Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Điện Biên Phủ - 170 Ngày Đêm Bị Vây Hãm (Erwan Bergot)

Cho tới nay, nhân dân ta vẫn quen với khái niệm chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài 56 ngày đêm, kể từ khi ta bắt đầu nổ súng tiến công tập đoàn cứ điểm của Pháp vào ngày 13 tháng 3 năm 1954, và kết thúc vào ngày 7 tháng 5 năm 1954 khi toàn bộ các lực lượng Pháp ở đây buông súng đầu hàng.

Tuy nhiên, đối với quân đội viễn chinh Pháp thì Điện Biên Phủ là một cơn ác mộng kéo dài, kể từ ngày 20 tháng 11 năm 1953 là khi mới bắt đầu nhảy dù xuống cánh đồng Mường Thanh đã lập tức bị bộ đội và nhân dân địa phương đón đánh, tiếp đó là gần nửa năm bị vây hãm, bị tập kích, phục kích mà đỉnh cao là những trận đánh liên tục kéo dài từ ngày 13 tháng 3 đến 7 tháng 5 và hoàn toàn kết thúc vào ngày 8 tháng 5 khi những đơn vị đóng tại Hồng Cúm thuộc phân khu phía Nam định tháo chạy sang Lào nhưng đã bị chặn đánh và tiêu diệt hết, tổng cộng là 170 ngày tất cả.

Chính vì những lẽ đó nên Erwan Bergot, một trung úy có mặt tại Điện Biên Phủ từ những ngày đầu đã trải qua gần sáu tháng sống trong cảnh căng thẳng, hãi hùng, khốn đốn tại Điện Biên Phủ, cuối cùng bị bắt làm tù binh rồi được phóng thích, đã viết cuốn sách này và được Nhà xuất bản Presses de la Cité ở Paris, Phap, xuất bản năm 1979, sau đó được nhiều lần tái bản.

Theo giới thiệu của Nhà xuất bản Presses de la Cité, Erwan Bergot đã bỏ ra nhiều năm sưu tầm tài liệu, gặp gỡ các bạn chiến đấu cũ, ghi lại « nhiều chứng cứ của những người còn sống sót để dựng lại một bức tranh sinh động và bi thảm trải dài suốt 170 ngày đêm, từ việc xây dựng tập đoàn cứ điểm, tổ chức các vị trí phòng ngự đến các trận đánh, nhưng trước hết là tinh thần, tình cảm của những người lính chiến đấu. Chính họ là những nhân chứng không thể bác bỏ. Họ là những người đứng ở vị trí hàng đâu”.

Để làm phong phú thêm nguồn tư liệu về cuộc chiến ở Điện Biên Phủ, chúng tôi xin cung cấp thêm một cách nhìn nhận, phản ánh từ phía bên kia chiến tuyến, do chính một cựu binh Pháp viết, Tìm mua: Điện Biên Phủ - 170 Ngày Đêm Bị Vây Hãm TiKi Lazada Shopee

Bản dịch tiến Việt được thể hiện bởi dịch giả Lê Kim, người cũng từng là một chiến sĩ Điện Biên chiến đấu trong sư đoàn 308 năm xưa.

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.Nhà xuất bản Công an nhân dân

***

Ngày 8 tháng 5 năm 1954

Tại hầm chỉ huy ở Isabelle cách trung tâm Điện Biên Phủ 5 kilômét về phía Nam, đại tá Lalande hỏi hoài chiếc Dakota đang bay vô ích như điếc. Phải làm gì bây giờ? Đi đâu bây giờ? Ông đang còn trong tay hai tiểu đoàn dưới sự chỉ huy trực tiếp, cùng với lính pháo và lính lái ba chiếc xe tăng đã bị phá hủy. Phải đưa họ đi đâu? Đêm đã xuống, bao phủ trên cứ điểm cuối cùng cạm bẫy của địch.

Những khu rừng, dãy núi, thửa ruộng bậc thang mà ông đang ngồi ở trung tâm có vẻ như xa lắm, ngoài tầm với tới. Đâu là con đường tốt nhất để đến được đó, để hòa nhập vào đó, tránh khỏi sự hổ thẹn bị bắt làm tù bình? Lalande đã đặt câu hỏi như vậy với trưởng phi cơ số 545 mang tên Yankee Alpha lúc chiếc máy bayt này lượn trên đầu khi chập tối. Bộ tư lệnh Pháp ở Hà Nôi chắc cũng đã được báo động, được xin chỉ thị. Nhưng không ai trả lời.

Vì vậy, Lalande triệu tập các sĩ quan cấp dưới tới họp bàn. Ông nêu ý kiền:

- Chúng ta sẽ thử thọc một mũi theo hướng Nam.

21 giờ ngày 7 tháng 5, từng đơn vị một, vũ khí trong tay, lính lê dương, lính thuộc địa Angiêri, lính địa phương Thái, lính pháo và lính cưỡi ngựa, ra khỏi lớp bùn chiến hào đã bám chặt họ như một người bạn trung thành suốt 58 ngày đêm chiến đấu. Họ đã vượt qua những lớp hàng rào dây thép gai, đang đi xuống cánh đồng.

Họ không đi xa. Trừ vài lính kỵ binh trong trung đội Préaud, vài lính Thái, một nhóm lê dương, tất cả khoảng 100 người, cố chọc thủng vòng vây địch và trong vài ngày tới sẽ phải chiến thắng đói, khát, bệnh tật, mệt mỏi, kiệt sức, cố đến được Mường Sài cách đây 200 kilômét về phía Tây, là một cứ điểm của Pháp ở Bắc Lào.

Còn những người khác, không biết rõ số lượng, sẽ lang thanh nhiều ngày, nhiều tuần trong rừng rậm. Họ sẽ chết một cách đơn độc, bị mọi người bỏ rơi. Những người này sẽ chỉ bị thua cái chết. Nhưng phần lớn những người lính này của Isabelle đã mệt lử sau 58 ngày chiến đấu, vừa thoát khỏi trận phục kích này lại rơi vào trận phục kích khác, cuối cùng đã bị bắt sống, bị trói tay áp giải trong đám tù binh, đi đến các trại giam cách đây 600 kilômét.

Đối với những binh sĩ ở phân khu Trung tâm cũng như ở phân khu Nam,từ đó bắt đầu một cuộc sống chìm đắm trong yên tĩnh của ban đêm và họ bắt đầu biết thế nào là thất vọng.

Cũng trong ngày 8 tháng 5 này, trung tá Godard chỉ huy cuộc hành quân Albatros và binh đoàn của « Crèvecour » ( Tác giả đặt tên Crèvecoeur trong ngoặc kép vì còn có nghĩa là « vỡ tim » - ND) được lệnh quay lại trở về Lào, đúng trong lúc họ chỉ còn phải vượt 50 kilômét nữa để tới cánh đồng cách Isabelle chưa đầy mười kilômét.

Nhất định họ đã gặp những toán biệt kích Malo và Servan từ Cánh đồng Chum đi lên nhằm giúp đỡ những binh lính ở Điện Biên Phủ từ lúc đang còn bị bao vây.

Nhưng họ không biết đám biệt kích trong rừng này ở đâu cả. Số lính biệt kích này có tới 2000 do Touby Liphong được gọi là « vua Mèo « tập hợp chung quanh, đã từng tỏ ra trung thành với Pháp từ những năm đen tối dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản.

Dù đã quá muôn, họ vẫn cứ đi cứu những « người bạn » Pháp ở Điện Biên Phủ. Đám lính biệt kích có những người Âu chỉ huy, trong đó có hai sĩ quan bộ b inh là Mesnier và Sassi, một lính dù đã từng nhảy xuống đất Lào để chiến đấu chống Nhật Bản và một nhóm hạ sĩ quan trong đó có Lasserrre và Luttringer. Suốt nhiều tuần, họ đã vượt những đỉnh núi đá vôi, băng qua sông, đi qua nhiều thung lũng.

Ngày 8 tháng 5 họ tới chân núi Phù Lôi, cách Điện Biên Phủ bốn ngày đường.

