Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Muôn Dặm Đường Hoa (Trần Thùy Linh)

Tập sách văn hóa, trải nghiệm về các loài hoa đặc trưng cho từng vùng đất cả ở Việt Nam lẫn trên thế giới. Mỗi một vùng đất thường có một loài hoa gắn liền, nó “đẫm hồn đất, hồn người và ẩn chứa biết bao điều về văn hóa của một dân tộc”. Ngoài việc thể hiện được nhiều nét văn hóa thú vị ở các địa điểm vừa lạ vừa quen, tác giả từ “đời hoa” còn có những chiêm nghiệm sâu sắc về “đời người“. Và muốn nhắn nhủ với người đọc rằng, hãy sống tỏa hương khoe sắc rực rỡ như những bông hoa để làm đẹp cho thế gian vì mỗi người đã là một đóa hoa của vũ trụ.

Cuốn sách có 4 phần:

+ Hồn hoa đô hội: viết về những loài hoa ở Hà Nội.

+ Muôn dặm đường hoa: các loài hoa khắp vùng miền nước Việt.

+ Những nụ cười đất lạ: viết về những loài hoa tác giả bắt gặp trên đường rong ruổi các nước trên thế giới. Tìm mua: Muôn Dặm Đường Hoa TiKi Lazada Shopee

+ Những phiêu trình sen: những cảm xúc ấn tượng về sen, cảm hứng sen trong nghiệp hội họa của tác giả.

***

Cuốn sách “Muôn dặm đường hoa” của họa sĩ Trần Thùy Linh vừa ra mắt không chỉ là một cuốn du ký, tản văn, mà là hành trình trở về thiên nhiên, đắm mình trong cái đẹp, qua những cuộc phiêu trình cùng sắc hương. Họa sĩ vốn kỹ lưỡng với màu sắc đã tỏ ra vô cùng tỉ mỉ khi viết.

Thông qua cách trò chuyện với các loài hoa, chị đã thoát khỏi giới hạn của bản thân để tìm thấy chính mình và ngẫm nghĩ về cuộc đời.

Cuốn sách được chia làm bốn phần chính: “Hồn hoa đô hội” viết về những loài hoa ở Hà Nội; “Muôn dặm đường hoa” viết về các loài hoa khắp vùng miền nước Việt; “Những nụ cười đất lạ” viết về những loài hoa tác giả bắt gặp trên đường rong ruổi các nước trên thế giới; “Những phiêu trình sen” là những cảm xúc ấn tượng về sen, cảm hứng sen trong hội họa của tác giả.

Dường như hoa đã cho Trần Thùy Linh quá nhiều, chị tâm sự: “Khi ở những phút giây tăm tối tưởng chừng không thể nào vượt qua, tôi lại nhớ tới giấc mơ về bông hoa xanh. Tôi nhớ tới những cảm xúc diệu kỳ không thể so sánh được khi vùi mình giữa hoa cỏ trên thảo nguyên Mông Cổ, hay đạp xe giữa những ruộng cải vàng, hoa mó đỏ ở miền quê Bắc Bộ. Những tăm tối luôn lùi lại phía sau khi những hình ảnh ấy xuất hiện trong suy nghĩ của tôi. Chúng cho tôi sức mạnh đối mặt với những điều tưởng chừng không thể. Khi cơn bão đời qua đi, tôi như được hồi sinh. Những chuyến về miền hoa cỏ tiếp theo lại nạp cho tôi một năng lượng sống tràn trề”.

Họa sĩ Trần Thùy Linh sinh tại Hà Nội, hiện sống tại TP.HCM, tốt nghiệp chuyên ngành văn chương và ngôn ngữ tại Đại học Leipzig - Đức. Trở về Việt Nam, chị tiếp tục theo đuổi con đường viết sách và hội họa chuyên nghiệp, tham gia nhiều triển lãm trong nước và quốc tế tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Mỹ, Hàn Quốc…

“Với tôi, đi, viết và vẽ là phương tiện để hành thiền, để tìm về với cội nguồn bản ngã của vạn vật và chính mình, để giải thoát mọi cảm xúc với đích đến cuối cùng là đạt được sự tự do” - Trần Thùy Linh nói.

Năm 2017, Trần Thùy Linh ra mắt cuốn “Sài Gòn những mùa yêu”, 2018 có “Đi như tờ giấy trắng” và lần này là “Muôn dặm đường hoa”.

