Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kinh Trường Bộ - Tập 1 (Thích Minh Châu)

Trích Lời Giới Thiệu, Trường Bộ Kinh, Tập III (1972):.. Cho dịch và cho in các bản kinh Pāli, tôi không mong muốn gì hơn là để các Phật tử, các Học giả, các Sinh viên được đọc thẳng vào những kinh điển thật sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, và tự mình tìm hiểu những lời dạy thật sự của đức Phật, khỏi phải qua những lập trường của các bộ phái. Nhất là khỏi phải qua những xuyên tạc của những Học giả và những Phật tử muốn giải thích đạo Phật theo dục vọng và tà kiến của mình. Muốn chạy theo dục vọng, thì giải thích kinh điển một cách để hiểu rằng đạo Phật chấp nhận và tha thứ dục vọng. Muốn giết người và muốn binh vực kẻ giết người, đạo Phật được giải thích như là có thể tha thứ và chấp nhận sự giết người. Muốn chạy theo tà giáo và tà kiến, lại giải thích đạo Phật viên dung vô ngại, chấp nhận mọi tà kiến, mọi tà thuyết. Ta kiến nào, tà thuyết nào cũng là Phật giáo được hết! Muốn tránh những tai nạn trên, cần nhứt là phổ biến những kinh điển thực sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để Phật tử được đọc thẳng ngay kinh Phật, khỏi qua một ống kính màu nào.

Đạo Phật cần những cá nhân Phật tử biết suy tư, biết phân tích, biết tự tìm hiểu, rồi xác nhận sự hiểu biết của mình, ngang qua sự hành trì, kinh nghiệm cá nhân. Đạo Phật không cần đến những đoàn người theo đạo Phật, theo một cách ồ ạt mù quáng, theo một cách thụ động nhắm mắt, hay tự mình bóp méo, xuyên tạc đạo Phật theo tà kiến dục vọng của mình. Chính kinh Đại Bát Niết Bàn, có ghi rằng, dầu chúng ta có nghe vị Tỷ kheo nào nói tự thân nghe đức Phật, tự thân nghe các vị Thượng Tọa, Thủ Chúng, v.v... nói như vậy là Pháp, như vậy là Luật, đức Phật khuyên cũng không được tán thán, đả kích, chấp thuận, hay từ bỏ ngay, mà phải so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, có phù hợp mới được chấp nhận, không phù hợp thời phải từ bỏ. Đạo Phật đòi hỏi sự nhận xét, tìm hiểu, suy tư cá nhân rất nhiều. Nhưng chúng ta chỉ có thể nhận xét, tìm hiểu, suy tư khi chúng ta được đọc những lời dạy nguyên thỉ nhất hay gần nguyên thỉ nhất của đức Phật. Đó là nguyên nhân và động lực khiến tôi phải lo dịch và in bản Trường Bộ Kinh này.

Trích Lời Giới Thiệu, Trường Bộ Kinh, Tập IV (1972):... Với tập IV này, tôi đã phiên dịch xong bộ Dīgha Nikāya (Trường Bộ Kinh), từ chữ Pāli ra tiếng Việt. Năm 1965, tôi in xong tập I, gồm 3 kinh đầu. Năm 1967, tôi in xong tập II, gồm 10 kinh kế tiếp. Năm 1972, tôi in xong tập III và tập IV, gồm 21 kinh trong khoảng thời gian kỷ lục 7 tháng, từ Tết Nhâm Tý (tháng 2-1972) cho đến nay, Vu Lan rằm tháng 7 (tháng 8-1972). Cứ xem thời gian hoàn thành từng tập một, mới thấy chức vụ đa đoan của một Viện Trưởng làm trở ngại cho sự phiên dịch như thế nào. Chúng tôi chỉ có thể để dành những ngày nghỉ, những buổi sáng thật sớm và những buổi tối (nếu không quá mệt mỏi vì những công việc ban ngày), để phiên dịch. Chúng tôi vẫn kiên trì phiên dịch và in cho xong tập IV, Trường Bộ Kinh là để hoàn thành một chí nguyện mà tôi ấp ủ từ khi tôi mới đi du học Tích Lan năm 1952. Về nước năm 1964, nếu tôi không nhận chức vụ Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh thời nay tôi đã dịch ít nhất cũng trọn bộ Kinh Tạng Pāli rồi. Tôi tự đánh dấu hỏi, làm Viện Trưởng hay làm một vị dịch kinh, làm chức vụ nào có lợi cho Phật Giáo hơn? Và tôi phải tự thẳng thắn để trả lời, dịch kinh có lợi hơn! Và tôi chỉ có thể vớt vát, bằng cách để những thời giờ thong thả, chú tâm vào vấn đề phiên dịch. Chúng tôi viết những dòng chữ này vừa để sám hối, vừa mong các Phật tử và các Học giả thông cảm cho.

