Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Long Hổ Phong Vân (Ôn Thụy An)

Long Hổ Phong Vân là cuốn đầu tiên trong Bạch Y Phương Chấn Mi hệ liệt.

Bạch Y Phương Chấn Mi hệ liệt gồm có: Long Hổ Phong Vân Thí Kiếm Sơn Trang Trường An Nhất Chiến Lạc Nhật Đại Kỳ

***

Nói đến tiểu thuyết kiếm hiệp, người ta thường biết đến Lương Vũ Sinh, Kim Dung, Cổ Long, Ngọa Long Sinh, Gia Cát Thanh Vân,... nhưng ít ai biết đến một đại gia trẻ tuổi khác là Ôn Thụy An.

Ôn Thụy An là nhà văn trẻ tuổi nhất trong các tác gia ưu tú của tiểu thuyết võ hiệp tân phái, cũng có thể nói là tác gia ưu tú nhất trong các tác gia võ hiệp thế hệ trẻ. Và, từ giữa thập kỷ 80 về sau, kể từ Kim-Lương gác bút, Cổ Long qua đời, Ngọa Long Sinh suy yếu, Ôn Thụy An trở thành tác gia gánh vác đại cục sau Cổ Long (Lời của nhà văn Nghê Khuông). Tìm mua: Long Hổ Phong Vân TiKi Lazada Shopee

Từ thập kỷ 90 về sau, Ôn Thụy An trở thành điểm nóng. Có người nói Ôn Thụy An có thể sánh với Cổ Long, có người nói thậm chí còn có thể sánh với Kim Dung. Đối với người cực lực ca ngợi hoặc hoàn toàn chê bai Ôn Thụy An, ông trở thành một hiện tượng độc đáo trên văn đàn võ hiệp Trung Quốc cuối thập kỷ 90.

Trên đại thể, tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của Ôn Thụy An được ông phân thành nhiều loại với những tên gọi khác nhau, có loại gọi là tiểu thuyết võ hiệp, có loại gọi là võ hiệp mới, lại có loại gọi là võ hiệp siêu tân phái, và võ hiệp hiện đại- có thể phân thành 10 hệ thống (hệ liệt-chùm tác phẩm).

***

Thành Trường An, Huyết Hồn tiêu cục.

Tiếng mõ canh ba vừa vang lên trong hẻm dài của Trường An, trên mái cong của Huyết Hồn tiêu cục không khí huy hoàng bỗng lóe lên một người áo đen.

Người áo đen này nhanh chóng chạy trên nóc nhà. Trời đen đất tối, không trăng không sao, người áo đen xuyên qua tầng tầng lầu các của Huyết Hồn tiêu cục, sau đó nhìn quanh một chút, lật người nhảy xuống.

Vừa rơi xuống đất, người áo đen này cũng không dừng lại, lập tức chạy về phía hành lang. Hành lang bảy khúc chín vòng, mỗi khúc cua đều có một ngọn đèn Khổng Minh chập chờn. Người áo đen nhanh chóng vòng ra hành lang. Hắn chạy nhanh như vậy nhưng không gây ra một chút tiếng bước chân nào, chắc chắn khinh công đã cao đến mức siêu phàm.

Người áo đen vòng ra hành lang, sau đó rẽ vào trong tổng đường của Huyết Hồn tiêu cục.

Cả gian phòng một màu đen kịt, phòng khách lớn như vậy nhưng lại không có một ngọn đèn nào. Hai hàng binh khí trái phải giống như hai hàng đại tướng đứng sừng sững một bên.

Người áo đen hơi ngẩn ra, ngay lúc này tiếng binh khí chợt nổi lên. Hắn ngước mắt nhìn, trông thấy trên xà nhà có bốn người rơi xuống.

Thay vì nói đây là bốn người, không bằng nói là bốn thanh đao. Bốn thanh đao đuôi nhạn vừa mỏng vừa gấp vừa nhanh vừa độc, chỉ thấy một mảng ánh đao chứ không thấy người, từ trên chém xuống đầu người áo đen.

Người áo đen hét lớn một tiếng, thân hình nhoáng lên lao vào phòng khách, khiến cho một kích ác liệt của bốn tên đao thủ kia đều đánh trật. Nhưng chân của người áo đen còn chưa chạm đất, trong phòng khách đột nhiên lại lóe lên bốn tên đao thủ, hóa thành một mảng ánh đao vừa nhanh vừa ác, lăn dưới đất cắt vào hai chân hắn.

Người áo đen hét lớn:

- Hay cho Địa Tranh đao pháp!

Âm thanh còn đang rung động trong phòng khách, hai chân người áo đen đã liên tục đá ra, “bốp bốp bốp bốp” bốn thanh đao đều bị hắn đá bay. Chân của hắn vừa chạm đất, bốn tên Địa Tranh đao thủ kia một kích không trúng, liền nhanh chóng lui vào trong bóng tối. Người áo đen vừa định lên tiếng, đột nhiên nghe được tiếng ám khí đầy trời bắn về phía hắn.

