Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thủy Hử (Thi Nại Am)

Thủy hử hay Thủy hử truyện (phồn thể: 水滸傳; giản thể: 水浒传; bính âm: Shuǐhǔ Zhuàn), nghĩa đen là "bến nước", là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm Tứ đại danh tác. Tác giả Thủy hử thường ghi là Thi Nại Am; cũng có người cho là của La Quán Trung[cần dẫn nguồn]. Truyện được viết dựa theo sách Đại Tống Tuyên Hòa di sự[1] Cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc (cũng ghi là Lương Sơn Bạt).

Theo Lỗ Tấn, có tổng cộng 6 bản Thủy Hử, thuộc hai loại: 70 hồi và trên 70 hồi. Loại 70 hồi thường chỉ khác nhau chút ít ở hồi cuối cùng - hồi 71, do nhà bình luận hoặc người đứng ra khắc in thêm vào, nhưng đều ghi rõ tác giả là Thi Nại Am và đều dừng lại ở thắng lợi của nghĩa quân - Loại trên 70 hồi có nhiều bản, 100 hồi, 115 hồi, 120 hồi, 141 hồi, trong đó 70 hồi đầu giống nhau, những hồi sau khác nhau về tình tiết câu chuyện nhưng đều nói đến quá trình thất bại của quân Lương Sơn Bạc. Một trong những bản Thủy Hử thuộc loại phổ thông nhất là bản có 70 hồi, do Kim Thánh Thán - một nhà phê bình nổi tiếng đời Thanh soạn lại. Ngoài phần phê bình văn chương, Thánh Thán đã cắt bỏ đoạn "anh hùng Lương Sơn phân chia ngôi thứ, phân công trách nhiệm" của nguyên bản 71 hồi mà tạo ra một "giấc mộng kinh hoàng", của Lư Tuấn Nghĩa, ông này mơ thấy 108 vị anh hùng bị giết sạch và giữa trời đất xuất hiện 4 chữ "thiên hạ thái bình". Dù có nhiều dị bản nhưng tựu trung, toàn bộ nội dung truyện Thủy Hử bao gồm hai phần chính: giai đoạn hình thành, tập hợp 108 anh hùng Lương Sơn Bạc (trong 70 hồi đầu) và quá trình tổn thất, tan rã hoàn toàn của lực lượng này.

Trong Thủy Hử, quá trình tập hợp của các anh hùng thảo dã tại bến nước để hình thành quân khởi nghĩa Lương Sơn Bạc được Thi Nại Am dành 70 hồi để diễn giải. Tuy nhiên, nhân vật đầu tiên được đề cập không phải là một trong các vị anh hùng Lương Sơn, mà là Cao Cầu. Theo ý kiến các nhà nghiên cứu, quá trình thăng tiến của gian thần Cao Cầu chính là sự tố cáo cho chính sự thối nát của nhà Bắc Tống khi đó mà người chịu trách nhiệm cao nhất là hoàng đế Tống Huy Tông, một quân vương chơi bời, không quan tâm tới việc triều chính.

Từ một thảo dân lông bông, Cao Cầu gặp may hết lần này tới lần khác, trở thành sủng thần của vua Tống Huy Tông và được phong chức Thái uý. Mối liên kết giữa các gian thần Cao Cầu, Lương Trung Thư, Vương Tiễn... và bộ máy quan lại tham lam, xảo quyệt, độc ác bên dưới đã làm hại các trung thần của triều đình (Lâm Xung, Võ Tòng, Dương Chí Linh, Tống Giang, Hoa Vinh...) khiến họ lần lượt phải bỏ sự nghiệp đi theo Lương Sơn Bạc.

