Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người (Leslie Stevenson)

Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người là một tác phẩm mong ước đưa lại một số thông tin, suy tư, biện luận, nghiệm sinh về các vấn đề thiết yếu của con người, thông qua các truyền thống tôn giáo từ cổ thời đến hiện đại (Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo), thông qua các tư tưởng và trào lưu triết học (Platon, Aristoteles, Kant, Marx, Sartre), tâm lý học (Freud), và Lý thuyết Tiến hóa (Darwin).

***

Đôi lời của người biên dịch

Những câu hỏi và tự vấn “Con người là gì?”, “Tôi là ai?”, “Từ đâu tới?”, “Đi về đâu?”, “Tôi có chỗ đứng nào trong trần gian này?”, “Tôi có cần thiết cho ai không?”... vẫn thường được mỗi người tự đặt ra cho chính mình, ngay từ thời còn thơ trẻ, lúc dậy thì, tuổi trưởng thành, và cả khi ốm đau, bệnh tật, bị áp bức, bất công, đau khổ, sắp lìa đời.

Các truyền thống tôn giáo, các nền văn minh nhân loại, và cả những nghiên cứu khoa học − từ ngành vật lý thiên văn, cơ học lượng tử, sinh học xã hội, đến khoa học bộ não − cũng đã từng đưa ra những lý giải cho những câu hỏi và tự vấn nói trên. Tìm mua: Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người TiKi Lazada Shopee

Tập sách “Mười hai học thuyết về Bản tính con người” mà bạn đọc đang cầm trên tay là một tác phẩm mong ước đưa lại một số thông tin, suy tư, biện luận, nghiệm sinh về các vấn đề thiết yếu của con người nói trên, thông qua các truyền thống tôn giáo từ cổ thời đến hiện đại (Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo), thông qua các tư tưởng và trào lưu triết học (Platon, Aristoteles, Kant, Marx, Sartre), tâm lý học (Freud), và Học thuyết Tiến hóa (Darwin).

Điều đặc sắc của tập sách này là cố gắng liên kết lý thuyết với thực hành, tránh bỏ đến mức có thể những suy biện thuần túy hàn lâm trừu tượng cũng như những kỹ năng hành động thuần túy máy móc thực dụng. Sơ đồ thông tin và suy tư cơ bản của mỗi chương, mỗi học thuyết là: Sau khi trình bày những Bối cảnh siêu hình của thực tại và những quan niệm về Bản tính con người, các tác giả đã đưa ra hai tiết mục thực hành quan trọng, đó là việc Chẩn bệnh và Kê toa thuốc chữa trị.

Điều đặc sắc thứ hai của tác phẩm là tính suy tư có phê phán, và phê phán trong thịnh tình, chính trực, nhưng khách quan, khoa học, không thiên vị, ngay cả đối với chính bản thân hoặc truyền thống tư tưởng hay tôn giáo ngàn đời của mình. Điều đặc sắc thứ hai này thật vô cùng quan trọng trong một thế giới cực đoan trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống cá nhân và xã hội hiện nay, thường bị chi phối bởi truyền thống, cơ chế, ý thức hệ, thiếu thông tin hay thông tin phiến diện, mặc cảm dồn nén chưa được tháo gỡ.