Nhắc đến sự liên kết giữa mình và hoa, Trần Thùy Linh nhấn mạnh:“Quá trình nghiên cứu về các loài hoa của tôi chưa bao giờ dứt, và sau mỗi bộ tranh tôi vẽ, tôi đều phát hiện ra những điểm đặc biệt mới ở cùng một loài hoa. Tôi học được sự quả cảm, dám đối đầu với khó khăn từ loài hoa poppy đồng nội không cam chịu kiếp cắm bình. Tôi học được sự bền bỉ, can trường từ loài cúc dại “diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa” (lá không rời cành, hoa không rụng xuống đất)”.

“Tôi luôn tin rằng có bông sen xanh một đời tôi tìm kiếm đang ở đâu đó ngoài kia. Có những bí ẩn khác biệt ngay trong những điều chúng ta luôn tưởng rằng mình đã biết. Tâm mở tới đâu, xanh tràn tới đó. Trong vòng quay bất tận của cuộc đời, luôn có một bông hoa xanh vươn lên từ bùn và những tàn phai. Với tôi đó có thể là bông sen xanh. Với bạn có thể là cầu vồng bảy sắc. Với người khác đôi khi là bông cỏ dại hay cả một rừng hoa muôn hồng ngàn tía. Thế giới này sẽ đơn điệu và nhàm chán biết bao khi mọi thứ đều giống nhau: biểu tượng giống nhau, tư duy giống nhau, yêu ghét giống nhau, những bông hoa giống nhau, những giấc mơ giống nhau... Thế giới loài hoa cho ta bài học gì cho thế giới loài người?” - Trích chương “Đi tìm bông sen xanh”

***

Rong ruổi theo hoa

“Mỗi chuyến đi đều ẩn chứa những điểm đến bí mật mà người lữ hành không bao giờ ngờ tới.”

Martin Buber - Triết gia người Áo

Mùa xuân ở miệt vườn Sa Đéc

Hằng năm cứ đến mùa xuân lại thấy cồn lên một nỗi bồn chồn khó gọi tên, một sức hút vô hình mang tên HOA luôn kéo tôi trôi đi không cưỡng lại được. Vậy là dù bận đến mấy cũng phải thu xếp về với những miền hoa cỏ. Mỗi vùng đất ta đi qua, đều ẩn chứa vô vàn điều thú vị. Mỗi nơi một cảnh trí, thiên nhiên và con người luôn khác biệt. Có nhiều nơi chốn mang lại cho ta cảm giác gắn bó không thể lý giải, một sự mong nhớ in sâu vào tiềm thức từ khi nào không hay làm ta luôn muốn quay về.

Với tôi, Sa Đéc là một nơi như thế. Dẫu rằng đây chỉ là một thành phố tỉnh lỵ nhỏ bé, dẫu đã nhiều lắm những lần rong chơi ở xứ hoa bên bờ sông Tiền này, vậy mà xuân nào tôi cũng muốn quay lại, lần nào cũng “cháy” máy vì hoa. Tân Quy Đông, Sa Nhiên, những cái tên đã quen đến độ chỉ nghe thoáng qua thôi là đã cồn cào nhớ! Nghe tên thôi là đã hiện ra trước mắt cả một vùng bến thuyền sông nước, trên là trời, dưới là cỏ cây hoa lá lung linh trong nắng vàng.

Hoa ở Sa Đéc không giống hoa ở bất kỳ làng hoa nào khác. Bởi những luống hoa ở đây không được trồng trong vườn hay ruộng, mà được trồng trên giàn cao, soi bóng xuống mặt nước lung linh. Để chăm sóc hoa người ta dùng những chiếc ghe nhỏ, len lỏi giữa những giàn hoa cao ngang ngực hoặc gần lút đầu người. Cũng có những mùa nước rút thì phương tiện vận chuyển chính là xe cút kít ba bánh. Những chiếc nón lá trắng nhấp nhô giữa màu vàng rực nắng của cúc, những chiếc xe cút kít chở đầy sắc xuân, tạo nên một hình ảnh không dễ lẫn. Nơi đây có đủ loại: hướng dương, thược dược, cúc vàng, cúc tím, bông giấy, huỳnh anh, hồng anh, lan tỏi, ngọc nữ, ngọc trâm, ngọc lan, hồng đổi màu, xương rồng, kim ngân, kim tiền, hồng lộc, đuôi chồn, lá trắng… không sao kể hết được hàng trăm loài hoa và lá. Từ những loại cao sang yêu kiều, tới những loại hàng rào dân dã, tất cả như một bản hòa ca của hương thơm và sắc màu mà thiên nhiên và đất trời dành tặng riêng cho con người. Nơi đây, những đóa hoa thỏa sức khoe sắc trên mặt nước lóng lánh, giữa trời xanh mây trắng và nắng gió sông Tiền. Có lẽ vì vậy mà làng hoa Sa Đéc luôn mang một vẻ duyên dáng và quyến rũ rất riêng biệt. Hoa ôm người và người ôm hoa. Hình như chỉ khi được chìm trong cái không gian ngát hương và rực rỡ màu sắc đó, người ta mới thấu hiểu rằng hoa là những gì tinh túy nhất trong kết tinh của đất trời và nắng gió với cỏ cây.