Cũng có những anh hùng xuất thân nơi thôn dã, không có chức vụ quyền hành nhưng bất bình với sự áp chế, bóc lột của quan lại địa phương như Lý Quỳ, Sử Tiến, Lưu Đường... nên đã ra tay cứu giúp người hoạn nạn hoặc tự cứu bản thân mình, trở thành người phạm tội với triều đình và cũng lên Lương Sơn. Tìm mua: Thủy Hử TiKi Lazada Shopee

Từng nhóm anh hùng được tập hợp riêng lẻ, rồi sau đó tất cả đều tụ về Lương Sơn. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu về Thủy Hử có những người con đường lên Lương Sơn vòng vo nhiều lần như Tống Giang, vì ông vốn mang tư tưởng trung hiếu với triều đình; lại có những người con đường lên Lương Sơn thẳng tuột như Lý Quỳ - ông coi việc làm phản khi bị hà hiếp là đương nhiên. Thủy Hử phản ánh thực trạng trong xã hội phong kiến nhiều đời: "quan bức thì dân phản", điều đó rất hợp với tâm lý của đông đảo quần chúng lao động nghèo khổ bị bóc lột, áp bức nên Thủy hử dễ đi sâu vào tiềm thức của nhân dân.

Điều khiến Thủy Hử trở nên ly kỳ, hấp dẫn là ngoài tính cách đa dạng của các nhân vật, các tình tiết còn mang nhiều tính bất ngờ, thú vị cho người đọc. Người thủ lĩnh đầu tiên của Lương Sơn Bạc là Vương Luân, nhưng chính Vương Luân lại bị Lâm Xung giết để tôn Tiều Cái. Tiều Cái được xem là người khai sáng Lương Sơn, nhưng lại không thuộc vào số 108 vị anh hùng - không thuộc vào 36 vị thiên cang hay 72 vị địa sát - vì ông bị tử trận trước khi Lương Sơn tập hợp đủ 108 người. Tài năng, tính cách của các anh hùng Lương Sơn cũng phong phú, mỗi người một vẻ. Ngoài những người giỏi chinh chiến trên lưng ngựa như Quan Thắng, Lâm Xung, Hô Duyên Chước, Tần Minh, Đổng Bình... đánh bộ như Lý Quỳ, Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm... còn một đội ngũ các tướng chuyên đánh thủy quân như anh em Trương Hoành - Trương Thuận, 3 anh em họ Nguyễn và cả Lý Tuấn; các quân sư tài ba như Ngô Dụng, Chu Vũ; những người di chuyển nhanh hoặc giỏi đột nhập như Đới Tung, Thời Thiên... Đặc biệt, trong các anh hùng Lương Sơn còn có 3 phụ nữ (Cố Đại Tẩu, Hỗ Tam Nương và Tôn Nhị Nương).

Lương Sơn Bạc phát triển đến cực thịnh ở hồi 70 với việc tập hợp đủ 108 vị anh hùng được phân thứ hạng và nhiệm vụ ở Lương Sơn. Triều đình nhà Tống nhiều lần phát quân đi đánh dẹp đều bị quân khởi nghĩa đánh bại.

Thái úy Cao Cầu đích thân cầm quân đi dẹp, bị quân Lương Sơn bắt sống. Tuy nhiên, do thủ lĩnh Tống Giang mang nặng tư tưởng trung quân ái quốc nên đã sai thả Cao Cầu và xin được về quy thuận triều đình.

Dù bị nhiều ý kiến phản đối (nhất là Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm và Lý Quỳ), Tống Giang vẫn quyết ý dẫn các thủ hạ về quy hàng khi được triều đình chiêu an.

Sau khi về hàng triều đình, quân Lương Sơn được điều đi chống quân nhà Liêu xâm phạm bờ cõi nhà Tống. Quân Lương Sơn thắng quân Liêu liên tiếp nhiều trận, sắp tiến đến kinh đô nước Liêu thì vua Huy Tông theo lời các gian thần, chấp thuận cho nước Liêu giảng hòa và hạ lệnh Tống Giang rút quân.

Trở về, triều đình lại phái quân Lương Sơn đi đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa khác của Điền Hổ, Vương Khánh và Phương Lạp. Với đội ngũ thiện chiến, tài năng, quân Lương Sơn dưới cờ hiệu của triều đình nhà Tống đã dẹp được cả 3 cuộc khởi nghĩa quy mô lớn này.

Khi đánh quân Liêu và các cuộc khởi nghĩa nông dân khác của Điền Hổ, Vương Khánh, họ toàn thắng và không có tướng lãnh nào tử vong. Tuy nhiên, khi đánh Phương Lạp, quân Lương Sơn bị tổn thất nặng. Và khi giặc giã không còn, nhà Tống tìm cách trừ khử họ.

