Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tố Thiều Lan (Thích Nhất Hạnh)

Tố

Tố ngừng thổi sáo vì nó biết nó đang khóc. Một giọt nước mắt lăn trên gò má nó, đi qua vành môi, rồi thấm vào miệng nó, mằn mặn. Con bé đặt ống sáo xuống đùi, cầm lấy chéo áo bà ba đưa lên chùi nước mắt.

Lau nước mắt xong, Tố lại mỉm cười. Rừng buổi sáng mát mẻ quá. Tố nghe tiếng lá thì thào. Nó biết nếu nó không mù thì bây giờ ngẩng lên nó sẽ trông thấy những chiếc lá đang vẫy tay gọi nó. Bây giờ là giữa mùa xuân, lá đang non, và ánh sáng Mặt Trời tháng tư đang đi xuyên ngang những tờ lá xanh non ấy mà tìm tới hai mắt Tố. Tố biết tuy mình bị mù, ánh sáng dịu dàng đó cũng vẫn đi tới tận mắt mình. Tố quên mất màu xanh non ấy rồi vì nó đã bị mù từ sáu tháng trước. Tố cũng quên mất vẻ mặt của ba nó, bởi vì ba nó đã chết cách đây hai năm rồi. Riêng vẻ mặt của má nó thì Tố còn nhớ, bởi vì đêm nào trước khi đi ngủ nó cũng đưa hai bàn tay lên mà rờ rẫm khuôn mặt của má nó, rờ rẫm để mà khám phá lại, cũng là để ôn lại cho đừng quên, những đường nét quen thuộc. Những đường nhăn trên mặt bà, Tố thấy mỗi ngày như mỗi sâu đậm thêm.

Tố mới có chín tuổi, nhưng nó thổi sáo rất hay. Chính ba của Tố đã dạy cho Tố thổi sáo. Ba Tố là một tiều phu sống ở ven rừng. Ông chỉ có một mình Tố là con nên ông thương yêu Tố rất mực. Hồi ông còn sống, Tố sung sướng lắm. Nó được đi học ở trường xóm Thượng.

Buổi sáng nào hai cha con cũng chia tay ở ngã ba dưới chân đồi. Ba Tố xách rìu lên rừng, còn Tố theo con đường mòn vượt thêm hai cánh đồi nữa để xuống xóm Thượng. Tố xách theo một chiếc cặp gỗ trong đó có cuốn tập của Tố, bút mực, bút chì, gôm, và cái ống sáo mà ba Tố đã dạy cho Tố làm. Cô học trò ôm cái cặp gỗ dưới cánh tay mặt. Tay trái cô xách bình mực tím. Bình mực tím đậy nút chai rất kỹ, đong đưa dưới sợi dây mà Tố móc vào ngón tay trỏ của mình. Tìm mua: Tố Thiều Lan TiKi Lazada Shopee

Chiếc cặp gỗ của Tố nhẹ lắm, bởi vì ông Ba đã dùng những tấm ván rất mỏng để đóng cho Tố. Ba Tố không dùng một chiếc đinh nào. Ông chỉ dùng toàn những cái chốt gỗ. Cái cặp của Tố đã lên màu đen bóng, có nhiều chỗ thấm đen vì vết mực mà Tố đã làm đổ trên đó.

Ống sáo của Tố cũng đã lên nước. Ống sáo này làm bằng cây trúc lấy ở trên rừng. Tố đã lấy lá chuối khô đánh cho ống sáo mình thật bóng.

Vào khoảng hai giờ trưa thì Tố đi học về. Tố được má cho ăn cơm. Ba của Tố mãi đến bốn giờ chiều mới gánh củi về tới nhà. Ăn cơm xong hai cha con rủ nhau xuống bờ suối hay lên bìa rừng chơi. Mỗi tuần đến ngày thứ tư là có phiên chợ xóm Hạ. Ba má Tố và Tố đẩy một xe củi xuống tận chợ để bán. Họ khởi hành từ sáng sớm. Đi tới xóm

Thượng thì Tố mỏi chân. Ba Tố ngừng lại để cho Tố leo lên ngồi trên những bó củi. Tại chợ, bán củi xong, mẹ Tố đi mua gạo, mắm và quà cho Tố. Khoảng một giờ trưa thì họ vừa về tới nhà. Má Tố đi nấu cơm.

Tố đã được ăn quà trên đường về cho nên Tố không đói. Tố không đợi cơm. Tố đi ra bìa rừng chơi.

Nhà Tố là một căn nhà gỗ dựng bên mé đồi không xa ven rừng. Có một con suối chảy ngang dưới đồi, cách nhà chừng ba trăm thước. Tố rất ham chạy chơi nhởn nhơ bên bờ suối. Nhiều lúc Tố hái được những bông hoa thật lạ thật đẹp, những bông hoa mà Tố không biết tên.

