Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Nữ Hoàng Phong Lan (Anchee Min)

Từ một cuốn sách hàng đầu về tiểu thuyết lịch sử, Nữ hoàng phong lan nhanh chóng cuốn độc giả vào tận tim gan Tử Cấm Thành để kể một câu chuyện cưc kỳ thú vị, hấp dẫn về một phi nữ trẻ trở thành hoàng hậu cuối cùng của Trung Hoa. Min giới thiệu mỹ nhân Từ Hy với cái tên quen thuộc là Phong Lan và đan dệt nên một thiên sử thi về một cô gái quê nắm lấy quyền lực thông qua việc quyến rũ, sát hại và mưu đồ vô tận. Khi Trung Hoa bị quân thù đe doạ, người đàn bà này đã tựa như một mình mình thống nhất và giữ vững đất nước.

“Sự thật là ta chưa từng bao giờ là chủ mưu của bất cứ chuyện gì. Ta buồn cười khi nghe mọi người nói đó là tham vọng thống trị Trung Hoa của ta từ lúc còn trẻ. Cuộc đời ta đã bị khuôn hình bởi những lực tác động từ trước khi ta được sinh ra. Những âm mưu của triều đình già nua cũ kỹ và đàn ông, đàn bà dẫu không muốn đã trở thành những đối thủ cắt họng nhau trước khi ta vào Tử Cấm Thành và trở thành phi nữ. Triều đại của ta, nhà Thanh vẫn đang khó lòng cứu vẫn từ khi chúng ta bị thua trong cuộc chiến nhà phiến với Anh quốc và đồng minh của họ. Thé giới của ta vốn từng là một nơi đang quá mức phiền nhiểu của nghi thức, nơi mà quyền riêng tư duy nhất cũng ở trong đầu ta.

Trong khi những người đàn ông trong triều tìm cách gây ấn tượng lẫn nhau bằng trí thông minh của họ, ta che giấu sự sáng suốt của ta. Công việc triều đình của ta vốn là cuộc chiến triền miên với các viên cố vấn đầy tham vọng, các viên thượng thư xảo quyệt và những tướng lĩnh chỉ huy quân đội không bao giờ tham gia chiến trận. Trải qua hơn bốn mươi sáu năm như thế. Mùa hè vừa rồi, ta nhận ra ta đã trở thành một ngọn nến cháy đến tận chân trong một cung điện không cửa sổ - sức sống của ta đang lìa bỏ ta, và ta hiểu điếu ta đang đếm từng ngày.

Ta đau lòng thừa nhận triều đại của chúng ta đã cạn kiệt sinh khí. Trong những thời khắc như thế này ta không thể làm gì cho đúng. Ta đã buộc phải chứng kiến sự sụp đổ không những của con trai ta ở tuổi mười chín, mà của bản thân Trung Hoa nữa.

Còn điều gì có thể tàn nhẫn hơn thế? Nhận thức đầy đủ những lý do làm tăng thêm cảnh ngộ của ta, ta cảm thấy bị nghẹt thở tới mức gần kề miệng lỗ. Trung Hoa sẽ trở thành một thế giới bị đầu độc trong sự phí hoài của chính nó. Thần kinh của ta héo tàn đến nổi các tu sĩ từ những ngôi đền thiêng nhất không có khả năng làm cho hồi phục. Tìm mua: Nữ Hoàng Phong Lan TiKi Lazada Shopee

Đây không phải phần tồi tệ nhất, phần tồi tệ nhất là thần dân của tiếp tục tỏ ra tin tưởng vào ta, còn ta theo tiếng gọi của lương tri, ta phải phá huỷ lòng tin của họ. Ta vẫn đang làm tan nát nhữnh tấm lòng trong vòng mấy thàng vừa qua, ta làm tan nát chúng bằng chỉ dụ vĩnh biệt. Ta làm tan nát chúng bằng việc bảo cho thần dân của ta viết sự thật rằng cuộc đời của họ không có ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Ta nói với các thượng thư của ta rằng ta sẵn sàng đi vào cõi vĩnh hằng trong yên bình, không quan tâm đến dư luận của mọi người. Nói cách khác ta là một con chim đã chết không sợ nước sôi.