Ngay lúc này, trong phòng khách tối đen có một giọng nói uy nghiêm cất lên:

- Dừng tay!

Ánh nến lập tức đồng loạt cháy lên, chiếu sáng rực cả phòng. Người áo đen kia đang đứng giữa phòng khách, hai tay đã kẹp lấy mười mũi tên bạc, ba mũi phi tiêu, bảy hạt gai sắt.

Chính diện phòng khách có một chiếc bàn lớn, trước bàn có ba người ngồi ngay ngắn. Người ngồi giữa là một lão nhân thân hình cường tráng, hai mắt sáng ngời có thần, huyệt thái dương cao cao nhô ra, hiển nhiên là một cao thủ võ lâm kiêm tu nội ngoại. Người bên trái có râu quai nón, cao lớn vạm vỡ, hai nắm tay lớn như đầu người, vừa nhìn đã biết là dũng sĩ sức lực vô cùng. Người bên phải mặt trắng không râu, tay cầm quạt nho sĩ, nhưng xương ngón tay dài và có lực, khí thái nhàn nhã.

Hai bên phòng khách cũng có bốn năm chục người tràn ra. Vị lão nhân chính giữa kia cười lớn nói:

- Ta tưởng là ai, hóa ra là Trung Nguyên Thần Ưng Thượng lão huynh đại danh đỉnh đỉnh đại giá quang lâm, không tiếp đón từ xa, đúng là thất kính thất kính!

Lúc này người áo đen kia mới buông lỏng đề phòng, cũng cười nói:

- Tốt lắm, đây chính là đạo đãi khách của các người sao!

Lão nhân kia đứng dậy khỏi ghế, đi đến trước mặt người áo đen, thân mật vỗ vai đối phương cười nói:

- Thượng lão huynh, thật sự rất xin lỗi! Huynh cũng biết đấy, đối phương để lại thiếp nói rằng canh tư đêm nay sẽ đến đánh cắp Huyết Hà đồ của chúng ta, chúng ta không thể không cẩn thận.

Tên văn sĩ mặt trắng không râu kia cũng đẩy ghế đứng lên, cười bồi nói:

- Thượng anh hùng xin thứ lỗi chuyện này! Thực ra Thất Tuyệt Lang, Thiên Địa Đao Thủ và ám khí trận nho nhỏ của tệ cục, sao có thể làm khó được Thượng anh hùng huynh chứ. Ha ha ha!

“Trung Nguyên Thần Ưng” Thượng Bộ Vân tuy là lão hồ ly xông pha hơn ba mươi năm trên giang hồ, độc hành đại đạo nổi danh, nhưng nghe trái một câu anh hùng, phải một câu anh hùng, cũng cảm thấy hơi lâng lâng, liền cười nói:

- Nào có nào có, Huyết Hồn tiêu cục phòng vệ nghiêm ngặt như vậy, thực ra ta tới cũng không giúp được gì, Lạc huynh và Thẩm tiên sinh quá khen rồi.

Vị lão nhân kia chính là cục chủ của Huyết Hồn tiêu cục, “Huyết Hồn Thần Chưởng” Lạc Thiên Trì. Văn sĩ kia là phó cục chủ “Tụ Lý Nhật Nguyệt” Thẩm Thất Sơn. Còn đại hán vạm vỡ kia là tổng đoàn trưởng của Huyết Hồn tiêu cục, “Trượng Nhị Kim Cương” Mã Cừu Phu.

Lúc này Lạc Thiên Trì cười ha hả nói:

- Đã như vậy, Thượng lão huynh không cần để ý, tới đây, mời ngồi!

Đột nhiên bên ngoài vang lên một giọng nói âm trầm lạnh lẽo:

- Thế nào, Lạc Thiên Trì, bên trọng bên khinh sao?

Người theo tiếng đến, một lão đầu vừa cao vừa gầy vừa khô khan đã đi đến bên cạnh.

Lạc Thiên Trì sững sốt, sau đó lập tức nhận ra, cười lớn nói:

- Ha ha ha, hóa ra là Khô Thi Âu lão huynh, khinh công thật giỏi, huynh đến rồi mà chúng ta còn không biết.

“Khô Thi” Âu Lập Nhân nói:

- Ta vốn theo lão Thượng tới đây, hắn giúp ta ngăn cản những cơ quan nhỏ này, ta còn chưa cám ơn nữa!

Câu này vừa như khen vừa như chế giễu, Thượng Bộ Vân nghe được cảm thấy khó chịu, đang định phát tác. “Tụ Lý Nhật Nguyệt” Thẩm Thất Sơn đảo mắt một cái, lập tức cười bồi nói:

- Hai vị anh hùng xin mời ngồi, người đâu, dâng trà hầu hạ!

Lạc Thiên Trì nghiêm mặt nói:

- Thượng huynh, Âu huynh, lần này có thể giữ được Huyết Hà đồ hay không, còn phải xem hai vị rồi. Ta biết chỉ dựa vào đám Thất Tuyệt Lang, Thiên Địa Đao Thủ của chúng ta, đừng nói Ngã Thị Thùy tới đây, ngay cả Thất Trùng Sơn Quách Ngạo Bạch tới đây cũng không ngăn cản được.

