Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Nhìn Về Toàn Cầu Hóa (George Soros)

Khi nền kinh tế thế giới chuyển đổi trong thập niên 1990 và những năm đầu thế kỷ XXI, không ai trăn trở với những hình ảnh về chính trị và xã hội của toàn cầu hóa nhiều như George Soros. Với vị thế độc nhất của mình - một nhà tài phiệt hàng đầu, một nhà từ thiện quốc tế, và cũng là một người phê phán hệ thống Tư Bản Chủ Nghĩa gay gắt, Soros đã tìm cách vận động cho những “xã hội mở” như là phần bổ sung cho sự mở rộng và bành trướng của thị trường. Phân tích kỹ lưỡng các định chế tài chính - thương mại quốc tế hiện thời, ông nhận thấy các tổ chức này tuy tạo ra nhiều của cải vật chất nhưng lại thất bại trong trong việc cung cấp các hàng hóa công khác cho xã hội. Soros chỉ trích một “liên minh vô tình” giữa những người cực hữu ủng hộ thị trường chính thống và những người cực tả đang nỗ lực lên án toàn cầu hóa, bởi cả hai nhóm đều hướng tới phá hủy những định chế quốc tế hiện tại mà chúng ta đang có. Thay vào đó, tác giả kêu gọi một liên minh khác, với mục tiêu cải tổ và làm những định chế quốc tế đó trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

“Là một bản tổng hợp hùng hồn của những phê phán, chỉ trích dành cho các định chế toàn cầu... ngay cả nếu như bạn không đồng ý với những cải cách mà Soros đề ra.” - Business Week***

Mục đích tôi viết cuốn sách này không chỉ để đề cập về hoạt động của hệ thống tư bản toàn cầu mà còn nhằm đề xuất một số đường lối để cải thiện nó. Với mục tiêu này, tôi đã áp dụng một định nghĩa hẹp hơn về toàn cầu hóa: tôi đánh đồng toàn cầu hóa với với sự di chuyển vốn tự do và sự thống trị ngày càng tăng của thị trường tài chính và các công ty đa quốc gia trong nền kinh tế một số nước. Cách tiếp cận này có ưu điểm là thu hẹp phạm vi thảo luận. Tôi có thể khẳng định rằng toàn cầu hóa ngày nay đang bị mất cân bằng: Sự phát triển các tổ chức quốc tế đã không bắt kịp sự phát triển của những thị trường tài chính quốc tế và các dàn xếp chính trị quá tụt hậu so với quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Dựa trên lập luận này, tôi đã đề xuất những giải pháp thiết thực giúp chủ nghĩa tư bản toàn cầu ổn định và công bằng hơn.

Những điều thấy được từ khối liên minh bất đắc dĩ giữa những người theo chủ nghĩa thị trường chính thống cực Hữu và những người chống đối toàn cầu hóa cực Tả đã khuyến khích tôi bắt tay vào công việc này. Họ là những người cùng phe lạ lùng, nhưng họ đang cấu kết để làm suy yếu hoặc hủy hoại những tổ chức quốc tế chúng ta đang có. Mục đích tôi viết cuốn sách này là tạo nên những khối liên minh khác nhau nhằm cải tạo và tăng cường sức mạnh cho các tổ chức quốc tế, đồng thời lập nên những tổ chức mới khi cần để giải quyết các vấn đề xã hội đang làm nhiều người lo lắng. Phải thừa nhận rằng các định chế tài chính và thương mại quốc tế (IFTIs)[1] cũng còn nhiều nhược điểm, nói chung tổ chức nào cũng vậy. Đó là lý do tại sao chúng ta cần cải tiến, chứ không phải hủy hoại chúng.

