Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Khi Nào Cướp Nhà Băng (Stephen J. Dubner)

Steven D. Levitt và Stephen J. Dubner là hai cái tên không hề xa lạ với độc giả Việt Nam, với những tựa sách "Kinh tế học hài hước", "Siêu kinh tế học hài hước", "Tư duy như một kẻ lập dị". Và lần này, hai nhà kinh tế học trẻ người Mỹ lại trở lại với bạn đọc qua những câu hỏi kỳ lạ cùng những câu trả lời độc và dị không kém trong cuốn sách Khi nào cướp nhà băng. Qua tác phẩm mới nhất này, những người yêu thích các tác giả của "Kinh tế học hài hước" - cuốn sách từng giữ vị trí sách bán chạy nhất của báo New York Times - sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi “oái oăm” như:

- Tại sao nên cướp nhà băng vào buổi sáng thứ Sáu mỗi tuần?

- Tại sao chúng ta chẳng bao giờ đưa tiền boa cho tiếp viên hàng không?

- Tại sao Pepsi sẽ không trả cả đống tiền để mua công thức bí mật bị đánh cắp của Coca Cola?

- Mua vé máy bay giá rẻ liệu có tốt hay không?… Tìm mua: Khi Nào Cướp Nhà Băng TiKi Lazada Shopee

Chắc chắn, khi đọc cuốn sách này, bạn đọc sẽ bắt gặp những khoảnh khắc khiến các bạn ồ lên vì thú vị, thậm chí là bật cười vì sự độc đáo và hài hước của câu chuyện mà các tác giả mang lại. Nhưng không chỉ hài hước, đó còn là những thực trạng có phần phi lý đang tồn tại ngay trước mắt mà chúng ta không hề hay biết (hoặc không đủ hài hước để nhận ra, cũng có thể là như vậy).

***

Steven D. Levitt, nhà kinh tế học trẻ đang giảng dạy tại đại học Chicago (Mỹ) và Stephen J. Dubner là nhà báo, nhà văn nổi tiếng, tác giả nhiều bài viết sắc sảo trên các tờ The New Yorker và New York Times, gặp nhau và cùng giải quyết nhiều vấn đề cuộc sống từ góc độ kinh tế học không hàn lâm mà thiên về những phân tích xã hội, nhân sinh. Ví dụ: khảo sát thị trường mại dâm Mỹ để phô bày nhiều quan niệm, hành xử của người Mỹ với tình dục ngoài hôn nhân qua các thời kỳ, người môi giới bán dâm thì khác gì với người môi giới... nhà đất và giống gì với ông già Noel? Vì sao người ta lại chịu chung sống với sự vô cảm trong lúc bỏ hoang những suy nghĩ giúp mình vị tha hơn? Truyền thông đã làm gì trong việc thổi bùng nỗi sợ cái chết hiếm hoi do cá mập mang tới trong khi lại bình thường hoá những ca tử vong vì tai nạn giao thông? Làm sao để các cảnh sát và chính trị gia ba hoa nước Mỹ bớt hoang tưởng về "thành tựu" trong việc hạn chế tệ nạn xã hội?

Hai cuốn sách này giúp người đọc khám phá những phép màu của tư duy; bằng sự tinh tường, hài hước, thông minh đó mà nhiều hiện tượng xã hội được giải mã phía sau những quan điểm kinh tế học khiến người đọc dễ dàng bị hấp dẫn, chinh phục một cách bất ngờ!

***

Cuốn sách Khi nào cướp nhà băng là cuốn sách mới nhất trong series Kinh tế học hài hước nổi tiếng của 2 tác giả Steve D. Levitt và Stephen J. Dubner. Với tựa đề sách khá tò mò, những trích dẫn khá hài hước như tại sao giá xăng tăng lại đáng mừng hơn đáng lo, tại sao gian lận và doping lại tốt cho thể thao và tốt ở khía cạnh nào…và không thể không kể đến giọng văn lạ lùng, lan man rời rạc nhưng khá thâm thúy đầy nét quen thuộc của các tác giả. Tuy vậy, trước khi quyết định đây có thực sự là một cuốn sách đáng đọc, hãy cùng Review Sách điểm qua những nét chuẩn và chưa chuẩn của cuốn sách này nhé

