Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Mảnh Vụn Văn Học Sử (Bằng Giang)

Cho một bộ văn-học sử Việt-nam

Từ sau hiệp định Giơ-neo năm 1954 cho đến nay, ở miền Nam Việt-nam chỉ có hai bộ văn học sử được kể là hoàn thành, hiểu với nghĩa là được biên soạn từ đầu cho đến năm 1945 và đã được xuất bản trọn:

- Việt-nam văn-học sử giản ước tân biên (ba cuốn, 1961-1965) của PHẠM THẾ NGŨ, khi tái bản đổi tựa lại là Lịch sử văn-học Việt-nam tân biên giản ước.

- Bảng lược đồ văn-học Việt-nam (hai cuốn, 1967) của THANH LÃNG, vốn là bài giảng khóa cho lớp dự bị Việt đại cương trường Đại học văn khoa Sài-gòn.

Ngoài ra, còn vài bộ chỉ ra được một, hai cuốn rồi đình lại khá lâu mà chưa thấy tiếp tục ấn hành: Tìm mua: Mảnh Vụn Văn Học Sử TiKi Lazada Shopee

- Lịch sử văn-học Việt-nam (mới có hai cuốn, 1956) của LÊ VĂN SIÊU.

- Việt-nam văn học toàn thư (mới có hai trong mười cuốn, 1959) của HOÀNG TRỌNG MIÊN.

- Văn-học Việt-nam (1960) của PHẠM VĂN DIÊU chỉ mới đến đầu thế kỷ XIX.

Dầu đã hoàn thành hay chưa, đó cũng là những cố gắng khai phá một miếng đất quá mới mẻ 1 hay khai thông một môn học « mới chỉ ở giai đoạn phôi thai » 2 hay « còn ở trong thời kỳ phôi thai ». 3

Đó là những cố gắng đáng ca ngợi vì những người đặt chân vào khu vườn văn-học sử Việt-nam hẳn đã biết trước sẽ gặp phải nhiều gai gốc mà đứng hàng đầu là vấn đề tài liệu. Ở Việt-nam không có nạn « phần thư » ác liệt như dưới thời nhà Tần bên Trung-hoa, nhưng chỉ nói gần đây thôi, non một phần ba thế kỷ khói lửa, kể từ năm 1945 đã khiến cho tài liệu đã hiếm lại càng thêm hiếm. Thư viện của nhà nước, phần bị mất cắp, phần bị cướp đoạt, nhiều thư viện gia đình tiêu tan trong khói lửa.

Không nói chi xa, chỉ kể từ năm 1954 trở lại đây (1974), thử hỏi mấy ai giữ được trọn bộ tuần báo Tiến Thủ 4 trong đó có bài « Một thế kỷ mấy vần thơ » của TRUY-PHONG mà SƠN NAM nhận xét là « một trong những bài thơ đẹp nhất của thế kỷ hai mươi này »?

Vì không có đủ trong tầm tay những tài liệu cần thiết để phối kiểm những điều mình viết nên các soạn giả dễ lặp lại những sai lầm của nhau.

- Chẳng hạn như HUÌNH TỊNH CỦA không hề có một tác phẩm nào nhan là Gia lễ quan chế mà nhiều sách của ta đến ngày nay vẫn cứ ghi như vậy và học trò cứ phải học mãi như vậy.

- Một giai thoại về hai câu đối của chúa Trịnh và Cống Quỳnh được đem gán cho CAO BÁ QUÁT:

« Nước trong leo lẻo cá đớp cá,

Trời nắng chang chang người trói người. »

- NGUYỄN CÔNG TRỨ mất năm 1858 hay 1859? NGUYỄN KHUYẾN, năm 1910 hay 1909?

- TẢN-ĐÀ nổi tiếng là « con người của hai thế kỷ » vậy mà theo sách vở đang lưu hành, thì nhà thi sĩ của chúng ta có tới những hai năm sanh và bốn ngày mất. Còn PHẠM QUỲNH sanh năm 1890, 1891 hay 1892?