Tôi tin rằng tôi có một số phẩm chất đáng chú ý cho chủ đề này. Tôi đã từng là người hành nghề thành công trong thị trường tài chính toàn cầu, điều này giúp cho tôi có một cái nhìn của người trong cuộc về cách thức hoạt động của chúng. Quan trọng hơn là tôi luôn chủ động tham gia vào nỗ lực biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Tôi đã thành lập một hệ thống các quỹ hỗ trợ cho ý tưởng xã hội mở. Tôi tin chắc hình thức hệ thống tư bản toàn cầu hiện nay chính là sự biến dạng của một xã hội mở toàn cầu. Tôi chỉ là một trong những chuyên gia về thị trường tài chính nhưng sự quan tâm sâu sắc của tôi về tương lai nhân loại đã làm tôi khác với họ. Tôi đã dành gần hết 5 năm vừa qua để nghiên cứu về nhược điểm của toàn cầu hóa và đã viết một vài cuốn sách và bài báo về chủ đề này. Tuy nhiên, cuốn sách cuối cùng của tôi, Xã hội mở: Cải cách chế độ tư bản toàn cầu[2], chưa được mạnh mẽ lắm trong việc đề xuất các giải pháp. Cuốn sách này, vì thế, sẽ là sự bù đắp cho khiếm khuyết ấy. Tìm mua: Nhìn Về Toàn Cầu Hóa TiKi Lazada Shopee

Tôi vẫn thường nghe nói lợi nhuận và việc cải tổ thị trường tài chính toàn cầu luôn mâu thuẫn với nhau. Tôi không thấy vậy. Tôi thật sự mong muốn cải thiện hệ thống cho phép tôi thành công hơn, qua đó hệ thống có thể trở nên bền vững hơn. Niềm say mê của tôi đã có từ trước khi tôi tham gia vào thị trường tài chính. Sinh ra là một người Do Thái ở Hungary năm 1930, tôi đã sống qua thời kỳ Đức Quốc xã cũng như đế chế Xô-viết. Tôi sớm nhận ra tác động của thể chế chính trị thắng thế quan trọng đối với sự sống còn và tồn tại của xã hội như thế nào. Khi còn là học sinh Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, tôi chịu ảnh hưởng rất nhiều từ học thuyết Karl Popper, tác giả cuốn Open Society and Its Enemies (Xã hội mở và các thế lực thù địch)[3]. Ngay khi thành công trong vai trò là quản lý của một quỹ đầu tư phòng vệ, tôi đã thành lập một quỹ hỗ trợ tên Quỹ xã hội mở (bây giờ là Viện xã hội mở) nhằm “mở mang những xã hội đóng, giúp những xã hội mở tồn tại và khuyến khích cách suy nghĩ phê bình.” Đó là vào năm 1979. Đầu tiên, quỹ hỗ trợ tập trung vào mở mang những xã hội đóng; tiếp đến, sau sự sụp đổ của đế chế Xô-viết, quỹ tập trung vào thúc đẩy quá trình chuyển thể từ xã hội đóng sang xã hội mở; và gần đây là giải quyết những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Cuốn sách này là kết quả tất yếu của toàn bộ quá trình cống hiến ấy.

Khi cố gắng xây dựng một liên minh nhằm cải cách và phát triển các định chế tài chính và thương mại quốc tế (IFTIs), tôi gặp phải một khó khăn: Thường bao giờ cũng dễ kêu gọi công chúng chống lại hơn là ủng hộ điều gì. Một chương trình hữu ích phải mang tính chất chung bao quát tất cả mong muốn của mọi người, đồng thời cũng mang tính chất riêng cụ thể để một liên minh có thể thu hút các thành viên. Một chương trình như thế không thể xây dựng chỉ bởi một cá nhân. Vì vậy, tôi đã gửi bản thảo cuốn sách tới nhiều giới khác nhau và xin ý kiến của họ. Sau khi nhận được nhiều lời nhận xét và phê bình có giá trị, tôi đã tập hợp tất cả những đóng góp hữu ích đó để hoàn thành tác phẩm. Tôi tin là cuốn sách sau khi hoàn thành sẽ đưa ra một chương trình hữu ích được mọi người ủng hộ và các chính phủ trên thế giới có thể theo đó mà thi hành. Trọng tâm của cuốn sách nằm ở việc đề nghị sử dụng Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR) trong cơ cấu cung cấp hàng hóa công trên phạm vi toàn cầu. Chương trình này sẽ không chữa trị được hết các căn bệnh toàn cầu, cũng như không có gì có thể làm được điều này, nhưng nó sẽ giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Trong lúc tôi đang chắt lọc để hoàn thành cuốn sách thì bọn khủng bố tấn công vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Sự kiện này đã thay đổi tình hình hoàn toàn. Tôi cảm thấy cuốn sách này vẫn chưa đầy đủ. Nó bị hạn chế bởi những ý kiến tôi cho là thực tế trước khi sự kiện 11/9 xảy ra, và không giải thích thấu đáo được một tầm nhìn về xã hội mở toàn cầu. Với thực trạng hiện tại, khái niệm về xã hội mở có triển vọng được mọi người biết đến hơn. Tiến hành chiến tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố thôi chưa đủ, nhân loại còn cần một tầm nhìn tích cực về một thế giới tốt đẹp hơn phía trước.

