Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 1: Châu Á Là Nhà, Đừng Khóc (Huyền Chip)

Cảm nhận:

" Bước chân của Huyền khởi đầu cho trào lưu mới trong giới trẻ Việt: Khát khao vươn ra thế giới, đi và trải nghiệm" - Tiền Phong

"'Ta ba lô' không chỉ để thỏa mãn khát khao khám phá, trưởng thành mà còn đem hình ảnh, văn hóa Việt Nam đến với bạn bè năm châu. Nhưng không phải ai cũng có bản lĩnh để đi như Huyền" - CAND

"Điều thú vị toát ra từ con người Huyền nằm trong sự khác biệt và dám khác biệt." - Yahoo! News

"Bạn ấy dường như đứng ngoài khuôn mẫu thông thường của một nhân vật quan trọng." - Thanh Niên Tìm mua: Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 1: Châu Á Là Nhà, Đừng Khóc TiKi Lazada Shopee

"Đã có rất nhiều nhưng cũng sẵn sàng nghĩ rằng mình chưa có gì. Đó dường như là điều đặc biệt nhất ở cô bạn 9x Huyền Chip." - Radio Australia

Trích đoạn:

Mọi người hay hỏi tôi quyết định đi "vòng quanh thế giới" như thế nào. Tôi chẳng quyết định. Khi bắt đầu đi, tôi mới chỉ là một con bé 19 tuổi không một xu dính túi, nói đi "vòng quanh thế giới" chỉ như một đứa trẻ con 5 tuổi nói với mẹ "lớn lên con muốn làm nhà du hành vũ trụ". Chuyến đi dài ngày này của tôi bắt đầu từ một chuyến đi ba ngày sang Brunei. Một giây phút nông nổi đã làm thay đổi cả cuộc đời tôi từ khi đó.

Tháng 5 năm 2010, tôi đang ở Malaysia làm một công việc mà ai cũng nghĩ là công việc trong mơ. Quả thực, công việc, đồng nghiệp, môi trường làm việc, tất cả đều rất tốt, nhưng chỉ một vấn đề duy nhất là tôi và sếp thường bất đồng ý kiến với nhau. Một lần quá mệt mỏi, tôi quyết định đi sang Brunei chơi cho khuây khỏa. Lúc đó, ý định làm chuyến đi lâu thật lâu đã bắt đầu nhen nhóm, nhưng tôi không biết sẽ đi như thế nào. Tôi tính nếu bây giờ tôi nghỉ việc, lĩnh lương khoảng 1500$ chắc cũng đủ đi vài tháng, có máy tính rồi từ từ kiếm việc gì đó làm online. Nhưng tôi quên mất là laptop tôi đang dùng là laptop của công ty, nghỉ việc thì tôi cũng không còn máy.

Thế là tôi đành ngậm ngùi bỏ tiền mua một cái netbook nhỏ nhỏ, cấu hình yếu yếu nhưng đủ để viết và lướt web. Máy ảnh tôi bị mất trước đó mấy tháng nên cũng phải mua máy mới. Vèo một phát, số tiền còn lại của tôi chỉ còn khoảng 700, 800$. Tôi tặc lưỡi, thôi đi bừa, cùng lắm là lại về Malaysia. Tôi đặt vé khứ hồi vì thực sự tôi vẫn không nghĩ là mình sẽ đi được. Phòng trọ tôi cũng không trả chủ nhà mà vẫn để đồ đạc ở đấy, tin chắc chắn rằng mình sẽ quay lại Malaysia.

Khi còn “la liếm” với dân công nghệ, tôi có quen Preetam Rai - nổi tiếng trong giới vì ở đâu cũng có mặt. Sinh ra ở Ấn Độ, sống và làm việc ở Singapore, Preetam đi khắp các nước châu Á tham gia đủ các thể loại hội thảo công nghệ. Anh thỉnh thoảng hay bảo tôi: "Này, tổ chức cái gì ở Việt Nam đi để anh có cớ qua." Khi nghe tôi kể lể tình hình, anh tặc lưỡi: "Đi đi, không đắt lắm đâu. Dùng CouchSurfing thì khỏi mất tiền ở khách sạn." CouchSurfing là trang web kết nối những người sống ở địa phương và dân du lịch ba-lô. Nếu nhà có phòng trống, ghế sofa (couch) hay bất cứ chỗ nào ngủ được, bạn có thể đăng lên CouchSurfing với tư cách host (chủ nhà). Dân du lịch ba-lô đến một thành phố nào đó không có chỗ ở thì lên CouchSurfing gửi yêu cầu cho host xin ở nhờ. Những ngày ở Malaysia buồn, tôi cũng hay tham gia mấy buổi gặp mặt CouchSurfer (từ dành chỉ những người dùng CouchSurfing). Couchsurfer là dân lang thang nên tính tình đều khá cởi mở, thân thiện, tôi thích. Nhưng tôi chưa bao giờ ở nhờ cả. Thứ nhất là vì tôi cũng không cần, thứ hai là vì tôi cũng hơi sợ. Lần này thì là cơ hội tuyệt vời để thử. Brunei là một đất nước đắt đỏ, nổi tiếng. Đọc trên mạng tôi được biết cả nước chỉ có một Youth Hostel giá khoảng 10$/đêm, còn lại các khách sạn khác đều khoảng 200$. Youth Hostel thì hên xui, khách sạn thì tôi không có tiền, CouchSurfing là lựa chọn duy nhất.