Thượng Bộ Vân cau mày nói:

- Ngươi nói đại hiệp Ngã Thị Thùy cũng muốn lấy Huyết Hà đồ của chúng ta?

Lạc Thiên Trì ngưng trọng nói:

- Đúng vậy. Nếu không ta tuyệt đối không dám xin chỉ thị của Tăng bang chủ, phái hai vị đến đây tương trợ. Nên biết chúng ta lấy được Huyết Hà đồ, là do Trung Nguyên thế gia đã nhờ chúng ta bảo tiêu, lại bị chúng đến giết đến không còn một mống, mà Huyết Hồn tiêu cục cũng tổn thất ba bốn chục tên hảo thủ. Chỉ cần Huyết Hà đồ ở trong tay chúng ta, sẽ có thể tìm được những kỳ trân hiến thấy kia, dâng tặng cho Tăng bang chủ, Trường Tiếu bang càng như hổ thêm cánh. Những hi sinh này vẫn là đáng giá.

Sắc mặt Âu Lập Nhân cũng trở nên ngưng trọng:

- Một tên Quách Ngạo Bạch tới đã đủ phiền toái, nghe nói Thất Trùng Thiên kiếm pháp của hắn đã khó gặp đối thủ trong võ lâm. Bây giờ lại thêm một tên Ngã Thị Thùy, đúng là nhức đầu. Không phải Ngã Thị Thùy luôn tự cho mình là hiệp khách à? Tại sao cũng muốn lấy Huyết Hà đồ?

“Tụ Lý Nhật Nguyệt” Thẩm Thất Sơn nói:

- Có trời mới biết! Những kẻ xưng là đại hiệp này, lấy được Huyết Hà đồ chẳng qua là đi cứu nghèo giúp yếu gì đó, nhưng người nghèo trong thiên hạ nhiều như vậy, làm sao cứu cho hết? Không bằng dâng cho Trường Tiếu bang chúng ta, như vậy có thể hiệu lệnh thiên hạ rồi.

“Huyết Hồn Thần Chưởng” Lạc Thiên Trì nói:

- Điều ta sợ là bọn Ngã Thị Thùy đã sớm biết Huyết Hồn tiêu cục chúng ta cùng một nhóm với Trường Tiếu bang, cho nên cố ý tới gây chuyện. Thực ra bọn họ giao cho chúng ta bảo tiêu, rõ ràng là đưa dê vào miệng cọp, ta sợ làm nhiều chuyện như vậy sẽ bị người trên giang hồ biết…

“Trung Nguyên Thần Ưng” Thượng Bộ Vân nói:

- Ta cũng không tin Ngã Thị Thùy có ba đầu sáu tay gì, với thực lực của chúng ta cũng muốn hắn tới đây… xem thử hắn làm thế nào cướp giàu, làm thế nào cứu nghèo!

“Khô Thi” Âu Lập Nhân thận trọng nói:

- Lạc lão đệ, vừa rồi ngươi nói bọn họ đã sớm biết ngươi cùng một nhóm với Trường Tiếu bang, chẳng lẽ còn có người khác muốn đoạt Huyết Hà đồ sao?

Lúc đang nói, trong hẻm dài đã vang lên tiếng mõ canh tư.

- Canh tư rồi, đám trẻ hãy lưu ý nhiều hơn!

Lạc Thiên Trì kêu một tiếng, sau đó sắc mặt càng nghiêm trọng nói:

- Đúng vậy, còn một người đêm nay cũng muốn tới…

Thượng Bộ Vân cười lạnh hỏi:

- Là ai tới tìm chết?

Lạc Thiên Trì đáp:

- Giang Nam tài tử Phương Chấn Mi.

Thượng Bộ Vân, Âu Lập Nhân đồng thời “ồ” một tiếng, không kìm được lui lại hai bước:

- Phương Chấn Mi!

Cùng lúc đó, ngoài phòng có bốn người bay vào. Đó là bốn tên đao thủ, đao đã gãy, tai trái của bọn họ đều có một lỗ kiếm, máu liên tục rỉ ra… hiển nhiên nếu đối thủ muốn lấy mạng bốn người này thì dễ như trở bàn tay.

Âu Lập Nhân cười lạnh nói:

- Kẻ tìm chết tới rồi!

Lạc Thiên Trì cao giọng nói:

- Xin báo họ tên!

Ngoài phòng lóe lên một người, áo xanh trường kiếm, ngọc thụ lâm phong, nói từng chữ từng câu:

- Ưng Sầu Nham Thất Trùng Sơn Quách Ngạo Bạch. Lạc Thiên Trì, ngươi giết người đoạt bảo, mau giao Huyết Hà đồ ra, tự chặt hai tay, có thể tha cho ngươi một mạng!

Lạc Thiên Trì tuy là người từng trải, nhưng bị ánh mắt như mũi kiếm của thiếu niên này nhìn vào, không kìm được lui về sau hai bước, sờ sờ Huyết Hà đồ trong ngực.