Hãy đọc chương cuối cùng trước khi đọc nốt các chương còn lại

Như tuyên bố của tác giả, cuốn sách này là tập hợp của những bài viết trên blog của 2 vị, nên chúng ta hoàn toàn có thể đọc bất kỳ bài nào nếu muốn. Nếu không muốn ngủ gục và vứt luôn cuốn sách vào sọt rác, hãy lướt ngay các chương trước đó và tập trung đọc chương cuối cùng, nơi tập hợp những bài viết có thể xem là hay nhất của tác giả. Điểm cộng đầu tiên là cách nhìn cực kỳ hài hước đúng theo phong cách Tư duy như một kẻ lập dị. Ấn tượng từ tiêu đề cho tới nội dung, chương 8 “Khi đã là dân Jet” mang tới cho độc giả những cái nhìn độc và lạ về cuộc sống thường ngày dưới con mắt của các nhà kinh tế học. Bởi những bài viết này không mang tính học thuật, không có viết với ngôn ngữ chuyên môn nên rất dễ hiểu với cả những người có trình độ phổ thông. Hãy cùng đọc thử bài viết về cách nhìn nhận vấn đề cho tiền người ăn xin, các nhà kinh tế sẽ làm gì?

“Trường hợp giả định là bạn đang đi đến một góc phố hẹp, bên trái là một người bán hàng rong đang bán bánh mỳ kẹp thịt, bên phải là một người ăn xin đang nằm lề đường với cái nón chìa ra. Bạn đang có 10$ trong tay thì bạn sẽ làm gì?”

Mark Cuban, khi được tác giả hỏi, đã lập tức trả lời, bỏ qua và bước đi, không mua bánh mỳ và cũng không cho người ăn xin một đồng nào. Đừng quên ông ấy là một doanh nhân thành đạt và là chủ sở hữu một đội bóng rổ. Một thầy giáo dạy kinh doanh là Arthur Brooks thì đưa ra nhiều lựa chọn, ông ấy hoặc mua cho gã ăn xin một ổ bánh mỳ, hoặc nếu bận quá thì đưa tiền cho gã luôn. Nhà kinh tế Tyler Cowen, tác giả của nhiều blog nổi tiếng thì chọn giải pháp mua bánh mỳ kẹp thịt và bước đi (chứ không phải mua cho gã ăn xin nhé). Còn có 2 người nữa trong buổi phỏng vấn thì một người cho tiền gã ăn xin, một người trả lời vòng vo hơn cả triết học Mác và dĩ nhiên nhiều người không hiểu ông ta đang nói cái gì. Chắc hẳn ông cuối cùng được phỏng vấn không hiểu câu hỏi hoặc không dám trả lời.

Vậy câu trả lời của 2 nhà kinh tế học của chúng ta là gì, có ai ngờ được kết cục tác giả kết luận là gì không. Ông ấy, dĩ nhiên là bỏ qua không cho tiền người ăn xin, mà từ thiện 10$ cho người lao động bán bánh mỳ chân chính….

Đấy mới chỉ là một bài viết trong tổng số hơn chục bài trong chương 8 có cái kết bất ngờ. Những bài học vỡ lòng từ Kinh tế học cướp biển nhập môn, có nên hối lộ trẻ nhiều tiền để trẻ chăm chỉ học tập, hay tác hại của việc nhà hàng nổi tiếng bán gà thiu (bị hỏng) nhưng vẫn bắt khách hàng trả tiền…!!! Đây là những bài viết độc đáo và hấp dẫn đến mức bạn không thể bỏ cuốn sách xuống mà không đọc nốt những bài viết kế tiếp. Xét về riêng chương cuối cùng này, xứng đáng với điểm 10 cho chất lượng

Những chương sách còn lại, không dễ đọc cho những người không am hiểu về thị trường, kinh tế, xã hội

Nếu bạn không phải là một nhân viên marketing, không phải là một nhà kinh tế học, lại là một người chỉ quan tâm đến giá xăng tăng hay giảm mỗi ngày, hoặc thích đọc tin lá cải nhiều hơn tin kinh tế, thì nên bỏ qua những chương còn lại. Bởi để đọc được,hiểu được thâm ý của tác giả, cần có những kiến thức chuyên môn nhất định. Cũng bởi vì “Khi nào cướp nhà băng” có cách viết phong cách khá ngắn gọn về ẩn ý nhưng lại dài dòng với nhiều nội dung không cần thiết, sẽ rất nhiều độc giả sốc khi đọc hết bài viết mà chẳng hiểu gì, chả thấy hài hước gì, chả ngấm được gì. Để tránh những số phận bi thảm cho cuốn sách như vứt vào sọt rác hay ẩm mốc trên kệ sách, hãy thương tình và nâng niu nó bằng cách dừng đọc!