Sự suy giảm quân số chỉ diễn ra khi quân Lương Sơn đụng độ quân Phương Lạp. Cho tới khi hạ đội quân này và bắt sống thủ lĩnh của họ (Võ Tòng bắt được Phương Lạp), các anh hùng Lương Sơn Bạc bị tổn thất nặng nề.

Trong 108 người, 5 người không tham dự cuộc chiến với Phương Lạp do được lệnh ở lại hoặc bị gọi về; 103 người tham dự cuộc chiến với Phương Lạp thì có 76 người tử trận hoặc không trở về triều nhận quan tước, 27 người trở về triều.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thủy Hử PDF của tác giả Thi Nại Am nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hồi Ký Winston Spencer Churchill (Denis Kelly)
Bộ hồi ký 2 tập này được biên dịch từ bộ "Hồi Ký về Chiến tranh Thế giới Thứ hai" gồm 6 tập của Huân tưóc W. Churchill. Đây là bộ sách mà các sự kiện chiến tranh được trình bày một cách sinh động qua lời văn của tác giả, một người đã được trao tặng giải thưởng Nobel Văn chương năm 1953 với chính tác phẩm này. Như chúng ta đã biết, thế kỷ XX khép lại với hai cuộc chiến tranh thế giới do bọn đế quốc gây ra, nhất là cuộc chiến tranh thế giới thứ hai vô cùng khốc liệt, đã làm cho loài người hao tốn bao nhiêu xương máu và của cải. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai này, Liên Xô với cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại tuy đã gánh chịu nhũng tổn thất nặng nề nhất, nhưng đã giáng những đòn chí mạng quyết định vào bọn phát xít Đức và quân phiệt Nhật, buộc chúng phải đầu hàng không điều kiện, được cả loài người tôn vinh, khâm phục và biết ơn. Quá trình chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu anh dũng tuyệt vời như thế nào của quân và dân Liên Xô đều được trình bày rõ ràng, cụ thể, đầy đủ trong các hồi ký của nguyên soái Giu-côp, nguyên soái Va-xi-lép-xki, của đại tướng Stê-men-cô, nhưng đó chỉ mới là những diễn biến chiến sự, những sự kiện chiến tranh, ở mặt trận phía Đông, ở mặt trận Xô-Đức, còn chúng ta chưa biết hoặc biết rất ít về một mặt trận khác, mặt trận chống Đức-Ý-Nhật ở phía Tây, lúc đầu giữa Anh-Pháp với Đức-Ý, sau đó giữa Anh-Mỹ với Đức-Ý-Nhật. Bộ hồi ký này sẽ giúp chúng ta có thêm tài liệu về mặt trận đó, giúp ta hiểu biết toàn diện - dù là bước đầu - về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, khi trong tay đã có nhũng hồi ký của nhũng người trong cuộc từ hai phía viết ra. Dĩ nhiên các tác giả đều xuất phát từ nhũng quan điểm tư tưởng chính trị khác nhau, trái ngược nhau, với quyền lợi khác nhau, đối lập nhau. Đó là điều trước hết chúng ta cần nhận rõ. Ai cũng biết Huân tước Churchill lãnh tụ Đảng Bảo thủ Anh là một chính khách chống Cộng khét tiếng, khi trình bày sự kiện không tránh khỏi một số lệch lạc thiếu khách quan, thậm chí một số suy nghĩ đánh giá có tính độc ác, phản động. Nhưng với tư cách một người đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, lại là người trong giai đoạn đầu trước khi Hitler xâm lược Ba Lan, mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, ông chưa tham gia chính trường, còn là người ngoài cuộc. Sau đó, trong chiến tranh ông mới tham gia Chính phủ, đứng đầu Chính phủ và là Bộ trưởng Quốc phòng Anh, thì những sự kiện ông trình bày đều có giá trị nhất định, giúp chúng ta có cơ sở để mở rộng sự hiểu biết, nhận xét và phân tích. Như ông đánh giá sự nhu