Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Nguyên Tắc 50 - Không Sợ Hãi (50 Cent)

LỜI MỞ ĐẦU

Tôi gặp 50 Cent lần đầu tiên vào mùa đông năm 2006. Anh rất thích cuốn sách 48 nguyên tắc quyền lực của tôi, và cũng rất hứng thú với việc hợp tác trong một dự án sách mới. Trong buổi gặp gỡ đó, chúng tôi trò chuyện về chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố, và công việc kinh doanh âm nhạc. Điều khiến tôi ấn tượng nhất là chúng tôi có cách nhìn nhận rất giống nhau về thế giới, một cách nghĩ chung vượt qua những khác biệt lớn lao về nguồn gốc xuất thân của chúng tôi. Chẳng hạn, khi trò chuyện về những trò chơi quyền lực mà anh đang tự mình trải nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh âm nhạc, cả hai chúng tôi đều gạt sang bên những lời giải thích nhẹ nhàng hiền lành của người đời về cách ứng xử của họ và cố gắng xác định xem thực ra họ đang muốn hướng tới cái gì. Anh đã tạo lập cho mình lối suy nghĩ này trên những con phố đầy rẫy hiểm nguy của khu Southside Queens, nơi nó thực sự là một kỹ năng sinh tồn; còn tôi đến với lối suy nghĩ này sau khi đã đọc không ít về lịch sử và quan sát những mánh lới xảo quyệt của nhiều loại người tại Hollywood, nơi tôi từng làm việc nhiều năm. Dù thế nào đi nữa, bức phối cảnh tổng thể vẫn chẳng có gì khác biệt.

Chúng tôi kết thúc cuộc gặp gỡ hôm đó bằng một ý tưởng mở về một dự án trong tương lai. Trong khi tôi ngẫm nghĩ trong những tháng tiếp theo để tìm một đề tài triển vọng cho cuốn sách này, càng ngày tôi càng bị cuốn hút bởi ý tưởng đưa hai thế giới của chúng tôi gần lại nhau. Điều khiến tôi thích thú nhất về nước Mỹ là xã hội linh hoạt không ngừng biến đổi của nó, liên tục có những người từ dưới đáy vươn lên tới đỉnh cao và làm thay đổi nền văn hóa trong quá trình đi lên của họ. Thế nhưng ở một cấp độ khác, đây vẫn là một quốc gia sống với những cộng đồng xã hội khép kín. Những người nổi tiếng thường tụ tập lại quanh những người nổi tiếng khác; các nhà học giả, trí thức khép kín bản thân trong thế giới riêng của họ; người ta thích liên hệ với những người giống như mình. Nếu như chúng ta rời bỏ những thế giới chật hẹp này, cuộc hành trình đó thường sẽ giống như quan sát hay du lịch vào một khía cạnh khác của đời sống. Vậy nên một đề xuất có vẻ rất thú vị ở đây là hãy cố quên đi càng nhiều càng tốt sự khác biệt bề ngoài của chúng ta và hợp tác dựa trên các ý tưởng - tức là soi sáng một vài sự thật về bản chất con người vượt qua tất cả khác biệt về đẳng cấp hay sắc tộc.

Với một cái nhìn mở và mong muốn xác định xem cuốn sách này cần nói về điều gì, tôi đã trao đổi với 50 Cent trong gần hết năm 2007. Tôi gần như được phép thâm nhập hoàn toàn vào thế giới của anh. Tôi đi cùng anh tới nhiều cuộc gặp gỡ bàn chuyện kinh doanh với các nhân vật quyền thế, lặng lẽ ngồi xuống ở một góc và quan sát anh hành động. Có một hôm tôi tận mắt chứng kiến một bàn so nắm đấm ngay trong văn phòng của anh giữa hai nhân viên dưới quyền, dữ dội đến mức 50 Cent đã phải đích thân can thiệp để chấm dứt. Tôi đã quan sát một cơn khủng hoảng giả tạo mà anh đã dàn dựng nên cho giới báo chí nhằm mục đích quảng cáo cho mình. Tôi đã đi theo anh trong khi anh gặp gỡ những ngôi sao khác, những người bạn thuở thiếu thời, các nhân vật hoàng gia ở châu Âu, hay các khuôn mặt trong chính giới. Tôi từng tới thăm ngôi nhà thời thơ ấu của anh ở khu Southside Queens, trò chuyện cùng những người bạn của anh từ thời còn lang thang trên đường phố, và cảm nhận được lớn lên trong thế giới đó là như thế nào. Và càng được chứng kiến anh hành động trong tất cả những bối cảnh này nhiều hơn, tôi càng cảm thấy 50 Cent chính là một ví dụ sống động của những nhân vật lịch sử mà tôi đã đề cập trong ba cuốn sách của mình. Anh chính là một tay chơi thượng thặng trong trò chơi quyền lực, một Napoleon Bonaparte của kỷ nguyên hip-hop.