Nhưng họ còn có thể làm gì được để chống lại với khoảng sáu chục ngàn bộ đội Việt Minh đang tập hợp chung quanh Điện Biên Phủ? Nhất định không làm được gì cả, có lẽ chỉ có thể giúp được vài người chạy trốn, thu nhặt được những người đang lang thang trong rừng rậm …

Nhưng, cũng như Godard, Sassi đã được lệnh quay trở lại.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Điện Biên Phủ - 170 Ngày Đêm Bị Vây Hãm PDF của tác giả Erwan Bergot nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sử Ký Tư Mã Thiên (Phạm Hồng)
Sử ký là bộ thông sử đầu tiên của Trung Quốc cổ đại. Bộ Sử ký lưu giữ, chỉnh lí lại các tư liệu lịch sử vô cùng phong phú trong hơn ba ngàn năm từ thời Ngũ đế vốn có trước sử cho tới giữa thời Tây Hán, tạo ra nền móng vững chắc mà hùng vĩ sớm nhất cho lịch sử học Trung Quốc. Sử ký cho chúng ta biết: Trung Quốc là một đất nước có năm nghìn năm văn minh rực rỡ, văn minh Trung Hoa là nền văn minh duy nhất trên thế giới không bị gián đoạn, không chỉ bác đại tinh thâm mà còn thần kỹ mỹ lệ, lâu dài, tươi mới. Sử ký ghi chép lại một cách tường tận, nghiêm cẩn, nhưng rất sinh động về khởi nguồn, quá trình phát triển của văn minh Trung Hoa, ghi lại những câu chuyện lịch sử về quá trình tổ tiên người Trung Quốc gây dựng nền văn minh, khiến người đọc cảm nhận một cách sâu sắc. Đọc Sử Ký, chúng ta thấy kính trọng hơn về lịch sử lâu dài, văn minh lâu và tổ tiên vĩ đại của người Trung Quốc. Sử Ký cho chúng ta biết: lịch sử phát triển theo quy luật, Sử Ký của Tư Mã Thiên, mục đích chính là "thấu suốt chuyện người, thông suốt biến đổi cổ kim, trở thành lời nói của một nhà". Đọc Sử Ký, chúng ta sẽ học được rất nhiều trí huệ, giúp chúng ta hiểu hơn quá trình và đặc điểm của lịch sử Trung Quốc, khiến chúng ta thấy rõ được những diệu kỳ ẩn giấu trong quá trình hưng thịnh, trung suy, phục hưng của triều đại, để chúng ta hiểu rõ văn minh Trung Hoa có sự bao dung và năng lực tái sinh vô bờ. Sử Ký không chỉ là một bộ sử học vĩ đại, mà còn là một tác phẩm văn học vĩ đại. Tư Mã Thiên vận dụng tư tưởng trác việt chuẩn xác, nhìn xa trông rộng, năng lực quan sát sắc bén và thủ pháp nghệ thuật độc đáo, miêu tả sinh động, bừng bừng sức sống, lột tả được phong thái của vô vàn các nhân vật lịch sử khác nhau. Các hình tượng sống động mà vĩnh hằng ấy, gợi mở tư tưởng cho người đọc, bọn họ có người là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà kinh tế, nhà triết học, nhà văn học, có quý tộc, công khanh, sách sĩ, ẩn sĩ, thương nhân, y sĩ, cũng có thích khách, du hiệp, chiêm bốc, có thể nói là đề cập đến mọi giai cấp trong xa hội, thậm chí còn cả người nước ngoài. Phẩm chất ưu tú của các nhân vật anh hùng lịch sử, kiệt xuất đó, những anh hùng khí khái của Hạng Vũ, trí tuệ hơn người của Trương Lương, dũng khí cơ trí của Lý Quảng, đều để lại ảnh hưởng sâu sắc cho đời sau. Sử Ký cũng có địa vị quan trọng trong lịch sử học thế giới, vì trong đó là cả một kho sử liệu đồ sộ. Tư Mã Thiên vô cùng coi trọng hoạt động sản xuất, tư tưởng học thuật, đời sống bình dân, ghi chép toàn diện ấy, nếu so với sử Hy Lạp vốn chỉ coi trọng quân sự, rõ ràng là hợp lí và tiến bộ hơn. Sử Ký đã được dịch ra nhiều thứ tiếng Nga, Pháp, Anh, Đức... có ảnh hưởng rất sâu rộng. Tìm mua: Sử Ký Tư Mã Thiên TiKi Lazada Shopee Phương pháp viết Sử ký cũng như văn phong, kỹ xảo dùng ngôn từ, đều là điển phạm được các tác giả nhiều đời học theo. Học giả đời Hán ca ngợi: "đó là bộ sách mà sử quan không làm trái được"; các nhà tản văn đời Đường, Tống, không ai không thông thuộc Sử ký. Cuốn sách này chỉnh lí, chọn ra những thiên có tính chất tiêu biểu nhất của Sử Ký, tổng hợp lại các thành quả học tập của học giả các đời trong nghiên cứu Sử ký, ghi chú tường tận, lý giải rõ ràng, đối chiếu dịch văn để bạn đọc không gặp dù chỉ một chút trở ngại khi đọc Sử ký. Chúng tôi cũng đặc biệt mời họa sĩ minh họa số lượng lớn, giúp bạn đọc hiểu rõ và có hứng thú hơn khi đọc Sử ký.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sử Ký Tư Mã Thiên PDF của tác giả Phạm Hồng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sử Ký Tư Mã Thiên (Phạm Hồng)