Phiên dịch Tam Tạng Pāli có một dụng ý khác quan trọng hơn. Trước năm 1952, Việt Nam chúng ta chỉ biết có một số Kinh Đại Thừa căn bản, như Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Bát Nhã, Kinh Kim Cang, Kinh Di Đà v.v... dầu rằng chúng ta vẫn có Hán Tạng hết sức phong phú, nhưng ít người nghiên cứu. Các Kinh A Hàm, Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Di Giáo cũng có được đề cập. Tuy có biết, nhưng không dám học vì theo tứ y, cần phải "y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh."

Qua Tích Lan, chúng tôi được biết đến Tam Tạng Pāli, rất là phong phú, rất gần với lời dạy nguyên thỉ của đức Phật, lại được phổ biến rộng rãi ở năm châu. Qua Ấn Độ, được biết thêm Tạng Sanskrit, dồi dào và phong phú hơn cả Tạng Pāli, nhưng nguyên bản gần như mất hết cả, ngoại trừ vài chục bộ mới tìm lại được. Cũng may Tạng Sanskrit được dịch ra Tạng Tây Tạng và Hán Tạng, và nhờ vậy hai tạng dịch này là kho tài liệu khá đầy đủ cho nguyên tạng Sanskrit. Nhưng nếu Pāli là Tam tạng vừa là nguyên thỉ, vừa là của học phái Thượng Tọa Bộ, Tạng Sanskrit phong phú hơn, là Tam Tạng cũng vừa là nguyên thỉ, vừa thuộc nhiều học phái như Nhứt Thế Hữu Bộ, Đại Chúng Bộ, Đàm Vô Đức Bộ, Di Sa Tắc Bộ v.v... và cũng vừa là tạng của Đại Thừa. Gía trị của hai tạng dịch là như vậy, và Tạng Trung Hoa cũng có dịch một số kinh tạng Pāli có thể do Ngài Pháp Hiển, thế kỷ thứ VI đem từ Tich Lan về. Nếu chúng ta muốn tìm đến Tạng nào hay Kinh nào có thể là đại diện cho nguyên thỉ, chúng ta chỉ cần so sánh Kinh Tạng Luật Tạng Pāli và Kinh Tạng A Hàm và Luật Tạng các Học phái. Những điểm nào giống nhau, thời chúng ta có thể chấp nhận là Tạng Nguyên Thỉ. Những điểm dị biệt có thể là do dị biệt lập trường của các Học phái. Cho dịch Trường Bộ Kinh này, chúng tôi không mong gì hơn là giới thiệu Tạng Pāli cho Phật tử và Học giả Việt Nam và cũng mở đầu một môn học mới, tức là môn Tỷ Giáo Học giữa Kinh Tạng, Luật Tạng Pāli và Tạng chữ Hán tương đương. Môn Tỷ Giáo học này sẽ giúp chúng ta hiểu được thế nào là Tạng Nguyên Thỉ của Phật Giáo Tìm mua: Kinh Trường Bộ - Tập 1 TiKi Lazada Shopee

Có người sẽ cho, dịch Tạng Pāli là tuyên truyền cho Tiểu Thừa, phản lại tư tưởng Đại Thừa. Chúng ta nên chấm dứt ngay thái độ ngây thơ và buồn cười này. Đạo Phật không có Đại Thừa, Tiểu Thừa, không có Nam Tông, Bắc Tông. Đạo Phật gồm có một số giáo lý căn bản mà học phái nào cũng phải tôn trọng, một số pháp môn thiết yếu mà đệ tử Phật tử nào cũng phải y cứ để tu hành, nếu không muốn lạc vào tà giáo, ngọai đạo. Cho dịch Tạng Pāli là chúng tôi muốn giới thiệu và tìm hiểu số giáo lý căn bản ấy và số pháp môn thiết yếu ấy. Những danh từ Đại Thừa, Tiểu Thừa, Nam Tông, Bắc Tông là những danh từ đẻ ra sau này để phân biệt các học phái, và một học phái chỉ được gọi là học phái Phật Giáo khi nào học phái ấy tôn trọng và trung thực với số giáo lý, số pháp môn căn bản ấy.