Khổng giáo đã từng tỏ ra nhầm lẫn nghiêm trọng. Trung Hoa đã từng bị bại trận. Ta chẳng nhận được sự kính trọng nào, sự biết điều nào, sự ủng hộ nào từ phần thế giới còn lại. Những đồng minh thân cận của ta chứng kiến chúng ta đổ vỡ một cách vô cảm và hờ hững. Tự do là cái gì khi không còn danh dự? Sự lăng mạ đối với ta không phải cung cách chết không chịu nổi này, mà là về sự mất danh dự và sự bất lực của chúngta khi nhìn vào sự thực.

Nó làm ta ngạc nhiên vì không ai nhận ra thái độ của chúng ta đối với sự cao hứng thật hài hước trong sự vô lý của nó. Trong buổi thiết triều cuối cùng, ta không thể kìm nổi hét lên: “Ta là người duy nhất biết rằng tóc ta đã thưa và bạc trắng”

Triều đình không chịu nghe thấy ta. Các viên thượng thư của ta nhìn thuốc nhuộm Pháp và kiểu chải tóc tinh tế của ta là thật. Rập đầu xuống đất, họ hô” Ơn nhờ thượng đế! Vạn thọ vô cương! Bệ hạ vạn tuế”.

- “Một tiểu thuyết nước ngoài sôi động, phong phú, tràn trề, là một khoái cảm lớn cho nhận thức và trí năng” - Los Angeles Times

- “Tuyệt vời… một nhân vật nữ không thể nào quên nổi” - People

- “Phong phú về tình tiết và bối cảnh lịch sử, cuốn tiểu thuyết đầm đìa màu sắc, mùi vị, và lối sống kiêu sa của Tử Cấm Thành” - Los Angeles Times

- “Một cuốn tiểu thuyết nắm bắt con tim (độc giả) về một người phụ nữ sẽ là Nữ hoàng… hấp dẫn tận cuối truyện” - O. The Oprah Magazine