CouchSurfing hoạt động dựa vào mức độ tin tưởng đánh giá qua những lời giới thiệu mà người khác để lại trên profile của bạn. Lúc đó, hồ sơ tôi trống trơn vì không có lời giới thiệu nào, nhưng may mà tôi có cái blog khá tử tế, nên gửi yêu cầu ở nhờ nào cũng tương cái blog mình vào đó. Tôi gửi yêu cầu tới 3 người thì 2 người đồng ý là Phillips và Rudy. Cả 2 đều bảo tôi gửi họ thông tin chuyến bay xem họ có ra đón tôi được không. Taxi từ sân bay về Bandar Seri Begawan rất đắt, khoảng $20. Xe buýt thì khó đoán. Tôi gửi thông tin cho cả hai, định bụng ai trả lời trước thì sẽ ở cùng người đấy. Nhưng đến hôm trước khi ra sân bay tôi vẫn chẳng thấy ai trả lời. Tôi lúng túng không biết làm thế nào, nhưng quyết tâm đi rồi thì cứ phải đi chứ biết làm sao.

Tôi đi ra sân bay lúc 6h sáng, trời còn tối âm ỉ. Tôi không đánh thức bạn ở cùng nhà dậy mà chỉ để chìa khóa lại trên bàn. Đi ra đến cổng, bác bảo vệ đang ngái ngủ thấy tôi thì vui vẻ hẳn lên. "Chip, đi đâu mà sớm vậy?" "Cháu ra sân bay đi Brunei ạ." "Thích ha, thế bao giờ quay lại đây dẫn bác sang Việt Nam?" Tự nhiên tôi không biết trả lời thế nào. Đến lúc đấy tôi mới phần nào nhận ra rằng có thể tôi sẽ không bao giờ gặp lại bác. Cổ họng tôi nghẹn cứng lại. Tôi cười cầu tài rồi đi vội ra bến metro.

Tàu sớm trống trơn, tôi ngồi một mình một toa mà lòng buồn xo. Tôi đi vội vã quá. Tôi quyết định đi ngày 9/5, bay ngày 13/5. 4 ngày vừa qua tôi cắm đầu vào lo đủ mọi chuyện mà không hề nghĩ đến khả năng nếu tôi thành công, tôi sẽ phải chia tay với Kuala Lumpur. Bao nhiêu người tôi yêu quý ở đây mà tôi chưa có dịp chào tạm biệt. Không biết mọi người có trách mình không nhỉ? Tôi thở dài, ngủ quên lúc nào không biết.

Đến sân bay, tôi thấy mình có tin nhắn từ Phillips. Tôi nhắn tin cho Rudy bảo đừng đến đón tôi nữa rồi tắt vội điện thoại. Brunei, here I come! (trích Đi bừa đi)