Sự kiện ngày 11/9 đã gây sốc cho toàn dân Mỹ, họ nhận ra rằng suy nghĩ của những người khác trên thế giới về họ hoàn toàn khác với những gì họ nghĩ về bản thân. Bây giờ họ sẵn sàng xem xét đánh giá lại tình hình thế giới và vai trò của nước Mỹ trong thế giới này. Điều này đã tạo nên một cơ hội đặc biệt để mọi người cùng suy nghĩ cũng như cùng định hình lại thế giới một cách sâu sắc hơn so với trước khi sự kiện 11/9 xảy ra.

Theo đó, tôi đã quyết định thêm phần kết luận vào cuốn sách để phác thảo tầm nhìn của mình về xã hội mở toàn cầu. Phần này khác hẳn với kết cấu của những phần còn lại của cuốn sách. Đây giống như một bài bút chiến hơn là một bản báo cáo đáng cân nhắc về những khiếm khuyết của chủ nghĩa tư bản toàn cầu; một tầm nhìn trừu tượng hơn là một hệ thống kế hoạch thực tế. Tôi dự định sẽ mổ xẻ vấn đề cặn kẽ hơn theo trình tự của nó và quan trọng hơn là phần kết luận này cần được trải qua những nhận xét phê bình như các phần còn lại của cuốn sách. Thực sự, điều này rất cần thiết vì phần này bàn về lĩnh vực mà tôi không thông thuộc như lĩnh vực tài chính toàn cầu.

Tôi rất lưỡng lự trong việc thêm phần kết luận vì mục đích của cuốn sách là xây dựng một sự đồng thuận rộng rãi, và phần kết luận này có thể làm ảnh hưởng tới mục tiêu đó. Đề xuất về SDR đặc biệt cần sự ủng hộ của nước Mỹ để được thực thi, nhưng phần kết luận của tôi lại chỉ trích cách tiếp cận các vấn đề quốc tế mang tính bá quyền, đơn phương của chính phủ Bush. Cuối cùng, tôi quyết định đặt lòng tin vào công chúng mà tôi hy vọng sẽ được họ động viên. Mọi người không cần đồng ý với tất cả các quan điểm của tôi về việc sử dụng SDR, và nếu mọi người ủng hộ điều này thì một chính phủ dân chủ phải tôn trọng ý chí của người dân cho dù chính phủ đó không thích những lời chỉ trích của tôi.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhìn Về Toàn Cầu Hóa PDF của tác giả George Soros nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Mưu Trí Thời Tần Hán - Dương Nhạn Sinh - Bạo Thúc Diễm (Chu Chính Thư)
Tần Hán nối tiếp Xuân Thu - Chiến Quốc, là thời kỳ Trung Quốc thống nhất, trung ương tập quyền. Chia cắt, tiêu diệt nhau rồi thống nhất, là cả một quá trình triệt tiêu loại trừ chọn lọc mạnh được yếu thua, mười phần chết bảy còn ba. Tan rồi lại hợp, hợp rồi lại tan. Lịch sử và mưu trí thật khó phân cho rõ về quan hệ đó như thế nào. Các thương gia hãy vận dụng vào thương trường cùng nương tựa vào nhau, cùng tồn tại trong cuộc đấu trường. Đó là cách lý giải xưa nay chưa từng vận dụng. Hữu hiệu vô cùng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mưu Trí Thời Tần Hán - Dương Nhạn Sinh - Bạo Thúc Diễm PDF của tác giả Chu Chính Thư nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mã Vân - Triết Lý Sống Của Tôi (Trương Yến)