- “Một sự mô tả bất ngờ, thấm đẫm tình dục về đế Triều Trung Hoa với những cảnh đau lòng của sự tuyệt vọng và một sự đam mê nhục dục nổi lên từ những trang sách nóng bỏng” - Elle.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nữ Hoàng Phong Lan PDF của tác giả Anchee Min nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Phải Sống (Van B. Choat)
“Phải Sống”_Hành trình từ Chiến tranh đến Tự do của một bé gái mồ côi là một cuốn hồi ký kể về cuộc đời nhiều mất mát, đau thương của tác giả Vân B. Choat nhưng thay vì đầu hàng số phận, cô vẫn luôn nỗ lực để sống và vươn lên hết lần này đến lần khác. Ngôi mộ không phải là mục đích của cuộc đời. “Con sẽ sống bởi vì con là một người con gái và là một người chị, và ngôi mô không phải là mục đích của con.” (tr.221) Đối với một đứa trẻ mồ côi từ khi lên 4 trong chiến tranh, việc có thể sống sót thôi đã là một kỳ tích. Nhưng Vân Bích Choat còn làm được hơn thế nữa khi cô luôn mạnh mẽ, đầy nghị lực để không chỉ sống mà còn sống tử tế và đạt được nhiều thành công. Giờ đây, Vân viết Phải Sống như một lời khích lệ cho những ai đang cảm thấy tồi tệ trước cuộc sống khó khăn. Cuộc đời đã nợ Vân quá nhiều khi an bài cho cô một số phận là sự cộng gộp những bất hạnh của mọi đứa trẻ mồ côi nói chung và của những đứa trẻ mồ côi do chiến tranh nói riêng trên khắp thế giới này. Tìm mua: Phải Sống TiKi Lazada Shopee Những ký ức đầy ám ảnh về chiến tranh, sự đói nghèo, những trận bạo hành, lạm dụng của bác dâu, của dượng; hay trận đụng xe kinh hoàng từng hủy hoại khuôn mặt cô,.. Những “cơn ác mộng”, những Con Quái Vật ấy cứ thi nhau đổ trút xuống đời Vân, không cho cô có ít thời gian “nghỉ giữa hiệp” nào để lấy lại sức, tiếp tục chiến đấu. Và sự ghẻ lạnh của họ hàng, sự dè bỉu, khinh rẻ của người đời dành cho trẻ mồ côi vẫn luôn song hành cùng Vân kể cả trong những khoảng lặng ngắn ngủi giữa hàng loạt biến cố. Không dừng lại ở đó, số phận lại có ý khác khi để cho một đứa trẻ với “ba ngôi sao chiến trận” xứng đáng được nghỉ ngơi tiếp tục bị dày vò bởi những trận bạo hành, sự day dứt về bà ngoại bị bỏ lại quê nhà kể cả khi Vân đã đặt chân đến Mỹ. Và thường thì, nếu một người có tuổi thơ bất hạnh, họ sẽ được Trời “đền” lại cho một người chồng tuyệt vời, một gia đình riêng hạnh phúc. Vân cũng có một và chỉ một mối tình khiến cô có thể viết ra hẳn một cuốn tiểu thuyết lãng mạn. Nhưng không có gì kéo dài mãi mãi, và hạnh phúc có thể biến thành nỗi đau chỉ trong một chớp mắt. Người yêu từ thời Trung học, người chồng tuyệt vời của cô sớm ra đi với căn bệnh nan y, để lại cho cô 2 đứa con trai thơ dại. Dù vậy, chưa bao giờ chúng ta thấy chút suy nghĩ từ bỏ cuộc sống nào ở người phụ nữ kiên cường này. Một mình nuôi dạy 2 con trưởng thành, cố gắng học tập, làm việc và đạt được nhiều thành công. Đó, là lời đáp trả tốt nhất của cô đối với nghịch cảnh đời mình. Không chỉ vậy, ở Vân còn có một điều khiến chúng ta khâm phục đó là cách cô nhìn cuộc đời và hành xử một cách đầy lý trí, tỉnh táo, cứng rắn nhưng không tuyệt tình, sắt đá. Trong vô vàn những tháng năm đau thương đó, Vân vẫn nhặt nhạnh ra được những mẩu kí ức hạnh phúc, yên bình hiếm hoi và lưu giữ trong tim tựa như cách cô cất giữ hình của cha mẹ cho đến tận bây giờ dẫu có những lúc tưởng chừng