Ấy vậy mà ba Tố chết. Ba Tố chết vì người ta bắt ông đi lính đánh giặc. Ông đi lính chưa đầy một năm thì chết. Ngày được tin ba Tố chết, má Tố gào khóc thảm thiết. Hồi ấy Tố mới bảy tuổi, Tố chưa biết được một cách tường tận thế nào là chết. Thấy má lăn lộn gào thét, Tố rất đau lòng. Nó tới ôm lấy má nó. Hai má con ôm lấy nhau. Tố biết ba nó không bao giờ trở về nữa. Ba nó chết rồi. Chết như một con chim. Tố đã gặp một con chim chết bên bờ suối. Con chim không cựa quậy. Nó nằm xuôi xị, không biết gì, không nghe gì, không thấy gì.

Lâu ngày con chim mục nát thành đất. Sau không hiểu thấy được thế nào là chết, Tố thấy buồn. Cái buồn thấm dần, thấm dần vào người nó, vào tim nó, vào óc nó. Ba Tố chết, ba Tố đang mục nát dần dần để thành đất. Ba Tố không còn trở về mỗi chiều với một gánh củi trên vai. Ba Tố không còn đi chơi với Tố ở cửa rừng, bên bờ suối. Ba Tố sẽ không còn bao giờ cười đùa với Tố, bế xốc nó lên, nhìn vào mắt nó. Tố thiệt là buồn. Càng lúc cái buồn càng trở thành sâu đậm trong lòng Tố.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Nhất Hạnh":Bốn Mươi Ba Công Án Của Trần Thái TôngAm Mây NgủAn Lạc Từng Bước ChânAn Trú Trong Hiện TạiBàn Tay Cũng Là HoaBồ Tát Tại Gia Bồ Tát Xuất GiaBước Tới Thảnh ThơiBụt Là Hình Hài - Bụt Là Tâm ThứcChỉ Nam Thiền Tập Dành Cho Người TrẻCho Đất Nước Đi LênCho Đất Nước Mở RaCon Đã Có Đường ĐiCon Đường Chuyển HóaCon Sư Tử Vàng Của Thầy Pháp TạngCửa Tùng Đôi Cánh GàiĐạo Bụt Nguyên ChấtĐạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hàng NgàyĐạo Phật Của Tuổi TrẻĐạo Phật Đi Vào Cuộc ĐờiĐạo Phật Hiện Đại HóaĐạo Phật Ngày NayĐạo Phật Qua Nhận Thức MớiĐể Có Một Tương LaiĐể Hiểu Đạo PhậtĐường Xưa Mây TrắngDuy Biểu HọcGiậnGiới Tiếp Hiện Chú GiảiHạnh Phúc Mộng Và ThựcHiệu Lực Cầu NguyệnHoa Sen Trong Biển LửaHơi Thở Nuôi Dưỡng Và Trị LiệuHướng Đi Của Đạo Bụt Cho Hòa Bình Và Môi SinhHương Vị Của Đất - Văn Lang Dị SửIm Lặng Sấm Sét - Kinh Người Bắt RắnKhông Diệt Không Sinh Đừng Sợ HãiKinh Kim Cang - Gươm Báu Cắt Đứt Phiền NãoKinh Người Áo TrắngKinh Pháp ẤnKinh Quán Niệm Hơi ThởNẻo Vào Thiền HọcNẻo Về Của ÝNghi Thức Tụng Niệm Đại ToànNgười Vô SựNhật Tụng Thiền MônNói Với Tuổi 20Phép Lạ Của Sự Tỉnh ThứcQuan Âm Hương TíchQuan Âm Thị KínhQuyền Lực Đích ThựcSám Pháp Địa XúcSen Búp Từng Cành HéSen Nở Trời Phương NgoạiSống Chung An LạcThiền - Chất Liệu Nuôi Dưỡng Trị Liệu Và Chuyển HóaThiền Hành Yếu ChỉThiền Sư Tăng HộiThiền Tập Cho Người Bận RộnThiết Lập Tịnh ĐộThơ Từng Ôm Và Mặt Trời Từng HạtThương Yêu Theo Phương Pháp Bụt DạyTiếp Xúc Với Sự SốngTình NgườiTố Thiều LanTrái Tim Của BụtTrái Tim Của Hiểu BiếtTrái Tim Của Trúc Lâm Đại SĩTrái Tim Mặt TrờiTruyện Kiều Văn Xuôi Dành Cho Người TrẻTừng Bước Nở Hoa SenTùng Bưởi HồngTuổi Trẻ, Tình Yêu, Lý TưởngTương Lai Thiền Học Việt NamTương Lai Văn Hóa Việt NamTýƯớc Hẹn Với Sự SốngVương Quốc Của Những Người KhùngBông Hồng Cài ÁoThả Một Bè LauNhững Con Đường Đưa Về Núi ThứuThiền Sư Khương Tăng HộiTâm Tình Với Đất Mẹ

