Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sự An Ủi Của Triết Học (Ngô Thu Hương)

Mấy năm trước, vào một mùa đông New York lạnh buốt, có một chiều rảnh rỗi trước khi bay đi London, tôi lang thang trong một phòng tranh vắng vẻ nằm ở tầng trên của Bảo tàng Nghệ thuật

Metropolitan. Căn phòng sáng trưng và ngoài tiếng kêu ro ro của hệ thống sưởi dưới sàn thì nó hoàn toàn yên tĩnh. Sau khi đã chán những bức họa trong các bộ sưu tập trường phái Ấn tượng, tôi đi tìm quán cà phê với hy vọng sẽ được uống một cốc sữa sô cô la kiểu Mỹ mà thời đó tôi cực kỳ thích. Đúng lúc ấy, tôi bắt gặp một bức tranh sơn dầu, phần chú thích ghi nó được vẽ tại Paris mùa thu năm 1786 bởi họa sĩ 83 tuổi Jacques-Louis David.

Socrates, sau khi bị dân chúng Athens kết án tử hình, đang chuẩn bị cầm cốc thuốc độc, vây quanh ông là những người bạn đang đau khổ. Mùa xuân năm 399 trước Công nguyên, ba công dân Athens đã khởi kiện dân sự chống lại nhà triết học này. Họ buộc tội ông không tôn thờ các vị thần của thành quốc, truyền bá những tôn giáo mới và làm hư hỏng thanh niên Athens - và với những tội nghiêm trọng như vậy, họ yêu cầu kết án tử hình.

Socrates đáp lại với sự thanh thản đã trở thành huyền thoại. Mặc dù được cho cơ hội để từ bỏ triết lý của mình tại tòa, ông đã kiên định với điều mình tin là đúng hơn những điều mà ông biết là phổ biến.

Theo Plato, Socrates đã ngạo nghễ nói với bồi thẩm đoàn: Tìm mua: Sự An Ủi Của Triết Học TiKi Lazada Shopee

Miễn là tôi còn thở và còn khả năng, tôi sẽ không bao giờ ngừng thực hành triết học, khuyến khích các vị và làm sáng tỏ sự thật cho tất cả những người tôi gặp... Và thưa các quý ông... dù các vị có tuyên bố tôi trắng án hay không thì các vị cũng biết rằng tôi sẽ không thay đổi những gì tôi làm, kể cả khi tôi có phải chết cả trăm lần.

Và như thế, Socrates bị đưa đến một nhà tù của Athens, cái chết của ông đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử triết học.

Một dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của nó có lẽ là mức độ thường xuyên mà nó xuất hiện trong hội họa. Năm 1650, họa sĩ Pháp

Charles-Alphonse Dufresnoy vẽ bức Cái chết của Socrates, hiện được trưng bày tại Galleria Palatina ở Florence (phòng tranh này thì không có quán cà phê).

Thế kỷ 18 là thời kỳ đỉnh cao của mối quan tâm đối với cái chết của Socrates, nhất là khi Diderot thu hút sự chú ý đến tiềm năng hội họa của nó trong một đoạn của tác phẩm Luận thuyết về Kịch thơ của mình.

Jacques-Louis David nhận vẽ bức tranh vào mùa xuân năm 1786 theo đặt hàng của Charles-Michel Trudaine de la Sablière, một Nghị viên giàu có và là một học giả Hy Lạp tài năng. Tiền công rất hào phóng, với 6.000 livre tạm ứng và 3.000 livre thanh toán khi giao tranh (Louis XVI trả có 6.000 livre cho bức tranh lớn hơn Lời thề của Horatii). Khi được trưng bày tại cuộc triển lãm tranh thường niên năm 1787, nó lập tức được đánh giá là bức tranh đẹp nhất về cái chết của Socrates. Đức ông Joshua Reynolds cho rằng đó là “tác phẩm nghệ thuật tinh tế và đáng ngưỡng mộ nhất từng xuất hiện kể từ Capella Sistina*, và Stanza của Raphael. Bức tranh này có thể làm rạng danh Athens trong thời đại Pericles.”

