Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Én Liệng Truông Mây - Tập 3 (Vũ Thanh)

"Vào gần cuối thế kỷ 18, cuộc khởi nghĩa của những người áo vải đất Tây Sơn chống đối thế lực cường quyền mới được chính sử Việt Nam ghi nhận, dù một thời các sử quan đã gọi họ là bọn dấy loạn. Được sử ghi chép là vì cuộc dấy nghĩa của ba anh em nhà Tây Sơn đã xóa tan cả một thể chế cầm quyền cung Vua phủ Chúa kéo dài trăm năm hơn. Với các trận chiến nổi tiếng đi vào lịch sử dân tộc như trận Rạch Gầm - Xoài Mút, trận Ngọc Hồi - Đống Đa… cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn đã lập nên một vương triều tuy ngắn ngủi nhưng mang một chính nghĩa sáng ngời với khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” và nhận được sự ủng hộ của đông đảo mọi tầng lớp..."...Ở Én Liệng Truông Mây chỉ có những nhân vật hiệp sĩ nghĩa khí luôn phóng tâm thực thi khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”. Hình mẫu hiệp sĩ này là sản phẩm của xã hội thời đó, một xã hội mà Phật giáo là Quốc giáo cùng với chủ trương Tam giáo đồng lưu của Chúa Nguyễn Phúc Chú đã làm bộ mặt xã hội Đàng Trong trở nên hoàn thiện hơn, thân thiết hơn và nhân bản hơn. Và hình mẫu này đã được tác giả Vũ Thanh gói gọn trong vài dòng ngắn gọn nhưng thật súc tích: “Người hiệp sĩ Việt có cái khí tiết quân tử và đức độ trung dung của Nho giáo, có tính ung dung tiêu sái của Lão giáo, có tâm từ bi của Phật giáo và tấm lòng nhân bản của Việt Nho nguyên thủy.”

Với một xã hội đặt trên nền tảng đạo đức như vậy nên suốt chiều dài câu chuyện Én liệng Truông Mây luôn bàng bạc ánh sáng từ bi, điển hình là qua lời dạy ngắn gọn của một thiền sư: “Là họa là phúc đều đã có nhân duyên từ tiền kiếp. Việc các con nên làm bây giờ là phải trì chú tu tâm hành thiện, đem cái thiện nghiệp lực của mình làm nhẹ bớt đi hung nghiệp cho đứa con. Các con nên nhớ rằng để cải hóa những đứa trẻ ngỗ nghịch không gì bằng tình thương, nhất là tình thương của người mẹ”. Mẹ của chú Lía đã có thể thay đổi chàng từ một đứa trẻ ngỗ nghịch, hung dữ trở thành một người hiệp sĩ cứu khốn phò nguy, hết mực thương yêu bảo bọc cho những người cùng khổ. Và cũng chính nhờ tấm lòng đó mà Lía đã cảm hóa được vợ mình, một phụ nữ nhan sắc, lúc nào cũng rắp tâm báo thù cho chồng cũ và gia đình.

Cũng từ cách xây dựng hình tượng người hiệp sĩ như thế, ta có thể nhận ra cuộc khởi nghĩa trong Én liệng Truông Mây không chỉ là cuộc đấu tranh của những người cùng khổ chống lại ách bạo quyền và bóc lột, thực thi câu tuyên ngôn trên mà nó còn là cuộc đấu tranh giữa lòng nhân đạo của những người hiệp sĩ chống lại dục vọng đời thường của những kẻ xấu xa, chỉ vì ham mê danh lợi, tiền tài và mỹ sắc đã đang tâm phản bạn đưa đến việc thành Truông Mây sụp đổ chôn vùi hàng ngàn nghĩa sĩ. Thất bại dẫn đến cái chết của những hiệp sĩ Truông Mây phản ánh một xã hội mà dục vọng và tà tâm đang hồi cực thịnh. Nhưng chính nghĩa rồi cũng sẽ thắng hung tàn, chí nhân rồi sẽ thay cường bạo. Thành Truông Mây tuy sụp đổ nhưng những mảnh vụn ấy đã nhào trộn với máu đỏ của những anh hùng, đúc thành một cái móng vững chắc cho thành Tây Sơn. Và hào khí tỏa ra từ những cái chết lẫm liệt của các hiệp sĩ Truông Mây đã nhóm lên một ngọn lửa đỏ trên lá cờ đào, hun đúc bầu nhiệt huyết trong lòng những người kế tục, để rồi với sự dẫn dắt tài tình của Tây Sơn tam kiệt, lá cờ đào kia đã nhanh chóng từ một nơi hẻo lánh, lan rộng và phủ trùm cả cõi bờ Đại Việt từ ải Nam Quan đến tận mũi Cà Mau, chói lọi khắp năm châu.