nhược, hèn nhát của Chamberlain cũng như đánh giá thiện chí của Chính phủ Liên Xô trong việc thành lập mặt trận chung chống phát xít Đức là hoàn toàn đúng đắn, tuy ông chưa nói lên được âm mưu thủ đoạn xấu xa, thâm độc của Anh-Pháp đối với Liên Xô, muốn đẩy Liên Xô đánh nhau với Đức còn họ thì đứng ngoài. Và với tư cách một nhân chứng lịch sử, với tư cách một nhà văn, một con người biết tôn trọng sự thật và chính nghĩa dù là trong chừng mục nhất định, ông minh họa sự tàn bạo của Hitler, ông xúc động trước việc tự sát của Thủ tướng Hungari, của Thủ tướng Hy Lạp để bảo toàn khí tiết, ông ca tụng một số sĩ quan yêu nước Nam Tư, ông khen ngợi tướng De Gaulle mà ông không mấy ưa thích khi De Gaulle rời khỏi nước Pháp bại trận, mang theo danh dự của Tổ quốc để tiếp tục cuộc kháng chiến chống xâm lược. Đặc biệt, ông dùng nhiều lời lẽ hùng hồn để đánh giá cao, hết sức ca tụng Staline, ca tụng nhân dân và quân đội Liên Xô, mặc dù có lúc ông đả kích thậm tệ Staline. Nhưng điều quan trọng là với bộ hồi ký này, ông đã giúp chúng ta khẳng định rằng nhân loại đã phải trả giá đắt cho chính sách mù quáng, ích kỷ, thiển cận của giới cầm quyền phương Tây lúc bấy giờ. Các dịch giả của chúng tôi cố bám sát nguyên văn, dù có những đoạn, nhũng chỗ không phù họp với quan điểm, đường lối, tư tưởng của chúng ta, là nhằm làm cho bạn đọc có thể nhận chân được tư tưởng, quan điểm của tác giả vốn thù ghét chủ nghĩa Cộng sản đến xương tủy. Đây là lần đầu bộ hồi ký của Churchill được dịch và ra mắt bạn đọc Việt Nam chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong bạn đọc xa gần thông cảm và có nhận xét góp ý để khi tái bản, bộ sách được hoàn hảo hơn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Winston Spencer Churchill PDF của tác giả Denis Kelly nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hà Nội Ta Đánh Mỹ Giỏi (Nguyễn Tuân)
Nói về đóng góp của Nguyễn Tuân qua tập tùy bút "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi", nhà văn Nguyễn Đình Thi nhận định: "Tập tùy bút ấy là đóng góp của Nguyễn Tuân trực tiếp đánh Mỹ". Cũng tương tự, nhưng cụ thể hơn, nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ cho rằng, với "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi", Nguyễn Tuân đã "đánh địch với tư thế của một dân tộc đi tiên phong trên tuyến đầu chống Mỹ, với lòng tự hào của một dân tộc đang chiến thắng". Nếu như tập tùy bút "Sông Đà" được xem là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Tuân về đề tài xây dựng CNXH thì tập tùy bút "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi" lại được xem là tác phẩm tiêu biểu của ông về đề tài đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Cả hai tác phẩm đều giống nhau là có cái tên nghe rất mộc mạc, đọc lên là thấy ngay được chủ đề, khác xa với cách đặt tít điệu đàng của nhà văn - kiểu như "Vang bóng một thời" trước đây. Tuy nhiên, tên sách mộc mạc thì mộc mạc vậy, song dồn nén trong đó là biết bao tâm huyết, trí tuệ, tình cảm. Có trường hợp, như với cuốn "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi", để thu thập, tìm kiếm tư liệu, tác giả đã không ngại ngần đối mặt với hiểm nguy... Tập tùy bút Hà Nội Ta Đánh Mỹ Giỏi gồm có: Ở mặt trận Hà Nội Hà Nội giải tù Mỹ qua phố Hà Nội Tìm mua: Hà Nội Ta Đánh Mỹ Giỏi TiKi Lazada Shopee Cho giặc bay Mỹ nó ăn một cái Tết ta Nôen Mỹ Đèn điện phố phường Hà Nội vui sáng hơn bất cứ lúc nào Có ba phi công Mỹ đi bộ trong chợ hoa sơ tán Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi Nhớ Huế Sài Gòn tống Mỹ Bên ụ súng Hà Nội, một đám cưới phòng không Nó bê-năm-hai phố Khâm Thiên Tái bút (12-1973) Vụn B.52 và hoa Hà Nội chiến thắng Đất cùng trời toàn cõi ta, từ đây sạch hẳn bóng nó Vậy mà đã một năm chiến thắng B.52 Đêm xuân năm Hổ này, nằm ngẫm thêm về bầy hổ Mỹ Những ai từng có mặt tại 51 Trần Hưng Đạo, trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam trong 12 ngày đêm năm ấy (1972), hẳn không quên được hình ảnh một lão nhà văn: Mỗi lần nghe tin B52 Mỹ đánh bom, với chiếc mũ sắt đội đầu (do báo Văn nghệ cấp cho cộng tác viên), ông lại tìm đến tận nơi xảy ra chiến sự để hỏi han, ghi chép. Lão nhà văn mặc dù đã ở tuổi ngoại lục tuần song vẫn có cách tác nghiệp như thể một phóng viên mặt trận ấy chính là nhà văn Nguyễn Tuân - tác giả của tập tùy bút "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi" nức tiếng một thời.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hà Nội Ta Đánh Mỹ Giỏi PDF của tác giả Nguyễn Tuân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kho Tàng Về Các Ông Trạng Việt Nam (Vũ Ngọc Khánh)
Truyện Trạng Việt Nam là một đề tài hấp dẫn. Nhưng tiếp cận truyện Trạng là một việc phức tạp, nhất là xét về mặt thể loại. Nhân dân đã hư cấu ra các Trạng để thoả mãn những ước mơ và yêu cầu thẩm mỹ. Nội dung cuốn sách này gồm 3 phần: - Phần đầu có tính cách nghiên cứu, muốn người đọc làm quen với những người thực sự là Trạng Nguyên, có đỗ đạt học vị hẳn hoi. - Phần thứ hai dành để ghi chép về các giai thoại, các sự kiện của một số vị Trạng Nguyên - Phần thứ ba là dành cho những mẩu chuyện về các Trạng dân phong, hầu hết là giai thoại. Tìm mua: Kho Tàng Về Các Ông Trạng Việt Nam TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kho Tàng Về Các Ông Trạng Việt Nam PDF của tác giả Vũ Ngọc Khánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nữ Hoàng Cuối Cùng (Anchee Min)
Nữ hoàng cuối cùng (Nữ hoàng Phong Lan, phần 2) là kịch bản chuyển tiếp về Phong Lan từ một thiếu phụ có ý chí mạnh mẽ, đầy bản năng thành một nhà lãnh đạo chính trị thực tế tinh khôn, thống trị Trung Hoa hơn bốn thập kỷ. Trong tập sách kết thúc này, Min đem lại cho chúng ta một nhà lãnh đạo đầy nhân tính, hết sức mạnh mẽ, đảm nhận quyền lực một cách bất đắc dĩ và hy sinh tất cả để bảo vệ những người thân yêu của mình và bảo vệ một đế chế mà bà tin chắc sẽ chết vì nó. Những người ngưỡng mộ Nữ hoàng Phong Lan sẽ hứng thú trong cuốn tiếp theo này. Những người khác có thể tìm thấy một lời linh báo dẫn tới một lịch sử Trung Hoa tương đối hiện đại - Roky Mountains News - "Hình tượng của một nữ hoàng gần như có tất cả: sức mạnh và dễ bị xâm hại, tình mẹ và quyền lực, lòng tục và phẩm giá, lòng trắc ẩn và tham vọng. - Washington Post - "Gợi lên bầu không khí đầy âm mưu và xa hoa tráng lệ của Trung Hoa thế kỷ 19 trong khi kể lại câu chuyện khó tin của vị nữ hoàng đầy quyền thế của nó. - Los Angeles Times.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nữ Hoàng Cuối Cùng PDF của tác giả Anchee Min nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.