Tư tưởng của mỗi danh nhân, mỗi học thuyết là cả một thế giới tư duy rộng lớn. Nhưng tác phẩm “Mười hai học thuyết về Bản tính con người” có một giới hạn về độ dài của từng chương, từng học thuyết, với chừng 15-20 trang mỗi chương. Do đó mỗi chương, mỗi học thuyết phải cố gắng giới hạn lượng thông tin, tư liệu, suy biện, phân giải của mình, nhưng đồng thời lại cũng phải trình bày được ít nhất là những điều thật cơ bản của học thuyết. Và như thế, thí dụ chương về Khổng giáo được giới hạn vào sách Luận Ngữ, Ấn Độ giáo vào Áo nghĩa thư: Những giáo huấn lớn và nhiệm mầu trong rừng vắng, còn chương về Marx thì được giới hạn vào những tư tưởng về tư bản với những quan niệm về lịch sử và tính tha hóa. Sự kiện đó đòi hỏi nơi độc giả một kiến thức tổng quan lớn về lịch sử tư tưởng để không phê phán một cách giản lược bằng cách đồng hóa Khổng giáo duy nhân của Khổng Tử với Nho giáo từ chương, danh lợi, gia trưởng, ngu trung của các thời Hán, Đường, Thanh sau này; cũng như không đồng hóa những suy tư triết học mang tính nhân văn của Marx về lịch sử và tính tha hóa của xã hội tư bản thời bấy giờ với những chế độ của Lenin và Stalin sau này.

Tập sách này là kết quả của nghiên cứu, suy tư, thực hành và giảng dạy của các giảng viên đại học từ những năm 1970 thế kỷ XX đến những tháng năm đương đại hiện nay. Các Lời tựa cho các lần xuất bản thứ tư (2004), thứ năm (2009) và thứ sáu (2013) có in lại trong tập sách này cho thấy những diễn tiến thú vị trong những nội dung, phương pháp và tinh thần của tác phẩm. Độc giả được nhắm đến là giới học sinh sinh viên nhiều ngành và mọi người với kiến thức tổng quát (xem Lời tựa lần xuất bản thứ sáu, 2013).

Trong nhiều thư văn tiếng Việt ngày nay, chúng tôi nhận thấy có một vài vấn đề về ngôn ngữ chưa được giải quyết một cách thỏa đáng. Đó là (a) vấn đề nhân danh, vật danh, địa danh nói chung, và (b) vấn đề tên gọi nói riêng về Thiên Chúa giáo. (a) Trong vấn đề thứ nhất: Chúng tôi đề nghị sử dụng tên gọi nguyên thủy về người, vật, nơi chốn; thí dụ: Sokrates, Platon, Aristoteles, Jesus, London, New York... thay vì Socrate, Plato, Aristotle, Giêsu, Luân Đôn, Nữu Ước... Trừ khi các tên gọi đã quá quen thuộc, như Anh quốc, Đức quốc... thay vì England, Deutschland. (b) Trong vấn đề thứ hai: Tiếng Việt ngày nay nói chung thường dùng từ “Thiên Chúa giáo” để chỉ Giáo hội Công giáo, cách dùng này đã không diễn tả trung thực nội hàm và lịch sử của tôn giáo này. Bởi Kitô giáo là Tổng thể giáo hội phân xuất từ Đấng Jesus Christ [Kitô] gồm các giáo phái Công giáo, Tin Lành và Chính thống giáo; và như thế Công giáo hay Giáo hội Công giáo là một trong ba nhánh của Kitô giáo, chứ không phải một đạo mà tên gọi phát xuất từ tiếng Trung Hoa với cụm từ Thiên Chủ giáo được các giáo sĩ phương Tây trong tinh thần tiếp biến văn hóa đã đặt ra vào thế kỷ XVI/XVII (Matteo Ricci, 1552 − 1610). Tôi đề nghị trả lại căn tính tôn giáo cho chủ thể của nó, bằng cách gọi Giáo hội Công giáo là Công giáo hay Giáo hội Công giáo thay vì Thiên Chúa giáo.