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tố Thiều Lan PDF của tác giả Thích Nhất Hạnh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đạo Phật Và Hàm Oan (NXB Viên Đề 1940) - Nhiều Tác Giả
Đạo Phật là đạo từ bi, bác ái, đại đồng, thiết thiệt, còn Phật pháp thì cao siêu huyền diệu, lợi ích, tích tục, chẳng những gồm cả nhân luân, mỹ tục, đạo đức mà thôi, lại còn hàm xúc các môn triết học, khoa học, hóa học nữa. Bởi vậy, nên thập phương thế giới đều công nhận một cách quả quyết đạo Phật là đạo VÔ THƯỢNG từ vô thỉ đến nay. Đã dành đạo Thích có một không hai, sao lại suy bại điêu tàn ở giữa thế kỹ 20 này? Cao Miên Phật Giáo HộiĐạo Phật Và Hàm OanNXB Viên Đề 1940Nhiều Tác Giả22 TrangFile PDF-SCAN
Đạo Có Một - Nguyễn Kim Muôn - (NXB Sài Gòn 1929)
Đạo có một, là một chánh giáo vậy, dạy người được siêu phàm nhập thánh, được thân ngoại hữu thân, được liểu đạo, được vảng sanh, nói tóm lại là đượt thoát kiếp luân hồi vậy. Quyển này là một quyển để điểm chỉ trước cho những người tu hành và phát nguyện rồi, rằng những chi đạo đã ra đời xưa nay (trong 4 năm nay), bất kỳ là tông giáo nào, bất kỳ là pháp môn nào, sẽ một ngày kia qui về một mối, là một chánh giáo vậy. Đạo Có MộtNXB Sài Gòn 1929Nguyễn Kim Muôn42 TrangFile PDF-SCAN
Âm Chất Giải Âm (NXB Hà Nội 1922) - Mạc Đình Tư
“Đức Xuyên Hoà Trai Đỗ Dữ 德川和齋杜嶼 soạn và viết tiểu dẫn. Sách Âm chất 隂郅 tức Âm chất văn chú 隂郅文註 do Lê Quý Đôn 黎貴惇tham khảo các sách khuyến thiện của Trung Quốc soạn và chú giải. Đỗ Dữ do gợi ý của một người bạn, nhận thấy sách của họ Lê soạn chú đã kỹ càng, bèn căn cứ vào sách ấy mà diễn giải ra quốc âm cho dễ phổ biến. Sách gồm: Phần Tiểu dẫn, tiếp sau là phần trích Âm chất chính văn [隂郅正文], nói là dẫn lời Đế quân và phần giải âm tương ứng. Chẳng hạn lời Đế quân nói: Ta vào đời thứ 17, hiện thân làm sĩ đại phu, chưa từng bạo ngược với dân, cứu người hoạn nạn, giúp kẻ nguy cấp, thương người cô đơn goá bụa, bao dung kẻ lỗi lầm, rộng thi hành âm chất, trên hợp với trời xanh. Nếu mọi người có thể giữ tâm được như ta, thì thiên tâm sẽ ban phúc cho ngươi. Họ Đậu cứu giúp người mà sau vin bẻ năm cành cây quế (5 con đều đỗ Tiến sĩ), người cứu giúp đàn kiến mà sau đỗ Trạng nguyên, người chôn rắn mà sau làm Tể tướng. Muốn rộng phúc điền phải bằng vào tâm địa, luôn luôn thi hành phương tiện, mọi điều công đức. Sau phần trích nguyên văn chữ Hán đến phần giải âm, tức là diễn dịch ra chữ Nôm của Đỗ Dữ 杜嶼và lời bình của Vũ Vĩnh 武永.” (Thọ, pp. 18-21).Âm Chất Giải ÂmNXB Hà Nội 1922Mạc Đình Tư84 TrangFile PDF-SCAN
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Cuốn 2 - Đoàn Trung Còn (NXB Sài Gòn 1936)
Chư pháp hữu thân mến, cho phép tôi được dùng từ này để gọi tất cả các giới Phật tử xuất gia cũng như tại gia, tôi có ý nguyện nhỏ, dầu nhỏ nhưng là từ đáy lòng thiết tha, muốn cùng các pháp hữu, tất cả các pháp hữu, những ai có đọc có tụng có nghe thấy những quyển kinh sách do tôi dịch soạn, sẽ là người bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời này và mãi mãi những đời sau, cùng nhau kết pháp duyên, cùng nhau dự pháp hội, cùng dìu dắt nhau, dìu dắt tôi để được vững bước mãi trên con đường đạo dài xa, con đường đạo nhiều trở ngại chông gai lồng giữa cõi đời thế tục mà lớp vỏ cứng của nó là tứ lưu bát nạn, cạm bẫy của nó là lợi danh ngũ dục, sức mạnh của nó là cơn lốc bát phong. Tôi chơn thành nói lên câu cần dìu dắt nhau. Vì vào giây phút mà tôi đang nguệch ngoạc ghi lại ngửng mặt tự xưng là Tỳ-kheo chơn chánh, chỉ biết như thảo phú địa, nhứt tâm sám hối mười phương pháp giới. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Cuốn 2NXB Sài Gòn 1936Đoàn Trung Còn164 TrangFile PDF-SCAN