không biết phải đi đâu về đâu và đến cả tính mạng mình cũng không có gì bảo đảm. Cô vẫn sống, vẫn yêu thương bà ngoại và các anh em, vẫn bảo vệ em gái mình và chống trả lại nghịch cảnh một cách đầy quyết liệt, cứng cỏi. Còn với những bàn tay từng nắm lấy tay mình, dẫu thỉnh thoảng những bàn tay ấy cũng chẳng dịu dàng gì, cô vẫn luôn biết ơn và đủ bao dung để hiểu cho những nỗi đau, khó khăn đã biến họ thành Quái Vật dù họ không muốn thế. Không hận người, không trách đời, không đổ lỗi cho hoàn cảnh và luôn cố gắng sống tốt với tất cả sự mạnh mẽ, nghị lực, sự lạc quan là những gì chúng ta có thể tìm được trong Phải Sống - Hành trình từ Chiến tranh đến Tự do của một bé gái mồ côi. Nếu cha mẹ vẫn còn bên chúng ta hay ít nhất là còn có một người để yêu thương, một người thân hay một mái nhà để nương náu thì chúng ta đã quá may mắn và đừng tuyệt vọng, hãy xốc lại tinh thần để đương đầu với mọi khổ đau, khó khăn trong đời. “Phải sống”, vì chết chưa bao giờ là mục đích của đời người!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phải Sống PDF của tác giả Van B. Choat nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bè Tre Việt Nam Du Ký - 5500 Dặm Vượt Thái Bình Dương (Tim Severin)
Bè tre Việt Nam du ký là một câu chuyện khác thường kể về Tim Severin cùng thủy thủ đoàn đã tạo nên lịch sử hàng hải bằng cách vượt Thái Bình Dương trên một chiếc mảng tre. Mục đích của họ là thử nghiệm lý thuyết cho rằng những người đi biển châu Á đã tới được châu Mỹ vào khoảng hai nghìn năm trước đây. Kinh nghiệm của họ đã cung cấp cho các nhà “thám hiểm xa lông” về một trong những chuyến đi biển đáng kể nhất từ trước tới nay, và đưa ra một viễn cảnh độc nhất, đó là cái gì sẽ xảy ra khi các lý thuyết lịch sử được đưa ra thử nghiệm tới nơi tới chốn."Bè tre Việt Nam du ký vô cùng thú vị vì Severin là một nhà văn giàu kinh nghiệm đồng thời cũng là một thủy thủ. Ông biết cách chế biến các câu chuyện, nhào nặn cho nó hồi hộp hết mức có thể với những...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bè Tre Việt Nam Du Ký - 5500 Dặm Vượt Thái Bình Dương PDF của tác giả Tim Severin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Du Ký Xanh - Hành Trình Cứu Biển (Lekima Hùng)
Tôi đã từng đọc nhiều tác phẩm du ký trong nước và nước ngoài kể về những hành trình khác nhau trên thế giới. Con người, lịch sử, xã hội và văn hóa hiện lên một cách sinh động qua từng trang sách, câu chữ của các tác giả. Nhưng tôi chưa từng đọc một cuốn sách du ký nào kể lại một hành trình đặc biệt như của Lekima Hùng, với các cung đường rác từ Bắc tới Nam. Đó không phải là hành trình như bản thân tôi đã từng đi trên các nẻo đường thế giới, tìm hiểu về văn hóa và con người trên các điểm đến, thưởng thức văn hóa và những trải nghiệm vui buồn. Đó là một hành trình hoàn toàn khác, đau đáu, buồn nhiều hơn vui và mỗi chặng đường đi qua là những khám phá về mức độ ô nhiễm mà chính chúng ta đã gây ra cho những bờ biển, vùng đất, tác động trực tiếp và lâu dài lên chính cuộc sống của mình. Có người mà Lekima Hùng gặp và nói chuyện hiểu được điều gì đang xảy ra. Nhưng nhiều người thì không, chặc lưỡi không quan tâm. Qua từng trang sách, bức tranh ô nhiễm càng hiện ra một cách rõ ràng, nhức nhối và đau đớn, trong một cuộc