Tuy vậy, xét về mặt chuyên môn, đây là một cuốn sách cực kỳ hay. Những kiến thức kinh tế lồng ghép với cách nhìn thú vị, đặc biệt là sự giả dối của những con số thống kê, như chính các tác giả đã vạch trần, là một món ăn thú vị cho những nhà nghiên cứu thị trường. Dân kinh tế thì lại càng khó có thể bỏ qua cuốn sách này, nhất là vào những chiều mưa cuối tuần, bên một tách cafe.

Để kết thúc bài review cho cuốn “Khi nào cướp nhà băng” này, hy vọng khi bạn quyết định đọc nó, chí ít bạn cũng hiểu được tại sao Pepsi không trả cả đống tiền để đổi lấy công thức bí mật bị đánh cắp của Coca-cola, hay thận trọng hơn trong việc chọn mua vé máy bay giá rẻ!!!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khi Nào Cướp Nhà Băng PDF của tác giả Stephen J. Dubner nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Freud Đã Thực Sự Nói Gì (David Stafford-Clark)
Một người sáng đi ra định bắt tay vào một công việc quan trọng. Ra ngõ gặp gái liền quay về, hôm ấy không đi nữa. Đúng là mê tín. Một người thứ hai cũng ra đi, lỡ chân bước hụt tam cấp suýt ngã. Cho là điềm gở cũng không chịu đi nữa. Một nhà “khoa học” cười là mê tín. Nhưng nếu hỏi Freud ông sẽ bảo người này làm đúng. Vì lỡ chân suýt ngã không phải là điềm gở mà biểu hiện một vướng mắc trong tâm tư, cho biết là người kia chưa thực sự sẵn sàng hào hứng bắt tay vào công việc định làm. Sự kiện “lỡ chân” ấy là biểu hiện của vô thức. Freud không phải người đầu tiên nêu lên khái niệm vô thức nhưng là người đầu tiên bày ra cái “thuật” để thăm dò tìm hiểu vô thức và từ đó để chữa những bệnh rối nhiễu tâm lý. Thuật phân tâmSigmund Freud (1856 - 1939) xuất thân là một bác sĩ sinh ra và lớn lên ở Viên, thủ đô nước Áo vào cuối thế kỷ XIX là một nước lớn ở Tây Âu. Là một bác sĩ xuất sắc, Freud đã tiếp nhận sâu sắc những phương pháp cơ bản của y học Âu châu vào cuối thế kỷ XIX với 2 bộ phận chủ yếu: một bên là lâm sàng kỹ lưỡng rồi vận dụng những phương tiện vật lý học nghiên cứu thể chất con người, tạo nên một nền y khoa sinh học, phát hiện những thực tổn và căn nguyên của các bệnh tật. Mỗi một giả thuyết đều phải được chứng minh thông qua thực nghiệm. Tốt nghiệp y khoa, Freud vào công tác ở một phòng thí nghiệm sinh lý thần kinh và đã có những công trình đáng kể về mặt này. Nhưng theo Freud ghi lại trong hồi ức thì cần phải tìm một nghề có thù lao khá hơn là làm phòng thí nghiệm, nên phải chuyển sang nghề chữa bệnh và ông đã đi vào chuyên khoa các bệnh gọi là thần kinh. Vào thời ấy, mặc dù giải phẫu sinh lý thần kinh và bộ não đã có những thành tựu đáng kể, ngành y vẫn vấp phải một loại hiện tượng tâm lý, dù hết sức tìm tòi cũng không thể nào phát hiện được tổn thương thực thể, bệnh không để lại một dấu tích thể chất nào cả, thật là những bệnh “vô tích sự”.