Tôi mua năm tấm bưu thiếp có tranh của David trong khu bán đồ lưu niệm của bảo tàng và sau đó, khi máy bay bay ngang qua những cánh đồng đóng băng của Newfoundland (có màu xanh nhạt khi trăng tròn và trời trong), tôi giở một tấm bưu thiếp ra xem trong khi ăn bữa tối nhạt nhẽo mà cô tiếp viên đặt trên bàn khi tưởng tôi đang ngủ. Plato ngồi ở chân giường với chiếc bút và cuộn giấy bên cạnh, một nhân chứng lặng lẽ cho sự bất công của nhà nước. Khi Socrates chết thì Plato mới 29 tuổi nhưng David biến ông thành một ông già với mái tóc bạc và vẻ nghiêm nghị. Trên lối đi, vợ của Socrates là

Xanthippe đang được cai ngục đưa vào phòng giam. Bảy người bạn với những biểu hiện đau khổ khác nhau. Crito, người bạn thân thiết nhất của Socrates, ngồi cạnh ông, ngước nhìn thầy với sự tôn kính và lo lắng. Nhưng nhà triết học với dáng ngồi thẳng, thân thể và cơ bắp của một vận động viên, không biểu hiện bất kỳ sự sợ hãi hay hối tiếc nào. Việc rất nhiều người Athens cho rằng ông là kẻ ngu ngốc không làm lay chuyển niềm tin của Socrates. David định vẽ Socrates đang uống thuốc độc nhưng nhà thơ André Chenier gợi ý rằng bức tranh sẽ kịch tính hơn nhiều nếu Socrates được thể hiện ở động tác đang kết thúc một luận điểm triết học trong khi bình thản đưa tay cầm cốc thuốc độc sẽ kết liễu cuộc đời mình, điều này vừa thể hiện sự tuân thủ của ông đối với luật pháp Athens, vừa thể hiện lòng trung thành với niềm tin của mình. Chúng ta đang chứng kiến những khoảnh khắc đầy tính khai trí cuối cùng của một con người siêu việt.

