để chiêm nghiệm. Đọc những con chữ của Mạc Thụy, người đọc như được buông mình giữa những hối hả của cuộc sống hàng ngày. Đôi khi người ta bắt gặp chính mình, nỗi niềm đó, cảm xúc đó, tâm trạng đó dưới những dòng ghi chép tản mạn của chàng trai trẻ. Những thứ vu vơ rất thật, những nỗi buồn chênh vênh của một thời tuổi trẻ, những hoài niệm về chuyện cũ đã qua, và cả những yêu thương ấm áp của mối tình đầu. Tìm mua: Độc Thoại Hai Mươi TiKi Lazada Shopee Mạc Thụy đã rong ruổi ngồi sắp lại tất cả những điều đó trong 58 bài viết của cuốn sách này. *** Nhận định “Thằng Thụy sến, nhưng cái sến của nó mang cả một bầu trời của hoài niệm về những ngày xưa cũ. Văn thằng Thụy cũng như con người nó, đầy chất tự sự, đầy chất hoài niệm và đầy chất thơ. Thằng Thụy viết ngày hai mươi, nhưng đọc của nó, lại cứ thấy giống của một người ngoài năm mươi đang ngồi dẫm trà, nhớ về kỉ niệm xưa. Mà kỉ niệm, thì lúc nào chẳng đẹp, vì người ta không bao giờ tìm lại được cảm giác như kỉ niệm lần nào nữa trong đời. Vì vậy, đọc văn thằng Thụy cũng thấy cái vẻ đẹp phảng phất mùi kỉ niệm đó.” (Nguyễn Ngọc Thạch) *** Trong dòng đời sống của mỗi con người, ai cũng có một thứ gắn liền với mảnh đất nơi họ từ đó bước ra đi, để nhớ nhung về, để thương yêu và thổn thức về. Với mảnh đất ấy, trong tôi là một con sông. Có những đêm Sài Gòn sương xuống trở lạnh, việc của đời, tôi tạm gác lại, và ngồi thở khó nhọc vì sự ngột ngạt của căn gác trọ. Những lúc ấy, tôi thường mở toang cửa sổ, mong tìm kiếm một cơn gió đi lạc vào chốn nhà len chặt nhà, mong tìm thấy một ánh trăng bàng bạc lọt qua khung trời dần kín mít những tầng là tầng cao. Những lúc vận may mỉm cười, tôi vẫn tìm được sự cứu rỗi trong phút chốc. Có đôi khi, tiếng rao lạc lõng giữa đêm hun hút, lại cồn cào trong tôi nỗi nhớ: về con sông quê hương. Về những đêm bên này bờ nhìn bên kia bờ dưới ánh đèn vàng vọt. Về những người xa và vài mảnh tình con con êm ái. Dân vùng gọi nó là Cà Ty. Tôi gọi nó là sông Mong. Mong chờ. Một điều lí thú là, có khá ít những con sông chảy băng ngang qua giữa trung tâm thành phố. Nhưng, hễ có con sông nào ngạo nghễ cắt thành phố ra đôi bờ bên này bên kia thì hẳn thể nào cũng nên thơ, nên văn. Có thể kể ra trên đầu ngón tay sơ sơ vài cái tên nổi tiếng, được vào thi ca. Bên Tây có dòng La Seine, đằm thắm dạo chơi qua Paris, êm ái và kiêu kì như một nàng tiểu thư đài các. Giữa những đêm huyền diệu bên dòng La Seine, nhạc sĩ tài danh Matthieu Chedid đã cảm tác nên bài La Seine làm rúng động con tim bao thế hệ. Bản này, nàng “chanteuse” Bạch Yến của Việt Nam cũng từng ca qua và nhận được nhiều sự yêu mến từ cả dân Paris lẫn dân Việt. Nhiều thi sĩ, nhạc sĩ của Việt Nam khi sang đây du học hoặc định cư đều không thoát khỏi vẻ đẹp mê đắm của dòng sông Seine, để rồi viết nên những lời thơ, ý nhạc trở thành bất hủ, như Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Anh Bằng, Lam Phương… Rồi nhiều nữa những dòng Thames của Anh Quốc sương mù vương vấn, hay dòng Danube với nhạc phẩm huyền thoại Le Beau Danube Bleu (tên tiếng Việt là Dòng sông Xanh gắn liền với tiếng hát của đại danh ca Thái Thanh). Ở ta thì không thể không nhắc đến dòng Hương Giang. Nàng Hương Giang sầu mộng đi vào không biết bao nhiêu lời văn, ý thơ, tứ nhạc của các tài danh xứ Việt. Biết bao cuộc tình thơ mộng và biến động thời cuộc bên dòng xanh thẳm này. Ấy vậy mà người ta