Đặc biệt là một chứng bệnh khá phổ biến, với một loại triệu chứng xuất hiện từng cơn, hiện ra, biến mất, đột xuất không hiểu vì đâu. Cứ như là bệnh nhân đóng kịch vậy, bỗng nhiên liệt chân không đi được, mù không thấy, câm tịt không nói nữa, rồi một lúc nào đó bệnh lại biến mất. Y học gọi đó là hystêri. Các bác sĩ thời ấy, người thì nhún vai bĩu môi bảo là bệnh tưởng tượng, chẳng cần quan tâm đến, người thì cho rằng thế nào rồi vật lý học tiến lên sẽ tìm ra tổn thương ở hệ thần kinh, nhất là ở não, người thì cho rằng phải tìm nguyên nhân không phải trong thể chất mà trong cái “tâm”. Nhưng lý luận thế nào thì chưa rõ, bệnh nhân và gia đình vẫn đòi hỏi được chăm chữa. Bắt đầu, Freud dùng phương pháp thôi miên được thông dụng thời ấy. Kết quả nhiều khi ngoạn mục, có những bệnh nhân bại liệt hàng tháng, mù câm, đau bụng, đau đầu, nhức xương kinh niên, sau thôi miên “thầy” chỉ cần bảo: đứng dậy mà đi, nói đi, bệnh của anh hết rồi, là lành bệnh. Freud và ông bạn chí thân là Bruer vận dụng thôi miên bắt đầu nổi tiếng. Nhưng dần thấy rõ kết quả thôi miên không được lâu dài và sau một thời gian, hết chứng này lại xuất hiện những hiện tượng khó hiểu. Trong bệnh hystêri có những ca bệnh nhân tưởng tượng là mình có thai, bụng phình lên và tâm tư thay đổi đúng như một người thai nghén. Một hôm, một phụ nữ xinh đẹp xông vào phòng khám của bác sĩ Breuer bảo: tôi sắp sinh con của ông đấy. Breuer hoảng hốt vì đã có có vợ con, phải bỏ trốn khỏi thành phố Viên mấy tuần sau đó, bỏ luôn cả nghề chữa bệnh thần kinh. Freud vẫn tiếp tục, rồi phát hiện ra là những người hystêri như vậy có những nét tâm lý đặc biệt và khác với người bình thường, có những hành vi, những lời nói hình như bị ai xui khiến không làm chủ được. Bình thường trong cuộc sống hàng ngày, phải đối phó với thế giới vật chất và phản ứng của những người khác trong một nền văn hóa xã hội nhất định, cho nên mọi hành vi đều phải có ý thức để thích nghi với thực tế. Làm việc gì thường có ý định, có ý nghĩa, tức là phù hợp với hoàn cảnh thực tế, có lý lẽ phù hợp với lý lẽ thông thường của xã hội. Nhưng cũng có biết bao hành vi vô lý, vô nghĩa, làm như con người bị “ma quỷ” nào thúc ép hay cấm đoán. Điển hình nhất là những giấc mộng diễn ra bất kể thời gian, không gian nào với những câu chuyện vô lý nhất. Freud dần dần nhận ra những triệu chứng của nhiều bệnh nhân, cùng với giấc mộng, những hành vi lỡ tay, lỡ lời đều là những hiện tượng rất gần gũi nhau và phỏng đoán từ những hiện tượng này đều có đường dẫn đến những cấu trúc và cơ chế của vô thức. Tìm mua: Freud Đã Thực Sự Nói Gì TiKi Lazada Shopee Muốn hiểu phân tâm học, bước đầu tiên là phải hiểu cái thuật phân tâm là phương pháp cơ bản để nhìn vào vô thức và chữa trị bệnh nhân. Và muốn phê phán phân tâm học không thể bắt nguồn từ triết lý, từ hệ tư tưởng mà từ sự đối chiếu kết quả chẩn đoán và chữa trị các rối nhiễu tâm lý. Luận thuyết phân tâm họcVới cái vốn học vấn đồ sộ của bản thân, Freud không thể bằng lòng với kinh nghiệm chữa bệnh thuần túy. Từ những kinh nghiệm cụ thể, Freud đã kiến tạo ra một hệ thống những khái niệm cơ bản để lý giải những phức tạp của