Khi viết về những nhân vật quyền uy khác nhau trong lịch sử, tôi đã xây dựng một lý thuyết cho rằng nguồn gốc thành công của họ gần như luôn luôn có thể tìm thấy ở một kỹ năng duy nhất, một phẩm chất độc nhất vô nhị nào đó khiến họ trở nên khác biệt so với những người khác. Với Napoleon đó là khả năng đáng nể của ông trong việc hấp thu một khối lượng khổng lồ các chi tiết và tổ chức, sắp xếp chúng lại trong đầu. Điều này đã cho phép ông hầu như luôn biết rõ hơn các tướng lĩnh đối phương về những gì đang diễn ra. Sau khi đã quan sát 50 Cent và trò chuyện về quá khứ của anh, tôi khẳng định rằng nguồn gốc sức mạnh của anh chính là hoàn toàn không hề biết sợ. Tìm mua: Nguyên Tắc 50 - Không Sợ Hãi TiKi Lazada Shopee

Phẩm chất này không thể hiện công khai qua những màn gào thét hay những chiến thuật hăm dọa một cách quá lộ liễu. Bất cứ khi nào 50 Cent làm như vậy trước công chúng đều chỉ là diễn xuất đơn thuần. Phía sau cánh gà, anh là một người lạnh lùng đầy toan tính.

Sự không biết sợ của anh được thể hiện qua cả thái độ lẫn hành động. Anh đã chứng kiến và sống sót qua quá nhiều cuộc chạm trán nguy hiểm trên đường phố nên không còn cảm thấy lúng túng, dù chỉ là một chút thoáng qua, trong thế giới có tổ chức. Nếu anh không thích một thỏa thuận nào đó, anh sẽ lập tức bỏ đi ngay không buồn quan tâm đến. Nếu anh cần phải chơi rắn với một đối thủ, anh lập tức thực hiện không do dự. Anh luôn cảm thấy hoàn toàn tự tin vào chính mình. Sống trong một thế giới nơi phần lớn mọi người nói chung đều rụt rè và bảo thủ, anh luôn có lợi thế ở quyết tâm muốn làm nhiều hơn, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, và hành sự bất chấp quy tắc. Xuất thân từ một môi trường nơi anh chưa bao giờ trông đợi có thể sống quá hai mươi lăm tuổi, anh cảm thấy mình chẳng có gì để mất, và điều đó mang đến cho anh sức mạnh lớn lao.

Càng nghĩ nhiều về sức mạnh độc đáo này của anh, dường như tôi càng thấy nó đem đến cho tôi nhiều cảm hứng và ý tưởng. Tôi có thể thấy chính bản thân mình được hưởng lợi từ tấm gương của anh và vượt qua được nỗi sợ hãi của chính tôi. Tôi đi tới quyết định rằng không sợ hãi, dưới mọi hình thức đa dạng của nó, sẽ là chủ đề của cuốn sách.

Quá trình viết Nguyên tắc 50 rất đơn giản. Trong khi quan sát và trò chuyện với 50 Cent, tôi ghi nhận một số hình thái xử thế và chủ đề mà cuối cùng trở thành mười chương của cuốn sách này. Sau khi đã xác định các chủ đề, tôi thảo luận về chúng với 50 Cent, và chúng tôi cùng nhau gọt giũa, định hình chúng cụ thể hơn nữa.

Chúng tôi nói về việc vượt qua nỗi sợ cái chết, về khả năng đón nhận sự hỗn loạn và thay đổi, về sự biến đổi kỳ diệu trong tâm tưởng bạn có thể tạo ra bằng cách xem bất cứ nghịch cảnh nào như một cơ hội để nắm lấy sức mạnh. Chúng tôi liên hệ những ý tưởng này với trải nghiệm của chính bản thân mình, cũng như với thế giới nói chung. Sau đó tôi phát triển những cuộc thảo luận này bằng những nghiên cứu của chính mình, kết hợp giữa ví dụ của 50 Cent với những câu chuyện về những người khác cũng từng thể hiện phẩm chất can đảm như vậy trong suốt chiều dài lịch sử.