Ngày nay, một nhà nghiên cứu Phật Giáo, phải biết đến Phật Giáo Nguyên Thỉ, phải biết đến Phật Giáo các Học Phái và phải biết đến Phật Giáo Đại Thừa mới có thể có một cái nhìn đại thể về lịch sử tư tưởng Phật Giáo. Sau khi nắm được cái nhìn đại thể, vị ấy có thể chọn lấy một ngành nào, hay một pháp môn nào làm ngành chuyên môn của mình. Cho dịch Kinh Tạng Pāli, chúng tôi muốn giúp phần tài liệu nghiên cứu cho các nhà học giả ấy để có thể biết đến Phật Giáo Nguyên Thỉ và biết đến Học phái Thượng Tọa Bộ, một học phái có tiếng là bảo thủ nhất, trung thành với tư tưởng và lối sống Phật Giáo Nguyên Thỉ nhất, và là học phái duy nhất gìn giữ được gần như trọn vẹn cả ba tạng giáo điển.

Hơn thế nữa, ngày nay chúng ta nhận thấy một chiều hướng mới đã bắt đầu sống dậy trong những nhà tìm hiểu tư tưởng Phật Giáo, một chiều hướng đi ngược lên Phật Giáo Nguyên Thỉ, tìm hiểu những căn bản giáo lý mà phần lớn các học phái chấp nhận, giới thiệu một lối sống đích thực, đức Phật muốn giảng dạy cho các đệ tử để sống ngay với đời sống hiện tại, khỏi phải qua những phân ly các học phái, hay những mê tín, dị đoan, cuồng tín v.v... đã dần dần xâm nhập vào Đạo Phật, làm mất bản chất thuần túy của Đạo Phật nghìn xưa. Hơn nữa, ngày nay người ta dần dần ý thức rằng chỉ có Đạo Phật Nguyên Thỉ mới đáp ứng được những đòi hỏi của một thế giới khoa học hiện tại. Một tôn giáo muốn được giới trí thức trẻ hiện tại chấp nhận, vừa phải không mâu thuẫn với những phát minh khoa học mới mẻ nhất, vừa phải giải quyết được những vấn đề thuộc phạm vi con người của con người ở thế kỷ thứ hai mươi, hai mốt này. Chỉ có Đạo Phật Nguyên Thỉ mới may ra đáp ứng được những đòi hỏi trên, và cho dịch tập Trường Bộ Kinh này, chúng tôi nuôi dưỡng một hy vọng rất khiêm tốn, là giới thiệu được tới tay các Học giả và các Phật tử, một phần nào những lời dạy thật sự nguyên thỉ hay gần nguyên thỉ nhất của Đạo Phật.