Sử ký là bộ thông sử đầu tiên của Trung Quốc cổ đại. Bộ Sử ký lưu giữ, chỉnh lí lại các tư liệu lịch sử vô cùng phong phú trong hơn ba ngàn năm từ thời Ngũ đế vốn có trước sử cho tới giữa thời Tây Hán, tạo ra nền móng vững chắc mà hùng vĩ sớm nhất cho lịch sử học Trung Quốc. Sử ký cho chúng ta biết: Trung Quốc là một đất nước có năm nghìn năm văn minh rực rỡ, văn minh Trung Hoa là nền văn minh duy nhất trên thế giới không bị gián đoạn, không chỉ bác đại tinh thâm mà còn thần kỹ mỹ lệ, lâu dài, tươi mới. Sử ký ghi chép lại một cách tường tận, nghiêm cẩn, nhưng rất sinh động về khởi nguồn, quá trình phát triển của văn minh Trung Hoa, ghi lại những câu chuyện lịch sử về quá trình tổ tiên người Trung Quốc gây dựng nền văn minh, khiến người đọc cảm nhận một cách sâu sắc. Đọc Sử Ký, chúng ta thấy kính trọng hơn về lịch sử lâu dài, văn minh lâu và tổ tiên vĩ đại của người Trung Quốc. Sử Ký cho chúng ta biết: lịch sử phát triển theo quy luật, Sử Ký của Tư Mã Thiên, mục đích chính là "thấu suốt chuyện người, thông suốt biến đổi cổ kim, trở thành lời nói của một nhà". Đọc Sử Ký, chúng ta sẽ học được rất nhiều trí huệ, giúp chúng ta hiểu hơn quá trình và đặc điểm của lịch sử Trung Quốc, khiến chúng ta thấy rõ được những diệu kỳ ẩn giấu trong quá trình hưng thịnh, trung suy, phục hưng của triều đại, để chúng ta hiểu rõ văn minh Trung Hoa có sự bao dung và năng lực tái sinh vô bờ. Sử Ký không chỉ là một bộ sử học vĩ đại, mà còn là một tác phẩm văn học vĩ đại. Tư Mã Thiên vận dụng tư tưởng trác việt chuẩn xác, nhìn xa trông rộng, năng lực quan sát sắc bén và thủ pháp nghệ thuật độc đáo, miêu tả sinh động, bừng bừng sức sống, lột tả được phong thái của vô vàn các nhân vật lịch sử khác nhau. Các hình tượng sống động mà vĩnh hằng ấy, gợi mở tư tưởng cho người đọc, bọn họ có người là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà kinh tế, nhà triết học, nhà văn học, có quý tộc, công khanh, sách sĩ, ẩn sĩ, thương nhân, y sĩ, cũng có thích khách, du hiệp, chiêm bốc, có thể nói là đề cập đến mọi giai cấp trong xa hội, thậm chí còn cả người nước ngoài. Phẩm chất ưu tú của các nhân vật anh hùng lịch sử, kiệt xuất đó, những anh hùng khí khái của Hạng Vũ, trí tuệ hơn người của Trương Lương, dũng khí cơ trí của Lý Quảng, đều để lại ảnh hưởng sâu sắc cho đời sau. Sử Ký cũng có địa vị quan trọng trong lịch sử học thế giới, vì trong đó là cả một kho sử liệu đồ sộ. Tư Mã Thiên vô cùng coi trọng hoạt động sản xuất, tư tưởng học thuật, đời sống bình dân, ghi chép toàn diện ấy, nếu so với sử Hy Lạp vốn chỉ coi trọng quân sự, rõ ràng là hợp lí và tiến bộ hơn. Sử Ký đã được dịch ra nhiều thứ tiếng Nga, Pháp, Anh, Đức... có ảnh hưởng rất sâu rộng. Tìm mua: Sử Ký Tư Mã Thiên TiKi Lazada Shopee Phương pháp viết Sử ký cũng như văn phong, kỹ xảo dùng ngôn từ, đều là điển phạm được các tác giả nhiều đời học theo. Học giả đời Hán ca ngợi: "đó là bộ sách mà sử quan không làm trái được"; các nhà tản văn đời Đường, Tống, không ai không thông thuộc Sử ký. Cuốn sách này chỉnh lí, chọn ra những thiên có tính chất tiêu biểu nhất của Sử Ký, tổng hợp lại các thành quả học tập của học giả các đời trong nghiên cứu Sử ký, ghi chú tường tận, lý giải rõ ràng, đối chiếu dịch văn để bạn đọc không gặp dù chỉ một chút trở ngại khi đọc Sử ký. Chúng tôi cũng đặc biệt mời họa sĩ minh họa số lượng lớn, giúp bạn đọc hiểu rõ và có hứng thú hơn khi đọc Sử ký.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sử Ký Tư Mã Thiên PDF của tác giả Phạm Hồng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nữ Tướng Thời Trưng Vương (Nguyễn Khắc Xương)