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 1: Châu Á Là Nhà, Đừng Khóc PDF của tác giả Huyền Chip nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Không Gì Chết Đi Bao Giờ (Nguyễn Thanh Việt)
Đây là bản dịch Việt ngữ của tập tiểu luận 'Nothing Ever Dies' của nhà văn Mĩ gốc Việt Viet Thanh Nguyen. Với sự chấp thuận và yêu cầu của người dịch, tui đưa file bản dịch này lên mạng chia sẻ, hòng để tập sách này đến được với đông đảo người đọc. *** TÔI ĐƯỢC SINH RA Ở VIỆT NAM nhưng được tạo thành ở Hoa kì. Tôi kể mình ở trong số những người Việt nam bị chưng hửng vì những việc làm của Hoa kì nhưng bị cám dỗ để tin vào những lời của nó. Tôi cũng kể mình trong số những người Hoa kì thường không biết phải hình dung Việt nam ra sao và muốn biết để hình dung nó là gì. Người Hoa kì, cũng như nhiều người khắp thế giới, có chiều hướng lầm Việt nam với cuộc chiến tranh được gọi tên vinh danh nó, hoặc ô danh nó tuỳ trường hợp có thể. Sự hoang mang này không hồ nghi gì đã dẫn tới phần nào chính sự bất định của tôi về việc làm một người có hai xứ sở là nghĩa ra sao, cũng như là người kế thừa của hai cuộc cách mạng. Mời các bạn đón đọc Không Gì Chết Đi Bao Giờ của tác giả Viet Thanh NguyenĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Không Gì Chết Đi Bao Giờ PDF của tác giả Nguyễn Thanh Việt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thanh Xuân Của Ai Không Mơ Hồ (Lưu Đồng)
"Trong quá trình mười năm từ 20 tuổi đến 30 tuổi, chúng ta đều sẽ đi qua những con đường giống nhau. Bạn cảm thấy cô đơn là phải rồi, đó là cơ hội giúp bạn nhận thức bản thân. Bạn cảm thấy không được thấu hiểu là phải rồi, đó là cơ hội giúp bạn nhìn rõ bè bạn. Bạn cảm thấy đen tối là phải rồi, như vậy bạn mới phân biệt ra đâu là hào quang của chính mình.Bạn cảm thấy bơ vơ là phải rồi, như vậy bạn mới tỏ tường ai là người nâng đỡ mình trong tuổi trưởng thành. Bạn cảm thấy mơ hồ là phải rồi, CÓ THANH XUÂN CỦA AI MÀ KHÔNG MƠ HỒ."***“Bởi vì trẻ tuổi, cho nên không có sự lựa chọn, chỉ có thể thử xem. Phải đặt vui vẻ ở ngoài mặt, đặt mất mát ở trong lòng”, là những gì mà tác giả muốn nhắn gửi tới độc giả.Tiểu thuyết Thanh xuân của ai không mơ hồ của tác giả Lưu Đồng được ví như cuốn nhật ký ghi chép lại toàn bộ hành trình 10 năm trưởng thành của anh từ năm 23-33 tuổi. Anh cần mẫn ghi chép tỉ mỉ từng sự việc, biến cố đã xảy ra trong cuộc đời mình. Với suy nghĩ đơn thuần chỉ muốn lưu giữ tuổi thanh xuân của chính mình. Tìm mua: Thanh Xuân Của Ai Không Mơ Hồ TiKi Lazada Shopee Tuy nhiên, sau khi cuốn sách Thanh xuân của ai không mơ hồ được xuất bản đã chiếm được trái tim của không ít bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ đang trong những ngày tháng mơ hồ nhất của cuộc đời. Không mang những biến cố khủng khiếp hay lời văn lãng mạn, bay bổng lay động lòng người nhưng Thanh xuân của ai không mơ hồ vẫn luôn có sức hút với độc giả. Lời văn của Lưu Đồng nhẹ nhàng, bình dị và chân thật, mỗi câu chuyện bên trong là ký ức vườn trường và những năm đầu lăn lộn trong xã hội không chỉ riêng anh mà còn có hình bóng tuổi thanh xuân của mọi người trong đó.***Ipod của em để ở chỗ tôi đã hai năm. Chưa từng chạm đến. Tình cờ lục ra, nhớ đến hồi đó em dặn dò tôi phải đem đi sửa, trong khi săm soi, phát hiện trong máy vẫn còn điện. Phần tai nghe đã hỏng, không nghe được nhạc, lúc ấy em cũng nói như vậy, nên giao ipod của mình cho tôi. Lướt qua danh mục, rất nhiều bài hát tôi chưa từng nghe, hẳn đó là ca khúc em phải nghe hằng ngày, tôi nghĩ. Tôi lấy loa riêng ra, cắm vào. Jim Brickman, tôi chưa từng nghe, sau nhạc của anh ta, là Cảnh không người của Trần Dịch Tấn. hai bài hát liền mạch với nhau, nghe hay lạ lùng. Cách phối