Tỷ kheo Thích Minh Châu

Đại học Vạn Hạnh

Sài Gòn, 1972Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Minh Châu":Đại Thừa Và Sự Liên Hệ Với Tiểu ThừaKinh Tiểu Bộ - Tập 1Kinh Tiểu Bộ - Tập 2Kinh Tiểu Bộ - Tập 3Kinh Tiểu Bộ - Tập 4Kinh Tiểu Bộ - Tập 5Kinh Tiểu Bộ - Tập 6Kinh Tiểu Bộ - Tập 7Kinh Tiểu Bộ - Tập 8Kinh Tiểu Bộ - Tập 9Kinh Tiểu Bộ - Tập 10Kinh Tiểu Bộ - Tập 11Kinh Tiểu Bộ - Tập 12Kinh Trung Bộ - Tập 1Kinh Trung Bộ - Tập 2Kinh Trung Bộ - Tập 3Kinh Trường Bộ - Tập 1Kinh Trường Bộ - Tập 2Kinh Trường Bộ - Tập 3Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 1Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 2Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 3Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 4Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 5Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 6Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 1Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 2Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 3Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 4Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 5Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 6

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Trường Bộ - Tập 1 PDF của tác giả Thích Minh Châu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Vị Tu Sĩ Bán Chiếc Ferrari (Robin Sharma)
MỤC LỤC Lời khen tặng Chương 1: Tiếng Chuông Cảnh Tỉnh Chương 2: Vị Khách Bí Ẩn Chương 3: Sự Lột Xác Ngoạn Mục Của Julian Mantle Tìm mua: Vị Tu Sĩ Bán Chiếc Ferrari TiKi Lazada Shopee Chương 4: Cuộc Gặp Gỡ Kỳ Diệu Với Các Nhà Hiền Triết Sivana Chương 5: Môn Đệ Của Các Nhà Hiền Triết Chương 6: Thông Hiểu Về Sự Thay Đổi Cá Nhân Chương 7: Khu Vườn Đặc Biệt Chương 8: Thắp Lên Ngọn Lửa Nội Tâm Chương 9: Nghệ Thuật Tự Lãnh Đạo Chương 10: Sức Mạnh Của Tính Kỷ Luật Chương 11: Tài Sản Quý Giá Nhất Chương 12: Mục Đích Tối Thượng Của Cuộc Đời Chương 13: Bí Quyết Sống Một Đời Hạnh Phúc Tác giả Robin Sharma "Với tôi, cuộc sống này không phải là một ngọn nến chóng lụi tàn. Cuộc sống chính là một ngọn đuốc rực rỡ mà tôi chỉ được cầm trên tay trong khoảnh khắc, và tôi muốn làm cho ngọn đuốc ấy cháy bùng lên trước khi trao nó lại cho thế hệ tương lai." - George Bernard ShawDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Robin Sharma":Ba Người Thầy Vĩ ĐạiĐời Ngắn Đừng Ngủ DàiVị Tu Sĩ Bán Chiếc FerrariLàm Chủ Bình Minh, Sống Đời Xuất ChúngTìm Về Sức Mạnh Vô BiênĐiều Vĩ Đại Đời ThườngAi Sẽ Khóc Khi Bạn Lìa XaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vị Tu Sĩ Bán Chiếc Ferrari PDF của tác giả Robin Sharma nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tự Do Vượt Trên Sự Hiểu Biết (Jiddu Krishnamurti)
