Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Vào Thiền (Nguyên Minh)

Dẫn nhập

Một trong những sáng tạo độc đáo có thể được xem là vĩ đại nhất trong lịch sử toàn nhân loại chính là Thiền học. Sở dĩ có thể nói như thế, là vì trong suốt bề dày lịch sử hình thành và phát triển, thiền đã và đang mang lại cho nhân loại những giá trị tốt đẹp có ý nghĩa đối với mọi dân tộc và mọi thời đại. Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính... Tất cả chúng ta đều bình đẳng và có cơ hội như nhau khi đến với thiền.

Sự phát triển mạnh mẽ của thiền trong những năm gần đây ở các nước phương Tây đã chứng minh điều này. Thiền không chỉ là “tinh hoa văn hóa phương Đông” như đã được thừa nhận từ lâu, mà đang dần dần trở nên quen thuộc và phát triển ngay trong lòng những xã hội công nghiệp hiện đại náo nhiệt nhất, mặc dù điều này có vẻ như một nghịch lý khi so sánh với tính chất tĩnh lặng từ nhiều thế kỷ qua khi thiền phát triển ở các nước phương Đông.

Chúng ta đều biết, người đầu tiên khơi mở nguồn thiền cho nhân loại là đức Phật Thích-ca Mâu-ni, bởi vì thiền vốn dĩ là một trong các pháp môn do ngài truyền dạy. Tuy nhiên, những gì mà chúng ta biết được hôm nay về thiền học còn có cả sự đóng góp của nhiều thế hệ thiền sư, những người đã trực tiếp truyền nối và phát triển thiền học. Họ không chỉ tiếp nhận những tinh túy của các bậc thầy đi trước truyền lại, mà mỗi người còn đóng góp sự sáng tạo của mình vào tính chất phong phú và độc đáo của thiền. Chính nhờ vào điều này mà trải qua hơn 25 thế kỷ, thiền vẫn luôn giữ được tính chất sinh động, linh hoạt và bắt kịp mọi sự thay đổi chuyển biến của từng thời đại, cũng như nhanh chóng thích nghi với mọi điều kiện phát triển trong từng xã hội khác nhau.

Tuy nhiên, tiếp nhận thiền vào cuộc sống của mỗi người và tìm hiểu về thiền là hai việc khác nhau. Tìm mua: Vào Thiền TiKi Lazada Shopee

Một số người may mắn có thể bắt tay ngay vào việc thực hành thiền để tự mình có thể đạt được phần lợi ích thiết thực ngay trong cuộc sống mỗi ngày. Đây cũng có thể xem là mục đích chính của thiền. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, việc tìm hiểu thiền được đòi hỏi như một động cơ tích cực ban đầu để giúp cho những người chưa bước chân vào thiền có thể có được những cơ sở xác lập niềm tin trước khi khởi sự thực hành thiền. Thường thì đây là những đối tượng tích chứa nhiều tri thức kiến giải và không thể bước thẳng vào thiền khi chưa được nghe những bài giảng dài và thuyết phục.

Tập sách này được viết ra chính là vì nhắm đến những ai còn đứng ngoài cửa thiền, vốn dĩ chỉ biết đến thiền như một môn học giống như bao nhiêu môn học khác. Cho dù sự hiểu biết về thiền hoàn toàn không thể giúp chúng ta cảm nhận được những gì mà thiền có thể thực sự mang đến trong cuộc sống, nhưng chắc chắn đây sẽ là một khởi đầu tốt đẹp cho bất cứ ai quan tâm đến lãnh vực này.

Nhưng riêng về điểm này, cũng có không ít ý kiến cho rằng việc “học nhiều biết rộng” chẳng qua chỉ làm trở ngại thêm cho việc thực hành thiền mà thôi. Trên cơ sở cho rằng thiền vốn là “bất lập văn tự”, nhiều người tin rằng mọi sự nghiên cứu tìm hiểu chỉ là công việc của những ai vốn chẳng hiểu chút gì về thiền cả!