Còn từ “Nhà thờ” được dùng thay cho từ Giáo hội cũng không đúng nội hàm của nó. Những từ Church, Eglise, Kirche (tiếng Anh, Pháp, Đức) bắt nguồn từ nguyên tự Latinh và Hy Lạp ecclesia, ekklesia, ek-kaleo, ekklesia tou theou có nghĩa “Những kẻ được Thượng đế kêu gọi họp lại với nhau nên một Cộng đoàn tôn giáo”, tức Giáo hội. Từ ngữ “nhà thờ” để chỉ “ngôi nhà nơi nhóm họp” là một từ được “chuyển hoán” từ “người nhóm” thành “nơi nhóm”. Yếu tố quan trọng cơ bản và trước tiên nơi đây là “Những người tôn giáo nhóm họp” tức Giáo hội. Tôi đề nghị trả lại căn tính tôn giáo cho đúng từ ngữ được sử dụng, bằng cách gọi tổ chức tôn giáo này là “Giáo hội” thay vì “Nhà thờ”, còn ngôi nhà nơi nhóm họp và thờ phượng thì dĩ nhiên vẫn cứ sử dụng từ “nhà thờ”.

Frankfurt, CHLB Đức

Lưu Hồng Khanh

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người PDF của tác giả Leslie Stevenson nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thiền Và Sức Khỏe (Đỗ Hồng Ngọc)
Mục lục 1. Lời ngỏ 2. Thiền và sức khỏe 3. Thiền định Phật giáo 4. Kinh nhập tức xuất tức niệm (Anàpànasati Sutta) Tìm mua: Thiền Và Sức Khỏe TiKi Lazada Shopee 5. Stress 6. Thở để chữa bệnh 7. Lợi ích của thở bụng 8. Thiền và Thở 9. Những sai lầm thường gặp 10. Thiền và ăn 11. Thiền và ngủ 12. Thiền và Yoga 13. Thiền với trí thức 14. Thiền với doanh nhân 15. Thiền với sinh viên 16. Thiền và... những câu hỏi THIỀN & SỨC KHỎE Lời ngỏ Tôi đến với Thiền rất trễ, gần tuổi 60. Trước đó, những năm hai mươi tuổi tôi cũng có đọc thiền, biết thiền qua sách vở, qua Krishnamurti, Suzuki, Minh Châu, Nhất Hạnh… nhưng đọc để biết, để có kiến thức với người ta thế thôi. Tôi cảm thấy thiền là cái gì đó huyền bí xa vời, chỉ dành riêng cho một giới nào đó, có phần như dị đoan mê tín nên chỉ “kính nhi viễn chi”. Tôi là một bác sĩ, hơn 12 năm làm ở Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng Sài Gòn, rồi hơn 20 năm phụ trách Trung tâm truyền thông và Giáo dục sức khỏe, thực hiện các chương trình Săn sóc sức khỏe ban đầu (Primary Health Care), tham gia giảng dạy ở các trường Y, viết sách báo v.v… làm việc như điên, cho đến một hôm người ta phải đưa tôi đi bệnh viện để mổ sọ não cấp cứu vì tai biến. Từ lúc lơ mơ đến lúc tỉnh dây ở phòng hồi sức… hình như tôi đã trải qua một cuộc… phiêu lưu kỳ thú! Khi bước đi được những bước đầu tiên lẫm chẫm như một em bé trên nền đất, tôi thấy quả là một phép lạ. Tôi nhìn tôi trong gương với cái đầu trọc lóc và thấy tức cười. Tôi đó ư? Vậy mà lâu nay tôi tưởng tôi là cái gì khác chứ! Bạn bè trong ngành ai cũng thương cho thật nhiều thuốc. Tôi chọn dùng một thứ duy nhất bởi biết bệnh tôi không thể chữa bằng thuốc. Phải đi tìm một con đường khác thôi. Rồi tôi đọc lại Tâm Kinh “Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát Nhã ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ uẫn giai không, độ nhất thiết khổ ách…”. Những câu kinh xưa mịt mờ bây giờ bỗng sáng rõ với tôi. Phải rồi. Phải tự tại. Phải dựa vào chính mình thôi. Tôi vừa tìm hiểu kinh thư vừa lục toang đống sách y khoa đã học từ mấy chục năm trước để tìm kiếm. Thì ra có sẵn một con đường mà bấy lâu xa lạ. “Đây là con đường độc nhất dẫn tới thanh tịnh cho chúng sanh, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí…” (Satipatthana, Tứ Niệm Xứ). Con đường độc nhất ư? Có thể dẫn tới thanh tịnh ư? Còn mong gì hơn khi ta đang sống trong một thời đại đầy “điên đảo mộng tưởng”, có thể diệt trừ khổ ưu ư? Còn mong gì hơn khi ta đang sống một nếp sống đầy khổ đau và phiền muộn, rồi thành tựu chánh trí nữa ư? Thì ra cái “trí” của ta bấy lâu chỉ là cái trí tích cóp, cái “thức” của ta bấy lâu chỉ là cái thức phân biệt, thị phi… Con đường nào đó vậy? Chính là thiền Anapanasati hay Nhập tức xuất tức niệm, cũng được dịch là An-ban thủ ý, đã được nói đến từ ngàn xưa, bây giờ được gọi là “Quán niệm hơi thở”: Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra… Chỉ có vậy thôi sao? Tin được không? Tìm hiểu thấu đáo, thực hành “miên mật” thì quả là có cơ sở khoa học để tin. Gần đây ngày càng nhiều nhà sinh học, tâm lý học, hợp tác cùng các nhà sư dùng những kỹ thuật mới như EEG, PET, fMRI… hy vọng khám phá những “bí nhiệm” của Thiền thì “thiền” nở rộ như nấm gặp mưa, đến nỗi gây ra không ít hoang mang, ngờ vực! Thực ra, đưa kỹ thuật vào khảo sát thiền định chỉ có thể thấy được một góc nào đó thôi, vì đằng sau còn biết bao điều “bất khả thuyết”, bất khả tư nghì! Thế là từ hơn mười năm trước, tôi đã đến với thiền bằng cách riêng của mình, nhằm để tự chữa bệnh mình, dựa trên thiền Anapanasati, thứ thiền căn bản, được dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ, có cơ sở sinh y học, khoa học thực nghiệm. Tôi bắt đầu với phương pháp thở bụng (abdominal breathing) của Nguyễn Khắc Viện - mà tôi được ông truyền thụ trực tiếp - cùng tham khảo thêm các chương trình điều trị tim mạch của Dean Ornish, phương pháp trị liệu toàn diện của Deepak Chopra, những đồng nghiệp phương Tây, đồng thời tôi lặn lội đến tham vấn các vị Sư thầy mà tôi tin tưởng, nơi này nơi khác, học hỏi mỗi người một chút. Khi nắm được những nguyên tắc, tôi quyết định đi vào thiền tập dựa vào bản thân mình, làm theo cách riêng mình, với tâm sinh lý riêng của mình, kết hợp thiền “Anapanasati” với thể dục, với ăn uống ngủ nghỉ phù hợp, từ đó thấy sức khỏe phục hồi tốt, sức đề kháng và sức bền gia tăng, không phải lệ thuộc vào thuốc men… Năm 2008, tôi có dịp đến chùa Từ Đàm ở Huế để trình bày về Thiền và Sức khỏe nhân Tuần lễ văn hoá Phật giáo, rồi năm 2010, cũng đề tài này tại tuần lễ văn hoá Phật giáo ở Nha Trang với các vị sư sải. Sau đó tôi cũng đã có nhiều buổi trao đổi kinh nghiệm với các