tự hoại mang tính tập thể theo suốt chiều dài đất nước. Cuốn sách do đó đánh động cho chúng ta rằng, hiểm họa môi sinh không ở đâu xa xôi cả, không ở một nơi nào đó chỉ được tiếp cận qua tivi hay internet, mà đang ở ngay bên chúng ta rồi. Lekima Hùng đi và chụp. Thực ra anh không phải nhà văn, cũng không phải là một người lữ hành. Do đó, cuốn sách được viết một cách chân thực nhất, không lãng mạn mà giản dị, nhưng rất sinh động. Anh là một nhiếp ảnh gia và với chủ đề thực hiện, anh là một người cầm máy rất khác với nhiều người chụp ảnh chỉ thường chú ý đến các yếu tố đơn thuần về thẩm mỹ và hay ca ngợi cái đẹp tôi đã quen. Lekima Hùng chụp rác thải nhiều, và anh còn có biệt danh là “Hùng rác”. Chụp về môi trường không chỉ là một thể loại mang tính “xanh”, đó còn là một tuyên ngôn của nhiều người có lương tri và trái tim trên thế giới. Cuốn sách này chỉ đơn giản là ghi lại một phần những gì đáng chú ý nhất trong những hành trình đi chụp của Hùng trong những năm qua và đọc nó đã thấy nhức nhối rồi. Nó không chỉ là phản ánh, mà còn thúc đẩy những hành động cho cả cộng đồng. “Du ký xanh” là để bảo vệ và nhân lên những màu xanh, trước tiên ở trong chính suy nghĩ và sau đó là hành động của tất cả mọi người. Tôi có thể làm và sẽ làm. Còn bạn? TRƯƠNG ANH NGỌC Tìm mua: Du Ký Xanh - Hành Trình Cứu Biển TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Du Ký Xanh - Hành Trình Cứu Biển PDF của tác giả Lekima Hùng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Quê Hương Tôi (Tràng Thiên)
Trong tập tuỳ bút này, Tràng Thiên bàn về đủ chuyện của nước Việt: từ chiếc áo dài, cho đến những món ăn, rồi những tập tục, tiếng nói, ngôn ngữ, v.v.. Dù bàn luận về chuyện gì, thì trong đó luôn hàm chứa một nỗi niềm trăn trở, khắc khoải với quê hương. *** Nhã khúc quê hương Đọc Quê Hương Tôi của Tràng Thiên (Võ Phiến), tôi chợt nghĩ tới ca từ trong bài hát Mái Đình Làng Biển: “Gửi vào đây vào đây vui buồn người Việt Tìm mua: Quê Hương Tôi TiKi Lazada Shopee Gửi vào đây vào đây tâm hồn người Việt…., Ơi nước non ân tình Hồn Việt Nam như thế Hơ … thuở bình minh” Có lẽ “Quê hương tôi” (QHT) chính là vậy! Và trước mắt tôi hiển hiện hình dáng cụ Võ Phiến đang so dây chiếc đàn bầu, gảy từng tiếng lòng của đất nước, giữa một khán phòng nhạc giao hưởng phương Tây. Tiếng đàn dân tộc độc đáo chợt như lạ lẫm, và bỡ ngỡ trước những đổi thay của xã hội trong thời đại mới… đàn đôi lúc ngân nga cung đúng của dân ca miền Bắc, lúc là cung oán của dân ca miền Nam, rồi lại chuyển sang cung ai trong dân ca Thừa Thiên - Quảng Trị. Đọc QHT để cảm nhận tình yêu đất nước tha thiết của một người Việt đã sống hơn nửa đời người, nhìn đất nước thay da đổi thịt theo vòng quay của thời cuộc, mà hoài niệm, mà lo lắng; đó có lẽ cũng là tâm trạng chung của một thế hệ cha ông chúng ta trước sự du nhập của một trào lưu mới, đang làm thay đổi phần nào cách sống, cách nghĩ của dân tộc mình, đất nước mình. Với tôi, QHT như một điệu lý dân dã, ngọt ngào nhiều luyến láy, trúc trắc, lại gần gũi thân thương. Điệu hò ấy sẽ dẫn ta đi suốt chiều dài đất nước, từ Bắc, lên Thượng du, xuôi dọc Trung, vào tới Nam. Thủ thỉ cho ta nghe đặc điểm của từng vùng miền, từ giọng Huế dịu dàng, đến vẻ bình thản của người Huế, chững chạc mà khuôn