hợp này chưa bao giờ xuất hiện trong thế giới của tôi. Sau đó, cứ thế, mải nghe nhạc của em, trong óc cũng từ từ hiện lên hình ảnh em mà tôi không hiểu rõ, trong tình huống nào mới nghe nhạc yên tĩnh như thế, trong tình huống nào mới nghe nhạc khúc thương cảm như thế....Mời các bạn đón đọc Thanh Xuân Của Ai Không Mơ Hồ của tác giả Lưu Đồng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thanh Xuân Của Ai Không Mơ Hồ PDF của tác giả Lưu Đồng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Phiêu Lưu Của Tàu Ngầm U-977 (Heinz Schaeffer)
Thiếu tá hải quân Heinz Schaeffer nguyên là sĩ quan trong quân đội Đức Quốc xã, nhưng ông chỉ là một quân nhân thuần túy. Sau một sự nghiệp rực rỡ, năm 1945, khi Đức Quốc xã đầu hàng Đồng minh, ông tìm cách đưa chiếc tàu ngầm U-977 do ông làm Chỉ huy trưởng sang Cộng hòa Argentina, tận Nam Mỹ. Vì có tin cho rằng ông đưa Adolf Hitler, Quốc trưởng và là thủ lĩnh đảng Quốc xã đi trốn, nên ông bị điều tra nhưng cuối cùng được thả. Trở về đời sống dân sự, ít lâu sau ông qua định cư ở Argentina. Và tại đây ông viết lại hồi ký này. Ngày nay, các cường quốc đều xem tàu ngầm (tức: tiềm thủy đỉnh) là một phương tiện vô cùng lợi hại trong chiến tranh, nên cố gắng hoàn thiện nó, và một số lớn chạy bằng nguyên tử lực, được trang bị hỏa tiễn tầm xa, có khả năng lặn sâu và lâu hơn những tàu ngầm trong Thế chiến thứ hai rất nhiều. Tuy nhiên, những vấn đề căn bản mà các tàu ngầm và các thủy thủ có thể gặp phải, nhất là lúc có chiến tranh, thì nói chung cũng như nhau. Giá trị của hồi ký này là ở chỗ trung thực - dĩ nhiên tương đối - của tác giả, tính chính xác trong khi miêu tả, và sức hấp dẫn của câu chuyện rất “đàn ông.” Bản dịch được dựa theo bản tiếng Pháp Adventures d’un sous-marin a allemand của nhà xuất bản J’ai lu - Ditis, 1962. Tìm mua: Cuộc Phiêu Lưu Của Tàu Ngầm U-977 TiKi Lazada Shopee *** Một ngày kia, sau Thế chiến thứ hai, tôi có mặt tại Dusseldorf. Thành phố này, hồi trước sống động bao nhiêu, thì lúc bấy giờ trở nên tiêu điều khó nhận ra nổi. Tôi đi một vòng trong thành phố. Chỉ thấy toàn người ốm yếu, quần áo tồi tàn. Khắp nơi, các sườn nhà, các bộ đồng phục xa lạ của quân đội chiếm đóng. Tôi bước thơ thẩn trên con đường Konigsstrasse và nghĩ tới những gì bắt buộc phải quen, cùng những gì phải chịu đựng thêm nữa. Bỗng nhiên, thính giác tôi ghi nhận một con số, một công thức ngắn ngủn mà tôi sẽ nhớ cho đến ngày chết. Bởi con số ấy đưa tôi trở về vị trí chiến đấu cũ. Ở một nơi nào đó, không xa nơi tôi đứng, có tiếng la với giọng hổn hển: “977-977-977!” Chiếc tàu ngầm do tôi chỉ huy mang số hiệu U-977 và các bạn có thể đoán là con số ấy có ý nghĩa ra sao với tôi. Sau nhiều tháng dài bị giam giữ ở nước ngoài, kế đó ngay tại tổ quốc, giờ đây tôi lại nghe nó. Tôi cố lắng nghe, không chắc là mình nghe thật. Không, có lẽ tôi lầm… Tôi tạt ngang một quán báo. Một ông cụ, trong bộ quần áo rách rưới, đưa tờ báo ra rao bằng giọng khàn khàn: “Hitler còn sống! Hitler còn sống.” Mắt tôi định quay đi thì gặp hàng chữ lớn trên tờ báo. Tôi đọc: “U-977… Hitler còn sống!” Và bên dưới, chữ nhỏ hơn: “Hắn trốn qua Argentina trên tàu U-977.” Tôi đứng sững giữa đường Konigsstrasse, giống như mọc rễ và bật cười lên như điên, khiến mấy cô bé từ trường học ra, và các người đi ngang nhìn tôi lo ngại, vòng ngã khác để tránh. Chắc họ nghĩ: “Lại thêm một kẻ quá đói phát điên!”. Mời các bạn đón đọc Cuộc Phiêu Lưu Của Tàu Ngầm U-977 của tác giả Heinz Schaeffer.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Phiêu Lưu Của Tàu Ngầm U-977 PDF của tác giả Heinz Schaeffer nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Của Paco - Larry Heinemann (Larry Heinemann)