Chợt nghe một tiếng quát lớn:

- Đừng cuồng vọng!

Đại hán vạm vỡ “Trượng Nhị Kim Cương” Mã Cừu Phu kia đã như chim ưng lớn lao xuống, người chưa chạm đất, Kim Cương xử nặng ba mươi hai cân đã đánh xuống đầu Quách Ngạo Bạch.

“Khô Thi” Âu Lập Nhân quát lớn một tiếng:

- Lui xuống!

Nhưng đã không kịp nữa, Mã Cừu Phu như một ngọn núi lớn đã đến trên đầu Quách Ngạo Bạch. Hai vai Quách Ngạo Bạch vừa động, bỗng nhiên tỏa ra một vầng ánh kiếm như nước. “Trượng Nhị Kim Cương” Mã Cừu Phu kêu lên một tiếng, rơi xuống đất, hai lòng bàn tay đều bị kiếm xuyên qua.

Lúc nhìn lại Quách Ngạo Bạch, thấy hắn vẫn thần thái nhàn nhã, trên tay không có một thanh kiếm nào.

“Khô Thi” Âu Lập Nhân hét lớn một tiếng, “Cương Thi trảo” khổ tu bốn mươi năm hóa thành một phiến bóng trảo, bóng đi theo người quấn lấy Quách Ngạo Bạch.

Thượng Bộ Vân nói với Lạc Thiên Trì bên cạnh:

- Tiểu tử này võ công không yếu, ta lên giúp hắn một tay, hủy tiểu tử này rồi tính sau.

Lạc Thiên Trì nhớn nhác, tổng đoàn trưởng trong cục mình lại không chống nổi một chiêu của thiếu niên chưa đến hai mươi tuổi này, vừa cảm thấy xấu hổ, càng cảm thấy lạnh người. Thượng Bộ Vân bước một bước dài, vận “Ưng Trảo công” gia nhập trận chiến.

Nên biết “Khô Thi” Âu Lập Nhân và “Trung Nguyên Thần Ưng” Thượng Bộ Vân chính là kỳ chủ của Hắc kỳ và Bạch kỳ trong số ngũ đại kỳ chủ của Trường Tiếu bang, võ công cực cao. Hai người hợp sức đối địch, e rằng cao thủ võ lâm hạng nhất cũng khó mà ứng phó. Nhưng hai người này đụng phải Quách Ngạo Bạch, căn bản không thể nào tiến công. Hai vai Quách Ngạo Bạch vừa động, ánh kiếm tràn ra, hai người cũng không tiếp nổi, lần lượt tránh đi. Nhưng Quách Ngạo Bạch nhất thời cũng không thắng được. Ba người bắt đầu chiến đấu trong phòng khách.

Đột nhiên ngoài phòng có người cười lớn:

- Tốt! Ta cũng tới!

Trong lòng Lạc Thiên Trì chấn động, liền hét lớn:

- Mau chặn cửa chính lại!

Ba bốn mươi tên tiêu sư xông lên, lao về phía cửa chính. Nhưng một người áo đen đã xông vào, những kẻ cản đường đều bị đánh văng, ba bốn chục tên tiêu sư còn chưa đối mặt đã bể đầu chảy máu, ngã xuống đất. Người nọ xông đến gần Quách Ngạo Bạch, nói:

- Tới đây, ta giúp ngươi một tay!

Thượng Bộ Vân giận dữ xông tới, “Ưng trảo” trên dưới giao công, bỗng nhiên nhìn thấy cặp mắt sáng ngời của người nọ, một nắm tay lại xuyên qua đôi tay mưa gió không lọt của hắn. Sau một tiếng “bình”, Thượng Bộ Vân ngửa mặt lên trời ngã xuống, trong ba canh giờ cũng không bò dậy nổi.

Quách Ngạo Bạch vừa thấy có người đến giúp, liền cả giận nói:

- Không cần!

Nhưng thấy người áo đen kia đã dùng một quyền đánh ngã Thượng Bộ Vân, liền xuất kiếm chém vào chân trái người áo đen. Người áo đen kia trong lúc vội vã liền lách người tránh qua, đồng thời kêu lên:

- Giỏi thật, ta giúp ngươi mà còn đối xử với ta như vậy, nếu không phải thấy ngươi là một hảo hán thì ta đã đánh cả ngươi rồi!

Vừa nói vừa tùy tiện vung ra một quyền. Âu Lập Nhân liều mạng muốn tránh, tiếc rằng lại không tránh khỏi, sau một tiếng “bình” đã bay ra ngoài một trượng, ngửa mặt ngã xuống.

Quách Ngạo Bạch càng giận dữ, “vút vút vút vút” liên tục xuất ra mấy kiếm, nhưng người áo đen đã xông vào trong phòng. Lạc Thiên Trì thấy khí thế của người này dữ dội như vậy, mạnh như vũ bão, liền kinh hãi nói:

- Đại hiệp Ngã Thị Thùy?

Bên tai chỉ nghe một câu “đúng vậy”, trước mắt bỗng tối sầm, hai tay bị khóa cứng, Huyết Hà đồ trong ngực đã bị đoạt đi, trong đầu vang lên một tiếng “ong”, lập tức ngã xuống đất.