Cuối cùng, đây là một cuốn sách về một triết lý sống cụ thể có thể được tóm lược lại như sau: những nỗi sợ hãi của bạn là một thứ nhà tù giam hãm bạn trong một ranh giới hành động chật hẹp. Càng ít sợ, bạn càng có nhiều sức mạnh hơn, và sống trọn vẹn hơn.

Chúng tôi hy vọng rằng Nguyên tắc 50 sẽ là nguồn cảm hứng giúp bạn khám phá ra sức mạnh này cho chính mình.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nguyên Tắc 50 - Không Sợ Hãi PDF của tác giả 50 Cent nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nói Vậy Mà Không Phải Vậy (Robert J. Samuelson)
Samuelson đã vẽ nên một bức tranh lớn về đất nước của ông xoay quanh bốn chủ đề lớn là văn hóa, chính trị, kinh tế và xã hội của nước Mỹ trong giai đoạn cuối thế kỷ XX, từ một góc nhìn rất khác so với những gì mà ông gọi là “quan niệm phổ biến” (conventional wisdom) - những gì mà số đông vẫn tin là đúng, được biện minh bằng các lập luận thông thường, theo “quán tính” của tư duy và được củng cố bởi giới truyền thông và báo chí. Người ta thường nói “một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật”. Thật vậy, chỉ cần thông tin bị cắt xén, che giấu một phần (chứ chưa cần bị xuyên tạc, thổi phồng hay nói giảm, nói tránh) thì hậu quả đã là: bên tiếp nhận thông tin có định hướng tư duy sai lầm, dẫn đến những quan điểm, nhận định sai lầm. Là một người làm báo, hơn ai hết Samuelson hiểu rõ và phê phán gay gắt những hành vi này, cho dù là vô tình hay cố ý. Quan trọng hơn, tác giả muốn gửi đi một dấu hiệu cảnh báo về sự nguy hiểm của lối tư duy một chiều, theo lối mòn và / hoặc hùa theo số đông. Mà không chỉ giới hạn trong báo giới và độc giả của nó, tư duy đa chiều cộng với thái độ hoài nghi tích cực, khả năng phản biện, thách thức luôn luôn là những “điều kiện cần” cho năng lực cải tiến và sáng tạo trong mọi lĩnh vực của đời sống. Đó mới thực sự là động lực của các tiến bộ xã hội. Đã có bao giờ bạn muốn “nghĩ khác” so với những thành viên trong gia đình hay trong các nhóm xã hội của bạn chưa? Hoặc bạn cho rằng bản thân mình cũng cần xem xét một vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau? Tác phẩm này mang đến cho bạn nhiều cảm hứng và các gợi ý chỉ dẫn để bạn làm điều đó.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nói Vậy Mà Không Phải Vậy PDF của tác giả Robert J. Samuelson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Công Thức Của Vận May (William Poundstone)
Công Thức Của Vận May là cuốn sách vô cùng hấp dẫn kết hợp giữa cờ bạc, cá ngựa, đầu tư chứng khoán và sự chính xác của toán học, một cuốn cẩm nang cho những người muốn áp dụng công thức Kelly để làm giàu. (David Pogue, The New York Times Book Review). Công Thức Của Vận May là một câu chuyện thú vị đối với mỗi người trong chúng ta. Nó khiến ta nhớ đến những cuốn khác như "Chống lại Đức Chúa trời" của Peter L Bernstein hay cuốn "Khi những thiên tài thất bại" của Roger Lowenstein. Tất cả đều nhằm giải thích một điều rằng, vì sao những con người thông minh lại chấp nhận những sự mạo hiểm ngu ngốc. Poundstone đã chỉ cho bạn đọc thấy Công ty LTCM (công ty quản lý vốn dài hạn) đã tránh được tai hoạ như thế nào bằng cách áp dụng phương pháp Kelly. (Peter Coy, Businessweek). "... Paul Samuelson yêu trường Đại học Harvard. Tình yêu ấy hoàn toàn không có gì có thể thay thế được. Ở tuổi hai mươi lăm, số lượng công trình nghiên cứu đăng trên các báo của anh thậm chí còn nhiều hơn số tuổi đó. Tuy nhiên, vị trí của anh dường như vẫn còn thấp kém tại Harvard, nơi người ta xếp anh vào vị trí trợ giảng môn kinh tế học, một vị trí có mức lương thấp. Chiếc ghế giảng viên là một viễn cảnh xa vời. Một trong các đồng