Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2 (Tô Hoài)

Năm vừa qua, Chuyện cũ Hà Nội đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tặng giải thưởng Thăng Long 1997-1998. Thật xứng đáng, vì trong khoảng chục năm trở lại đây, Chuyện cũ Hà Nội là một tập ký sự thật đặc sắc về đề tài Hà Nội.

Có thể coi đó là một thứ Vũ Trung tùy bút thời hiện đại, vì với những mẩu chuyện không dài, Tô Hoài với tư cách một chứng nhân đã ghi lại “muôn mặt đời thường” của cái Hà Nội thời thuộc Tây. Tuy mới qua sáu, bảy chục năm mà dường như không mấy ai nhớ nữa, thậm chí đã trở thành chuyện đời xưa.

Chuyện cũ Hà Nội ở lần xuất bản đầu tiên vào năm 1986 mới chỉ có bốn chục truyện. Tới lần tái bản này sách gồm 114 chuyện. Không gian được mở rộng, thời gian được dãn dài, chuyện đời, chuyện người phong phú lên nhiều. Điều đáng nói trước hết là ở lần in đầu, có lẽ nặng lòng với vùng quê ven đô sâu nặng ân tình nên các câu chuyện cũng nghiêng về những miền đất ngoại ô. Nay thì cả một nội thị Hà Nội dàn trải trong tập sách: Băm sáu phố phường, Cái tàu điện, Phố Mới, Phố Hàng Đào, Phố Hàng Ngang, Phố Nghề, Hội Tây, Bà Ba (Bé) Tý, Tiếng rao đêm, Cơm đầu ghế, Chiếc áo dài, Ông Hai Tây, Cây Hồ Gươm v.v. Chỉ nêu vài tên bài như thế cũng thấy sự hiện diện đa dạng của cái nội thành đa đoan lắm chuyện. Phố Hàng Đào với những “mợ Hai” khinh khỉnh, vàng ngọc đầy cổ đầy tay, phố Hàng Ngang với những chú tây đen thờ lợn, chủ hiệu vải, sinh hoạt bí hiểm song cũng đa tình, Phố Mới có nhà cầm đồ Vạn Bảo “lột da” dân nghèo, có cả chợ đưa người, một thứ chợ môi giới thuê mướn - cả mua bán - những vú em, thằng nhỏ, con sen… những thân phận nghèo hèn đem thân làm nô bộc cho thiên hạ.

Rồi cái tầu điện leng keng, những ngày Hội Tây bên bờ Hồ Gươm, những tà áo dài từ thuở thay vai và nhuộm nâu Đồng Lầm đến áo Lơ Muya sặc sỡ mốt thời trang một thời…

Cái hay ở Tô Hoài là những cái lăng nhăng sự đời ấy (chữ của Tản Đà) đã có ít nhiều người ghi lại. Chuyện ông Hai Tây làm xiếc, Bà Bé Tý lên đồng… sách báo đã từng đề cập. Nhưng lần này Tô Hoài lại nhìn ra những nét hoạt kê mới; hay cũng đã nhiều người viết về quà Hà Nội nhưng các bài Chả cá, Bánh cuốn, Phở của Tô Hoài có những thông tin hay, mới mẻ, ngay như Nguyễn Tuân cũng chưa phát hiện hết. Cũng như các loại tiếng rao hàng ban đêm thì Thạch Lam đã ghi chép vậy mà ở Tiếng rao đêm của Tô Hoài vẫn có nhiều ý tứ mới. Tìm mua: Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2 TiKi Lazada Shopee

Như vậy đó, với vài nét ký họa, Tô Hoài đã vẽ được cái thần thái của một thành phố nghìn tuổi đang đô thị hóa gấp gáp trở thành nửa Tây nửa ta, nửa cũ nửa mới, nửa sang nửa quê…

Có một Hà Nội nhố nhăng như thế thì cũng có một Hà Nội lầm than.

Cảnh lầm than ấy càng rõ nét hơn ở các làng quê ven nội. Thợ cửi, thợ giấy làm quần quật ngày đêm mà vẫn đói khổ, rồi nạn Tây đoan sục bắt rượu lậu và những người dân lành đói khổ phải nhận đi “tù rượu thay” để vợ con ở nhà có người chu cấp. Sự bần cùng ấy hằn sâu nhất trong chuyện Chết đói. Nạn đói năm 1945 đã làm vợi đi của làng Nghĩa Đô bao người. Ngay cả tác giả và bạn văn Nam Cao nếu không có một người quen ý tứ trả công dạy học lũ con ông ta bằng gạo thì “không biết chúng tôi có mắt xanh lè giống thằng Vinh hay dì Tư không, hay còn thế nào nữa”.

Những câu chuyện “tang thương ngẫu lục” ấy đủ giúp bạn đọc trẻ nhận thấy thời nay hơn hẳn thời cũ, cuộc sống khá giả hơn trước nhiều lắm. Cho nên nói chuyện cũ mà tư tưởng sách không hề cũ.