Quách Ngạo Bạch quát lớn một tiếng:

- Ngã Thị Thùy! Đừng chạy!

Ngã Thị Thùy quét chân một cái, đá Thẩm Thất Sơn đang kinh hãi đến đến ngây người ở bên cạnh về phía Quách Ngạo Bạch, đồng thời nói:

- Tối nay ta không rảnh tán gẫu với ngươi, ta còn phải trả Huyết Hà đồ lại cho Trung Nguyên thế gia!

Quách Ngạo Bạch giận dữ xông đến, tiếc rằng Thẩm Thất Sơn lại bị quét về phía hắn, dù đang hốt hoảng nhưng cây quạt nho sĩ trong tay vẫn muốn điểm vào huyệt Khúc Trì của hắn. Quách Ngạo Bạch trở tay một cái, mũi kiếm vừa xuất ra liền thu lại, quạt đứt làm hai, trên đầu gối Thẩm Thất Sơn cũng có thêm hai lỗ kiếm, quỳ xuống đất. Quách Ngạo Bạch lại định đuổi theo, nhưng đã không còn thấy bóng dáng Ngã Thị Thùy.

Ngã Thị Thùy nhảy lên ngói nhà, chạy một hồi trên mái cong, gió sớm nổi lên thổi người mát mẻ, lúc này đã là tảng sáng.

Trăng xuyên qua tầng mây, lại chìm về phía tây, xanh biếc trong veo như một luồng ánh nước vẩy vào trên ngói nhà.

Ngã Thị Thùy cười nhạt, lấy Huyết Hà đồ trong người, đón ánh trăng mở ra. Hắn vừa nhìn liền giật mình, Huyết Hà đồ này chỉ là một cuộn giấy trắng, trên giấy viết mười sáu chữ như rồng bay phượng múa.

“Hà đồ hà đồ

Đã về thế gia

Chư vị phí công

Chấn Mi cáo lỗi”

Phía dưới ký tên bảy chữ “Giang Nam Bạch Y Phương Chấn Mi”. Ngã Thị Thùy đột nhiên đóng cuộn giấy lại, ngửa mặt lên trời thở ra một hơi, áo đen đón gió sớm phất phơ trên nóc nhà. Một vầng trăng tròn nhàn nhạt và điềm tĩnh trải trên người hắn, giống như một chiếc áo gấm màu sữa.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ôn Thụy An":Bố Y Thần Tướng Hệ LiệtDược Mã Hoàng HàGiang Sơn Như HọaKiếm Khí Trường GiangKinh Diễm Nhất ThươngLạc Nhật Đại KỳLưỡng Quảng Hào KiệtNhất Nộ Bạt KiếmÔn Nhu Nhất ĐaoSấm Đãng Giang HồThần Châu Vô ĐịchThí Kiếm Sơn TrangThiên Hạ Hữu TuyếtThiếu Niên Tứ Đại Danh BộThương Tâm Tiểu TiễnTịch Mịch Cao ThủTiểu Tuyết Sơ TìnhTriều Thiên Nhất CônTrường An Nhất ChiếnLong Hổ Phong Vân