Có lẽ vì gần nước, nên những cánh hoa nơi đây luôn đẫm hơi sương. Có lẽ vì gần gũi với nắng vàng phương Nam, nên hoa cũng luôn mang một vẻ rực rỡ và sung mãn, một vẻ đẹp chẳng hoa nào nơi xứ lạnh có được. Người xứ nào, hoa xứ ấy. Những loài hoa phương Nam đầy nắng, dù được nuôi trồng, cũng chẳng thể mất đi chất hoang dã, phóng khoáng trong từng đường gân kẽ lá và dòng nhựa sống tràn trề trên từng cánh hoa. Với những người dân nơi đây, hoa không chỉ là tinh túy của đất trời, hoa còn là cuộc đời họ. Quanh năm ngày tháng, họ sống cùng hoa. Trong những hướng dương, hồng, cúc, vàng anh, huỳnh đệ… đang khoe mình dưới nắng kia, có biết bao mồ hôi, nước mắt và cả những tình yêu không thể diễn đạt bằng lời dành cho hoa, cho đời.

Mùa nước về và mùa nước đi, đời hoa cũng theo đời người lênh đênh theo con nước. Trở đi trở lại miền sông nước nắng vàng ấy để thấy rằng, xứ hoa nào rồi thì cũng phải đi qua cơn bão mang tên phát triển. Cây cầu khi xưa xe 15 chỗ không qua được, nay đã được thay thế bằng một cây cầu lớn để xe tải có thể ra vào chở hoa. Những con đường được mở rộng bỗng mất đi vẻ duyên dáng miệt vườn. Những mái nhà lợp lá dừa dần ít đi, cầu tre cũng không còn. Làng đang dần mang sắc phố. Tôi ngẩn ngơ, lang thang trên lộ đi tìm. Đi tìm bóng hàng tre soi mình bên dòng nước dưới giàn hoa năm xưa tôi từng chụp em gái lúng liếng mắt đen. Đi tìm hàng dừa mùa trổ bông và đám hoa cỏ lau trắng muốt bên nếp nhà dưới giàn hoa lan tỏi tím. Dẫu biết rằng, không gì là mãi mãi, thì làng và người cũng vậy, và hoa cũng vậy thôi. Thời gian đâu có khi nào dừng lại, vậy mà tôi vẫn muốn đi tìm. Tôi vẫn hy vọng, ở một nơi nào đó, không gian hoa “của tôi” vẫn còn đó, để cánh hoa tôi còn có nơi tìm về.

Vào mùa Tết năm ấy, như một sự dỗi hờn với hoa, tôi đi Sa Đéc vào mùa lá. Tự nhủ thầm, mình đúng là người “cắc cớ”. Này nhé, đi biển mùa đông, đi rừng mùa lạnh, đi núi mùa không hoa và đi làng hoa mùa lá. Với tôi, những mùa “cắc cớ” như vậy luôn có điều thú vị riêng. Bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều điều mà vào mùa rực rỡ nhất ở những nơi đó, bạn không sao thấy được. Thường thì những gì nhỏ bé hay lặng thầm thường dễ bị bỏ qua. Ta hay bị thu hút bởi những hào nhoáng bên ngoài. Có hoa thì ai còn ham lá? Mấy ai luôn nhớ rằng, không có gì là đương nhiên. Thế giới này tồn tại được, hài hòa được, phát triển được là nhờ những điều lớn lao và nhờ cả những điều nhỏ nhoi hay bị quên lãng, như hoa như lá. Thế giới của hoa cũng đâu khác gì thế giới của người, cũng giống như phát hiện nho nhỏ của tôi về những chiếc lá tại Sa Đéc năm ấy. Bạt ngàn lá đủ loại. Những sắc xanh biến ảo thật thần kỳ dưới ánh mặt trời. Những dáng lá khác nhau in hình lên nhau, in hình lên trời, làm đẹp cho hoa. Không có lá, thử hỏi hoa có còn xinh?