Không những vậy, ở Én liệng Truông Mây chúng ta còn tìm thấy những tấm lòng yêu nước, tinh thần bất khuất, thượng võ của người hiệp sĩ Việt trong việc phát huy nền võ thuật cổ truyền dân tộc qua những trận so tài ngoạn mục với các võ sĩ Trung Hoa, Nhật bản, Xiêm La… Đồng thời, lẫn khuất đâu đó là những chuyện tình éo le thời loạn lạc, đẹp nhẹ nhàng nhưng rất mực mặn mà, thủy chung.

Én liệng Truông Mây đã tái dựng nên một giai đoạn lịch sử thời Trịnh - Nguyễn đầy biến động. Và địa danh Truông Mây, nơi khơi mào tuyên ngôn của sự công bằng, nơi lóe lên tia chớp soi đường cho những nghĩa sĩ sẽ tụ nghĩa ở Tây Sơn cũng là nơi khởi đầu cho những địa danh lịch sử hừng hực lửa trong phần hai: Nhất Thống Sơn Hà của bộ trường thiên tiểu thuyết TÂY SƠN TAM KIỆT, bộ trường thiên đáng lưu tâm để mọi người cùng nhau ngẫm về quá khứ. Tìm mua: Én Liệng Truông Mây - Tập 3 TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Thanh":Én Liệng Truông Mây - Tập 1Én Liệng Truông Mây - Tập 2Én Liệng Truông Mây - Tập 3Én Liệng Truông Mây - Tập 4

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Én Liệng Truông Mây - Tập 3 PDF của tác giả Vũ Thanh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