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Long Hổ Phong Vân PDF của tác giả Ôn Thụy An nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Xóm Bàu Láng (Sơn Nam)
Đối với các bạn đọc nhiều thế hệ, nhà văn Sơn Nam được biết đến như một cây bút truyện ngắn xuất sắc, một nhà nghiên cứu về đất và người Nam Bộ. Thế nhưng, ít ai ngờ rằng, nhà văn Sơn Nam cũng có viết truyện dài và tiểu thuyết, tuy số lượng không nhiều, nhưng cũng tạo được một nét riêng từ phong cách Sơn Nam. Xóm Bàu Láng là một truyện dài được Sơn Nam viết cách nay gần 40 năm, giữa những ngày chiến tranh ác liệt, câu chuyện như một nhắc nhớ về một thời hoà bình, về một vùng quê, về nghĩa tình trong cuộc sống… giúp người dân vùng đô thị có điều gì đó tin tưởng và hoài vọng ở quê hương. Câu chuyện tưởng xưa cũ nhưng chất chứa nhiều giá trị nhân văn của đời sống thôn dã thuở yên bình không giặc giã, cái nghèo về kinh tế không làm người ta nghèo nghĩa khí, tình thương. “- Bộ mày muốn ăn cướp như tao hả? Vô ích. Xưa nay chưa thằng nào ăn cướp mà làm giàu, ngay tới mấy thằng chúa đảng cũng kiếm nghề khác. - Nghề gì, nhờ bác chỉ dạy. Tìm mua: Xóm Bàu Láng TiKi Lazada Shopee - Nghề giang hồ. Ông cha mày để lại lá quẻ tử vi, lá quẻ đựng trong cái trấp. Đó là khuyên răn kỹ lưỡng, bày con cháu nên lập tức dời chỗ ở.Lão lật ngược cái trấp, sờ vào mặt gỗ. - Dấu hiệu rành rành. Cái trấp này làm ở huyện Triều Dương tức là xứ Triều Châu. Ông bà của mày thời xưa qua đây với cái trấp. Nhờ cái trấp mà xứ Rạch Giá, Cà Mau, xứ Hà Tiên, Sóc Trăng trở nên sung túc.” (Trích Xóm Bàu Láng)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xóm Bàu Láng PDF của tác giả Sơn Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồn Việt Nam Trong Mỗi Chuyến Đi (Nguyễn Thị Huyền Ngân)
Đây không phải là cuốn sách hướng dẫn du lịch, mà là một tập tản văn, viết tản mạn sau mỗi chuyến đi. Chọn phương tiện di chuyển gai góc nhất (đi bộ, xe đạp, xe máy, xe đò, ghe xuồng,...) để thỏa mãn chất "bụi", thâm nhập hoàn hảo với thiên nhiên và con người ở từng nơi đi qua, thay vì chọn cách êm ả hưởng thụ với những điều kiện vật chất tính bằng sao. Nên độc giả cũng đừng thất vọng khi tập sách này không "dừng lại" (viết bài) những địa danh đã quá quen trong chương trình tour phổ biến, những địa điểm mà chỉ cần một cú nhấp chuột đã có thể biết tường tận từng chi tiết (Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, cố đô Huế, Nha Trang,...). Trong tập sách có những bài đã đăng các báo, một số khác được viết nháp, hoặc viết chú thích chi chít sau mỗi tấm hình ngay khi vừa trở về, nên có thể có những chi tiết, hình ảnh khác xa với hiện tại (dù sau này có đi lại nhiều lần). Nhưng tác giả xin được giữ nguyên "hồn thu thảo" cái cảm nhận của lần đầu tiên, như là: Cái thuở ban đầu đầy lưu luyến ấy Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên (Thế Lữ) Tìm mua: Hồn Việt Nam Trong Mỗi Chuyến Đi TiKi Lazada Shopee Trong tập sách còn vay mượn một vài bài của các thành viên "con", là những người luôn trung thành với loại hình du lịch độc đáo của gia đình. Cũng là một cách giữ lại nguyên vẹn cái cảm xúc trong trẻo, ngây thơ, mà nếu tác giả có viết lại, sẽ không thể hay hơn. Dù cố gắng nhiều, vẫn không thể tránh những thiếu xót, sơ xài về những nơi chốn đã qua. Mà đã là du lịch bụi thì không thể chi tiết. Vì còn mải mê bận "bụi"! Tháng 1 - 2016 Nguyễn Thị Huyền NgânĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồn Việt Nam Trong Mỗi Chuyến Đi PDF của tác giả Nguyễn Thị Huyền Ngân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thi Nhân Việt Nam (Hoài Thanh)