nghiệp của Samuelson đã đựơc đề bạt lên làm giảng viên vì bản thân người này có một khiếm khuyết - anh ta xuất thân từ vùng Kansas. Còn Samuelson lại xuất thân từ Gary, bang Indiana. Người Kanas không phải là người Do Thái, trong khi Samuelson là người Do Thái. Năm 1940, Samuelson đã nhận lời mời để chuyển đến mạn cuối bên kia của vùng Cambridge cách đó ba dặm. MIT là một viện chuyên về các môn khoa học và đào tạo kỹ sư, dường như không hề có một khoa nào về kinh tế học cũng như các khoá đào tạo lãnh đạo kinh tế hay chính trị cho nước Mỹ. Trong thời kỳ mà các trường đại học danh tiếng ở phía đông nước Mỹ âm thầm chống lại cộng đồng Do Thái, chủ trương ngoại lệ của MIT chính là họ sẵn sàng tuyển dụng một người trong cộng đồng này, miễn là anh ta thông minh. Sự tập trung vào kỹ thuật của MIT rất phù hợp với tài năng của Samuelson. Samuelson chọn hướng nghiên cứu kinh tế như một môn khoa học toán. Đó là phương pháp tiếp cận đi ngược lại những thông lệ thời ấy. Từ thời Adam Smith đến John Maynard Keynes, kinh tế học đa phần chỉ là những bài thảo luận. Ở Harvard, kinh tế học cũng vẫn được nghiên cứu theo phương pháp luận. Nhưng tại MIT, Samuelson phát triển nó thành toán học. Tìm mua: Công Thức Của Vận May TiKi Lazada Shopee Samuelson thoải mái với phương trình vi phân như một nhà vật lý vậy. Giấy tờ nghiên cứu của anh chi chít các định lý mà anh gọi đó là kết quả. Nhờ vào điểm này, Samuelson đã kết hợp được những lập luận ngắn gọn nhưng sắc bén vào trong bài thuyết giảng và các ấn bản của mình, khiến chúng khác biệt so với vô số những phát biểu buồn tẻ và dài lê thê khác. Samuelson trở thành một giảng viên xuất chúng. Có lẽ không một nhà kinh tế học nào lúc bấy giờ có thể tiếp bước thế hệ trước một cách thành công như Samuelson đã từng làm tại MIT...".Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Công Thức Của Vận May PDF của tác giả William Poundstone nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Công Thức Của Vận May (William Poundstone)
Công Thức Của Vận May là cuốn sách vô cùng hấp dẫn kết hợp giữa cờ bạc, cá ngựa, đầu tư chứng khoán và sự chính xác của toán học, một cuốn cẩm nang cho những người muốn áp dụng công thức Kelly để làm giàu. (David Pogue, The New York Times Book Review). Công Thức Của Vận May là một câu chuyện thú vị đối với mỗi người trong chúng ta. Nó khiến ta nhớ đến những cuốn khác như "Chống lại Đức Chúa trời" của Peter L Bernstein hay cuốn "Khi những thiên tài thất bại" của Roger Lowenstein. Tất cả đều nhằm giải thích một điều rằng, vì sao những con người thông minh lại chấp nhận những sự mạo hiểm ngu ngốc. Poundstone đã chỉ cho bạn đọc thấy Công ty LTCM (công ty quản lý vốn dài hạn) đã tránh được tai hoạ như thế nào bằng cách áp dụng phương pháp Kelly. (Peter Coy, Businessweek). "... Paul Samuelson yêu trường Đại học Harvard. Tình yêu ấy hoàn toàn không có gì có thể thay thế được. Ở tuổi hai mươi lăm, số lượng công trình nghiên cứu đăng trên các báo của anh thậm chí còn nhiều hơn số tuổi đó. Tuy nhiên, vị trí của anh dường như vẫn còn thấp kém tại Harvard, nơi người ta xếp anh vào vị trí trợ giảng môn kinh tế học, một vị trí có mức lương thấp. Chiếc ghế giảng viên là một viễn cảnh xa vời. Một trong các đồng nghiệp của Samuelson đã đựơc đề bạt lên làm giảng viên vì bản thân người này có một khiếm khuyết - anh ta xuất thân từ vùng Kansas. Còn Samuelson lại xuất thân từ Gary, bang Indiana. Người Kanas không phải là người Do Thái, trong khi Samuelson là người Do Thái. Năm 1940, Samuelson đã nhận lời mời để chuyển đến mạn cuối bên kia của vùng Cambridge cách đó ba dặm. MIT là một viện chuyên về các môn khoa học và