Tên gọi James bắt nguồn từ cách gọi Jim hoặc Jack, hoặc đôi khi là Jake theo cách đùa cợt, một thói quen của dân hàng phố khi họ bắt chuyện người hoàn toàn không quen biết - chẳng hạn, khi họ hỏi thăm đường, hỏi giá vé xe buýt chính xác bằng tiền lẻ hoặc xin lửa để châm thuốc. Nhưng bởi vì Chuyện của Paco đòi hỏi ngôn ngữ trịnh trọng hơn ngôn ngữ vỉa hè đường phố nên tôi nghĩ James thì thích hợp hơn. Tôi cũng định nhắc tới câu nói giễu cợt: "Về nhà đi, James”2[1]. Khi tôi bắt tay vào viết câu chuyện này, một người bạn thân đã hỏi tôi James thực ra có phải là James Jones hay không3[2] - một nhà văn có sự nghiệp mà tôi rất ngưỡng mộ (và tôi nghĩ ông bị đánh giá quá thấp); ông mất vì một căn bệnh đau đớn kéo dài ngay trước khi cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi được xuất bản năm 1977. Tôi đã trả lời người bạn đó rằng không phải, rằng James không phải là James Jones, nhưng sự trùng hợp ngẫu nhiên này là sự trớ trêu quá kỳ lạ khiến tôi không thể cố tình không biết hoặc gạt bỏ. Nhưng rút cục tôi được biết hóa ra có rất nhiều James. Trong Kinh Thánh có hai thánh tông đồ mang tên này: James Nhỏ (là người em ruột hoặc em họ của Jesus ở Nazareth và là tác giả của thư truyền giáo của Thánh James gửi cho các Kitô hữu) và James Lớn. Có nhiều vua của nước Anh tên là James, trong đó James I là người đã cho dịch Kinh Thánh sang tiếng Anh cận đại. Có các “James” trong văn học - James Joyce, Henry James và người anh trai của ông là William James, và James Jones. Và chúng ta có thể kể thêm tướng cướp huyền thoại Jesse James, người em trai Frank James của gã, và băng cướp của nhà James; James Bowie và toàn bộ lính của ông đã thiệt mạng trong trận đánh tại Alamo (người anh trai đã tặng ông con dao săn/chiến đấu nổi tiếng vì được mang tên ông); diễn viên James Dean mà huyền thoại cá nhân đã góp phần định nghĩa thời kỳ hậu Thế chiến II. Hơn nữa, James còn là tên của người anh trai cả của tôi - tôi không gặp hoặc nhận được tin tức của anh ấy kể từ quãng năm 1970. Cuối cùng, tên của cha tôi là John, nhưng mọi người đều gọi ông là Jack - một tên riêng đôi khi thay cho James; ông mất chưa đầy hai tuần trước khi tôi xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay, Close Quarters (Giáp lá cà), cái chết của ông quả thực đã khiến cho sự kiện ăn mừng việc ra mắt cuon sách trở thành mâu thuẫn, ngược đời - một cảm giác mệt mỏi đến kiệt sức vì đau buồn xảy ra cùng thời gian với cảm giác nhẹ nhõm vì cất được gánh nặng. *** Larry Heinemann, sinh năm 1944 tại Chicago, Illinois, trong một gia đình thuộc tầng lớp bình dân. Sau khi học xong trung học, ông đi làm rồi học đại học. Ông bỏ học giữa chừng và bị gọi nhập ngũ (năm 1966). Từ tháng 3 năm 1967 đến tháng 3 năm 1968, ông là lính của Sư đoàn hộ binh số 25 tham chiến tại Củ Chi và Dầu Tiếng. Tìm mua: Chuyện Của Paco - Larry Heinemann TiKi Lazada Shopee Sau khi giải ngũ, Larry Heinemann theo học môn sáng tác (creative writing) tại Đại học Columhia ở Chicago và từ năm 1971 ông bắt đầu dạy môn sáng tác tại đại học này, cho tới khi ông xuất bản Chuyện của Paco (Paco's Story) năm 1986. Năm 1986, Chuyện của Paco được Giải thưởng Sách Quốc gia dành cho thể loại hư cấu (National Book Award for Fiction), vượt qua bốn nhà văn được đề cử khác trong đó có Toni Morrison là ngưòi được Nobel Văn học 5 năm sau đó. Hiện nay Larry Heinemann là tác giả thường trú (writer-in-residence) tại Đại học Texas A&M University, thành phố College Station, bang Texas. Mời các bạn đón đọc Chuyện của Paco của tác giả Larry Heinemann.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Của Paco - Larry Heinemann PDF của tác giả Larry Heinemann nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.