Trong sách còn một mảng kể về phong tục. Nhiều cái nay không còn. Như các đám múa sư tử thì đêm Rằm Trung Thu ở những phố Hàng Ngang, Hàng Đường và đánh nhau chí tử, quang cảnh những ngày áp tết dường như cả nước kéo về Hà Nội… Ở ven đô thì hội hè đình đám, khao vọng, đám ma… Các bài Làm ma khô, Thẻ thuế thân, Khổng Văn Cu vừa bi vừa hài. Có một bài tuyệt hay, đó là bài mô tả đám rước Thánh Tăng. Đích thị là một lễ hội phồn thực có từ đời nảo đời nao mà tới tận thời Pháp thuộc vẫn còn tồn tại, lại ở ngay sát nách kinh kỳ. Bấy nhiêu hình ảnh không bao giờ xuất hiện nữa nhưng tôi cứ nghĩ rằng ngày nay, ít ra thì những nhà làm phim lịch sử, viết truyện lịch sử, dựng kịch lịch sử rất cần đến. Chuyện cũ Hà Nội chính là một tập ký sự về lịch sử. Thể này đòi hỏi ở nhà văn ngoài tài văn chương còn phải có vốn liếng kiến thức về cuộc đời, có năng lực quan sát và kỹ thuật phân tích, để trên cơ sở đó trình bày được những điều cần nói từ những sự vật, sự việc, con người. Tô Hoài đã làm được như vậy. Sự hiểu biết của ông về Hà Nội thời thuộc Pháp thật phong phú, thêm sự quan sát tinh, phân tích sắc, văn lại đậm đà và hóm, các mẩu chuyện dù là chân dung một nhân vật, ký họa về một cảnh, hay giãi bày một tâm sự, đều hấp dẫn, vì đó là những điều mới lạ (dù là chuyện thời cũ) và rung động lòng người vì những tình cảm chân thành nhân hậu.

Chuyện cũ Hà Nội còn có thể coi là một tập điều tra xã hội học về Hà Nội thời nửa đầu thế kỷ XX bằng văn chương. Bất luận bạn đọc ở giới nào cũng có thể tìm được những điều mình cần biết mà chưa biết. Chuyện cũ Hà Nội được giải thưởng Thăng Long có lẽ còn vì lẽ đó.