Tấm bưu thiếp để lại cho tôi ấn tượng mạnh như vậy có lẽ vì cái thái độ mà nó mô tả trái ngược hoàn toàn với tôi. Khi trò chuyện, tôi ưu tiên việc được người khác yêu mến hơn là nói sự thật. Mong muốn làm hài lòng người khác khiến tôi cười trước những câu đùa bình thường giống như các bậc cha mẹ khi xem buổi diễn mở màn vở kịch ở trường học của bọn trẻ. Với người lạ, tôi cư xử theo cách mà nhân viên tiếp tân chào những vị khách giàu có trong khách sạn - sự nhiệt tình đầu môi xuất phát từ mong muốn bừa bãi, bệnh hoạn được yêu mến. Tôi không công khai nghi ngờ những tư tưởng mà số đông tin theo. Tôi muốn được những nhân vật quyền lực chấp nhận, và rất lâu sau khi gặp họ, tôi vẫn lo lắng không biết họ có thấy chấp nhận được tôi hay không. Khi đi qua cửa hải quan hay lái xe bên cạnh xe cảnh sát, tôi có mong muốn kỳ cục là được những nhân viên mặc đồng phục nghĩ tốt về mình.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự An Ủi Của Triết Học PDF của tác giả Ngô Thu Hương nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nói Sao Cho Trẻ Chịu Nghe
Nói Sao Cho Trẻ Chịu Nghe Nói Sao Cho Trẻ Chịu Nghe – Adele Faber & Elaine Mazlish Nói Sao Cho Trẻ Chịu Nghe & Nghe Sao Cho Trẻ Chịu Nói chứa đựng những phương pháp dạy trẻ thực tế và đầy tôn trọng sẽ giúp giải quyết hầu hết những khó khăn trên, các bậc phụ huynh không còn phải vật lộn với đám nhóc nhà mình nữa mà vẫn đạt được hiệu quả giáo dục hoàn hảo. Đây là bí kíp dành cho phụ huynh cải thiện mối quan hệ với con trẻ, xây dựng cuộc sống gia đình hòa thuận và hạnh phúc. Trong Nói Sao Cho Trẻ Chịu Nghe bạn sẽ học được cách xử lý những cảm xúc tiêu cực của con cái. Bên cạnh đó bạn cần biết cách biểu đạt nỗi tức giận của mình mà không làm tổn thương bọn trẻ cũng như cách khuyến khích con cái hợp tác trong khi chúng cứ thích “ngậm tăm”. Bạn cũng nên đọc thêm: 7 Loại Hình Thông Minh Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái 460 Bài Toán Vui Luyện Trí Thông Minh Hãy trở thành những ông bố, bà mẹ thông thái với cách dạy con khoa học, nhân văn. Chắc chắn cuốn sách này sẽ giúp các bậc phụ huynh nuôi dạy con thành người. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc!
Muôn Kiếp Nhân Sinh
Muôn Kiếp Nhân Sinh “Muôn kiếp nhân sinh” của Giáo sư John Vũ – Nguyên Phong ghi lại những câu chuyện, trải nghiệm tiền kiếp kỳ lạ từ nhiều kiếp sống của người bạn tâm giao lâu năm, ông Thomas – một nhà kinh doanh tài chính nổi tiếng ở New York. Cuốn sách được viết từ năm 2017 và hoàn tất đầu năm 2020 Những câu chuyện chưa từng tiết lộ này sẽ giúp mọi người trên thế giới chiêm nghiệm, khám phá các quy luật về luật Nhân quả và Luân hồi của vũ trụ giữa lúc trái đất đang gặp nhiều tai ương, biến động, khủng hoảng từng ngày. “Muôn kiếp nhân sinh” là một bức tranh lớn với vô vàn mảnh ghép cuộc đời, là một cuốn phim đồ sộ, sống động về những kiếp sống huyền bí, trải dài từ nền văn minh Atlantis hùng mạnh đến vương quốc Ai Cập cổ đại của các Pharaoh quyền uy, đến Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ ngày nay. Muôn Kiếp Nhân Sinh – Nguyên Phong “Muôn kiếp nhân sinh” cung cấp cho bạn đọc kiến thức mới mẻ, vô tận của nhân loại lần đầu được hé mở, cùng những phân tích uyên bác, tiên đoán bất ngờ về hiện tại và tương lai thế giới của những bậc hiền triết thông thái. Đời người tưởng chừng rất dài nhưng lại trôi qua rất nhanh, sinh vượng suy tử, mong manh như sóng nước. Lời Ngỏ Từ Cõi Tâm Linh Hành Trình Về Phương Đông Luật Luân hồi và Nhân quả đã tạo nhân duyên để người này gặp người kia. Gặp nhau có khi là duyên, có khi là nợ; gặp nhau có lúc để trả nợ, có lúc để nối lại duyên xưa. Có biết bao việc diễn ra trong đời, tưởng chừng như là ngẫu nhiên nhưng thật ra đã được sắp đặt từ trước. Luân hồi là một ngôi trường rộng lớn, nơi tất cả con người, tất cả sinh vật đều phải học bài học của riêng mình cho đến khi thật hoàn thiện mới thôi. Nếu không chịu học hay chưa học được trọn vẹn thì buộc phải học lại, chính xác theo quy luật của Nhân quả. Luật nhân quả cực kỳ chính xác, chi tiết, phức tạp được thu thập qua nhiều đời, nhiều kiếp, liên hệ tương hỗ đan xen chặt chữ lẫn nhau, không ai có thể tính được tích đức này có thể trừ được nghiệp kia không, không ai có thể biết được khi nào nhân sẽ trổ quả. Nhưng, một khi đã gây ra nhân thì chắc chắn sẽ gặt quả – luật Nhân quả của vũ trụ trước giờ không bao giờ sai. Trích đoạn trong Muôn Kiếp Nhân Sinh Thomas đã chia sẻ vì sao đã kể những câu chuyện riêng tư huyền bí này với Giáo sư John Vũ để thực hiện tác phẩm “Muôn kiếp nhân sinh”: “Hiện nay thế giới đang trải qua giai đoạn hỗn loạn, xáo trộn, mà thật ra thì mọi quốc gia đều đang gánh chịu những nghiệp quả mà họ đã gây ra trong quá khứ. Mỗi quốc gia, cũng