tâm lý học. Hệ thống ấy gọi là métapsychologie, có người dịch là siêu tâm lý học. Thực chất đây không có gì là siêu nhiên cả, đây là một luận thuyết trong nhiều luận thuyết khác của tâm lý học. Bài tựa này không đi sâu vào những khái niệm sẽ được trình bày trong sách, chỉ nêu lên ý nghĩa của một vài từ. Luận thuyết Freud mang tính thứ nhất là topique. Topos là vị trí, khu trú, có ý xem cái tâm của con người được chia ra thành những khu riêng biệt với nhân cách con người có những ngôi riêng biệt với những vị trí riêng biệt. Luận điểm cơ bản thứ hai mang tên là dynamique, có ý nói là mọi hành vi hiện tượng tâm lý đều phải có một nguồn năng lượng mới thể hiện ra được và cái tâm thường xuyên ở vào tình trạng động với một xu thế chuyển động nhất định. Luận điểm thứ ba ông gọi là économique tức kinh tế, ở đây phải hiểu theo nghĩa là nguồn năng lượng nói trên được phân phối như thế nào, đầu tư vào đâu. Cái lực thúc đẩy tâm lý học thường gọi là bản năng (instinct) và nhận ra hai bản năng cơ bản: bản năng bảo vệ sự tồn tại của cá thể và bản năng bảo đảm sự tái sinh sản nòi giống. Lúc đầu Freud cũng chấp nhận hai bản năng này, nhưng sau nhiều năm tiếp xúc với thực tiễn và nghiền ngẫm, ông đã đi đến kết luận là có hai bản năng (ông gọi là xung năng - tiếng Pháp: pulsion - tiếng Anh: drive - tiếng Đức: Triebe): một là Eros vừa là tính dục vừa là xung năng sống, hai là Thanatos tức là xung năng chết. Ông cho rằng sinh ra là ngay từ đầu con người đã mang trong mình bản chất cái chết, chứ không phải trong con người chỉ có bản năng tự bảo tồn để sống mãi. Luận thuyết này đã gây ra những tranh cãi hết sức sôi nổi, đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Một điều đáng chú ý là Freud từ những hiện tượng bệnh lý của người lớn đã vạch ra cả một quá trình phát triển tâm lý suốt thời bé và nhấn mạnh những gì đã xảy ra vào thời tấm bé có ảnh hưởng quyết định đến cả cuộc đời của một con người. Freud chỉ quan sát con của ông một vài lần và chỉ nghiên cứu một ca bệnh trẻ em, thế mà những khái niệm và luận điểm ông nêu lên về sự phát triển tâm lý ở tuổi bé phần lớn sau này được những học giả chuyên về trẻ em công nhận là đúng. Ngày nay, giở bất kỳ một quyển sách khoa tâm lý nào, của bất kỳ nước nào (quyển Tâm lý học Trung Quốc chúng tôi mới nhận được năm 1996) cũng thấy trình bày những khái niệm Freud đã đưa ra. Học tập nghiên cứu tâm lý, nhất là tâm lý trẻ em không thể không biết đến phân tâm học.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Freud Đã Thực Sự Nói Gì PDF của tác giả David Stafford-Clark nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chinh Phục Tình Yêu (Judi Vitale)