vẫn nghêu ngao hoài: “Hát nữa đi Hương, hát điệu nhạc buồn, điệu nhạc quê hương…” (Hương ca vô tận - Trầm Tử Thiêng), rồi thì: “Dòng sông Hương vẫn mơ, thời gian trôi chưa xóa màu xanh mơ hồ…” (Trở về Huế - Văn Phụng), để rồi tự vấn hoài câu hỏi mãi chẳng có lời đáp: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Dòng Cà Ty của Phan Thiết - dòng Mong Chờ của tôi - thì chẳng chảy dài trong từng áng thi văn như thế. Dòng Mong Chờ chỉ tuôn mãi trong hoài niệm và kí ức của những con người dung dị nơi phố biển này mà thôi, trong đó có cả tôi, qua những câu chuyện má kể, qua những sớm tối rong ruổi dưới ánh đèn màu… Dòng sông chảy dài qua Phan Thiết êm êm một màu phù sa từ thượng nguồn. Mạn đầu lúc mới vào thành phố, hai bên bờ len kín những nhà là nhà của bà con làng chài. Từng manh lưới, cái thúng đến nong khô cá được dân chài phơi phóng giữa ngày ngư nhàn tạo nên một bức tranh miền biển rộn rã, yên bình và mặn mòi. Nhà cửa hai bên bờ thường xây theo kiểu dã chiến, nửa nhà sàn vươn ra phía sông, hoặc ai khấm khá thì đôn nền thật cao để tránh khi nước lớn. Ở mạn cuối trước khi dòng sông đổ ra cửa biển, và cũng là trung tâm thành phố, hai bên bờ dần được cải tạo thành hành lang ven sông, khá tươm tất và đẹp mắt. Ðoạn gần cảng biển, tàu bè đậu nhiều lắm. Những con tàu đánh cá bằng gỗ ván, dày dạn sóng gió.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Độc Thoại Hai Mươi PDF của tác giả Mạc Thụy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bí Quyết Thành Công Của Steve Jobs (Kim Thác Đao)
Tính cách hai mặt của Steve Jobs - Thiên sứ và ác quỷ được thể hiện rõ trong phong cách quản lý của ông. Nhân cách hấp dẫn, sự nghiệp rực rỡ của ông đã trở thành mơ ước của nhiều người. Cuốn sách "Bí quyết thành công của Steve Jobs" cung cấp cho bạn đọc những kinh nghiệp gây dựng sự nghiệp, phong cách sáng tạo và quản lý độc đáo, khác người của Steve Jobs - “ông vua táo”, “ngài tổng giám đốc sáng tạo hàng đầu trong thế giới điện tử”. Steve Jobs là thần tượng nhưng cũng là ác mộng của rất nhiều người: Năm 21 tuổi thành lập công ty Apple; năm 30 tuổi bị buộc phải rời khỏi công ty do chính mình sáng lập và phải gây dựng sự nghiệp lại từ đầu. 10 năm sau Jobs quay trở lại Apple và bắt đầu làm mưa làm gió thị trường nghe nhạc số. "Bàn tay phép thuật" của ông đã xây dựng "mô hình sáng tạo lãng tử", định hình phong cách làm việc của các nhân viên, giúp Apple sáng tạo nên hàng loạt siêu phẩm trứ danh như Laptop, Macbook, máy nghe nhạc iPod, điện thoại di động iPhone, iPad,… Jobs được bầu là một trong 50 CEO tài ba nhất trên thế giới trong 10 năm trở lại đây, đồng thời cũng nổi tiếng là một nhà quản lý độc tài "tàn bạo không khoan nhượng". Mặc dù là người độc tài nhưng ông vẫn luôn được toàn thể nhân viên của Apple ngưỡng mộ và kính trọng, cho phép công ty thu hút, giữ chân và phát huy những tài năng hàng đầu mà có thể họ sẽ ra đi nếu ông không còn lãnh đạo Apple. Nhưng xuyên suốt nội dung cuốn “Bí quyết thành công của Stevel Jobs” chúng ta thấy nổi lên những cụm từ “làm những gì mình thích”, “tầm nhìn”, “sáng tạo kết nối mọi thứ”, “bán ước mơ, chứ không bán sản phẩm”, “biết làm chủ thông điệp”, “biết nói không”… Hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về con người có tính cách hai mặt đặc biệt này. *** Tìm mua: Bí Quyết Thành Công Của Steve Jobs TiKi Lazada Shopee Jobs “đấu sĩ bò