Lời nhà xuất bản 1941...1967 Hơn một phần tư thế kỷ đã nặng nề, dai dẳng trôi qua, và cũng ngót một phần tư thế kỷ, khói lửa đã bao trùm trên giải đất thân yêu: giải đất của một Dân tộc có một truyền thống lịch sử trên bốn ngàn năm Văn hiến! Khói lửa chiến chinh đã cướp mất bao nhiêu xương máu của giống nòi và khói lửa chiến chinh cùng đã cướp mất bao nhiêu tinh hoa của ‘ kho tàng Văn học" Đất Nước!... Và, chỉ mới có ngần ấy tháng năm thôi, mà bao nhiêu công trình Văn học đã bị mai một... theo tháng ngày!... Tìm mua: Thi Nhân Việt Nam TiKi Lazada Shopee ° Với mục đích sưu tập và bồi dưỡng lại nền Văn học nước nhà, chúng tôi không ngại, tuyển chọn tái bản một số Văn, Thi phẩm Tiền chiến. Trong số những Văn, Thi phẩm được tuyển chọn tái bản, có một số của các Văn, Thi gia mà, hiện thời, họ đang phục vụ cho chính quyền miền Bắc. Bởi, chúng tôi quan niệm rằng, những công trình sáng tác của họ, dù muốn dù không, cũng đã đánh dấu cho một giai đoạn lịch sử nền Văn học nước nhà. Và chính những công trìnnh đóng góp quý báu ấy, đã làm dồi dào thêm và tăng phần giá trị cho "kho tàng Văn học", không ít. Ngoài ra, khi đề cập đến họ, chúng tôi không vì mục đích chính trị hay một tham vọng nào khác. Vả lại, sống dưới sự kềm hãm của chế độ đảng trị, chúng ta không tin rằng họ sẽ sáng tác được những tác phẩm mà, tương đối có một tầm giá trị sâu rộng như những tác phẩm mà họ đã sáng tác trong thời Tiền chiến. SAIGON, 15 tháng 7 năm 1967 *** Thi nhân Việt Nam là tên cuốn sách vừa là hợp tuyển vừa là nghiên cứu, phê bình về phong trào thơ mới Việt Nam, do hai anh em nhà văn Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn. Đây là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kỳ thơ mới, ghi nhận lại những tên tuổi nhà thơ và những bài thơ giá trị trong khoảng 1932-1941. Cuốn sách bình luận theo phương pháp chủ quan, được nhiều nhà văn đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả. Thi nhân Việt Nam viết năm 1941, hoàn thành năm 1942, in lần đầu năm 1942 tại nhà in tư nhân Nguyễn Đức Phiên, và cho đến nay (2018) cuốn sách đã được tái bản rất nhiều lần. Cuốn sách ra đời ngay vào thời kỳ đỉnh cao của phong trào thơ mới (1941), khi các thi nhân ưu tú nhất của thời kỳ này, như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Vỹ, Đoàn Phú Tứ v.v. đã xuất bản những tác phẩm hay nhất của mình (như Gửi hương cho gió của Xuân Diệu, Lửa thiêng của Huy Cận, Thơ Hàn Mạc Tử, Thơ say của Vũ Hoàng Chương...), v. Thi nhân Việt Nam là một cuốn sách phê bình mang tính nghệ thuật ấn tượng, trong đó tác giả đã sử dụng óc chủ quan để cảm nhận và ghi lại những điều cảm nhận đó. Trong phần "Nhỏ to...", lời cuối sách, Hoài Thanh và Hoài Chân đã nói rõ: Có lẽ bạn đương chờ tôi phân ngôi thứ trong làng thơ xem ai nhất, ai nhì... Bạn sẽ thất vọng. Tôi chỉ ghi cảm tưởng xem thơ nên bài viết dài ngắn không chừng. Bạn cũng đừng so sánh thơ trích nhiều ít. Ai lại lấy số trang, số dòng mà định giá một nhà thơ? Có lẽ bạn đương chờ những bài nghiên cứu vô tư và khách quan. Bạn cũng sẽ thất vọng. Vô tư thì tôi đã vô tư hết sức, nhưng khách quan thì không. Tôi vẫn có thể vờ bộ khách quan và mặc cho những ý riêng của tôi cái lốt y phục của mọi người. Nhưng việc gì phải khổ thế? Chạy đi đâu cũng không thoát cái tôi thì tôi cứ là tôi vậy. Hay dở tính trời. Trong phần "Nhỏ to...", Hoài Thanh - Hoài Chân đã nói rằng tuy họ đã chọn lựa kỹ càng các tác phẩm, các tên tuổi tiêu biểu để đưa vào nhưng vẫn còn những sai sót. Những sai sót không phải nằm trong sách mà nằm ở ngoài: nhiều nhà thơ, bài thơ có giá trị nhưng vì lý do riêng nên không được đưa vào. Cuốn sách nói về 44 nhà thơ của phong trào thơ mới và thi nhân Tản Đà ở "ghế danh dự": Thế Lữ Vũ Đình Liên Lan Sơn Thanh Tịnh Thúc Tề Huy Thông Nguyễn Vỹ Đoàn Phú Tứ Xuân Diệu Huy Cận Tế Hanh Yến Lan Phạm Hầu Xuân Tâm Thu Hồng Bàng Bá Lân Nam Trân Đoàn Văn Cừ Anh Thơ Hàn Mạc Tử Chế Lan Viên Bích Khê J.Leiba Thái Can Vân Đài Đỗ Huy Nhiệm Lê Khánh Đồng Lưu Kỳ Linh Nguyễn Giang Quách Tấn Phan Khắc Khoan Thâm Tâm Phan Thanh Phước Lưu Trọng Lư Nguyễn Nhược Pháp Phan Văn Dật Đông Hồ Mộng Tuyết Nguyễn Xuân Huy Hằng Phương Nguyễn Bính Vũ Hoàng Chương Mộng Huyền Nguyễn Đình Thư T.T.Kh. Trần Huyền Trân Trong số này, người được đưa nhiều bài thơ lên nhất là Xuân Diệu (15 bài)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thi Nhân Việt Nam PDF của tác giả Hoài Thanh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thi Nhân Việt Nam (Hoài Thanh)