bạn trí thức, doanh nhân, sinh viên, và trên trang nhà www.dohongngoc.com... Tất cả đều là những cơ hội giúp tôi được học hỏi, trao dồi thêm những hiểu biết và kinh nghiệm thực hành của mình. Đến nay, có nhiều bạn khuyên đã đến lúc nên mạnh dạn sẻ chia cùng mọi người, những bạn bè có tuổi, những người đồng bệnh tương lân, những doanh nhân, trí thức, nhất là các bạn trẻ… đang ngày càng quan tâm đến thiền như một cách sống hạnh phúc. Trong tập tài liệu nhỏ này, tôi chỉ khu trú vào mối tương quan giữa Thiền và Sức khỏe mà tôi đã được trải nghiệm, nhằm góp phần vào việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người, theo đó, sức khỏe được định nghĩa như là “một sự hoàn toàn sảng khoái (well-being; bien-être) về thể chất, tâm thần và xã hội chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật” (WHO, 1946). Hai trăm năm trước, Nguyễn Du viết: “Mãn cảnh giai không hà hữu tướng/ thử tâm thường định bất ly thiền” (tất cả cảnh đều là không vì tâm ta luôn ở trong thiền định) và năm trăm năm trước đó nữa, Trần Nhân Tông đã bảo: Cư trần lạc đạo thả tùy duyên Cơ tắc xan hề khốn tắc miên Gia trung hữu bảo hưu tầm mích Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền! (Ở đời vui đạo cứ tùy duyên/ Đói đến thì ăn mệt ngủ liền/ Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/ Trước cảnh vô tâm chẳng hỏi thiền!). Thôi thì, hãy cứ “tùy duyên”! Thân mến, Ðỗ Hồng NgọcDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đỗ Hồng Ngọc":Nghĩ Từ Trái TimThiền Và Sức KhỏeNhững Người Trẻ Lạ LùngViết Cho Các Bà Mẹ Sinh Con Đầu LòngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Và Sức Khỏe PDF của tác giả Đỗ Hồng Ngọc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thành Tâm Để Thành Công (Thích Thánh Nghiêm)
LỜI GIỚI THIỆU TỰ THUẬT THIÊN THỨ NHẤT ĐA TÌNH CẦN ĐÚNG LẼ Đa tình cần đúng lẽ Phương pháp nhận biết, tận dụng và giữ chân người tài Tìm mua: Thành Tâm Để Thành Công TiKi Lazada Shopee Mở rộng tấm lòng làm lãnh đạo Làm sao để tránh đố kị khi thăng chức? Chỉ có bao dung mới xích lại gần hơn Trời đất mênh mông, đâu người tri kỉ? Sự sáng suốt trong cách dùng người và phúc báo Luân lý làm việc chung nơi công sở THIÊN THỨ HAI TÂM AN THẾ GIỚI AN, TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Càng từ bi, sáng suốt càng ít phiền muộn Gieo phúc bằng tâm thanh tịnh Ăn với thái độ tự nhiên, vui vẻ Đại trí tuệ phá đại vọng ngữ Thấu hiểu tình người mới là thành công Tâm bình thế giới bình Làm thế nào để giảm áp lực cuộc sống? Chú trọng luân lý, không chú trọng luận lý Sự tôi luyện trong cuộc sống Làm thế nào để nâng cao nhân phẩm? THIÊN THỨ BA TẤM LÒNG BAO DUNG CÀNG LỚN, CÁI TÔI CÀNG NHỎ Tấm lòng bao dung càng lớn, cái tôi càng nhỏ Nên tích cực, không nên cố chấp Kế hoạch chữ “tâm” trong năm mới Y pháp bât y nhân - Làm theo quyết sách đã