Dáng người gầy gò, tướng mạo xấu xí, kết quả môn Toán bết bát, hai lần thi trượt Đại học nhưng chưa bao giờ bằng lòng với cuộc sống thực tại. Trong một lần tình cờ tiếp xúc với máy vi tính, hiểu về internet, anh kiên quyết bỏ việc làm công ăn lương để bắt đầu gây dựng sự nghiệp, lập nên trang thương mại điện tử đầu tiên của Trung Quốc (China Pages). Dù mù tịt về máy tính nhưng anh lại trở thành một huyền thoại trong ngành thương mại điện tử. Anh được cả thế giới vinh danh và rất có thể sẽ trở thành "Bill Gates Trung Quốc". Một đời vang danh khắp nơi, giữ vị thế độc tôn trong lĩnh vực thương mại điện tử, nhưng đúng vào thời khắc được tung hô và tán thưởng nhiều nhất, anh lại lặng lẽ giấu đi ánh hào quang, tuyên bố nghỉ hưu để hưởng thụ cuộc sống. Người đàn ông hành động không theo lẽ thường ấy chính là Mã Vân. Cuốn sách Mã Vân - Triết lý sống của tôi đã ghi chép hết sức tường tận và chân thực hành trình lập nghiệp của Mã Vân, qua đó giúp chúng ta hiểu rõ trí tuệ, quan niệm về sự thành bại, những điều tâm đắc rút ra trong quá trình lập nghiệp và cả kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp hết sức độc đáo của anh. Có lẽ cuốn sách không thể trực tiếp thay đổi cuộc sống và nâng cao hiệu quả công việc của chúng ta, nhưng nó có thể đem tới những gợi mở trên nhiều khía cạnh, giúp chúng ta nhớ lại những ước mơ đã từng ấp ủ, giúp chúng ta vững tin bước tiếp trong cuộc sống đầy chông gai, thử thách. Cùng với cuốn Mã Vân giày vải, đây cũng là một trong những cuốn sách thú vị về một nhân vật kiệt xuất trong giới doanh nhân.***Từ nhỏ, Mã Vân đã là một học sinh có năng lực yếu, đặc biệt là môn Toán. Anh gần như phải rất vất vả mới có thể hoàn thành 3 cấp học phổ thông. Nhưng đại học gần như là chuyện quá xa vời với cậu, ngay cả gia đình cũng không trông đợi gì. Tìm mua: Mã Vân - Triết Lý Sống Của Tôi TiKi Lazada Shopee Mã Vân thi đại học tổng cộng 3 lần. Cả hai lần đầu đều trượt. Đến lần thứ ba, với điểm số 79 môn Toán, Mã Vân chính thức đỗ vào hệ tại chức của Đại học Sư phạm Hàng Châu. May mắn là năm đó, lượng sinh viên đỗ vào hệ chính quy của ngành Anh văn Đại học Sư phạm Hàng Châu không đủ chỉ tiêu, lãnh đạo khoa quyết định chọn những sinh viên đỗ điểm cao hệ tại chức sang học chính quy, trong đó có Mã Vân. Mã Vân tuy dốt Toán nhưng lại rất giỏi Anh văn, vào đại học với anh "như cá gặp nước". Sau khi tốt nghiệp, Mã Vân được giữ lại làm giảng viên (là người duy nhất được giữ lại trong số 500 sinh viên tốt nghiệp năm đó). Ngay sau khi kết thúc lời hứa giảng dạy ít nhất 5 năm với hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hàng Châu, Mã Vân tự mình thành lập một công ty dịch thuật mang tên Hải Bác. Lúc bấy giờ khái niệm công ty dịch thuật vẫn còn xa lạ tại Trung Quốc nên hoạt động của Hải Bác gặp nhiều khó khăn. Nhưng sau đó, với sự kiên trì của Mã Vân cùng các đồng sự, Hải Bác dần hoạt động ổn định và phát triển mạnh mẽ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mã Vân - Triết Lý Sống Của Tôi PDF của tác giả Trương Yến nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
M&a Thông Minh - Kim Chỉ Nam Trên Trận Đồ Sáp Nhập Và Mua Lại (Scott Moeller)
M&A thông minh là cuốn sách đầu tiên mang lại cho bạn đọc cái nhìn xuyên suốt, hệ thống về một thương vụ M&A để từ đó tìm ra những giai đoạn nào trong cả quy trình cần có sự tham gia của tình báo doanh nghiệp nhằm đạt được những kết quả như mong đợi. Không chỉ bàn về các kỹ thuật, tình báo doanh nghiệp được phát triển bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới có nhiều kinh nghiệm trong các thương vụ M&A, cuốn sách này còn chứa đựng rất nhiều tình huống thực tế