Lời nhà xuất bản 1941...1967 Hơn một phần tư thế kỷ đã nặng nề, dai dẳng trôi qua, và cũng ngót một phần tư thế kỷ, khói lửa đã bao trùm trên giải đất thân yêu: giải đất của một Dân tộc có một truyền thống lịch sử trên bốn ngàn năm Văn hiến! Khói lửa chiến chinh đã cướp mất bao nhiêu xương máu của giống nòi và khói lửa chiến chinh cùng đã cướp mất bao nhiêu tinh hoa của ‘ kho tàng Văn học" Đất Nước!... Và, chỉ mới có ngần ấy tháng năm thôi, mà bao nhiêu công trình Văn học đã bị mai một... theo tháng ngày!... Tìm mua: Thi Nhân Việt Nam TiKi Lazada Shopee ° Với mục đích sưu tập và bồi dưỡng lại nền Văn học nước nhà, chúng tôi không ngại, tuyển chọn tái bản một số Văn, Thi phẩm Tiền chiến. Trong số những Văn, Thi phẩm được tuyển chọn tái bản, có một số của các Văn, Thi gia mà, hiện thời, họ đang phục vụ cho chính quyền miền Bắc. Bởi, chúng tôi quan niệm rằng, những công trình sáng tác của họ, dù muốn dù không, cũng đã đánh dấu cho một giai đoạn lịch sử nền Văn học nước nhà. Và chính những công trìnnh đóng góp quý báu ấy, đã làm dồi dào thêm và tăng phần giá trị cho "kho tàng Văn học", không ít. Ngoài ra, khi đề cập đến họ, chúng tôi không vì mục đích chính trị hay một tham vọng nào khác. Vả lại, sống dưới sự kềm hãm của chế độ đảng trị, chúng ta không tin rằng họ sẽ sáng tác được những tác phẩm mà, tương đối có một tầm giá trị sâu rộng như những tác phẩm mà họ đã sáng tác trong thời Tiền chiến. SAIGON, 15 tháng 7 năm 1967 *** Thi nhân Việt Nam là tên cuốn sách vừa là hợp tuyển vừa là nghiên cứu, phê bình về phong trào thơ mới Việt Nam, do hai anh em nhà văn Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn. Đây là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kỳ thơ mới, ghi nhận lại những tên tuổi nhà thơ và những bài thơ giá trị trong khoảng 1932-1941. Cuốn sách bình luận theo phương pháp chủ quan, được nhiều nhà văn đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả. Thi nhân Việt Nam viết năm 1941, hoàn thành năm 1942, in lần đầu năm 1942 tại nhà in tư nhân Nguyễn Đức Phiên, và cho đến nay (2018) cuốn sách đã được tái bản rất nhiều lần. Cuốn sách ra đời ngay vào thời kỳ đỉnh cao của phong trào thơ mới (1941), khi các thi nhân ưu tú nhất của thời kỳ này, như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Vỹ, Đoàn Phú Tứ v.v. đã xuất bản những tác phẩm hay nhất của mình (như Gửi hương cho gió của Xuân Diệu, Lửa thiêng của Huy Cận, Thơ Hàn Mạc Tử, Thơ say của Vũ Hoàng Chương...), v. Thi nhân Việt Nam là một cuốn sách phê bình mang tính nghệ thuật ấn tượng, trong đó tác giả đã sử dụng óc chủ quan để cảm nhận và ghi lại những điều cảm nhận đó. Trong phần "Nhỏ to...", lời cuối sách, Hoài Thanh và Hoài Chân đã nói rõ: Có lẽ bạn đương chờ tôi phân ngôi thứ trong làng thơ xem ai nhất, ai nhì... Bạn sẽ thất vọng. Tôi chỉ ghi cảm tưởng xem thơ nên bài viết dài ngắn không chừng. Bạn cũng đừng so sánh thơ trích nhiều ít. Ai lại lấy số trang, số dòng mà định giá một nhà thơ? Có lẽ bạn đương chờ những bài nghiên cứu vô tư và khách quan. Bạn cũng sẽ thất vọng. Vô tư thì tôi đã vô tư hết sức, nhưng khách quan thì không. Tôi vẫn có thể vờ bộ khách quan và mặc cho những ý riêng của tôi cái lốt y phục của mọi người. Nhưng việc gì phải khổ thế? Chạy đi đâu cũng không thoát cái tôi thì tôi cứ là tôi vậy. Hay dở tính trời. Trong phần "Nhỏ to...", Hoài Thanh - Hoài Chân đã nói rằng tuy họ đã chọn lựa kỹ càng các tác phẩm, các tên tuổi tiêu biểu để đưa vào nhưng vẫn còn những sai sót. Những sai sót không phải nằm trong sách mà nằm ở ngoài: nhiều nhà thơ, bài thơ có giá trị nhưng vì lý do riêng nên không được đưa vào. Cuốn sách nói về 44 nhà thơ của phong trào thơ mới và thi nhân Tản Đà ở "ghế danh dự": Thế Lữ Vũ Đình Liên Lan Sơn Thanh Tịnh Thúc Tề Huy Thông Nguyễn Vỹ Đoàn Phú Tứ Xuân Diệu Huy Cận Tế Hanh Yến Lan Phạm Hầu Xuân Tâm Thu Hồng Bàng Bá Lân Nam Trân Đoàn Văn Cừ Anh Thơ Hàn Mạc Tử Chế Lan Viên Bích Khê J.Leiba Thái Can Vân Đài Đỗ Huy Nhiệm Lê Khánh Đồng Lưu Kỳ Linh Nguyễn Giang Quách Tấn Phan Khắc Khoan Thâm Tâm Phan Thanh Phước Lưu Trọng Lư Nguyễn Nhược Pháp Phan Văn Dật Đông Hồ Mộng Tuyết Nguyễn Xuân Huy Hằng Phương Nguyễn Bính Vũ Hoàng Chương Mộng Huyền Nguyễn Đình Thư T.T.Kh. Trần Huyền Trân Trong số này, người được đưa nhiều bài thơ lên nhất là Xuân Diệu (15 bài)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thi Nhân Việt Nam PDF của tác giả Hoài Thanh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.