Ngang qua những căn nhà bên đường ngập tràn không khí Tết. Một người đàn ông nằm trên võng dưới hai gốc mai hoàng hậu thư thả đọc báo. Từ căn nhà kế bên vọng ra tiếng ồn ào, rôm rả của một đám nhậu và nghe chừng họ đang tính toán xem mùa hoa năm nay lời lãi ra sao. Có cảm giác như ở nơi này mọi sự hối hả dường như đã ngừng lại. Dù không gian xứ hoa đã nhiều đổi thay theo bập bềnh thủy triều sông Tiền ngày hai buổi lên xuống, thì Tết vẫn đang đến, chậm rãi và khoai thai. Và, dù cho tôi vẫn luôn thấy mình trong những chuyến đi, trong những cuộc tìm kiếm, nhưng từ bao giờ không biết, miệt vườn xứ hoa trong tôi vẫn mang tên Sa Đéc. Nơi mà hoa là người, người là hoa. Hoa mộc mạc, chất phác, lặng lẽ và chân tình như nụ cười hồn hậu của người thôn nữ trên chiếc đò ngang.

Hồn hoa đô hội

Ở phố cũng có muôn vàn loài hoa, cả hoa được trồng lẫn hoa cỏ dại, chỉ là bạn có để ý hay không mà thôi. Từ bao giờ không biết hoa đã hiện diện trong muôn mặt của đời sống con người. Từ khi ta sinh ra, trưởng thành, già đi, cả khi đau ốm, bệnh tật tới khi lìa đời, hoa lặng lẽ bên ta như người bạn thủy chung không bao giờ cần đền đáp. Trên những vỉa hè, trong những công viên hiếm hoi nơi trung tâm thành phố, hoa vẫn lặng lẽ nở, như những người công nhân đô thị vẫn ngày ngày lặng lẽ chăm bón cho hoa. Mấy ai hay khi nào hoa nở, hoa tàn trong dòng đời ngày ngày trôi trên phố? Hoa là hoa, vậy thôi, có mấy ai để ý? Tôi luôn thích đến những ngôi nhà của bạn bè tôi trong phố. Ở những nơi ấy hoa luôn đua nở, dầu là bạn này có cả khu vườn lớn dành cho hoa trái, hay bạn kia chỉ có một góc nhỏ ban công giữa bốn bề bê tông. Tình yêu các bạn tôi dành cho hoa thật đáng trân trọng. Tôi luôn nghĩ rằng cỏ cây hay hoa lá đều xứng đáng được đối xử công bằng như trời sinh ra vốn thế. Hãy thử hình dung có một ngày phố bỗng không lá, không hoa. Phố phủ màu xám bê tông lên lòng người lạnh tanh trong những tòa nhà kính. Rồi thì cuộc sống sẽ vẫn trôi đi cùng đời người trống vắng những ước mơ. Ta sẽ chẳng còn xứng là người nếu như để sự vô cảm với thiên nhiên lên ngôi. Nghĩ vậy và bỗng thấy vạt cỏ dưới chân những gốc cây trên phố hôm nay sao mà xanh quá, đẹp quá! Bỗng thấy bao dấu yêu đang ùa về qua những chùm hoa như cánh chim chao liệng trên cao. Mừng vui khi thấy mình vẫn cảm nhận được hồn phố trong hoa và hồn hoa trong phố.