Cuốn sách Nữ Tướng Thời Trưng Vương của tác giả Nguyễn Khắc Xương kể về chân dung các nữ tướng thời Trưng Trắc và Trưng Nhị,Trong đó phải kể đến: Thánh Thiên nữ tướng anh hùng: “Khuôn mặt như vầng mặt trăng hiện ra trong một đêm trời quang đãng, với đôi mày đen nhánh, đôi mắt trầm tư và cặp môi mỏng màu hoa đào… vừa hiền từ vừa trang nghiêm của người con gái mới mười chín tuổi mà dân trong toàn huyện đều chỉ tôn xưng là Nàng chủ, chẳng ai dám gọi tới tên húy của nàng là Thánh Thiên…” Lê Chân tướng quân miền biển: “Nàng đẹp và khỏe. Mùa xuân, con trai các nơi tìm đến hát với nàng và nàng thì chẳng hát với trai nào. Nàng chỉ hát một mình và hát với các bạn gái của nàng. Khi sáu người con trai không nhấc nổi đòn khiêng một cây thủy tùng, nàng ghé mình vào và cây gỗ nhẹ đi trên vai những người con trai lực lưỡng. Có ai cấy nhanh hơn nàng? Và có ai gói bánh chưng ngày tết khéo hơn nàng? Bánh tét nàng gói tròn như ống mai ống vầu, đường sống lá chạy thẳng tắp chia đôi chiếc bánh. Nàng ngủ khi con cọp bắt đầu lần rừng và nàng thức dậy trước khi con gà chuồng gọi mặt trời dậy…” Tìm mua: Nữ Tướng Thời Trưng Vương TiKi Lazada Shopee Nàng Nội tướng vùng vùng Bạch Hạc: “Từ khi Nàng Nội chém Hoàng Sùng Chính, tự giữ ngôi chủ trưởng châu Bạch Hạc, uy danh rung động cả các châu huyện đất Giao Chỉ, hào kiệt các nơi nhân đó theo gương mà nổi dậy… từ qua tới lính mỗi khi phải điều đi đánh dẹp đều nhớn nhác như gà con thấy bóng diều hâu…” Lịch sử văn hóa của một dần tộc không phải của riêng cá nhân nào, chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa cũng không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc vế nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng đường lịch sử. Lịch sử là một khoa học. Lịch sử không phải là việc thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc. Bởi mỗi sự kiện trong tiến trình đó đểu có mối liên kết chặt chẽ với nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo nên lịch sử của một dân tộc. Dân tộc Việt Nam trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gẩn trăm năm dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc, nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trẩn Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... vẫn kiên tri bển chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không ngừng tranh đấu hướng tới tương lai rộng mở vì độc lập tự do của đất nước. Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tổn và phát triển, ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tẩng, khoa học kỹ thuật, điếu quan trọng hơn nữa là phải có một nến tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục vê' lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cẩn thiết để ghi khắc trong tâm trí các thê' hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên ý thức vê' nguồn gốc dân tộc, truyển thống văn hóa và nội lực quốc gia, đổng thời giúp định hình góc nhin thấu đáo vể vai trò của từng giai đoạn, triếu đại và nhân vật - dù gây tranh cãi - tạo nên lịch sử đó. Chính vì những giá trị to lớn đó, vấn đế học tập, tim hiểu lịch sử nước nhà hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và toàn xã hội. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay... và rất nhiểu những tổ chức khác đã và đang kiên trì con đường thúc đẩy sự phát triển của nến khoa học lịch sử quốc gia, phổ biến tri thức lịch sử, góp phần giáo dục truyén thống văn hóa dân tộc tới toàn xã hội.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nữ Tướng Thời Trưng Vương PDF của tác giả Nguyễn Khắc Xương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch (Trần Dân Tiên)