Việc nhấn mạnh vào khía cạnh thực nghiệm của thiền là hoàn toàn chính xác. Nhưng “dị ứng” với việc tìm hiểu về thiền là một thái độ cực đoan. Hiểu theo cách cực đoan này thì ngay cả cái tôn chỉ “bất lập văn tự” cũng đã không thể nêu lên, vì vừa nhắc đến vốn đã là văn tự. Và nếu quả thật không văn tự thì hậu thế chúng ta dựa vào đâu mà biết được những gì tổ sư ngày xưa truyền dạy? Chỉ riêng một chỗ này, nếu hiểu không thấu đáo tất yếu sẽ nảy sinh mâu thuẫn không sao giải quyết được.

Tập sách này không có tham vọng trình bày tất cả những gì có liên quan đến thiền, nhưng hy vọng sẽ có thể mang đến cho bạn đọc một cái nhìn khái quát tạm đủ để thấy được đôi nét đặc trưng của thiền, cũng như góp phần làm thay đổi một vài định kiến sai lệch về mối quan hệ giữa thiền với ngôn ngữ văn tự. Trong bối cảnh phát triển ngày càng rộng khắp của thiền học, hy vọng là tập sách sẽ có thể góp phần nhỏ nhoi trong việc tạo ra một cái nhìn thích hợp về thiền cho những ai lần đầu tiên quan tâm tìm đến lãnh vực này, cũng như trong một chừng mực nào đó có thể xem là một phương thức sử dụng tri thức để xóa bỏ tri thức, giúp cho một số người có thể bước chân vào thiền.

Mặc dù đã hết sức thận trọng trong suốt quá trình hình thành tập sách, nhưng do những hạn chế nhất định về trình độ, chắc hẳn không thể tránh khỏi ít nhiều sai sót. Kính mong các bậc cao minh rộng lòng chỉ giáo và quý độc giả gần xa niệm tình lượng thứ.

Tháng 12 năm 2004

Nguyên MinhDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Minh":Vào ThiềnAi Vào Địa Ngục?Vì Sao Tôi KhổChắp Tay Lạy NgườiNhững Tâm Tình Cô ĐơnSống Thiền