- Tờ Tri Tân tạp chí được hầu hết các sách giáo khoa khai tử cho nó ở số 127 đầu năm 1944 trong lúc nó thọ cho đến giữa năm 1946. THIẾU-SƠN được ghi là một cọng sự viên của Tri Tân trong lúc ông không có viết một dòng nào cho tờ này.

- Một câu nói để đời của ông NGUYỄN VĂN VĨNH « Nước Nam ta mai sau này hay dở cũng ở như chữ quốc ngữ » được nhiều tác giả ghi lại khác nhau, khi sai một chữ, khi thiếu, khi dư.

- Bài « Tôn phu nhơn qui Hớn thơ » do « TÔN THỌ TƯỜNG ngụ ý » đăng ở số 2 tờ Miscellanées năm 1889 (trang 16) của TRƯƠNG-VĨNH KÝ về sau có cả chục bản sai biệt nhau. Bản nào đúng, bản nào sai?

Và còn nhiều nữa, rất nhiều…

Ngoài trở lực tài liệu còn có lắm nguyên nhân chủ quan về phía người viết:

- Chưa đủ thận trọng chăng?

- Quá tin ở uy danh một tên tuổi nào đó chăng?

- Thiếu phương pháp làm việc chăng?

- Tinh thần trách nhiệm chưa đúng mức chăng?…

Trong tình trạng thiếu thốn, nhập nhèm, bất nhứt của tài liệu đó, một cá nhơn đơn độc chắc phải dành hết cả một đời người, mà phải là một người thọ nữa, họa may mới hoàn thành một bộ văn-học sử tránh được những sai lầm tuy nhỏ nhặt nhưng lại dễ làm mất lòng tin cậy của độc giả. Cái gì cũng gần như là có dị biệt, sai sót, nghi vấn hết thì tin làm sao được? Cứ đả kích TÔN THỌ TƯỜNG ở hai chữ trau tria trong câu « Về Hớn trau tria mảnh má hồng » trong lúc câu của họ TÔN đúng là « Về Hớn đành trau phận má hồng ». Dựa vào một văn bản sai, khen chê đều là những đòn đỡ đánh trong gió. Về mặt văn-học sử, nhận định hay quan niệm có thể dị biệt giữa các tác giả nhưng sự kiện không thể có tính cách lưỡng khả, trích dẫn phải trung thực, sử dụng nên kiểm soát, nếu cần và có thể…

Một nhà viết văn-học sử khó thể đơn độc đính chánh hết những sai lầm, đánh tan được hết những nghi vấn trong suốt quá trình diễn tiến của văn-học Việt-nam từ chữ hán qua chữ nôm đến chữ quốc ngữ. Phải chăng vì ý thức trước điều đó mà nhiều vị đã tỏ ra khiêm tốn, ít ra cũng ở cái tựa, nào là sử yếu, nào là giản ước, nào là lược đồ.

Chúng tôi nghĩ rằng văn-học sử cũng gần như tự điển, nếu được biên soạn tập thể chắc sẽ đầy đủ và tránh được nhiều vấp váp hơn, mỗi người phụ trách một hay hai vấn đề, một giai đoạn hay nhiều lắm là một thời đại. Điều này tuy khó thực hiện nhưng không phải là một điều bất khả. Khó ở chỗ một tập thể như vậy đòi hỏi phải có một quan điểm đồng nhứt. Nếu thực hiện được, có một điều lợi rõ ràng là tác phẩm có thể hoàn thành sớm hơn và có đủ cả hai chiều rộng và sâu. Một cá nhân có thể mất nhiều thì giờ hơn, dễ được bề rộng mà khó tránh khỏi vấp váp như trong một quyển văn-học sử nọ. NGUYỄN KHUYẾN ở một trang trước mất năm 1909, ngay trang sau, năm 1910, Việt-nam cổ văn-học sử của NGUYỂN ĐỔNG CHI biến thành Việt-nam văn-học cổ sử, Khổng giáo phê bình tiểu luận của ĐÀO DUY ANH biến thành Phê bình Khổng giáo tiểu luận v.v…