trong những thương vụ mà chính các tác giả đã trải qua. Điều này không chỉ thiết thực với các thương vụ mua bán giữa những tập đoàn hàng đầu thế giới, giữa các công ty nhà nước, mà còn với các công ty tư nhân nhỏ. Ngoài ra, cuốn sách còn điểm lại hiện trạng M&A trên thế giới cũng như dự báo những xu thế trong tương lai. Cuốn sách cũng đưa ra phương cách về sự lựa chọn tốt nhất khi phải chọn lựa giữa sáp nhập hay mua lại, sự khác nhau giữa các thương vụ M&A trong các doanh nghiệp công và tư, khi nào và bằng cách nào sử dụng các chuyên gia bên ngoài một cách hiệu quả, tầm quan trọng ngày càng tăng của văn hóa và truyền thống trong việc hoạch định các thương vụ thành công, cũng như vai trò quan trọng của các nhà môi giới chứng khoán thế giới và những quỹ đầu cơ.***Đã có những lúc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trở thành câu cửa miệng của giới kinh doanh quốc tế, khi mà những thương vụ đình đám diễn ra liên tiếp như một trào lưu để mở rộng hoạt động kinh doanh, thậm chí tìm kiếm lợi thế độc quyền nhóm (oligopoly). Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không dừng lại ở sản phẩm và thị trường mà còn là khả năng bành trướng, thâu tóm hoặc sáp nhập với doanh nghiệp khác. M&A đã diễn ra ở hầu hết những ngành quan trọng như dầu lửa với các vụ Exxon và Mobil (năm 1999), Conoco và Phillips (2002); hàng không với Delta Airlines và Northwest Airlines (2008); công nghệ thông tin với vụ Compaq và HP (2002); viễn thông với AT&T và BellSouth (2006); dịch vụ tài chính với Chase Manhattan và JP Morgan (2000); ngành ô tô với Daimler Benz và Chrysler (1998) v.v… Tuy nhiên, M&A không phải lúc nào cũng toàn màu hồng. Cũng giống như những cuộc hôn nhân, cuộc sống sau M&A là một chặng đường gập ghềng, khúc khuỷu và không ít vụ ly dị cũng nổi tiếng không kém so với “tiệc cưới” khi chúng diễn ra. Daimler đã phải chia tay với Chrysler vào năm 2007; Quaker Oats rời bỏ Snapple sau 3 năm chung sống; AOL và Time Warner thì đầy sóng gió kể từ khi sáp nhập… Đó là lý do tại sao M&A cần phải “thông minh”. Thông minh từ lúc tìm hiểu nhau, khi đến với nhau và cả trong quá trình sống chung sau đó. Hai tác giả Scott Moeller và Chris Brady đã lựa chọn một cái tên khá hấp dẫn cho đứa con tinh thần của mình: “M&A thông minh” để lý giải sự cần thiết của việc nghiên cứu, phân tích một cách thông minh (thông qua tình báo doanh nghiệp) trước mỗi quyết định M&A. Hơn thế nữa, sự thông minh cần phải hiện diện trong tất cả các khâu của quá trình M&A: từ xây dựng chiến lược, lựa chọn nhà tư vấn, xác định mục tiêu, phân tích, thẩm định, định giá doanh nghiệp, thương lượng… cho đến chiến lược phòng thủ (khi bị thôn tính) và hòa nhập hậu sáp nhập. Tuy khá phổ biến ở các nước phát triển, M&A còn là một thuật ngữ khá mới mẻ ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong những năm gần đây, nhiều thương vụ M&A trong nước đã được nhắc đến như Công ty bảo hiểm nhân thọ Daiichi (Nhật Bản) mua lại Bảo Minh CMG (2007); Công ty sữa ANCO mua lại Nhà máy sữa thanh trùng của Tập đoàn Nestlé (2007); NEC Solutions (Nhật Bản) và Công ty Sáng Tạo sáp nhập với nhau (2008); Hãng hàng không Quantas (Úc) mua lại Pacific Airlines và khai thác thương hiệu