định, dựa vào phương pháp không dựa vào người Học cách nói được làm được Làm thế nào để dẹp bỏ phiền não, tìm kiếm sự yên bình? LỜI GIỚI THIỆU Một vị Hòa thượng gầy gò, thường xuyên ốm yếu, cao 1m72, nặng 48kg, nhưng vẫn đi khắp nơi hoằng pháp. Mục đích chính của ông là nâng cao phẩm chất cho con người, kiến lập cõi tịnh độ ngay trên thế gian này. Có thể nói Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm là một vị hoa tiêu tâm linh. Trong suốt 32 năm nay, ông luôn nỗ lực vận động để bảo vệ môi trường tâm linh và mồi trường lễ nghĩa, hi vọng xã hội sẽ có một không khí sống trong lành. Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm chỉ ra rằng, muốn nâng cao phẩm chất con người thì trước hết phải bắt đầu từ bản thân mình, sau đó mới có thể giúp người khác nâng cao nhân phẩm của họ. Nâng cao phẩm cách con người chính là giảm bớt sự tính toán được mất giữa mình và người khác, giảm bớt tính ngạo mạn, ích kỷ, thêm vào đó là đức tính khiêm tốn, từ bi, biết quan tâm đến người khác, làm được như vậy chính là đã tiếp thu được tư tưởng cơ bản của Phật giáo. Ông nhấn mạnh: Cuộc sống chính là tu hành, tu hành không thể tách rời cuộc sống. Làm thế nào để có thể tu trong cuộc sống thường ngày? Hòa thượng cho rằng, điều quan trọng là làm cho trái tim mình không bị ô nhiễm từ môi trường bên ngoài, cũng không bị dao động bởi ảnh hưởng của những tâm niệm của cá nhân. Thầy cũng nhấn mạnh đến sự ổn định cuộc sống, đó cũng chính là sự bảo vệ môi trường lễ nghĩa. Từ lời nói, ngoại hình thậm chí những biểu cảm trên khuôn mặt và sâu trong nội tâm đều phải thể hiện sự tôn trọng, biết ơn với người khác. Đối với con người đó là biểu hiện lịch sự chân thành, nó sẽ tác động lại làm cho mồi trường sống càng thêm an toàn và thanh bình hơn. Trang Tố Ngọc - Phó Tổng biên tập tạp chí Thiên Hạ, Đài LoanDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thánh Nghiêm":Bình An Trong Nhân GianBuông Xả Phiền NãoAn Lạc Từ TâmThành Tâm Để Thành CôngTìm Lại Chính MìnhGiao Tiếp Bằng Trái TimĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thành Tâm Để Thành Công PDF của tác giả Thích Thánh Nghiêm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phật Lục (Trần Trọng Kim)
MỤC LỤC MẤY LỜI NGỎ CÙNG ĐỘC-GIẢ LỜI MỞ ĐẦU I. THÍCH-CA MẦU-NI PHẬT 釋迦牟尼佛 II. THẬP ĐẠI ĐỆ-TỬ ⼗⼤弟⼦ Tìm mua: Phật Lục TiKi Lazada Shopee 1) XÁ-LỊ-PHẤT 舍利弗 (Sariputra) 2) MỤC-KIỆN-LIÊN ⽬犍連 (Maudgalyayana) 3) ĐẠI-CA-DIẾP ⼤迦葉 (Maha Kacyapa) 4) TU-BỒ-ĐỀ 須菩提 (Subhuti) 5) A-NA-LUẬT 阿那律 (Anuruddha) 6) PHÚ-LÂU-NA 富樓那 (Purna) 7) CA-CHIÊN-DIÊN 迦旃延 (Kotyayana) 8) ƯU-BA-LI 優波離 (Upali) 9) RA-HẦU-LA 囉喉羅 (Rahula) 10) A-NAN-ĐÀ 阿難陀 (Ananda) III. CHƯ PHẬT 諸佛 1) A-DI-ĐÀ PHẬT 阿彌陀佛 2) DƯỢC-SƯ LƯU-LY-QUANG PHẬT 藥師琉璃光佛 IV. CHƯ BỒ-TÁT 諸菩薩 1) DI-LẶC BỒ-TÁT 彌勒菩薩 2) QUAN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT (PUSA) 觀世⾳ 