Viết văn-học sử khó như vậy vì ngoài khả năng chuyên môn, còn phải có thì giờ và tiền bạc cho công việc xê dịch, sưu tầm, sao chép hay mua lại những tài liệu quí hiếm. Cách đây mấy năm, một anh bạn cho chúng tôi hay một người ngoại quốc đã mua được trọn bộ Tri Tân tạp chí với giá sáu trăm ngàn đồng Việt-nam. Hội đủ những điều kiện trên không có được bao nhiêu người. Từ năm 1954 đến nay, riêng ở miền Nam chỉ mới có hai bộ đã hoàn thành, còn bao nhiêu bộ khác đếm không hết mấy đầu ngón tay, còn đang dang dở mà không biết có cặp được bến bờ hay không.

Công việc đòi hỏi tương đối ít thời giờ hơn và có thể có nhiều người đóng góp được, giúp ích cho những nhà viết văn-học sử sau này, có tính cách rời rạc, có khi vụn vặt nữa nhưng rất cần thiết.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mảnh Vụn Văn Học Sử PDF của tác giả Bằng Giang nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đoàn Mật Vụ Của Ngô Đình Cẩn (Văn Phan)
“Chiến tranh bí mật,” một lĩnh vực đặc biệt phục vụ cho cuộc chiến tranh đó cũng được Bộ Nội vụ và một số nhà khoa học lưu tâm. Gần đây, tác giả Văn Phan có gửi cho Ban biên tập Nhà xuất bản Công an nhân dân cuốn “Đoàn mật vụ của Ngô Đình Cẩn.” Cuốn sách này cũng chưa phải là một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về “Đoàn công tác đặc biệt miền Trung” - một tổ chức mật vụ nguy hiểm khét tiếng một thời. Song, nó cho ta một bức tranh khái quát về quá trình hình thành, phát triển, diệt vong và di bại của nó đối với cách mạng nước ta.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đoàn Mật Vụ Của Ngô Đình Cẩn PDF của tác giả Văn Phan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đoàn Mật Vụ Của Ngô Đình Cẩn (Văn Phan)
“Chiến tranh bí mật,” một lĩnh vực đặc biệt phục vụ cho cuộc chiến tranh đó cũng được Bộ Nội vụ và một số nhà khoa học lưu tâm. Gần đây, tác giả Văn Phan có gửi cho Ban biên tập Nhà xuất bản Công an nhân dân cuốn “Đoàn mật vụ của Ngô Đình Cẩn.” Cuốn sách này cũng chưa phải là một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về “Đoàn công tác đặc biệt miền Trung” - một tổ chức mật vụ nguy hiểm khét tiếng một thời. Song, nó cho ta một bức tranh khái quát về quá trình hình thành, phát triển, diệt vong và di bại của nó đối với cách mạng nước ta.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đoàn Mật Vụ Của Ngô Đình Cẩn PDF của tác giả Văn Phan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dấu Chân Người Lính (Nguyễn Minh Châu)
Nơi đây khi đang mùa thu hãy còn là một cánh rừng già im lìm như ngủ. Lúc bấy giờ những người chiến sĩ bộ binh và cả những người chiến sĩ trinh sát dày dạn và ưa hoạt động nhất của cấp trung đoàn hoặc sư đoàn hãy còn ở tuyến hậu phương. Suốt cả một dải rừng núi âm u rậm rạp, thỉnh thoảng mới thấy sáng bừng lên vài bông hoa chuối rừng đỏ nở trên những thân cây gầy khẳng. Tiếp giáp với bìa rừng là bãi lau hoang vu rồi lại một cánh rừng khác, một bãi lau khác ăn thẳng ra con đường số 9 rải sỏi dẫn tới một thị