Mục lục Chương 1 Bạch Dương (21 tháng Ba - 20 tháng Tư) Nhiệm vụ của bạn: Khiến Bạch Dương nghĩ rằng chàng đã chinh phục được bạn Chương 2 Kim Ngưu (21 tháng Tư - 20 tháng Năm) Nhiệm vụ của bạn: Khiến Kim Ngưu cảm thấy bình yên, ấm áp và được chiều chuộng Chương 3 Song Tử (21 tháng Năm - 20 tháng Sáu) Nhiệm vụ của bạn: Để chàng tự do, hoặc giả bộ như vậy, dù bất cứ chuyện gì xảy ra Chương 4 Cự Giải: (21 tháng Sáu - 21 tháng Bảy) Nhiệm vụ của bạn: Để chàng chăm sóc bạn Tìm mua: Chinh Phục Tình Yêu TiKi Lazada Shopee Chương 5 Sư Tử (22 tháng Bảy - 22 tháng Tám) Nhiệm vụ của bạn: Hãy đánh vào cái tôi của chàng Chương 6 Xử Nữ (23 tháng Tám - 21 tháng Chín) Nhiệm vụ của bạn: Hãy để chàng giải quyết những việc quan trọng Chương 7 Thiên Bình (23 tháng Chín - 21 tháng Mười) Nhiệm vụ của bạn: Hãy làm cho chàng nghĩ mình luôn có quyền lựa chọn Chương 8 Bọ Cạp (22 tháng Mười - 21 tháng Mười một) Nhiệm vụ của bạn: Hãy nói “Vâng” nếu không sẽ phải gọi “Chú” Chương 9 Nhân Mã (22 tháng Mười một - 20 tháng Mười hai) Nhiệm vụ của bạn: Yêu thương, cười đùa và sống theo cách của bạn Chương 10 Ma Kết (21 tháng Mười hai - 19 tháng Một) Nhiệm vụ của bạn: Tôn trọng quyền lực của chàng Chương 11 Bảo Bình (20 tháng Một - 19 tháng Hai) Nhiệm vụ của bạn: Hãy trở thành người bạn tri kỷ của chàng Chương 12 Song Ngư (21 tháng Tư - 20 tháng Năm) Nhiệm vụ của bạn: Hãy kiên nhẫn và thật dịu dàng với Song NgưĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chinh Phục Tình Yêu PDF của tác giả Judi Vitale nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Xuyên Qua Nỗi Sợ (Susan Jeffers)
MỤC LỤC LỜI NGỎ CHO ẤN BẢN KỶ NIỆM 20 NĂM GIỚI THIỆU MỞ RA CÁNH CỬA 1 - BẠN SỢ ĐIỀU GÌ… VÀ TẠI SAO? Tìm mua: Xuyên Qua Nỗi Sợ TiKi Lazada Shopee 2 - BẠN KHÔNG THỂ GẠT BỎ NỖI SỢ ẤY SAO? 3 - BIẾN ĐAU KHỔ THÀNH SỨC MẠNH 4 - DÙ MUỐN HAY KHÔNG… ĐÓ VẪN LÀ BẠN 5 - TINH THẦN POLLYANNA 6 - KHI“HỌ” KHÔNG MUỐN BẠN LỚN LÊN 7 - LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH BẤT-BẠI? 8 - CUỘC SỐNG CỦA BẠN “TRỌN VẸN” ĐẾN MỨC NÀO? 9 - CHỈ CẦN GẬT ĐẦU VÀ NÓI“SẴN SÀNG ĐÓN NHẬN” 10 - HÃY CHỌN TÌNH YÊU VÀ NIỀM TIN 11 - LẤP ĐẦY KHOẢNG TRỐNG NỘI TẠI 12 - HÃY CÒN RẤT NHIỀU THỜI GIAN VỀ TÁC GIẢ LỜI NGỎ CHO ẤN BẢN KỶ NIỆM 20 NĂM Tôi tin vào phép màu… và sự thành công của “Xuyên Qua Nỗi Sợ” chính là một phép màu đối với tôi. Ban đầu, nhiều nhà xuất bản từ chối in quyển sách này đến nỗi tôi gần như đã bỏ cuộc. Thử hỏi, nếu bạn nhận được một lá thư từ chối, trong đó viết rằng: “Ngay cả khi Công nương Diana khỏa thân đạp xe xuống phố để tặng quyển sách này thì cũng chẳng ai đọc”, liệu bạn có tiếp tục nỗ lực nữa không? Đúng là tôi đã quẳng bản thảo này vào ngăn tủ và gần như quên bẵng. Cho đến một ngày, tôi dọn ngăn tủ… và trông thấy nó… nằm đó đợi mình. Tôi ngồi xuống, đọc lại bản thảo và không thể không cảm thấy rằng đây thực sự là một quyển sách có giá trị. Lần này, tôi thề với lòng: “Mình sẽ tìm cách để ‘Xuyên Qua Nỗi Sợ’ đến với công chúng!”