3) ĐẠI-THẾ-CHÍ BỒ-TÁT ⼤勢⾄菩薩 4) VĂN-THÙ BỒ-TÁT ⽂殊菩薩 5) PHỔ-HIỀN BỒ-TÁT 普賢菩薩 6) ĐỊA-TẠNG BỒ-TÁT 地藏菩薩 V. THẾ-GIAN VÀ THẾ-GIỚI 1) THẾ-GIAN a) Lục đạo b) Tam giới 2) THẾ-GIỚI a) Ở trong không-gian b) Ở trong thời-gian VI. SỰ THỜ-PHỤNG VÀ CÁCH BÀI-TRÍ CÁC TƯỢNG TRONG CHÙA 1) ĐIỆN THỜ PHẬT 2) NHÀ BÁI ĐƯỜNG 3) NHÀ HÀNH-LANG 4) NHÀ TĂNG-ĐƯỜNG PHẦN PHỤ THÊM: MẤY CẢNH CHÙA LỚN Ở BẮC-KỲ 1) CHÙA HÒA-GIAI 2) CHÙA BÀ-ĐÁ 3) CHÙA LIÊN-PHÁI 4) CHÙA BẰNG 5) CHÙA PHẬT-TÍCH 6) CHÙA BÁCH-MÔN 7) CHÙA BÚT-THÁP 8) CHÙA CÓI 9) CHÙA ĐỌI 10) CHÙA TÂY-PHƯƠNGDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Trần Trọng Kim":Phật GiáoPhật LụcViệt Nam Sử LượcMột Cơn Gió BụiNho GiáoSự Tích Khổng Phu TửĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phật Lục PDF của tác giả Trần Trọng Kim nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phật Giáo (Trần Trọng Kim)
LỜI NÓI ĐẦU Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là ba nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt nam ta từ xưa. Nho giáo dạy ta biết cách xử kỷ tiếp vật, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. Phật giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc ảo hóa điên đảo mà vào chốn Niết-bàn yên vui. Ba học thuyết ấy thành ra ba tôn giáo, người ta thường gọi là Tam giáo, đều có ảnh hưởng rất sâu về tín ngưỡng và hành vi trong sinh hoạt của dân ta ngày xưa. Đến nay cuộc đời thay đổi, người ta theo khuynh hướng vật chất, coi rẻ những điều đạo lý nhân nghĩa. Đó cũng là sự dời đổi biến hóa trong cuộc đời. Tìm mua: Phật Giáo TiKi Lazada Shopee Đời là biến hóa không có gì là thường định. Mỗi một cuộc biến hóa lại giống một mắt xích trong cái dây xích, rồi cái nọ tiếp giáp cái kia, thành cái dây dài không biết đâu là cùng tận. Sự biến hóa tuần hoàn ấy, kể thực ra không có gì là chuẩn đích nhất định, chẳng qua là nó theo thời mà luân chuyển. Cái trước ta cho là tốt, thì bây giờ ta cho là xấu; cái bây giờ ta cho là LỜI NÓI ĐẦU hay, sau này người ta lại cho là dở. Dở dở, hay hay vô thường vô định, thành ra như cái trò quỉ thuật làm cho người ta mê hoặc. Các bậc thánh hiền đời trước, biết rõ những điều ấy, muốn tìm ra một con đường mà đi trong chỗ tối tăm mờ mịt, nên mới lập ra học thuyết nọ, tôn giáo kia để đưa người ta đi cho khỏi mắc phải chông gai nguy hiểm. Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo đều có một quan niệm như thế cả. Song mỗi một học thuyết có một tôn chỉ và một phương pháp riêng để học đạo tu thân, cho nên cách luận lý, cách lập giáo và sự hành đạo có nhiều chỗ khác nhau. Bàn về căn nguyên của vũ trụ, thì học thuyết nào trong Tam giáo cũng lấy cái lý tuyệt đối làm căn bản, cho vạn vật sinh hóa đều gốc ở cái một. Gọi cái một là thái cực, là đạo, là chân như hay là thái hư,1 danh hiệu tuy khác, nhưng vẫn là một lý. Chia ra thì thành trăm đường nghìn lối, mà thu lại chỉ có một. Đó là cái ý của Khổng Tử nói ở thiên Hệ từ trong Kinh Dịch rằng: “Thiên hạ đồng quy nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự.” Có vẻ như tương đồng với Tánh Không (Sunyatā) trong Phật giáo Đại thừa. 