72 Kế Của Quỷ Cốc Tiên Sinh (Hồng Khánh)
QUỶ CỐC TỬ CUỐN SÁCH LẠ KỲ XƯA NAY I. Chân và nguỵ Quỷ Cốc tử vừa là hiệu của Quỷ Cốc, đồng thời cũng là tên gọi của một cuốn sách Con người kỳ lạ bao nhiêu thì cuốn sách cũng kỳ lạ bấy nhiêu! Gọi là thiên cổ kỳ thư Quỷ Cốc tử là một cuốn sách chân hay nguỵ? Thật hay giả? Tìm mua: 72 Kế Của Quỷ Cốc Tiên Sinh TiKi Lazada Shopee Chân tức là chính tay Quỷ Cốc viết. Giả là người đời sau viết và gán cho Quỷ Cốc Cuộc tranh luận cũng đã tốn rất nhiều giấy mực và không ngừng nghỉ. Hàng trăm cuốn sách nghiên cứu, mỗi cuốn sách đều nêu giả thuyết khác nhau nhưng quy về ba giả thuyết chính: Cuốn Quỷ Cốc tử là do Quỷ Cốc viết (Trung hưng thư mục, Đàm thư chí…) Cuốn Quỷ Cốc tử là do Tô Tần, đại đệ tử của Quỷ Cốc viết (Tân Dường thư, Nghệ văn chí…) Cuốn sách này do người đời Lục triều là Ngụy Trát viết và gán cho Quỷ cốc (Cổ nguỵ kim thư khảo). Gọi là nguỵ thư Mỗi tác giả đều đưa ra nhiều chứng cứ để bênh vực cho giả thuyết của mình. Cuộc tranh luận chắc vẫn còn sôi nổi. Người ta chỉ chờ môn khảo cổ làm trọng tài, khi tìm ra được chứng liệu xác thực II. Tứ đại gia chú giải Cuốn Quỷ Cốc tử được nhiều học giả quan tâm và chú giải rất sớm. Nhưng có bốn người nổi tiếng, gọi tứ đại gia về chú giải 1. Lạc Phong là người chú giải cuốn Quỷ Cốc tử sớm nhất trong lịch sử. Không rõ niên đại nhưng người ta ước tính vào thời Nguỵ -Tấn 2. Hoàng Phủ Thuỵ khoảng 215 - 282 3. Doãn Tri Chương, không rõ năm sinh 4. Đào Hoằng Cảnh khoảng vào năm 452 - 536 III. Quyển và chương mục Sự phân chia quyển và, thiên, chương mục cũng khá phức tạp Theo các nhà nghiên cứu thì cách phân chia của Đào Hoằng Cảnh là tương đối hợp lý. Gồm ba quyển, thượng, trung và hạ 1. Quyển thượng có 4 thiên: Bãi hạp, Phản ứng, Nội kiện, Đê 2. Quyển trung gồm 8 thiên: Phi kiềm, Ngỗ hợp, Suỷ, Ma, Quyền, Mưu, Quyết, Phù ngôn 3. Quyển hạ gồm hai phần: Bản kinh âm phù và Trung kinh (Trì khu) Riêng trong sách này được chia làm 13 chương. Gồm 47 mưu kế. Phần bản Kinh âm phù và Trung kinh gọi là Trì khu được tóm lược ở phần giới thiệu chung *** Quỷ Cốc Tử theo sách Đông Chu liệt quốc, hạo tên là Vương Hủ bạn thân của Tôn Vũ và Mặc Địch. Từ khi ông về ẩn cư ở Quỷ Cốc, đất Dương Thành thuộc địa phận nhà Chu, được người đời xưng tụng là Quỷ Cốc tiên sinh. Tư tưởng của ông thiên về âm đạo, có phần giống tư tửơng của Lão Tử. Tuy vậy,cho tới ngày nay các học giả vẫn chưa khảo chứng được tiểu sử của ông một cách chính xác. Lai lịch của ông huyền ảo như chính danh hiệu của ông. Có ngưởi còn cho rằng sách Quỷ Cốc Tử là ngụy thư, nhưng dù phải hay không thì tư tưởng trong sách Quỷ Cốc Tử vẫn có một ảnh hưởng rộng lớn đối với các học phái như Tung Hoành gia, Pháp gia và Binh Pháp gia về sau...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 72 Kế Của Quỷ Cốc Tiên Sinh PDF của tác giả Hồng Khánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
12 Tướng Soái Trung Hoa (Huyền Cơ)
Để bảo vệ đất nước trước nạn ngoại xâm và một phần cũng để củng cố địa vị phong kiến tập quyền của ngai vàng của Hoàng đế, suốt theo chiều dài lịch sử cổ đại Trung Hoa đã xảy ra không biết bao nhiêu trận chiến ác liệt đẫm máu. Trong số đó có những trận chiến cực kỳ bi thảm nhưng cũng có không ít trận chiến oai hùng nêu rõ được tài năng của các tướng soái cầm quân, đi vào lịch sử như những bước ngoặt cho một triều đại. Thí dụ như trận chiến nổi tiếng ở Quan Độ với tài cầm quân đại lược của Tào Tháo, tuy chỉ với số ít quân mã vẫn dùng “kỳ binh” đánh tan được gần trăm vạn quân đội của Viên Thiệu, là bước ngoặt quan trọng để bình ổn thời cuộc Tam Quốc; gần nhất là cuộc chiến dữ dội ở hồ Phiên Dương giữa lực lượng nhỏ bé của Chu Nguyên Chương nhưng vẫn oai hùng đánh tan quân mã cực kỳ hùng hậu của thế lực quân phiệt Trần Hữu Lượng, là cột mốc dựng nên nhà Minh, v.v... Những cuộc chiến ấy không đơn thuần là dùng sức mạnh hay số đông tàn sát đối phương mà chính là sự phát huy cao độ trí tuệ của người cầm quân. Vì vậy nghiên cứu lịch sử Trung Hoa cổ đại thì không thể không xem xét đến các trận đánh lẫy lừng ấy một cách khách quan, làm bài học kinh nghiệm cho hậu thế ngày nay, không những về mặt quân sự mà còn mang ý nghĩa về sự vận dụng trí tuệ để giải quyết các xung đột luôn luôn xảy đến trong cuộc sống. Các cuộc chiến nổi tiếng với những tướng soái đầy tài năng tính ra có hàng trăm nhưng vì trang sách có hạn, ở đây chúng tôi chỉ xin được trình bày 12 trận đánh lớn mà tên tuổi của vị tướng soái ấy đã đi vào lịch sử. Trân trọngNgười biên soạn Tìm mua: 12 Tướng Soái Trung Hoa TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 12 Tướng Soái Trung Hoa PDF của tác giả Huyền Cơ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
10 Ngày Dẫn Đến D-Day (David Stafford)
Cuộc đổ bộ lịch sử Normandy đã chọc thủng tuyến phòng ngự của Đức quốc xã ở châu Âu, mở đầu cuộc tấn công dẫn đến chiến thắng của Đồng minh 11 tháng sau đó. Những công việc chuẩn bị, những giờ phút hồi hộp đợi chờ nghẹt thở, và những gì diễn ra ngày 6/6/1.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 10 Ngày Dẫn Đến D-Day PDF của tác giả David Stafford nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Con Chữ Khởi Thủy Và Một Áng Văn Rất Sớm Của Loài Người (Trương Thái Du)
Năm 1999 nhóm nghiên cứu nói trên đã công bố ở tạp chí Nature việc tìm ra nhiều chiếc sáo làm bằng xương ống chân hoặc xương cánh của loài sếu (hạc) đầu đỏ, khoét từ 5 đến 8 lỗ thoát hơi, cỡ 9.000 năm tuổi. Một chiếc sáo còn nguyên vẹn có 7 lỗ, âm vực trải đủ một quãng tám Tây phương, vẫn thổi được, âm thanh của chúng rất hay. Chúng là những nhạc cụ xưa nhất, kỳ diệu nhất mà con người đã được biết và được ngheĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Con Chữ Khởi Thủy Và Một Áng Văn Rất Sớm Của Loài Người PDF của tác giả Trương Thái Du nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.