Rong ruổi hoa xứ người

Đã có gần chục mùa Tết, không ở phố cũng chẳng ở sông, tôi phiêu bạt nơi những phương trời xa xôi. Ngắm một Hà Lan thu nhỏ đã thấy ngút ngàn hoa. Những ngày xuân hay đầu hè với các lễ hội hoa như hội hoa Tulip Keukenhof (Hà Lan), lễ hội hoa Floriade tại Canberra, vườn hoa Tulip Top Garden gần thành phố Sydney (Úc), các lễ hội hoa trên đất Đức hay Mỹ… luôn là những kỷ niệm khó quên về hoa. Đi và thấy. Thấy hoa nơi xứ lạ, để rồi lại thêm thương hoa ở miền quen. Trong những lễ hội hoa ở những nơi ấy, hoa là vua, là nữ hoàng, là tối thượng. Hoa được tôn vinh với tất cả sự trân trọng, trong không gian và môi trường của hoa, chứ không hẳn chỉ để phục vụ người.

Lễ hội hoa ở Berlin có truyền thống từ những năm 60 tới nay và đã trở thành một lễ hội đường phố với hàng trăm ngàn người tham gia mỗi kỳ tổ chức. Ấy vậy nhưng hoa luôn có một không gian xứng đáng, nhờ sự tham gia và hỗ trợ của hàng trăm nhà trồng hoa, các công ty hoa và dịch vụ đi kèm từ khắp nơi. Hoa không bị ép trong những chậu, những bình, những không gian rườm rà, rắc rối lỉnh kỉnh từ giấy, sắt, nhựa, từ “n” thứ vật liệu không phải từ thiên nhiên như trong một số lễ hội hoa tại Việt Nam. Hoa hiện diện trên phố và dưới chân người, tự nhiên như trên đồng cỏ hay trong những góc vườn nơi chúng sinh ra.