M LỜI NÓI ĐẦU.9 CHƯƠNG I: HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM - TÂM TRÍ KHỔ NÃO - LỐI TIẾP CẬN TRUYỀN THỐNG - CẠM BẪY CỦA SỰ TÔN KÍNH - CON NGƯỜI VÀ CÁ NHÂN - CUỘC ĐẤU TRANH SINH TỒN - BẢN CHẤT LOÀI NGƯỜI - TRÁCH NHIỆM - CHÂN LÝ - CUỘC CÁCH MẠNG NỘI TẠI - SỰ HOANG PHÍ SỨC LỰC - TỰ DO KHỎI UY QUYỀN..19 CHƯƠNG II: KHÁM PHÁ BẢN THÂN - DUNG DỊ VÀ KHIÊM NHƯỜNG - TÌNH TRẠNG BỊ KHUÔN ĐỊNH..47 CHƯƠNG III: TÂM THỨC - TÍNH TOÀN THỂ CỦA CUỘC SỐNG - TỈNH GIÁC...68 Tìm mua: Tự Do Vượt Trên Sự Hiểu Biết TiKi Lazada Shopee CHƯƠNG IV: ĐEO ĐUỔI KHOÁI LẠC - HAM MUỐN - SUY NGHĨ GÂY SAI LỆCH - KÝ ỨC - AN LẠC...80 CHƯƠNG V: QUAN TÂM ĐẾN BẢN THÂN - KHÁT KHAO ĐỊA VỊ - NỖI SỢ - SỰ PHÂN TÁN TƯ TƯỞNG - CHẤM DỨT SỢ HÃI.90 CHƯƠNG VI: BẠO LỰC - GIẬN DỮ - BIỆN MINH VÀ PHÁN XÉT - LÝ TƯỞNG VÀ HIỆN THỰC.110 CHƯƠNG VII: MỐI TƯƠNG QUAN - XUNG ĐỘT - XÃ HỘI - SỐNG GIẢN DỊ - TÁC NHÂN KÍCH THÍCH - SỰ LỆ THUỘC - SO SÁNH - MONG CẦU - Ý NIỆM - THÓI ĐẠO ĐỨC GIẢ.129 CHƯƠNG VIII: TỰ DO - KHUYNH HƯỚNG NỔI LOẠN - ĐƠN ĐỘC - HỒN NHIÊN - SỐNG THẬT VỚI CHÍNH MÌNH..149 CHƯƠNG IX: THỜI GIAN - PHIỀN NÃO - CÁI CHẾT.160 CHƯƠNG X: YÊU THƯƠNG..176 CHƯƠNG XI: QUAN SÁT VÀ LẮNG NGHE - NGHỆ THUẬT - VẺ ĐẸP - SỰ KHỔ HẠNH - HÌNH TƯỢNG - VẤN ĐỀ - KHOẢNG CÁCH.201 CHƯƠNG XII: NGƯỜI QUAN SÁT VÀ CÁI ĐƯỢC QUAN SÁT.219 CHƯƠNG XIII: SUY NGHĨ - Ý TƯỞNG VÀ HÀNH ĐỘNG - THÁCH THỨC - VẬT CHẤT - KHỞI ĐẦU CỦA SUY NGHĨ...229 CHƯƠNG XIV: GÁNH NẶNG QUÁ KHỨ - TÂM TRÍ TĨNH LẶNG - SỰ TRUYỀN THỤ - THÀNH TỰU - KỶ LUẬT - THINH LẶNG - CHÂN LÝ VÀ THỰC TẠI.242 CHƯƠNG XV: TRẢI NGHIỆM - SỰ THỎA MÃN - TÍNH NHỊ NGUYÊN - THIỀN.254Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Jiddu Krishnamurti":Dưới Chân ThầyNghĩ Về Những Điều NàyLửa Trong Cái TríThâm Nhập Thấu TriệtThư Gửi Trường HọcBài Diễn Văn Giải Tán Giáo Hội Ngôi SaoBạn Đang Nghịch Gì Với Đời MìnhTự Do Vượt Trên Sự Hiểu BiếtBàn Về Cách Kiếm Sống Đúng ĐắnBàn Về Tình Yêu Và Sự Cô ĐộcCái Gương Của Sự Liên HệĐánh Thức Trí Thông MinhGiáo Dục Và Ý Nghĩa Của SốngGiáp Mặt Cuộc ĐờiSổ Tay Của KrishnamurtiTương Lai Của Nhân LoạiTuyển Tập KrishnamurtiVượt Khỏi Bạo LựcQuyển Sách Của Cuộc Đời Jiddu KrishnamurtiĐối Mặt Với Thế Giới Hoảng LoạnGhi Chép Của KrishnamurtiĐường Vào Hiện SinhKhai Sáng Trí NăngHướng Đi Cho Cuộc ĐờiNỗi Đau Thời GianÝ Nghĩa Về Sự Chết, Đau Khổ Và Thời GianĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tự Do Vượt Trên Sự Hiểu Biết PDF của tác giả Jiddu Krishnamurti nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Triết Lý Nhân Sinh Cuộc Đời (Nguyễn Gia Linh)
TÓM TẮT Có một người thợ mộc chuẩn bị về hưu, ông đã nói với ông chủ của mình rằng, muốn rời khỏi nghề xây dựng để về quê chung hưởng niềm vui tuổi già với vợ con. Ông chủ không đành lòng cho người thợ già giỏi giang về quê và đã hỏi ông là có thể giúp mình xây thêm một căn nhà nữa hay không, người thợ mộc đã đồng ý. Nhưng sau này mọi người đều nhận ra trái tim của ông không còn dành cho công việc nữa, ông làm để làm thôi cho qua ngày đoạn tháng. Căn nhà được làm xong thì ông chủ đã đưa chìa khoá ngôi nhà cho ông thợ già. "Đây là nhà của anh", ông chủ nói, "Đây là món quà tôi tặng cho anh". Người thợ mộc ngạc nhiên trợn tròn cả đôi mắt và ngại ngùng đến nỗi mất hết cả tự nhiên. Tìm mua: Triết Lý Nhân Sinh Cuộc Đời TiKi Lazada Shopee Nếu như ông biết xây ngôi nhà này là cho mình thì làm sao ông có thể làm như vậy được chứ? Bây giờ ông phải sống trong một ngôi nhà được xây rất vớ vẩn. Chúng ta tại sao lại không như vậy? Chúng ta đang "xây dựng" cuộc sống của chính mình, không phải là hành động tích cực thì là đối phó tiêu cực, làm chuyện gì cũng không chịu hết lòng