Jetstar (2007), hay Morgan Stanley mua lại Công ty chứng khoán Hướng Việt và đổi tên thành Morgan Stanley Gateway (2008), v.v… Tuy nhiên, đây chỉ là những bước khởi đầu của một thị trường M&A và cần thời gian để kiểm chứng sự thành công của những thương vụ trong nước. Trong khi chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ và toàn diện về M&A tại Việt Nam thì những bài học kinh nghiệm trên thế giới mà Moeller và Brady đề cập trong “M&A thông minh” sẽ giúp cho những doanh nghiệp đang theo đuổi chiến lược M&A; các đơn vị tư vấn, kiểm toán, luật, định giá; các nhà làm luật và nhà nghiên cứu có thêm một nguồn tham khảo quan trọng và bổ ích cho hoạt động của mình. Tìm mua: M&a Thông Minh - Kim Chỉ Nam Trên Trận Đồ Sáp Nhập Và Mua Lại TiKi Lazada Shopee Trong một “rừng” ấn phẩm về M&A trên thế giới, Thái Hà Books cũng đã có một sự lựa chọn thông minh khi quyết định dịch và phát hành cuốn tài liệu này. Hy vọng bạn đọc tìm được nhiều điều lý thú với những góc nhìn đa chiều về hoạt động M&A từ những ví dụ điển hình được các tác giả thu thập, phân tích và trình bày trong cuốn sách. Chúc các bạn thành công!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook M&a Thông Minh - Kim Chỉ Nam Trên Trận Đồ Sáp Nhập Và Mua Lại PDF của tác giả Scott Moeller nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lý Thuyết Tổng Quát Về Việc Làm, Lãi Suất Và Tiền Tệ (John Maynard Keynes)
Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (tên gốc tiếng Anh: The General Theory of Employment, Interest, and Money) là một cuốn sách của nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh John Maynard Keynes (1883-1946). Tác phẩm này thường được xem là cuốn sách gối đầu giường của các nhà kinh tế học ở Anh và được cho là đã đặt nền móng cho môn kinh tế học vĩ mô hiện đại. Ngay từ lần xuất bản thứ nhất vào tháng 2 năm 1936, tác phẩm đã gây tiếng vang mạnh mẽ bởi sự mới mẻ trong tư tưởng kinh tế cũng như bởi sự quan tâm tới tính khả thi của các chính sách kinh tế và sự can thiệp vào tổng cầu. Người ta hay gọi đây là "Cuộc cách mạng của Keynes". Những tư tưởng nêu ra trong tác phẩm này trở thành hòn đá tảng trong kinh tế học Keynes. Nó phê phán kinh tế học cổ điển và tân cổ điển. Nó đưa ra các lý luận quan trọng về hàm tiêu dùng, về nguyên lý số nhân, về hiệu suất biên của vốn và về sự ưa thích tính thanh khoản.***Trong quá trình đổi mới chương trình giảng dạy các môn học kinh tế thị trường cho sinh viên các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp, chúng ta cần rất nhiều tài liệu tham khảo, sách giáo khoa để phục vụ cho việc biên soạn một chương trình giảng dạy thích hợp và đáp ứng nhu cầu tham khảo của các nhà hoạch định chính sách và cơ quan nghiên cứu kinh tế. Trong bối cảnh đó, việc xuất bản tác phẩm kinh điển “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (Gọi tắt là “Lý thuyết tổng quát”) của nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh John Maynard Keynes là một đòi hỏi thiết thực. Đó là một trong số các cuốn sách cơ bản góp phần xây dựng lý thuyết kinh tế học vĩ mô hiện đại. Tìm mua: Lý Thuyết Tổng Quát Về Việc Làm, Lãi Suất Và Tiền Tệ TiKi Lazada Shopee Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1936, sau