. Tôi cố gắng một lần nữa. Với quyết tâm cao độ và sự giúp đỡ của Dominick Abel, người đại diện của tôi, cuối cùng tôi đã tìm được một nhà xuất bản cho quyển sách của mình. Đã hai mươi năm trôi qua kể từ khi “Xuyên Qua Nỗi Sợ” ra mắt lần đầu tiên. Ngày nay, quyển sách này đã có mặt tại hơn một trăm quốc gia và được dịch ra hơn ba mươi thứ tiếng khác nhau. Và con số đó vẫn không ngừng tăng lên. Điều đó cho thấy những gì tôi viết vẫn phù hợp với cuộc sống hiện nay… nếu không muốn nói là còn thiết yếu hơn cả trước kia! Dù ẩn dưới hình thức nào thì nỗi sợ hãi vẫn luôn là một phần không thể tách rời trong cuộc sống của chúng ta. Những lá thư cảm ơn tôi nhận được từ khắp nơi trên thế giới đã cho thấy, bất luận chúng ta là ai, sống ở đâu, trải nghiệm sống ra sao, thì tất cả đều mang trong mình một nỗi sợ nào đó. Tuy vậy, đừng vì sợ hãi mà ta đánh mất cuộc sống tươi đẹp, phong phú vốn có. Chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua nỗi sợ bằng cách thường xuyên áp dụng những phương pháp hiệu quả mà tôi sẽ trình bày cặn kẽ ở phần sau. Xin cảm ơn những bạn đọc đã phản hồi để giúp tôi hiểu “Xuyên Qua Nỗi Sợ” đã tạo ra sự khác biệt lớn lao trong cuộc sống của họ như thế nào. Điều đó khiến tôi cảm thấy đặc biệt vui sướng vì biết mình có thể tác động tích cực đến cuộc sống của nhiều người. Riêng với bạn, người lần đầu tiên cầm quyển sách này, hãy tin tôi đi, những nỗi sợ không thể cản bước bạn đâu. Bạn sẽ học được cách đi qua nỗi sợ - tất cả những nỗi sợ bấy lâu của bạn - bằng sức mạnh, lòng hứng khởi và tình yêu. Đó chính là thông điệp tôi muốn gửi đến bạn qua quyển sách này. Rồi bạn sẽ thấy những khái niệm, công cụ sắp được giới thiệu tới đây có ý nghĩa sử dụng trong suốt cuộc đời. Hãy ghi nhớ thật kỹ, để mỗi khi phải đối diện với một thử thách - nỗi sợ - mới, bạn chỉ cần mở “hộp công cụ” và tìm đến phần mạnh mẽ nhất trong đó. Bạn sẽ hết sức ngạc nhiên khi nhận ra mình có một sức mạnh tiềm ẩn phi thường: sức mạnh để yêu thương, sức mạnh để thành công và sức mạnh để giúp đỡ mọi người theo cách riêng của mình. Hành trình đến với sức mạnh nội tại thật thú vị và đáng tưởng thưởng, và tôi rất vui được đồng hành với bạn trong những bước chân đầu tiên trên con đường ấy. Thân mến, Susan JeffersĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xuyên Qua Nỗi Sợ PDF của tác giả Susan Jeffers nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Xuyên Qua Nỗi Sợ (Susan Jeffers)
MỤC LỤC LỜI NGỎ CHO ẤN BẢN KỶ NIỆM 20 NĂM GIỚI THIỆU MỞ RA CÁNH CỬA 1 - BẠN SỢ ĐIỀU GÌ… VÀ TẠI SAO? Tìm mua: Xuyên Qua Nỗi Sợ TiKi Lazada Shopee 2 - BẠN KHÔNG THỂ GẠT BỎ NỖI SỢ ẤY SAO? 3 - BIẾN ĐAU KHỔ THÀNH SỨC MẠNH 4 - DÙ MUỐN HAY KHÔNG… ĐÓ VẪN LÀ BẠN 5 - TINH THẦN POLLYANNA 6 - KHI“HỌ” KHÔNG MUỐN BẠN LỚN LÊN 7 - LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH BẤT-BẠI? 8 - CUỘC SỐNG CỦA BẠN “TRỌN VẸN” ĐẾN MỨC NÀO? 9 - CHỈ CẦN GẬT ĐẦU VÀ NÓI“SẴN SÀNG ĐÓN NHẬN” 10 - HÃY CHỌN TÌNH YÊU VÀ NIỀM TIN 11 - LẤP ĐẦY KHOẢNG TRỐNG NỘI TẠI 12 - HÃY CÒN RẤT NHIỀU THỜI GIAN VỀ TÁC GIẢ LỜI NGỎ CHO ẤN BẢN KỶ NIỆM 20 NĂM Tôi tin vào phép màu… và sự thành công của “Xuyên Qua Nỗi Sợ” chính là một phép màu đối với tôi. Ban đầu, nhiều nhà xuất bản từ chối in quyển sách này đến nỗi tôi gần như đã bỏ cuộc. Thử