hết sức, lúc quan trọng nhất cũng không thể cố gắng được hết sức mình. Đợi đến khi chúng ta chợt nhận ra hoàn cảnh của mình thì chúng ta đã bị chôn chặt trong "ngôi nhà" mà mình đã xây. Bạn hãy coi mình như người thợ mộc già kia nhé, hãy nghĩ đến ngôi nhà của mình, hàng ngày bạn phải đóng từng chiếc đinh, từng tấm gỗ hoặc là bức tường... vì vậy hãy xây dựng ngôi nhà thật tốt bằng chính trí tuệ của mình! Cuộc sống của bạn chính là sự sáng tạo duy nhất trong cuộc đời bạn, không thể xây dựng một cách tầm thường. Cho dù có một ngày để sống thì cũng phải sống cho cao quý, đẹp đẽ. Nếu bạn muốn thoát khỏi cuộc sống bình thường, nếu bạn muốn có phẩm chất tuyệt vời, nếu bạn muốn tìm hiểu những bí quyết thành công, nếu bạn muốn phát triển bản thân mình đầy đủ nhưng không tìm được điểm đột phá thì bạn hãy đặt cuốn sách này ở đầu giường nhé. Hãy đọc cuốn sách này trong những lúc rảnh rỗi. Cho dù là bạn đọc lướt, đọc qua thì cuốn sách này sẽ cho bạn sức mạnh, hướng dẫn, an ủi và khuyến khích bạn. LỜI NÓI ĐẦU Cuộc sống do chính bản thân mình tạo ra. Mỗi người đều phải thường xuyên đối mặt với các vấn đề của cuộc sống, công việc, xã hội. Cách đối nhân xử thế, thái độ làm việc, mức độ cố gắng, cách tư duy và niềm tin... của chúng ta sẽ quyết định sự thành bại trong cuộc đời của chúng ta. Bất kể thế nào thì chúng ta đều muốn thành công và tìm cách tránh thất bại hoặc đi đường vòng. Triết lý nhân sinh của cuộc đời chính là cây đèn soi sáng để bạn đi đến lý tưởng, thành công. Qua cuốn sách này các bạn có thể dễ dàng đối mặt được các vấn đề trong cuộc sống, hiểu và nắm chắc được cuộc sống. Trong tương lai sẽ được nhiều hơn, mất ít hơn, thành công nhiều hơn và thất bại ít hơn. Chúc các bạn thành công!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Triết Lý Nhân Sinh Cuộc Đời PDF của tác giả Nguyễn Gia Linh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôi Làm Việc Tôi Hạnh Phúc (Trí Quang)
TỪ GIỜ, TA HÃY LÀ MỘT NGƯỜI HẠNH PHÚC Nhắc tới hạnh phúc, người ta thường nghĩ nó gắn liền với sự giàu có nhất nhì một vùng, sự xuất sắc hơn người, tiếng tăm vang dậy xa gần; nói khác đi, đó chính là vinh, hoa, phú, quý. Mọi chúng sinh đều theo đuổi vinh hoa phú quý. Vì nó, họ làm việc không quản ngày đêm. Thế nhưng, công việc lại mang đến biết bao phiền não: dù là một nông phu bận rộn việc cấy cày trồng trọt hay một nhà sáng lập khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, một công chức bôn ba từ cơ quan này sang cơ quan khác, tất cả đều phải đối mặt với muôn nỗi muộn sầu phát sinh trong lao động. Để sinh tồn, con người phải làm việc, nhưng công việc luôn mang lại khổ đau; để cảm nhận sự ấm áp của tình người, con người phải chung sống với nhau, nhưng cuộc sống tập thể lại luôn song hành cùng mâu thuẫn; khát khao được người khác thấu hiểu và cảm thông, nhưng những gì nhận được chỉ là sự hiểu lầm và ánh mắt lạnh lùng. Tìm mua: Tôi Làm Việc Tôi Hạnh Phúc TiKi Lazada Shopee Công sở là nơi mọi người cùng nhau làm việc, khó tránh khỏi nảy sinh vấn đề này hay vấn đề khác. Nếu phần lớn thời gian làm việc trong ngày bạn tự dày vò, dằn vặt mình thì hơn một nửa cuộc đời, bạn phải sống với nỗi đau triền miên không