phép…Từ cuộc di dân Nam tiến của người Bình Định, làm thay đổi cả giọng nói, cách nói… Từ nhận xét rằng trong huyết quản của mỗi người dân Quảng hình như đều có tí máu “chính trị luân lưu”… đến cái tính cách “rụp rụp” mau mắn của dân miền Nam, với cái tiếng” rồi” tiếng “luôn” rất đặc trưng điển hình. Từ câu lục bát ru con của dân tộc Chàm, đến hình ảnh cô giáo người Thượng ngày ngày điệu con lên lớp; giải nghĩa cho ta biết xuất xứ của tên gọi nhiều địa danh, nghe quen đọc hoài mà giờ mới hiểu như Đà Nẵng, Hội An, kinh Vĩnh Tế… Đàn cũng réo rắt tỉ tê với tôi về chiếc áo dài dân tộc, như tự hào về nét đẹp truyền thống, tuy kín đáo mà lại gợi mở nhẹ nhàng thướt tha đón gió. Và chiếc áo dài quốc phục này hầu như chỉ dành riêng nhất cho dáng vẻ dịu dàng của phụ nữ Việt Nam. Và trong giai điệu trầm bổng lao xao cả tiếng rao hàng nơi góc chợ: “Hai tay xách hai vịm, Một vài mụ le te, Tiếng non rao lảnh lót: Chốc chốc: ‘Ai ăn chè’?” Quê hương có chè Huế tế nhị, thanh tao, có món bún bò Huế cay cay dậy mùi quyến rũ, hay với bát nước chè Huế ngon lành được nấu tỉ mỉ, công phu, bát chè phải thật nhiều bọt, đầy bọt, bọt hầu như phủ kín mặt nước, thứ bọt dẻo quánh lại, và nhỏ hạt, uống một bát là uống cả niềm sảng khoái dân dã, thâm tình. Món ngon rải đều khắp mọi miền đất nước, những món ăn gắn với lịch sử nước nhà như bánh tráng của Bình Định, có món là đặc thù của vùng miền như nước mắm Phan Thiết, sa-kê và mắm của miền Nam. Đâu chịu dừng ở món ăn, Võ Phiến còn vẽ những bức tranh rất thơ với cây liễu, cây nhãn lồng ở Huế, hoa dầu bay bay Sài Thành, sắc anh đào hồng thắm Đà Lạt, cây bàng đất Vũng Tàu… hay phượng đỏ rực trời Đà Nẵng. Nhưng điệu xàng xê của QHT không chỉ là giọng kể, mà tràn đầy nỗi niềm lo lắng trước sự đổi thay, lo về những tập tục truyền thống như cúng giỗ, thờ tổ tiên bị xem nhẹ, lo về cái thú hưởng nhàn tao nhã của tiền nhân sắp bị thay thế, về cái tình trong đối nhân xử thế rồi sẽ bị cái lý soán ngôi. Cả nỗi lo về vốn từ ngữ của dân tộc không phong phú, không phát triển như Tàu, như Tây. Nhẩn nha đọc lại Võ Phiến mới thấy câu ca dao xưa thật hay: “Yêu nhau trái ấu cũng tròn Ghét nhau bồ hòn cũng méo” Trái ấu trong QHT nằm trong hai tập tính của dân mình: chửi (chửi tục) và không cười. Kiểu nào thì Võ Phiến vẫn cứ “đáng yêu” và lập luận thật lý lẽ, nghe xong chỉ có thể mỉm cười xoa tay hài lòng. Điệu hò QHT khi kết thúc vẫn còn âm vang trong tôi tiếng chim én “những cánh én lao tới lao lui, rộn cả lên,” nó ríu rít, “nó cuống quýt, nôn nao, rộn rực một niềm vui không chịu được, niềm vui rung lên trong tiếng kêu.” Cùng với đó là hình ảnh “ở chân trời, vài đám khói ùn lên, chậm chạp, tỏa cao và rộng. Khói đốt cỏ: Nông dân phát cỏ, dồn lại đốt, để chuẩn bị làm mùa. Chao ơi, những đám khói đốt cỏ ở chân trời trong nắng trưa, sao mà xúc động, cảm hoài.” Chao ôi! Tiện tay phóng bút sao hay đến vậy? Bằng lối hành văn bình dị mà giàu cảm xúc, êm như thơ mà hóm hỉnh, trào lộng, thêm chút châm biếm tê người, Võ Phiến đã tấu lên một nhã khúc mang bóng hình Đất - Nước - Tâm - Hồn người Việt chúng ta. Lichan - Happiness ProjectĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Quê Hương Tôi PDF của tác giả Tràng Thiên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.