đào tạo kỹ sư, dường như không hề có một khoa nào về kinh tế học cũng như các khoá đào tạo lãnh đạo kinh tế hay chính trị cho nước Mỹ. Trong thời kỳ mà các trường đại học danh tiếng ở phía đông nước Mỹ âm thầm chống lại cộng đồng Do Thái, chủ trương ngoại lệ của MIT chính là họ sẵn sàng tuyển dụng một người trong cộng đồng này, miễn là anh ta thông minh. Sự tập trung vào kỹ thuật của MIT rất phù hợp với tài năng của Samuelson. Samuelson chọn hướng nghiên cứu kinh tế như một môn khoa học toán. Đó là phương pháp tiếp cận đi ngược lại những thông lệ thời ấy. Từ thời Adam Smith đến John Maynard Keynes, kinh tế học đa phần chỉ là những bài thảo luận. Ở Harvard, kinh tế học cũng vẫn được nghiên cứu theo phương pháp luận. Nhưng tại MIT, Samuelson phát triển nó thành toán học. Tìm mua: Công Thức Của Vận May TiKi Lazada Shopee Samuelson thoải mái với phương trình vi phân như một nhà vật lý vậy. Giấy tờ nghiên cứu của anh chi chít các định lý mà anh gọi đó là kết quả. Nhờ vào điểm này, Samuelson đã kết hợp được những lập luận ngắn gọn nhưng sắc bén vào trong bài thuyết giảng và các ấn bản của mình, khiến chúng khác biệt so với vô số những phát biểu buồn tẻ và dài lê thê khác. Samuelson trở thành một giảng viên xuất chúng. Có lẽ không một nhà kinh tế học nào lúc bấy giờ có thể tiếp bước thế hệ trước một cách thành công như Samuelson đã từng làm tại MIT...".Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Công Thức Của Vận May PDF của tác giả William Poundstone nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
10 Sai Lầm Lớn Nhất Của Người Lãnh Đạo (Hans Finzel)
Mục tiêu của cuốn sách này không phải là giải đáp câu hỏi về sự hiếm hoi của khả năng lãnh đạo, mà là để tìm hiểu những gì khiến cho một lãnh đạo tốt vấp ngã, hay tốt hơn cả là những thói quen cần tránh nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này và đẩy lùi nạn khan hiếm lãnh đạo. Đây sẽ là cuốn sách gối đầu giường cho bất kỳ ai trong bất kỳ vị trí thủ lĩnh nào. Nếu bạn cần cuốn sách này, chắc hẳn bạn là một nhà lãnh đạo đang đối mặt thử thách. Thử thách này có thể là với chính vai trò lãnh đạo của bạn, hoặc với người đang lãnh đạo bạn. Hoặc cũng có thể là với những người bạn đang được yêu cầu lãnh đạo. Tác giả đã lắng nghe rất nhiều độc giả, những người đang phải làm việc dưới trướng những “ông chủ” thích đàn áp. Hy vọng cuốn sách này sẽ tiếp thêm nghị lực cho họ. Sau khi bị cuốn vào vòng xoáy lãnh đạo, chúng ta có xu hướng làm những gì tự nhiên mách bảo - chúng ta làm theo bản năng. Điều này khiến cho các “vị cầm quân” gặp rắc rối, bởi đường lối lãnh đạo tốt thường đi ngược lại với trí thông minh truyền thống. Ví dụ như con người thường có xu hướng đối xử với nhân viên như với những đứa trẻ, trong khi sẽ tốt hơn rất nhiều nếu đối xử với họ như những người trưởng thành, như nguồn lực mang đến thành công giá trị nhất cho bạn. Ít ai tự chuẩn bị hoặc tình nguyện lãnh đạo, mà thường được chỉ định. Điều này có vẻ đúng ở mọi lĩnh vực - công nghiệp, kinh doanh và chính trường. Những bài học lớn nhất tác giả thu được về khả năng lãnh đạo tốt đều đến từ những sai lầm của chính ông. Những sai lầm đó đã giúp định hình nên một số kiểu mẫu chung cho những sai lầm mà lãnh đạo hay gặp phải. Vậy những cạm bẫy thường gặp nhất với lãnh đạo là gì? Chúng ta có thể thực sự học được bài học tốt nào từ những sai lầm tồi tệ của người khác không? Cuốn sách này sẽ trả lời các bạn! Tìm mua: 10 Sai Lầm Lớn Nhất Của Người Lãnh Đạo TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 10 Sai Lầm Lớn Nhất Của Người Lãnh Đạo PDF của tác giả Hans Finzel nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.