như mọi cá nhân, đều có những nghiệp quả riêng do những nhân mà họ đã gây ra. Cá nhân thì có ‘biệt nghiệp’ riêng của từng người, nhưng quốc gia thì có ‘cộng nghiệp’ mà tất cả những người sống trong đó đều phải trả. Thường thì con người, khi hành động, ít ai nghĩ đến hậu quả, nhưng một khi hậu quả xảy đến thì họ nghĩ gì, làm gì? Họ oán hận, trách trời, trách đất, trách những người chung quanh đã gây ra những hậu quả đó? Có mấy ai biết chiêm nghiệm, tự trách mình và thay đổi không? Tôi mong chúng ta – những cánh bướm bé nhỏ rung động mong manh cũng có thể tạo nên những trận cuồng phong mãnh liệt để thức tỉnh mọi người. Tương lai của mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia và cả hành tinh này sẽ ra sao trong giai đoạn sắp tới là tùy thuộc vào thái độ ứng xử, nhìn nhận và thức tỉnh của từng cá nhân, từng tổ chức, từng quốc gia đó tạo nên. Nếu muốn thay đổi, cần khởi đầu bằng việc nhận thức, chuyển đổi tâm thức, lan tỏa yêu thương và chia sẻ sự hiểu biết từ mỗi người chúng ta trước. Nhân quả đừng đợi thấy mới tin. Nhân quả là bảng chỉ đường, giúp con người tìm về thiện lương”.
Bài Giảng Cuối Cùng
Bài Giảng Cuối Cùng Bài Giảng Cuối Cùng Bài Giảng Cuối Cùng là chương trình của Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) diến ra hàng năm, khi một giáo sư được mời thuyết trình bài giảng cuối cùng của mình cho sinh viên. Đó là một truyền thống tuyệt vời, qua đó người giảng như rút hết tinh túy của mình để truyền lại lần cuối và người nghe có một khoảnh khắc để suy ngẫm về những gì ý nghĩa nhất trong cả cuộc đời và sự nghiệp của vị giáo sư đó. Ngày 18 tháng 9 năm 2007, giáo sư tin học Randy Pausch, đã thực hiện bài giảng cuối cùng của mình trước 400 khán giả tại Đại học Carnegie Mellon. Vào thời điểm đó, ông biết rằng ông đã bị ung thư tụy và chỉ còn sống khoảng 3 đến 6 tháng nữa. Vợ ông không muốn ông phí thời gian cho việc chuẩn bị bài giảng, bởi nó sẽ choán hết mọi thứ và lấy đi những giây phút cuối cùng của ông bên người thân. Nhưng Randy chấp nhận thử thách, vì đó là cơ hội cuối cùng để ông làm một điều thật sự có ý nghĩa cho các con trước khi đi xa. Trên bục giảng vào ngày hôm ấy, Randy trẻ trung, vui tươi, đầy sức sống và khỏe khoắn trong chiếc áo thun đeo huy hiệu Imagineer của Walt Disney, thực hiện bài tập hít đất và sôi nổi nói về những ước mơ. Bí Quyết Đơn Giản Hóa Cuộc Sống 5 cuốn sách nên đọc đi đọc lại trong đời để ngẫm về cuộc sống 10 Lý Do Tại Sao “Không Ai Biết Mình Đang Làm Gì Ở Độ Tuổi 2x” Bài thuyết trình của Randy, “Thật Sự Đạt Được Những Ước Mơ Tuổi Thơ”, là những triết lý nhẹ nhàng nhưng thâm thúy về cuộc sống. Nó cuốn hút như chính con người ông. Thay vì nói về bệnh tật và cái chết, bài thuyết trình nói về sự sống, về việc thực hiện những ước mơ của chính mình, và tạo điều kiện cho những người khác thực hiện ước mơ. Ông đã sống thực từng ngày như đó sẽ là ngày cuối cùng còn tồn tại. Đối với ông, đạt được những ước mơ là được sống cuộc đời của chính mình. Hãy sống đúng đắn, ta sẽ đạt được ước mơ và nhớ đừng bao giờ từ bỏ. Cuộc đời của Randy chính là minh chứng hùng hồn cho những gì mà ông đúc kết.
90 Giây Để Thu Hút Bất Kỳ Ai
90 Giây Để Thu Hút Bất Kỳ Ai 90 Giây Để Thu Hút Bất Kỳ Ai – Nicholas Boothman Bạn có tin rằng chỉ với hơn một phút, bạn có thể làm cho bất kỳ ai thích bạn? 90 Giây Để Thu Hút Bất Kỳ Ai sẽ là cuốn cẩm nang bạn cần đọc để làm được điều này. Bí quyết của việc thu hút người khác nằm ở sự hòa hợp: bạn phải tìm ra điểm chung giữa hai người, hoặc nếu dường như không có điểm nào chung, hãy cố ý trở nên giống họ trong khoảng thời gian ngắn. Boothman gợi mở những kỹ thuật đơn giản nhắm tới sự hòa hợp: chọn lựa thái độ thực sự hữu ích (thái độ tích cực), hiểu rõ về từng lời nói, giọng điệu và cử chỉ điệu bộ của mình khi nói ra bất kỳ điều gì. Tiếp đến, bạn phải đồng bộ thái độ và những chuyển động cơ thể của bạn với người khác – chính điều này sẽ khiến người đối thoại với bạn cảm thấy thoải mái – dù rằng họ không biết được nguyên do tại sao. Xem thêm: Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ Bắt Sóng Cảm Xúc – Bí Mật Lực Hấp Dẫn 90 Giây Để Thu Hút Bất Kỳ Ai mô tả cách thức phát hiện giác quan ưu trội của người khác: họ là kiểu người Thị giác, Thính giác hay Xúc giác – và làm sao để áp dụng triệt để các quy tắc cho những người này. Khám phá được cách kết giao với người khác là bạn đã nắm chắc bí mật của thành công trong công việc và cuộc sống. Và rồi chỉ cần ứng dụng những kỹ thuật trong cuốn sách này, lập tức bạn sẽ được yêu mến và nhận được sự ủng hộ từ người khác – Nancy Monson. Mời các bạn đón đọc cuốn sách “90 Giây Để Thu Hút Bất Kỳ Ai“. Đừng quên chia sẻ sách và đăng ký email để nhận những bộ sách mới hàng tuần nhé!