Tulip Top Garden ở Úc chỉ là một vườn hoa, nhưng ta có cảm giác như lạc vào động hoa tiên, ngay từ lối dẫn quanh co uốn khúc, sắp đặt mà như không. Những gốc hoa anh đào hồng thắm được trồng rất tự nhiên không gò ép kiểu ngay hàng thẳng lối như trong vườn hoa xứ mình. Cây lớn, cây nhỏ, xen qua, đan lại bên những cây cầu, con suối, những bụi cỏ dại. Theo những cánh đào dịu ngọt, du khách tới với thế giới của muôn hoa. Hoa bản địa được tôn vinh và phải tinh mắt lắm mới phát hiện được bàn tay con người trong những sắp đặt tuân thủ hết mực sự tự nhiên của từng loài hoa. Không thể tránh khỏi sự so sánh với những vườn hoa ở Đà Lạt, những sắp đặt hoa trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP. Hồ Chí Minh) hay bên hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) mỗi dịp xuân về. Thương quá những đóa hoa Việt, luôn phải oằn mình cõng theo bao nhiêu trọng trách, bao nhiêu thông điệp của con người mỗi dịp như thế. Vẫn là một câu hỏi luôn trở đi trở lại: Vì ta thiếu tiền hay thiếu tư duy? Dường như còn thiếu cả sự hiểu biết về hoa và tôn trọng hoa nữa.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Muôn Dặm Đường Hoa PDF của tác giả Trần Thùy Linh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tôi Cần Một Cái Khuôn Khác Méo Mó Cũng Được! (Lê Bùi Thảo Nguyên)
“Tôi cần một cái khuôn khác - Méo mó cũng được” của Lê Bùi Thảo Nguyên gây ám ảnh với người đọc với những câu chuyện của một kỹ thuật viên gây mê. Cô gái ấy sau hơn một năm làm việc tại một trong những bệnh viện phụ sản hàng đầu đã quyết định xin nghỉ việc bởi “mọi thứ dường như quá sức chịu đựng” và cô muốn “an lành ru giấc ngủ hằng đêm”. Tiếng chuông điện thoại, tiếng chuông báo cấp cứu, tiếng tít tít của máy theo dõi, tiếng khóc, tiếng chửi rủa hay tiếng hát vang vọng giữa đêm đều gợi lên sự ám ảnh, thương xót không chỉ với người kể chuyện mà cho cả người đọc. Thậm chí, có nhiều lúc, cô gái ấy còn không kịp phân định mình đang ở nhà hay ở viện mà cứ thế lao đi theo phản xạ khi nghe thấy tiếng chuông, để rồi khi định hình được không gian đang đứng mới nhận ra mình chỉ vừa kết thúc ca trực đêm. Theo chân cô cử nhân gây mê từ lúc còn là một sinh viên thực tập đến khi là nhân viên chính thức trong bệnh viện, người đọc được “ghé thăm” phòng cấp cứu, phòng phẫu thuật, phòng sinh. Không có những tình tiết gay cấn, các câu chuyện được Thảo Nguyên kể bằng giọng văn nhẹ nhàng, súc tích nhưng không kém phần trần trụi. “Tôi cần một cái khuôn khác - Méo mó cũng được” một lần nữa khẳng định rằng: Môi trường làm việc ở bệnh viện không dành cho những người “yếu tim”. Bạn sẽ phải mạnh mẽ, có cái đầu lạnh hơn nhiều người, phải học cách quên thật nhanh khi ở bệnh viện sự sống - cái chết luôn song hành cùng nhau. Điều đặc biệt của cuốn sách cũng là cái tài của Thảo Nguyên chính là duy trì hai mạch truyện trong hai không gian với hai con người khác nhau, tuy cùng một bản thể. Bên cạnh một Thảo Nguyên hiền lành, ít nói ở bệnh viện là một Thảo Nguyên dữ dội với những chuyến du lịch một mình. Điều gì khiến Thảo Nguyên quyết định rời khỏi bệnh viện? Và hành trình của cô gái ấy qua những miền đất lạ là để tìm kiếm điều gì? 6 chương sách với 51 mẩu chuyện dường như không chỉ là trải nghiệm của cá nhân Thảo Nguyên mà đâu đó trên hành trình của cô gái trẻ, ta cũng nhìn thấy mình bởi đã có lúc ta rơi vào tình trạng như cô: “Đối với tôi, lạnh, đói, đau, hay mệt mỏi luôn là những cảm giác… dễ chịu, vì có thể dễ dàng gọi tên, cũng dễ dàng giải quyết. Còn những cảm xúc khác, tôi không tài nào kiểm soát được, ngay cả những khi bất chợt tâm trạng trượt xuống chạm sàn, cũng chỉ có thể gói gọn trong hai chữ “không ổn”, không cách nào diễn tả được. Vì sao không ổn? Không ổn như thế nào? Và, làm sao để ổn?” Tìm mua: Tôi Cần Một Cái Khuôn Khác Méo Mó Cũng Được! TiKi Lazada Shopee Đoạn trích tiêu biểu: Một người bạn từng nói, hãy nghĩ rằng, họ - những người chúng tôi không níu lại được, đang đến một nơi tốt hơn. Nhưng tôi nghĩ mãi rồi, còn nơi nào tốt hơn là ở bên đứa con chưa đầy một tháng tuổi và ngắm nhìn chúng đang say giấc nồng? Gương mặt chưa vướng bụi trần ấy có thiên thần nào sánh kịp? Chúng