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vào Thiền PDF của tác giả Nguyên Minh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Con Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho Giáo (Nguyễn Văn Thọ)
Hôm nay tôi rất vinh hạnh được trình bày cùng quý vị đề tài: QUI NGUYÊN PHẢN BẢN THEO NHO GIÁO. Được làm công việc này để tấu khúc hoà ca cùng quý vị đại diện cho nhiều tôn giáo có mặt nơi đây, và cũng là để đóng góp trong muôn một vào công trình chung, đi tìm một chân lý đại đồng, tôi rất hứng khởi và liên tưởng đến mấy lời đức Khổng xưa đã nói trong Hệ từ hạ (chương 5). Thiên hạ hà tư hà lự 天 下 何 思 何 慮 Thiên hạ đồng qui nhi thù đồ 天 下 同 歸 而 殊 途 Nhất trí, nhi bách lự 一 致 而 百 慮 Tìm mua: Con Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho Giáo TiKi Lazada Shopee Thiên hạ hà tư hà lự! 天 下 何 思 何 慮 Tạm dịch: Dạy rằng: muôn sự trên đời Cần chi lo nghĩ rối bời mà chi Muôn đường nhưng vẫn đồng qui Trăm chiều lo lắng rút về một căn Cần gì mà phải băn khoăn Cần gì mà phải bận tâm lo lường. Trong bài thuyết trình này, tôi sẽ lần lượt trình bày cùng quí vị những đóng góp của Tứ Thư, Ngũ Kinh vào công trình đi tìm Thượng Đế tiềm ẩn đáy lòng, tức là vào công trình xây đắp con đường Qui Nguyên Phản Bản, lý tưởng theo thánh hiền Nho giáo. Trong bài thuyết trình này, tôi sẽ dùng TÂM ĐIỂM và vòng TRÒN bên ngoài với hai chiều thuận nghịch để trình bày những tư tưởng then chốt của Tứ Thư, Ngũ kinh, đồng thời cũng để minh định rằng con đường quy nguyên phản bản cuả Nho giáo chính là con đường hồi hướng, con đường quay về Tâm để mà tìm Đạo, tìm Trời hoặc quay về gốc, trở về nguồn.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền CầmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho Giáo PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Đường Huyền Nhiệm Trung Dung (Nguyễn Văn Thọ)
Từ trước tới nay, nói đến Trung Dung, người ta thường quan niệm đó là một cuộc sống không thái quá, không bất cập, nước đôi lấp lửng giữa dòng. Thậm chí nhà học giả Lâm Ngữ Đường còn đề cao lối sống lừng chừng, trung lập, nước đôi đó, và giới thiệu nó như là một đời sống lý tưởng với các độc giả Âu Châu, qua mấy vần thơ của Lý Mật Am, mà tôi xin tạm dịch như sau: Ta sống quá nửa đời phù phiếm, Mới nhận ra huyền nhiệm Trung Dung. Trung Dung hương vị khôn cùng, Tìm mua: Con Đường Huyền Nhiệm Trung Dung TiKi Lazada Shopee Làm cho lòng dạ tưng bừng niềm vui. Lúc mà cái con người sướng nhất, Chính là khi tới cấp trung niên, Quang hoa dùng dắng triền miên, Như chờ như đợi gót tiên tạm ngừng. Cõi trần lọt giữa chừng trời đất, Giữa tỉnh quê ta cất nhà ta, Thảnh thơi ta mở trại hoa, Giữa chừng sông núi la đà nước non. Biết vừa đủ tiền nong vừa đủ, Vòng lợi danh vương nửa tấm son, Không xinh nhưng cũng dễ nom, Không giàu nhưng cũng còn dòn hơn ai. Nhà ta xây nửa đài nửa các, Đồ đạc ta lác đác đủ chơi, Áo cũ mới chơi vơi, Uống ăn na ná như người bậc trung. Vài tôi tớ không thông không dở, Vợ con ta đơ đỡ ta ưng, Nửa tiên nửa tục lừng chừng, Nửa cùng thần thánh, nửa cùng thê nhi. Nửa bụng dạ lo vì con cái, Nửa tâm hồn gửi lại Hoàng Thiên, Để khi thoát xác ta yên, Biết đường thưa gửi, biết niềm tới lui. Ngà say là lúc ly bôi, Đóa hoa hàm tiếu là thời mê ly. Buồm nửa cánh thuyền đi thong thả, Cương vừa dong, vó ngựa mới hay. Quá giàu phiền lụy sẽ dày, Quá nghèo cuộc sống sẽ đầy truân chuyên. Trần ai sướng với phiền khó tách, Trong ngọt ngào pha phách đắng cay. Hưởng đời đừng quá mê say, Lừng chừng đại khái tháng ngày tiêu dao. [2] Nhưng nếu Đức Khổng và các danh nho chỉ đưa ra cho nhân quần một mục phiêu, một lý tưởng tầm thường như vậy thì có gì đáng cho thiên hạ kính tôn? Nếu Trung Dung đã được các danh nho coi là tâm pháp của Khổng giáo, là tuyệt phẩm thì phải có cái gì cao siêu gấp bội. Trong bài thuyết trình này, tôi sẽ cố gắng chứng minh Trung Dung, hiểu cho đúng mức sẽ là Thiên đạo, sẽ là đạo Vô Thượng trong thiên hạ, vì chỗ đạt đạo, đạt đích của Trung Dung cũng tương đồng với chỗ đạt đạo đạt đích của các đạo giáo trong thiên hạDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền CầmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Đường Huyền Nhiệm Trung Dung PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Trời Chẳng Xa Người (Nguyễn Văn Thọ)