trấn và ngoại vi khu đồn địch. Suốt cả mùa thu, ở đây còn hết sức yên tĩnh. Trên mặt đất khô ráo đang đón đợi mùa mưa ngàn tới, chỉ có bước chân những đàn voi đi thủng thỉnh xéo nát từng bãi tranh, và báo trước cho chiến dịch sắp mở là bước chân không để lại chút dấu tích của những người lính trinh sát Bộ Tư lệnh chiến dịch và bọn thám báo Mỹ giậm đè lên nhau. Khuê, chiến sĩ cần vụ của chính ủy trung đoàn 5 đã tùng sống trên mảnh đất này suốt từ trận đánh mở màn chiến dịch. Nhưng anh không khỏi bỡ ngỡ mỗi khi có dịp rời khỏi hầm sở chỉ huy, đi trở lại khu rừng trú quân hồi trung đoàn mới từ giã trạm giao liên cuối cùng tận ngoài bờ sông Xê Pôn. Thế là sau một loạt trận đánh, địch đã dự đoán được đôi chút hướng xuất kích của những đơn vị chiến đấu lớn của chúng ta. Chúng rải thuốc độc hóa học và dùng máy bay B.52 rải bom theo lối “rải thảm”. Chỉ có trong vòng nửa tháng, từ khi tiếng súng đầu tiên của ta nổ vào giữa thị trấn, các cánh rừng chung quanh đã quang đi từng vạt, từng vạt cỏ tranh bị thiêu cháy, ở các chân lèn đá và dọc khe suối đã bị phát quang, máy bay trinh sát các loại lượn đi lượn lại thăm dò suốt ngày đêm. Ban đêm tùng chùm pháo sáng liên tiếp treo lơ lửng trong bầu sương thăm thẳm trắng rừng trắng núi. Mặc cho máy bay địch trinh sát và bắn phá, dưới mặt đất bộ đội vẫn chen chân nhau đi đông nghìn nghịt. Họ tranh thủ đi nhanh hơn, nhận mặt nhau, chào hỏi nhau. Con đường cứ hình thành dần những khu vực tọa độ của địch (Khu vực toạ độ: Khu vực mà máy bay địch đã tính sẵn trên bản đồ từng quãng thời gian nhất định bay qua ném bom một lần). Trên chặng đường đầy cây cối đổ nghiêng, khói bom khét lẹt và đất đỏ lật lên lấp hết cây cối, tùng đơn vị cứ đi qua, hết đơn vị này đến đơn vị khác, hết binh chủng này đến binh chủng khác. Ban ngày có những khi máy bay trinh sát không làm nhiệm vụ chỉ điểm cho máy bay phóng pháo, với đôi cánh bằng gỗ dán, nó liệng từng vòng tròn rất hẹp trên từng chỏm cây một. Từ bên thành cửa sổ trống hoác như con mắt mù thò ra một chiếc loa phóng thanh và một giọng nói õng ẹo: Các anh bộ đôi Việt Công dũng cảm! Đây là tiếng nói của người em gái mến thương của các anh. Các anh hãy suy nghĩ mau mau trở về với người em gái mến thương và Chính phủ quốc gia. Các anh sẽ được trọng dụng và chiều chuộng. Em đang trông thấy các anh… Dưới từng gốc cây, lính nhà ta vẫn thản nhiên ôm nhau ngủ, thảng hoặc mới có anh chàng đang ngáy như sấm bỗng trở mình, không thèm mở mắt cáu tiết văng tục: “Trông thấy cái... mẹ mày! ” Không phải bây giờ mà từ đầu mùa xuân năm ngoái, Khuê đã quá quen thuộc với khung cảnh này. Khuê đã quen với khu rừng suốt ngày đêm dội vang những trận bom hất tung từng đám rễ cây và đất đá, những cuộc chuyển quân trong tầm súng của địch, những con đường tiềm nhập ở vị trí tập kết quân bị địch phát quang. Anh đã quen với những trận bom B.52 như dựng lửa, với khung cảnh bề bộn tạm bợ của chiến rường, với cả mùa mưa dai dẳng xô rừng ngập suối của rùng miền Tây vốn từ bao đời