tôi đã không thể giữ lại mẹ cho đứa bé ấy. Và đứa trẻ, vĩnh viễn không còn biết đến bầu sữa ấm áp, không còn được nghe câu hát ru à ơi. Suốt đêm, khi chúng tôi hối hả giành giật mẹ nó với thần chết, khi người thân đang khóc ngất, nó vẫn say ngủ trên tay bà ngoại, an yên. Người cha, người chồng ấy quỳ xuống bên giường bệnh, “Cứu vợ em đi bác sĩ ơi, bao nhiêu tiền em cũng trả, bác sĩ đừng dừng lại mà.” Trước đó, anh níu tay anh đồng nghiệp, rồi tay tôi, đặt lên ngực vợ mình, xin chúng tôi tiếp tục nhấn tim. Tôi nhìn những giọt mồ hôi của các anh rơi, những cái nhấn tim đến kiệt sức. Giá như mọi chuyện chỉ đơn giản là tiền bạc! Chúng tôi tránh không nhìn vào mắt nhau, hiểu rằng ai cũng đang kìm nén để không bật khóc, không gào thét. Tại sao? Tại sao sáu tiếng đồng hồ đổ sông đổ bể? Tại sao đến lúc quyết định buông xuôi tôi vẫn không chịu được khi nhìn thấy số 0 và đường thẳng chạy dài lạnh lùng trên màn hình theo dõi? Khi người nhà vây quanh, nắm tay bóp chân, động viên người bệnh, tôi đã hy vọng phép màu sẽ xảy ra, những nhịp tim đều đặn lại xuất hiện trên màn hình và ngón tay trỏ bất chợt nhấc lên. Nhưng, cuộc đời không phải một tập phim truyền hình, nó tàn nhẫn hơn rất nhiều lần! Và điều đáng sợ nhất là sau khi chiếc xe đưa người phụ nữ ấy về an nghỉ nơi cố hương lăn bánh, tôi lại phải quay trở lại công việc, như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Tôi cũng là con người, cũng có cảm xúc. Tôi phải làm sao để sống an lành suốt những tháng năm còn lại, với những ánh mắt van nài và tiếng khóc thê lương?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Cần Một Cái Khuôn Khác Méo Mó Cũng Được! PDF của tác giả Lê Bùi Thảo Nguyên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nỗi Buồn Chiến Tranh (Bảo Ninh)
Tác phẩm là dòng hồi ức của người lính về chiến tranh và thời tuổi trẻ đã trải qua trong bom đạn. Đó là lòng tiếc thương vô hạn đối với những người cùng thế hệ với mình đã nằm xuống, là ám ảnh về thân phận con người trong thời buổi loạn ly, và thông qua thân phận là sự tái hiện đầy xót xa về quá khứ, những suy tư nghiền ngẫm về con đường dấn thân của cả một thế hệ sinh ra trong chiến tranh. Bao trùm lên tất cả, là nỗi buồn sâu xa gắn với từng mảnh đời riêng. Tác phẩm đã bước ra khỏi lối mòn về lòng tự hào dân tộc cùng những chiến công và vinh quang tập thể để nêu lên thông điệp về sự ghê tởm, về tính chất hủy diệt của chiến tranh đối với con người. Vào thời điểm ra đời cuối thập niên 1980, “Nỗi buồn chiến tranh” có thể được xem là tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại đầu tiên viết về chiến tranh có cái nhìn khác với quan niệm truyền thống, khẳng định mạnh mẽ vai trò cá nhân trong xã hội, quyền sống, hạnh phúc và đau khổ của con người với tư cách một cá thể độc lập. Tiểu thuyết nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nỗi Buồn Chiến Tranh PDF của tác giả Bảo Ninh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nỗi Buồn Chiến Tranh (Bảo Ninh)
Tác phẩm là dòng hồi ức của người lính về chiến tranh và thời tuổi trẻ đã trải qua trong bom đạn. Đó là lòng tiếc thương vô hạn đối với những người cùng thế hệ với mình đã nằm xuống, là ám ảnh về thân phận con người trong thời buổi loạn ly, và thông qua thân phận là sự tái hiện đầy xót xa về quá khứ, những suy tư nghiền ngẫm về con đường dấn thân của cả một thế hệ sinh ra trong chiến tranh. Bao trùm lên tất cả, là nỗi buồn sâu xa gắn với từng mảnh đời riêng. Tác phẩm đã bước ra khỏi lối mòn về lòng tự hào dân tộc cùng những chiến công và vinh quang tập thể để nêu lên thông điệp về sự ghê tởm, về tính chất hủy diệt của chiến tranh đối với con người. Vào thời điểm ra đời cuối thập niên 1980, “Nỗi buồn chiến tranh” có thể được xem là tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại đầu tiên viết về chiến tranh có cái nhìn khác với quan niệm truyền thống, khẳng định mạnh mẽ vai trò cá nhân trong xã hội, quyền sống, hạnh phúc và đau khổ của con người với tư cách một cá thể độc lập. Tiểu thuyết nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nỗi Buồn Chiến Tranh PDF của tác giả Bảo Ninh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hải Trình Ven Bờ (Jorge Amado)