天下同歸而殊塗,一致而百慮 - Thiên hạ tuy có nhiều đường khác nhau, nhưng cùng về một chỗ; trăm lo, nhưng về một mối. LỜI NÓI ĐẦU Cái một ấy mới thật là cái có tuyệt đối thường định tự tại. Còn vạn vật là sự biến hóa của cái một ấy, thì chỉ là những cái có tỷ lệ tương đối, tức là những ảo tưởng vô thường mà thôi. Vạn vật đã là ảo tưởng, thì cuộc đời có khác chi những vở tuồng ở trên sân khấu, bày ra đủ mọi trò rồi lại biến mất. Cho nên xét đến cùng thì Nho, Đạo và Phật đối với cuộc đời đều có cái tư tưởng như thế cả. Song Nho giáo thì cho rằng dù thế nào cũng là bởi cái lý tự nhiên, mà đã sinh ra làm người để diễn các trò tuồng, thì ta hãy cứ đóng các vai trò cho khéo, cho giỏi, khỏi phụ cái tiếng ra đóng trò. Đạo giáo thì cho rằng đã là trò tuồng, ta nên tìm chỗ yên lặng để ngồi mà xem, tội gì ra nhảy múa cho nhọc mệt. Phật giáo thì cho rằng các trò tuồng là nguồn gốc sự đau buồn khổ não, lăn lộn vào đó làm gì cho thêm buồn thêm khổ, chi bằng tìm lối ra ngoài những cuộc múa rối ấy, đến nơi yên vui thảnh thơi, khỏi phải ở những chỗ ô trọc xấu xa. Cái ví dụ giản dị ấy có thể biểu lộ được những khác biệt về thái độ và nền tư tưởng của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Nho giáo thì hướng về đạo xử thế, Đạo giáo và Phật giáo thì hướng về đạo xuất thế. Song Đạo giáo vẫn ở trong sự biến hóa càn khôn, mà Phật giáo thì ra hẳn bên ngoài càn khôn. Đó là nói cái đại thể, chứ tựu trung ba học thuyết ấy, học thuyết nào cũng có chỗ nhập thế gian và xuất thế gian. Ngay cái học thiết thực như Nho giáo mà cũng có người như Nguyên Hiến chịu an bần lạc đạo,1 không thèm ganh đua danh lợi ở đời; mà trong những người tin theo Đạo giáo hay Phật giáo, thường cũng thấy có người cúc cung tận tụy với việc đời để cứu nhân độ thế. Vậy thì Tam giáo tuy có khác nhau ở chỗ lập giáo và hành đạo, nhưng lên đến chỗ cùng tột tuyệt đối thì cùng gặp nhau ở chỗ lý tưởng, cho nên vẫn dung nạp được nhau. Đó là cái đặc sắc của các tôn giáo ở Á Đông. Nhân khi Hội Phật giáo ở Bắc Việt thành lập, tôi có đọc mấy bài diễn văn nói về Phật giáo. Sau vì loạn lạc, sách vở bị đốt cháy, tôi về Sài Gòn nhặt được ba bài, xếp thành một tập, mong có ngày in ra được để tín đồ nhà Phật có thể xem mà suy xét thêm về cái đạo rất mầu nhiệm ở trong thế gian này. TRẦN TRỌNG KIMDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Trần Trọng Kim":Phật GiáoPhật LụcViệt Nam Sử LượcMột Cơn Gió BụiNho GiáoSự Tích Khổng Phu TửĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phật Giáo PDF của tác giả Trần Trọng Kim nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.