khi các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật Bản, Pháp vừa trải qua giai đoạn gọi là đại suy thoái, khi các biến số chính của kinh tế học vĩ mô như sản lượng, khối lượng việc làm, lãi suất và kéo theo là vốn đầu tư đã biến động theo chiều hướng không thể phán đoán và giải thích được. Các mô hình (lý thuyết) kinh tế đương thời không còn giải thích đầy đủ được những gì đã diễn ra tại các nước đó trong thời kỳ nói trên. Bá tước John Maynard Keynes (1883-1946) là một nhà kinh tế nổi tiếng đầu thế kỷ 20. Ông đã giảng dạy kinh tế học ở trường Tổng hợp Cambridge, làm việc ở Bộ tài chính nước Anh và là người có công lớn trong việc thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Trong tác phẩm của mình, J. M. Keynes lần đầu tiên đưa ra mô hình sản lượng và việc làm do cầu quyết định, ông đã dùng mô hình này để giải thích mức sản lượng thấp và mức thất nghiệp cao kéo dài trong những năm 1930 ở hầu hết các nước công nghiệp phương Tây. Ngày nay lý thuyết này được gọi là Lý thuyết trọng cầu. Ông lập luận rằng con số thất nghiệp cao là đặc trưng của một nền kinh tế thị trường không có điều tiết, và vì vậy, để đạt được mức hữu nghiệp cao, nhà Nước phải điều tiết mức tổng cầu thông qua chính sách tài chính và tiền tệ. Sau khi tác phẩm được xuất bản năm 1936, hầu hết các nhà kinh tế trẻ đã trở thành những người theo trường phái của Keynes. Trong các thập niên 1950 và 1960 học thuyết này gặp sự chống đối mãnh liệt từ phía những người theo phái trọng tiền mà đứng đầu là Milton Friedman, một nhà kinh tế học Hoa Kỳ. Họ thừa nhận cách phân tích của Keynes giải thích được nguyên nhân gây ra đại suy thoái, nhưng cho rằng chưa đưa ra được một cách giải thích xác đáng về lạm phát. Theo họ, lạm phát chủ yếu theo lượng tiền trong lưu thông gây ra. Hiện nay, kinh tế học vĩ mô đã hấp thụ được tinh hoa của cả hai phương pháp này, mặc dù vẫn còn những người cực đoan đứng hẳn về một phía. “Lý thuyết tổng quát” đã được tái bản nhiều lần và dịch ra nhiều thứ tiếng. Bản dịch này được thực hiện theo lần xuất bản năm 1991 của nhà xuất bản Macmillan Cambridge University Press, tập VII trong các tác phẩm chọn lọc của J. M. Keynes. Chúng tôi chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ Lương Xuân Quí; Giáo sư Vũ Đình Bách; Phó Giáo sư, Phó tiến sĩ Nguyễn Đình Hương đã chỉ đạo việc tổ chức dịch, hiệu đính cuốn sách này. Cám ơn sự trợ giúp của tổ chức SIDA Thuỵ Điển cho việc dịch, in ấn và các chuyên gia nước ngoài đã gợi ý chọn sách, cảm ơn Nhà xuất bản Macmillan Cambridge University Press đã cho phép dịch ra tiếng Việt và xuất bản tác phẩm này tại Việt Nam. Đây là một cuốn sách rất khó hiểu cả về mặt ý nghĩa kinh tế, ngôn ngữ, cũng như cách lập luận. Để hiểu được sâu sắc hơn, có lẽ cần phải đọc thêm các tập khác của bộ sách đồ sộ này. Bởi vậy, công việc biên dịch, hiệu đính và biên tập chắc còn nhiều sai sót khó tránh được. Chúng tôi rất trân trọng mọi góp ý của bạn đọc, xin gửi về Nhà xuất bản giáo dục hoặc trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lý Thuyết Tổng Quát Về Việc Làm, Lãi Suất Và Tiền Tệ PDF của tác giả John Maynard Keynes nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.