còn âm u và hoang dại. Chính khung cảnh của chiến trường như thế, trước đây vài tháng, khi anh còn mài gót giày trên những chặng đường đi dài dằng dặc của núi Trường Sơn, anh như đã trông thấy, hình như nó đang vẫy gọi, đang giục giã anh và đồng đội của anh bằng tất cả sức mạnh quyến rũ không thể nào lường được. Ngày trung đoàn mới xuất quân từ hậu phương, Khuê là một tiểu đội tưởng xuất sắc của đại đội trinh sát. Trên đường giao liên, ở một chặng nào đó, đại đội trinh sát gặp u bộ (bí danh chỉ trung đoàn bộ) giữa lòng dốc, đang ngồi nghỉ. Một đám người lố nhố bên rìa cỏ, anh nào anh nấy mặt mũi trắng trẻo, mồ hôi ướt đầm đìa suốt dọc lưng áo thấm sang cả ba lô cóc, túi tài liệu lớn, túi tài liệu bé xếp dọc lối đi. Một anh phụ trách quân lực mặc quần đùi áo lót, khuôn mặt còn trẻ mà đã hói lên tận đỉnh đầu, anh ta ngồi doạng chân trước chiếc ba lô cóc to kềnh càng để quấy sữa bột, chợt trông thấy cái dáng nhỏ bé và nhanh như sóc của Khuê vác súng tiểu liên đi vụt qua liền cất tiếng gọi ầm ĩ cả rừng… Tìm mua: Dấu Chân Người Lính TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dấu Chân Người Lính PDF của tác giả Nguyễn Minh Châu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dấu Chân Người Lính (Nguyễn Minh Châu)
Nơi đây khi đang mùa thu hãy còn là một cánh rừng già im lìm như ngủ. Lúc bấy giờ những người chiến sĩ bộ binh và cả những người chiến sĩ trinh sát dày dạn và ưa hoạt động nhất của cấp trung đoàn hoặc sư đoàn hãy còn ở tuyến hậu phương. Suốt cả một dải rừng núi âm u rậm rạp, thỉnh thoảng mới thấy sáng bừng lên vài bông hoa chuối rừng đỏ nở trên những thân cây gầy khẳng. Tiếp giáp với bìa rừng là bãi lau hoang vu rồi lại một cánh rừng khác, một bãi lau khác ăn thẳng ra con đường số 9 rải sỏi dẫn tới một thị trấn và ngoại vi khu đồn địch. Suốt cả mùa thu, ở đây còn hết sức yên tĩnh. Trên mặt đất khô ráo đang đón đợi mùa mưa ngàn tới, chỉ có bước chân những đàn voi đi thủng thỉnh xéo nát từng bãi tranh, và báo trước cho chiến dịch sắp mở là bước chân không để lại chút dấu tích của những người lính trinh sát Bộ Tư lệnh chiến dịch và bọn thám báo Mỹ giậm đè lên nhau. Khuê, chiến sĩ cần vụ của chính ủy trung đoàn 5 đã tùng sống trên mảnh đất này suốt từ trận đánh mở màn chiến dịch. Nhưng anh không khỏi bỡ ngỡ mỗi khi có dịp rời khỏi hầm sở chỉ huy, đi trở lại khu rừng trú quân hồi trung đoàn mới từ giã trạm giao liên cuối cùng tận ngoài bờ sông Xê Pôn. Thế là sau một loạt trận đánh, địch đã dự đoán được đôi chút hướng xuất kích của những đơn vị chiến đấu lớn của chúng ta. Chúng rải thuốc độc hóa học và dùng máy bay B.52 rải bom theo lối “rải thảm”. Chỉ có trong vòng nửa tháng, từ khi tiếng súng đầu tiên của ta nổ vào giữa thị trấn, các cánh rừng chung quanh đã quang đi từng vạt, từng vạt cỏ tranh bị thiêu cháy, ở các chân lèn đá và dọc khe suối đã bị phát quang, máy bay trinh sát các loại lượn đi lượn lại thăm dò suốt ngày đêm. Ban đêm tùng chùm pháo sáng liên tiếp treo lơ lửng trong bầu sương