tót”: Cuộc đời tôi luôn gắn liền với chữ “ghê gớm”. Steve Jobs có giọng nói thanh hơi chua, âm vực yếu, là lạ. Không giống những người phương Tây khác, Jobs chỉ cao 1,78m, thấp hơn so với tưởng tượng của mọi người. Nhưng ông biết cách cuốn hút người khác. Một lần, Bill Gates đã lấy một đĩa CD quay cảnh Jobs đang diễn thuyết để phân tích rồi đưa ra kết luận: “Người đàn ông này thật đáng sợ, quả là một thiên tài tiêu thụ.” Jobs mang rất nhiều biệt danh: “Sếp nóng tính nhất nước Mỹ” (theo cách đánh giá của Forbes); “Bettoven trong giới kinh doanh” (cách gọi của Jim Collins); Google thì gọi ông là “Ngài Tổng Giám đốc sáng tạo hàng đầu trong giới điện tử”, còn “The Economist” thì đặt cho ông cái tên “Hoàng đế Napoleon Bonaparte vĩ đại”... Có một biệt danh rất xứng với ông, đó là “đấu sĩ bò tót”. Biệt danh này ám chỉ một phong cách lãnh đạo đặc biệt, người lãnh đạo ấy luôn có một niềm tin, giá trị quan mạnh mẽ. Đó cũng là người không ngừng phấn đấu, giành được thành công trong thời đại cạnh tranh khốc liệt. Muốn đạt được thành công không chỉ dựa vào sức mạnh mà cần phải có chiến thuật và những phương pháp tốt. Trên thực tế, các CEO đều có khí chất của những đấu sĩ bò tót, trong đó Jobs là người mang đậm khí chất này. Phẩm chất của đấu sĩ bò tót ở Jobs được khái quát bởi những từ sau: - Cuộc đời “ghê gớm”: Sự ghê gớm của Jobs được đẩy đến mức hà khắc, ngang tàng. Ví dụ, trong mắt Jobs thì một chiếc máy nghe nhạc iPod nhỏ bé cũng là một công cụ “thay đổi thế giới” bằng “phương thức nhỏ bé”. Đặc điểm này thuộc về phong cách lãnh đạo của Jobs, nhưng cũng là một động lực mạnh mẽ, một quyết tâm lớn lao hướng đến sứ mệnh thay đổi thế giới. Vì thế, bạn có thể phát hiện được ngay sự “ghê gớm” ấy qua những thời điểm quan trọng trong cuộc sống của Jobs. Giờ đây sự ghê gớm ấy đã trở thành giá trị quan, thậm chí được hòa trộn vào không khí của Công ty Apple và có sự hấp dẫn đến kỳ lạ. Xét về khoa học hành vi thì động cơ chính là nguồn gốc của sức mạnh. Động cơ sản sinh ra nhu cầu, nhu cầu khơi gợi nguyện vọng, nguyện vọng sai khiến hành vi. Vậy yếu tố nào là động cơ cho sự “ghê gớm” của Jobs? Yếu tố đó chắc chắn phải gắn liền với tuổi thơ đặc biệt của Jobs. Fernandes, bạn thân của Jobs thời học tại trường Trung học Homestead cho rằng: “Ngay từ hồi học trung học, chắc chắn cậu ấy đã biết rằng mình là con nuôi.” Em gái Jobs là Betty có làn da đen hơn, trông rất giống người Mehico, nhìn bề ngoài hai anh em khác nhau một trời một vực. Người thông minh như Jobs chắc chắn sẽ nghi ngờ. Nỗi bất an ấy kích thích những ý nghĩ đặc biệt của Jobs về cuộc sống. Jobs luôn là cao thủ của các trò đùa tai quái, từng là một hacker nổi tiếng, là một người ăn chay, là một nhà thiết kế... Chính những nỗi bất an đã là cội nguồn sức mạnh của Jobs. - Người lãnh đạo “chỉ biết làm thuyền trưởng”: Chuyện về Jobs cho chúng ta biết, quản lý và lãnh đạo là hai cương vị khác nhau. Chúng ta luôn trộn lẫn hai khái niệm trên làm một. Cũng giống như sự nhắc nhở của người lãnh đạo và cải cách tài ba John P. Kotter: “Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Quản lý có liên quan tới việc xử lý các việc phức tạp, còn lãnh đạo lại liên quan đến việc ứng phó với sự thay đổi.” Jobs bị nhiều điều tiếng trong lĩnh vực quản lý, nhưng ông lại là bậc thầy của cải cách. Thoạt đầu ông cho định nghĩa lại khái niệm “máy tính cá nhân”. Sau