NGUYỄN VINH PHÚC

10.1999Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến Bỏi

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2 PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hoan Châu Ký - Thiên Nam Liệt Truyện (Nguyễn Cảnh Thị)
Hoan Châu ký (viết tắt HCK) từ vòng tay nâng niu gìn giữ của dòng họ Nguyễn Cảnh ở Nghệ An suốt mấy trăm năm giờ đây lần đầu tiên đến cùng chúng ta với những đặc điểm nổi bật làm nên giá trị lâu dài của nó: một bộ tiểu thuyết chương hồi thuộc loại cổ nhất, một tập sử tư nhân viết về thời kỳ Lê trung hưng, một cuốn phổ ký mang nhiều nét khác lạ... Nhưng HCK đồng thời cũng chứa đựng những phức tạp về mặt văn bản. Để mở đường cho việc đi sâu vào tìm hiểu giá trị HCK, trước hết hãy làm rõ một số vấn đề có tính chất văn bản học. *** Năm biên soạn sách HCK không ghi rõ năm biên soạn xong sách, tuy nhiên qua tác phẩm, ta có thể đoán định khoảng thời gian HCK được biên soạn. Lời bạt có đoạn viết: "Chuyện kể ra đây khởi đầu từ năm Bính Tuất triều Nhuận Hồ, đến năm Bính Ngọ thuộc niên hiệu Vĩnh Trị của bản triều cộng cả thảy 273 năm sự tích". Năm Bính Ngọ niên hiệu Vĩnh Trị là năm 1678, thuộc thời Lê Hy Tông, như vậy sách không thể viết xong trước niên điểm này. Từ hai chữ "bản triều" cũng có thể khẳng định sách được viết ra vào triều Lê chứ không phải là vào các triều đại sau đó. Tìm mua: Hoan Châu Ký - Thiên Nam Liệt Truyện TiKi Lazada Shopee Có thể xác định năm biên soạn sách một cách cụ thể hơn không? Trong Lời bạt, tác giả viết: "Ngu tôi hồi còn bé từng lùng sục nơi bạn hữu được cuốn Thường quốc nam chinh ký và cuốn Phan Thị trường biên, mỗi cuốn chỉ còn vài mươi tờ, độ một phần ba tác phẩm. Giấy thì mọt ăn, chữ thì rơi rụng. Đến mùa đông năm Bính Tí sưu tầm thêm được cuốn Hoan Châu Nguyễn Cảnh ký còn lưu giữ tại Đô Lương thì lời văn vụng về, chữ nghĩa sai lạc, tam sao thất bản, không thể nói là không đáng tiếc. Vậy là nhân lúc rỗi rãi, tôi đem ba tập trên hợp lại thành một tập". Năm “Bính Tí” mà Lời bạt nhắc tới ở đây có thể là năm 1696 cũng có thể là năm 1756, muộn hơn năm Bính Tí trên một hoa giáp nữa. Lời bạt cho biết lý do ra đời của tác phẩm, một là nhằm bổ sung sự tích các công thần thời Lê trung hưng mà “quốc sử” hoặc bỏ sót hoặc ghi chép còn sơ lược; hai là nhằm đính chính lại một số sự kiện “quốc sử” ghi chưa thật chính xác. “Quốc sử” mà Lời bạt nói ở đây và trong chính văn HCK thỉnh thoảng cũng có nhắc tới trước hết là Đại việt sử ký toàn thư (viết tắt ĐVSKTT) phần Bản kỷ tục biên (BKTB) được thực hiện dưới các triều Lê Huyền Tông (1663-1671), (viết từ Trang Tông Dụ hoàng đế đến Thần Tông Uyên hoàng đế) và Lê Hy Tông (1676-1705), (viết từ Huyền Tông Mục hoàng đế đến Gia Tông Mỹ hoàng đế). Thứ đến là Trung hưng thực lục (viết tắt THTL), do Hồ Sĩ Dương cùng một số người khác biên soạn theo sắc lệnh nhà nước. Trong cả hai bộ sử, hình ảnh các công thần thuộc dòng họ Nguyễn Cảnh hoặc chỉ được ghi chép một cách hết sức mờ nhạt như ở BKTB, hoặc thậm chí không được đả động gì tới như ở THTL. Nếu quả thật đây là lý do đã khiến người trong dòng họ Nguyễn Cảnh viết HCK, thì năm biên soạn cụ thể của tác phẩm phải tiếp cận với năm biên soạn hai bộ sử nói trên. THTL ấn hành năm 1676. BKTB cùng các phần khác trong ĐVSKTT ấn hành năm 1697. Vậy HCK rất có thể đã được viết ít lâu sau năm Bính Tí thứ nhất 1696, sát cận với năm công bố THTL và ĐVSKTT mà chẳng phải chờ đến năm Bính Tí thứ hai 1756, khi nỗi “bất bình” của dòng họ Nguyễn Cảnh đối với “quốc sử” đã lùi sâu vào dĩ vãng. Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hoan Châu Ký - Thiên Nam Liệt Truyện PDF của tác giả Nguyễn Cảnh Thị nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hacker Lược Sử (Steven Levy)
Cuốn sách nói về những nhân vật, cỗ máy, sự kiện định hình cho văn hóa và đạo đức hacker từ những hacker đời đầu ở đại học MIT. Câu chuyện hấp dẫn bắt đầu từ các phòng thí nghiệm nghiên cứu máy tính đầu tiên đến các máy tính gia đình. Tập hợp tài liệu cập nhật từ các tin tặc nổi tiếng như Bill Gates, Mark Zuckerberg, Richard Stallman… Những sự thật về cuộc sống và con đường trở thành “tin tặc” của những con người đã thay đổi lịch sử phát triển của ngành Công nghệ. Cuốn sách của Steven Levy ghi lại những chiến công của các tin tặc thời kỳ đầu trong cuộc cách mạng máy tính - những kẻ mê máy tính thông minh và lập dị từ cuối những năm 1950 đến đầu thập niên 1980, dám mạo hiểm, bẻ cong quy tắc và đẩy thế giới vào một hướng đi hoàn toàn mới. Tìm mua: Hacker Lược Sử TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hacker Lược Sử PDF của tác giả Steven Levy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đoàn Mật Vụ Của Ngô Đình Cẩn (Văn Phan)
“Chiến tranh bí mật,” một lĩnh vực đặc biệt phục vụ cho cuộc chiến tranh đó cũng được Bộ Nội vụ và một số nhà khoa học lưu tâm. Gần đây, tác giả Văn Phan có gửi cho Ban biên tập Nhà xuất bản Công an nhân dân cuốn “Đoàn mật vụ của Ngô Đình Cẩn.” Cuốn sách này cũng chưa phải là một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về “Đoàn công tác đặc biệt miền Trung” - một tổ chức mật vụ nguy hiểm khét tiếng một thời. Song, nó cho ta một bức tranh khái quát về quá trình hình thành, phát triển, diệt vong và di bại của nó đối với cách mạng nước ta.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đoàn Mật Vụ Của Ngô Đình Cẩn PDF của tác giả Văn Phan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đoàn Mật Vụ Của Ngô Đình Cẩn (Văn Phan)
“Chiến tranh bí mật,” một lĩnh vực đặc biệt phục vụ cho cuộc chiến tranh đó cũng được Bộ Nội vụ và một số nhà khoa học lưu tâm. Gần đây, tác giả Văn Phan có gửi cho Ban biên tập Nhà xuất bản Công an nhân dân cuốn “Đoàn mật vụ của Ngô Đình Cẩn.” Cuốn sách này cũng chưa phải là một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về “Đoàn công tác đặc biệt miền Trung” - một tổ chức mật vụ nguy hiểm khét tiếng một thời. Song, nó cho ta một bức tranh khái quát về quá trình hình thành, phát triển, diệt vong và di bại của nó đối với cách mạng nước ta.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đoàn Mật Vụ Của Ngô Đình Cẩn PDF của tác giả Văn Phan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.