Nhà văn Brazil nổi tiếng Jorge Amado (1912-2001) không có ý định viết hồi ký. Tác phẩm “Hải trình ven bờ” (Navigation de cabotage, 1992) chỉ là những mảnh vụn hồi ức qua nhiều năm được ông ghi lại và quyết định cho công bố với hy vọng đưa ra câu trả lời cho một số câu hỏi “thế nào” và “vì sao”về những sự kiện và con người thế kỷ XX mà ông có dịp chứng kiến và trải qua. Với ông, đó là những điều vui buồn ông đã trải trên hải trình đi sát bờ của chuyến tàu có tên gọi là Cuộc Sống. Ông viết “Tôi vốn không phải sinh ra để thành người nổi tiếng, đừng đo tôi bằng những thước đo “cỡ lớn - cỡ nhỏ” - lạy Chúa, tôi không bao giờ cảm thấy mình là một nhà văn nổi tiếng, một cá nhân xuất sắc cả. Tôi chỉ đơn giản là một nhà văn, đơn giản là một cá nhân? Như thế còn ít sao?” Thời gian và địa điểm ở đây là lúc và nơi diễn ra sự việc, chứ không phải chỗ khi ông ghi chép lại. Bản dịch được thực hiện theo bản tiếng Nga của A. Bordanovski đăng trên tạp chí “Văn học nước ngoài” của Nga số 7 năm 1998. *** Jorge Amado de Faria Leal (10/8/1912 - 06/8/2001) Trong lịch sử văn học Brazil, không có nhà văn nào nổi tiếng, có uy tín và nhiều độc giả như Jorge Amado. Bằng những tác phẩm văn học và hoạt động chính trị không mệt mỏi, nhà văn cộng sản này đã được sự ngưỡng mộ của tầng lớp người nghèo khổ, người da đen bị áp bức. Hầu hết những tiểu thuyết của Jorge Amado đều được thai nghén tại thành phố Salvador, thủ phủ bang Bahia thuộc vùng Đông Bắc vốn là thủ đô của Brazil c đến năm 1763. Tìm mua: Hải Trình Ven Bờ TiKi Lazada Shopee Ra đời năm 1912 trong ngôi làng Ferradas, con một nông dân trồng ca cao, J. Amado trải qua thời thơ ấu trong một khu phố nghèo của Salvador mà mọi đường phố, ngôi nhà giờ đây vẫn gợi nhớ về quá khứ thuộc địa của Bồ Đào Nha từ thế kỷ 17. Là nhà văn hiến mình cho sự nghiệp giải phóng người nghèo khổ, Jorge Amado bắt đầu cuộc chiến đấu từ nghề làm báo năm 14 tuổi. 5 năm sau, ông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên O País do Carnaval (1931) trong khi đang học luật tại Rio. Tuy nhiên, Amado không hề hành nghề luật sư mà tự nguyện đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Brazil, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng người nghèo. Cho đến những năm 1950 của thế kỷ trước, hàng loạt tác phẩm của Amado viết về người nghèo đã ra đời như: Cacau (Cacao, 1933), Suor (1934), Jubiabá (1935), Mar Morto (Sea of Death, 1936)… Đến cuối những năm 50, các tác phẩm của Amado có một bước ngoặt sang hướng trào lộng và phê phán mà ông tự nhận là theo chủ nghĩa hiện thực XHCN. Các cuốn tiểu thuyết Gabriela, Cravo e Canela (Gabriela, Clove and Cinnamon, 1958) hoặc Dona Flor e Seus Dois Maridos (Dona Flor and Her Two Husbands, 1966) nói lên sức sống mãnh liệt của nhân dân Brazil. Đây là 2 cuốn tiểu thuyết được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới, kể cả ở Việt Nam (cuốn Dona Flor và hai người chồng do NXB Đà Nẵng ấn hành năm 1987) và được dựng thành phim năm 1977 và 1984 do các nghệ sĩ tên tuổi Marcello Mastroianni và Sonia Braga thể hiện. Đây là phim thành công nhất trong lịch sử điện ảnh Brazil, đã được các đề cử cho giải Quả cầu vàng và Giải BAFTA. Đã nhiều lần được đề cử giải Nobel, nhưng do bị thành kiến, Amado chưa lần nào đoạt giải. Năm 1998, đất nước Brazil của Amado là khách mời danh dự tham gia Hội chợ Triển lãm sách Paris trong đó tên tuổi Amado được tôn vinh xứng đáng. Những thành công của Amado có phần đóng góp không nhỏ của bà Zélia Gattai, người bạn đời cũng là một nhà văn và nhà trí thức có tên tuổi ở Brazil. Các tác phẩm của J. Amado đã được dịch ra 50 thứ tiếng ở 55 nước trên thế giới và được chuyển thành phim, kịch. Ở VN nhiều tiểu thuyết của J. Amado đã được dịch: Đất dữ, Miền đất quả vàng, Ca cao, Têrêza, Dona Flor và hai người chồng, Gabriela nhành quế và hoa đinh hương… Một số tác phẩm được xuất bản tại Việt Nam: Biển Chết Dona Flor Và Hai Người Chồng Hảo Hán Nơi Trảng Cát Đất Dữ Hải Trình Ven BờĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hải Trình Ven Bờ PDF của tác giả Jorge Amado nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.