khi ra khỏi Apple, ông đã dùng Pixar để định nghĩa ý nghĩa của khoa học và sáng tạo. Khi quay trở lại Apple ông đã đưa ra một khái niệm hoàn toàn mới về máy tính tiêu dùng. Ông cũng định nghĩa lại sự tưởng tượng của ngành âm nhạc số. Thậm chí ông còn định nghĩa cả tương lai của một Công ty ổ cứng, biến phần cứng thành phần mềm. Mặc dù mắc chứng bệnh ung thư quái ác nhưng ông vẫn lật đổ sự truyền thống bằng biện pháp cải cách riêng của mình. Hiện nay ông đã cho định nghĩa lại tương lai của máy tính để bàn siêu mỏng... Một lần, trong lúc đi du thuyền ngắm cảnh cùng gia đình, Redd - con trai của Jobs tỏ ra sợ hãi vì sóng quá lớn. Thấy vậy Jobs liền yêu cầu thuyền trưởng cho tàu quay trở lại bờ ngay. Nhưng thuyền trưởng đã từ chối yêu cầu của Jobs vì trên thuyền còn một vài hành khách khác, mặt khác, sóng cũng sẽ lặng. Jobs đã gọi ngay một chiếc thuyền cứu sinh đến đưa Redd về bờ. Đó là năm 1997, Jobs 42 tuổi. Ông nói: “Tôi chính là thuyền trưởng của thuyền trưởng, chỉ biết lãnh đạo chứ không biết phục tùng.” Những năm 90 của thế kỷ XX, Jobs quen cho mình là “thuyền trưởng của thuyền trưởng”, ông chính là thuyền trưởng của lĩnh vực PC. Đó là phẩm chất của người lãnh đạo. - Người lựa chọn sản phẩm vĩ đại nhất: Xét từ góc độ con người, thì IT luôn cần có một khí chất riêng. Theo thông lệ, Công ty mới thành lập cần phải thành công với sản phẩm đầu tiên. Nếu sản phẩm đầu tiên thất bại thì sẽ không thể nghĩ đến việc khai thác sản phẩm nào khác. Khi ấy, cần phải có một người “biết lựa chọn sản phẩm” để chỉ đạo “khai thác sản phẩm”. Những kỹ năng họ có sẽ giúp chọn ra được những gì quan trọng nhất trong nhiều cách suy nghĩ khác nhau. Làm người lựa chọn sản phẩm tốt rất khó. Bạn phải biết nắm bắt xu thế, trải qua nhiều lần thất bại, biết khai thác sức mạnh tập thể và tìm ra một mô hình kinh doanh phù hợp. Gates và Jobs là hai người lựa chọn sản phẩm vĩ đại nhất trong giới IT, chỉ khác là một người vẫn đang phấn đấu, còn một người đã nghỉ ngơi. Mặt khác, dù “người lựa chọn sản phẩm” có vĩ đại đến đâu thì thời kỳ hoàng kim của họ cũng chỉ kéo dài hơn chục năm, sẽ luôn xuất hiện những người mới thách thức với khả năng của bạn. Jobs đã mất nhiều thời gian và sức lực để đào tạo ra những người như thế. Xem Tạp chí Forbes liệt kê 11 người có thể là người kế nhiệm của Jobs thì sẽ thấy, trong tay Jobs còn có một đội ngũ hùng hậu như thế nào. - Tinh thần của cướp biển: Về hình thức, việc trên tòa nhà Công ty có treo một lá cờ cướp biển lớn là khá đình đám, nhưng về chiều sâu, Jobs đã tạo ra được “gen” sáng tạo mới. Đó là loại “gen” lặn, nhưng lâu bền nhất và dễ nhân lên nhất. Công ty hàng đầu sáng tạo ra sản phẩm hàng đầu và Công ty vĩ đại sáng tạo ra nền văn hóa sản phẩm hàng đầu. Tinh thần “cướp biển” này được đưa vào từ việc thiết kế máy tính, chẳng hạn như quan tâm đến từng con ốc ở đằng sau chiếc máy tính xách tay MacBook Air và những giắc cắm được giấu ở bên trong giúp giảm trọng lượng máy đi rất nhiều. Nếu như nói đến máy tính Mac mà mắt bạn không sáng lên thì bạn không thể bước chân vào cửa Công ty Apple được. Cuốn sách này sẽ đi sâu vào phân tích phong cách quản lý và lãnh đạo của Jobs thông qua những công việc hàng ngày của ông.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Quyết Thành Công Của Steve Jobs PDF của tác giả Kim Thác Đao nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.