dứt. Kết quả một cuộc điều tra trắc nghiệm cho thấy, “Vì cuộc sống mưu sinh” là đáp án được chọn nhiều nhất của câu hỏi “Mục đích của bạn khi đến công ty làm việc là gì?” Khó ai có thể đạt được cảnh giới “Tôi mong muốn được thể hiện mình và đúc rút nhiều bài học bổ ích qua cuộc sống ở công sở”. Có một thực tế là, càng làm việc lâu, con người càng mất đi lòng hăng say cống hiến, trong họ chỉ còn nỗi mệt mỏi vô cùng vô tận. “Đi làm vì cuộc sống mưu sinh”, tất nhiên đó là câu trả lời chính xác và thẳng thắn nhất, nhưng nếu chỉ dừng lại ở ý nghĩa ấy thì một ngày nào đó, bạn sẽ băn khoăn tự hỏi: “Rốt cuộc, mình sống trên đời là vì cái gì?” Công việc nhiều khi khiến bạn bận rộn tới mức không còn đủ thời gian để suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống. Nỗi lo lắng vì chưa thể thấy sự nghiệp tương lai, nỗi muộn phiền vì mối quan hệ giữa người với người, áp lực phải làm việc để được hưởng mức lương cao hơn và khát khao được đề bạt, nỗi dằn vặt vì không thể cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp, sự khác biệt quá lớn giữa lý tưởng và hiện thực, tình cảnh tiến thoái lưỡng nan ở công ty, những khó khăn chưa thể tháo gỡ trong công việc, nỗi mệt mỏi về thể chất lẫn tinh thần do công việc nhiều và nặng… khiến con người chỉ muốn mau chóng thoát khỏi tình cảnh khó khăn ấy. Quá nhiều phiền não làm con người đánh mất tình yêu công việc, thậm chí vứt bỏ sự nghiệp; mâu thuẫn trong quan hệ xã hội khiến con người chọn cách xa rời tập thể; gánh nặng kinh tế làm con người không còn sức lực. Nhưng sau khoảng thời gian dừng lại, nghỉ ngơi và điều chỉnh, con người vẫn sẽ chọn công việc, chọn cách kết giao với những người mới và vẫn tiếp tục tham gia vào cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt. Tuy đã nỗ lực giải quyết vấn đề nhưng họ chẳng những không thể giải quyết vấn đề mà còn rơi vào vòng quay đau khổ không dứt của nhân gian, để rồi cuối cùng lại cảm thấy mệt mỏi, chán chường, nản lòng và tuyệt vọng: “Chẳng nhẽ đây là tất cả ý nghĩa của cuộc sống sao?” Chúng ta hãy cùng đi tìm nguyên nhân bên trong của tình trạng ấy. Mỗi khi đối diện với khó khăn, mâu thuẫn và đau khổ, bạn đừng vội oán trời trách người, mà trước tiên hãy xét hỏi lại bản thân mình. Bạn sẽ thấy rằng, trăm nỗi lòng đau khổ không phải do người khác mang đến mà là do chính bạn tự tạo mà thôi. Khi đã tìm được căn nguyên, bạn sẽ biết phải giải quyết sao cho thuận lợi. Nếu phủ định mối liên hệ giữa cuộc sống nơi công sở với niềm hạnh phúc của bản thân mỗi người, chúng ta không thể có được cuộc sống hạnh phúc. Nếu bạn cho rằng làm việc chỉ vì mục đích kiếm tiền và dùng số tiền ấy để kiếm tìm hạnh phúc và tự do thì hạnh phúc và tự do - hai chữ ấy sẽ ngày càng rời xa bạn. Hãy vứt bỏ quan niệm “Hi sinh hôm nay cho ngày mai” để nỗ lực làm việc hơn nữa và cảm nhận niềm vui sướng hạnh phúc trong từng phút giây của hiện tại. Tôi thực lòng mong cuốn sách này có thể giúp các bạn độc giả tiến một bước lớn trên con đường hướng tới hạnh phúc. Xuân 2009 Đại sư Pomnyun SunimĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Làm Việc Tôi Hạnh Phúc PDF của tác giả Trí Quang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.