thăm thẳm trắng rừng trắng núi. Mặc cho máy bay địch trinh sát và bắn phá, dưới mặt đất bộ đội vẫn chen chân nhau đi đông nghìn nghịt. Họ tranh thủ đi nhanh hơn, nhận mặt nhau, chào hỏi nhau. Con đường cứ hình thành dần những khu vực tọa độ của địch (Khu vực toạ độ: Khu vực mà máy bay địch đã tính sẵn trên bản đồ từng quãng thời gian nhất định bay qua ném bom một lần). Trên chặng đường đầy cây cối đổ nghiêng, khói bom khét lẹt và đất đỏ lật lên lấp hết cây cối, tùng đơn vị cứ đi qua, hết đơn vị này đến đơn vị khác, hết binh chủng này đến binh chủng khác. Ban ngày có những khi máy bay trinh sát không làm nhiệm vụ chỉ điểm cho máy bay phóng pháo, với đôi cánh bằng gỗ dán, nó liệng từng vòng tròn rất hẹp trên từng chỏm cây một. Từ bên thành cửa sổ trống hoác như con mắt mù thò ra một chiếc loa phóng thanh và một giọng nói õng ẹo: Các anh bộ đôi Việt Công dũng cảm! Đây là tiếng nói của người em gái mến thương của các anh. Các anh hãy suy nghĩ mau mau trở về với người em gái mến thương và Chính phủ quốc gia. Các anh sẽ được trọng dụng và chiều chuộng. Em đang trông thấy các anh… Dưới từng gốc cây, lính nhà ta vẫn thản nhiên ôm nhau ngủ, thảng hoặc mới có anh chàng đang ngáy như sấm bỗng trở mình, không thèm mở mắt cáu tiết văng tục: “Trông thấy cái... mẹ mày! ” Không phải bây giờ mà từ đầu mùa xuân năm ngoái, Khuê đã quá quen thuộc với khung cảnh này. Khuê đã quen với khu rừng suốt ngày đêm dội vang những trận bom hất tung từng đám rễ cây và đất đá, những cuộc chuyển quân trong tầm súng của địch, những con đường tiềm nhập ở vị trí tập kết quân bị địch phát quang. Anh đã quen với những trận bom B.52 như dựng lửa, với khung cảnh bề bộn tạm bợ của chiến rường, với cả mùa mưa dai dẳng xô rừng ngập suối của rùng miền Tây vốn từ bao đời còn âm u và hoang dại. Chính khung cảnh của chiến trường như thế, trước đây vài tháng, khi anh còn mài gót giày trên những chặng đường đi dài dằng dặc của núi Trường Sơn, anh như đã trông thấy, hình như nó đang vẫy gọi, đang giục giã anh và đồng đội của anh bằng tất cả sức mạnh quyến rũ không thể nào lường được. Ngày trung đoàn mới xuất quân từ hậu phương, Khuê là một tiểu đội tưởng xuất sắc của đại đội trinh sát. Trên đường giao liên, ở một chặng nào đó, đại đội trinh sát gặp u bộ (bí danh chỉ trung đoàn bộ) giữa lòng dốc, đang ngồi nghỉ. Một đám người lố nhố bên rìa cỏ, anh nào anh nấy mặt mũi trắng trẻo, mồ hôi ướt đầm đìa suốt dọc lưng áo thấm sang cả ba lô cóc, túi tài liệu lớn, túi tài liệu bé xếp dọc lối đi. Một anh phụ trách quân lực mặc quần đùi áo lót, khuôn mặt còn trẻ mà đã hói lên tận đỉnh đầu, anh ta ngồi doạng chân trước chiếc ba lô cóc to kềnh càng để quấy sữa bột, chợt trông thấy cái dáng nhỏ bé và nhanh như sóc của Khuê vác súng tiểu liên đi vụt qua liền cất tiếng gọi ầm ĩ cả rừng… Tìm mua: Dấu Chân Người Lính TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dấu Chân Người Lính PDF của tác giả Nguyễn Minh Châu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.