Cuốn sách gồm những câu chuyện kể về đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lúc Người ra đi tìm đường cứu nước cho đến những ngày đầu của cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược. Trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ và hy sinh, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu tấm gương đạo đức cách mạng vô cùng trong sáng và đẹp đẽ. Sách thuộc bộ sách DI SẢN HỒ CHÍ MINH *** Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình. Ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, lần đầu tiên tôi trông thấy Hồ Chủ tịch. Đó là một ngày lịch sử. Ngày hôm ấy, đứng trước rất đông quần chúng hoan hô nhiệt liệt, Hồ Chủ tịch trang nghiêm đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày thứ hai tôi viết thư xin phép được gặp Hồ Chủ tịch. Ngay chiều hôm ấy, tôi rất sung sướng nhận được thư trả lời của Hồ Chủ tịch viết như thế này: Tìm mua: Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch TiKi Lazada Shopee “Ngày mai 7 giờ 30 mời chú đến” Ký tên: HỒ CHÍ MINH Thư trả lời chóng, nội dung thư giản đơn và giờ hẹn gặp sớm khiến tôi rất băn khoăn. Sáng ngày mồng 4 tháng 9, 7 giờ 25, tôi đến dinh Chủ tịch. Đúng 7 giờ 30, một người thanh niên đến phòng khách, lễ phép nói với tôi: “Hồ Chủ tịch đang đợi anh ở phòng làm việc”. Phòng làm việc của Chủ tịch là một gian phòng rất rộng, một bên có nhiều cửa sổ lớn. Trong phòng có một cái bàn làm việc, một chiếc giường, một tủ sách nhỏ kê sát vào tường, và hai bàn nhỏ của hai thư ký. Phía trên lò sưởi, có một lọ hoa. Đây là tất cả những đồ trong phòng làm việc, không có một thứ trang trí gì khác. Hồ Chủ tịch thường mặc bộ quần áo ka ki, đi giày vải đen. Tóc Người đã hoa râm, trán rộng và cao, đôi mắt sáng ngời, mũi thẳng, râu che nửa miệng, mặt gầy, da ngăm ngăm đen, khiến ta nghĩ đến sương gió dãi dầu trong rừng sâu và những nỗi gian khổ của chiến tranh du kích. Lần mới gặp, tôi có cảm giác Người giống một thầy giáo ở nông thôn. Tôi bước vào phòng kính cẩn chào. Chủ tịch đứng dậy bắt tay tôi và mời ngồi trước bàn làm việc. Trước hết, Người hỏi thăm sức khỏe của thầy mẹ tôi và sau mới nói: “Tôi có thể giúp chú việc gì nào?”. Tôi nói rõ mục đích của tôi. Chủ tịch chú ý nghe. Sau khi tôi nói xong. Người cười và đáp: “Tiểu sử. Đấy là một ý kiến hay. Nhưng hiện nay còn nhiều việc cần thiết hơn. Rất nhiều đồng bào đang đói khổ. Sau tám mươi năm nô lệ, nước ta bị tàn phá, bây giờ chúng ta phải xây dựng lại. Chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp đi đã! Còn tiểu sử của tôi… thong thả sẽ nói đến!” Tôi như chạm phải một bức tường. Nhưng tôi không thất vọng. Về sau tôi đặt kế hoạch khác: Phương pháp trực tiếp, nghĩa là nói chuyện thẳng thắn với Hồ Chủ tịch để có tài liệu, điều ấy đã không thành. Sau khi suy nghĩ kỹ càng, tôi mới hiểu là phương pháp ấy không thể không thất bại. Một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể lại cho tôi nghe bình sinh của Người được?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch PDF của tác giả Trần Dân Tiên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.