hỏi, nếu bạn nhận được một lá thư từ chối, trong đó viết rằng: “Ngay cả khi Công nương Diana khỏa thân đạp xe xuống phố để tặng quyển sách này thì cũng chẳng ai đọc”, liệu bạn có tiếp tục nỗ lực nữa không? Đúng là tôi đã quẳng bản thảo này vào ngăn tủ và gần như quên bẵng. Cho đến một ngày, tôi dọn ngăn tủ… và trông thấy nó… nằm đó đợi mình. Tôi ngồi xuống, đọc lại bản thảo và không thể không cảm thấy rằng đây thực sự là một quyển sách có giá trị. Lần này, tôi thề với lòng: “Mình sẽ tìm cách để ‘Xuyên Qua Nỗi Sợ’ đến với công chúng!”. Tôi cố gắng một lần nữa. Với quyết tâm cao độ và sự giúp đỡ của Dominick Abel, người đại diện của tôi, cuối cùng tôi đã tìm được một nhà xuất bản cho quyển sách của mình. Đã hai mươi năm trôi qua kể từ khi “Xuyên Qua Nỗi Sợ” ra mắt lần đầu tiên. Ngày nay, quyển sách này đã có mặt tại hơn một trăm quốc gia và được dịch ra hơn ba mươi thứ tiếng khác nhau. Và con số đó vẫn không ngừng tăng lên. Điều đó cho thấy những gì tôi viết vẫn phù hợp với cuộc sống hiện nay… nếu không muốn nói là còn thiết yếu hơn cả trước kia! Dù ẩn dưới hình thức nào thì nỗi sợ hãi vẫn luôn là một phần không thể tách rời trong cuộc sống của chúng ta. Những lá thư cảm ơn tôi nhận được từ khắp nơi trên thế giới đã cho thấy, bất luận chúng ta là ai, sống ở đâu, trải nghiệm sống ra sao, thì tất cả đều mang trong mình một nỗi sợ nào đó. Tuy vậy, đừng vì sợ hãi mà ta đánh mất cuộc sống tươi đẹp, phong phú vốn có. Chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua nỗi sợ bằng cách thường xuyên áp dụng những phương pháp hiệu quả mà tôi sẽ trình bày cặn kẽ ở phần sau. Xin cảm ơn những bạn đọc đã phản hồi để giúp tôi hiểu “Xuyên Qua Nỗi Sợ” đã tạo ra sự khác biệt lớn lao trong cuộc sống của họ như thế nào. Điều đó khiến tôi cảm thấy đặc biệt vui sướng vì biết mình có thể tác động tích cực đến cuộc sống của nhiều người. Riêng với bạn, người lần đầu tiên cầm quyển sách này, hãy tin tôi đi, những nỗi sợ không thể cản bước bạn đâu. Bạn sẽ học được cách đi qua nỗi sợ - tất cả những nỗi sợ bấy lâu của bạn - bằng sức mạnh, lòng hứng khởi và tình yêu. Đó chính là thông điệp tôi muốn gửi đến bạn qua quyển sách này. Rồi bạn sẽ thấy những khái niệm, công cụ sắp được giới thiệu tới đây có ý nghĩa sử dụng trong suốt cuộc đời. Hãy ghi nhớ thật kỹ, để mỗi khi phải đối diện với một thử thách - nỗi sợ - mới, bạn chỉ cần mở “hộp công cụ” và tìm đến phần mạnh mẽ nhất trong đó. Bạn sẽ hết sức ngạc nhiên khi nhận ra mình có một sức mạnh tiềm ẩn phi thường: sức mạnh để yêu thương, sức mạnh để thành công và sức mạnh để giúp đỡ mọi người theo cách riêng của mình. Hành trình đến với sức mạnh nội tại thật thú vị và đáng tưởng thưởng, và tôi rất vui được đồng hành với bạn trong những bước chân đầu tiên trên con đường ấy. Thân mến, Susan JeffersĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xuyên Qua Nỗi Sợ PDF của tác giả Susan Jeffers nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.