Kính thưa quí vị, Hôm nay được Quí liệt vị danh cho vinh dự đặc biệt đến đây hầu chuyện cùng Quí vị, tôi hết sức cảm kích. Nên lời nói đầu tiên của tôi là xin chân thành cảm tạ Quí vị. Quí vị đã có lòng ưu ái đối với tôi, tôi cũng xin đáp lại bằng ba chữ Thành, Kính, Ái. Thành là lòng thành khẩn của tôi. Kính là lòng kính trọng của tôi. Ái là lòng quí mến của tôi đối với Quí vị. Đề tài «TRỜI CHẲNG XA NGƯỜI», mà hôm nay tôi muốn thuyết trình cùng Quí vị, là một đề tài hết sức đơn giản, đơn giản như tấm lòng trung thực của tôi; lời lẽ mà tôi dùng để trình bày vấn đề cũng là những lời lẽ đơn sơ trung thực; những ý kiến tôi đưa ra hôm nay, tôi cũng muốn cho nó trong sáng như ánh trăng sao. Tất cả những ý tứ, những lời lẽ mà tôi trình bày, phát biểu hôm nay, tôi còn muốn lồng chúng vào trong những cảm tình thành khẩn, đẹp đẽ nhất của tôi, để chúng trở nên những đóa hoa thơm gởi tặng Quí vị. Thảng hoặc mà lực bất tòng tâm, sự thể không theo được lý tưởng, thời kính mong Quí vị lượng thứ. Trong bài thuyết trình này, tôi sẽ dùng lời lẽ thánh hiền các đạo giáo, những chứng lý của triết học, khoa học để dẫn chứng cho những lời của tôi. Tìm mua: Trời Chẳng Xa Người TiKi Lazada Shopee Tôi nghĩ rằng: Đại Đạo thời phải lớn, lớn trùm cả khung trời! như lời Đức Lý Thái Bạch, trong bài thơ Hành lộ nan,[2] và như vậy nó không còn có không gian, thời gian, biên cương, hay màu da, sắc áo.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền CầmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trời Chẳng Xa Người PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Đường Của Người Đệ Tử (Clara M. Codd)
LỜI NÓI ĐẦU Những người phê bình có thể chỉ trích tôi là đã trích dẫn quá nhiều trong quyển sách này. Nhưng tôi không xin lỗi về việc ấy. Những người minh triết hơn đã phát biểu những điều gây cảm hứng cho tôi, thế là tôi cũng trình bày chúng cho người khác, hi vọng rằng chúng cũng gợi linh hứng cho họ. Do cứ đi du hành miết trong nhiều năm cho nên tôi không truy nguyên được một vài câu trích dẫn, nhưng tôi có thể đoan chắc với bạn đọc rằng chúng đều chân thực và chính xác. Nếu có bạn đọc nào phát hiện ra được nguồn tham khảo chính xác của chúng thì xin báo cho tôi biết. Vì thường xuyên tham chiếu tên tuổi của một số người cho nên tôi đã dùng chữ đầu tiên để viết tắt ám chỉ Helena Petrovna Blavatsky, Charles Webster Leadbeater, William Quan Judge và đôi khi cả Annie Besant nữa. Điều đó cũng áp dụng cho những tác phẩm nổi tiếng như Ánh Sáng Trên Đường Đạo, Tiếng Nói Vô Thinh, Chí Tôn Ca, Giáo Lý Bí Truyền và Thư của các Chơn sư. Các trang được trích dẫn từ hai tác phẩm cuối vừa nêu có trong những ấn bản trước. MỤC LỤC PHẦN I Tìm mua: Con Đường Của Người Đệ Tử TiKi Lazada Shopee HỘI ĐOÀN HUYNH ĐỆ NHỮNG CON NGƯỜI TOÀN BÍCH Chương I. Bản chất của các Thánh sư II. Tri thức và Quyền năng trong Nội giới của ngài III. Một số Định luật của Hội đoàn Huynh đệ Huyền bí IV.Các thành viên của Hội đoàn Huynh đệ mà người ta có ít nhiều biết tới V. Những Mối liên kết Bất diệt VI.Con đường Khoa học Bí nhiệm PHẦN II GIAI ĐOẠN LÀM ĐỆ TỬ Tiết 1: Những Phẩm tính Bước đầu. I. Động cơ thúc đẩy Đúng đắn II. “Thành thật và Vị tha” III.Can đảm và Quyết tâm IV. Trí tuệ V. Nhận thức Tinh thần Tiết 2: Những Phẩm tính để được Điểm đạo I. Viveka - Giác ngộ II. Vairagya - Thăng bằng giữa các Cặp Đối đãi III. Shatsampatti - Sáu viên Ngọc quí của cái Trí 1. Sama: Kiểm soát được cái Trí 2. Dama: Kiểm soát được Hành động 3. Uparati: Để mặc cho người khác Tự biểu biện 4. Titiksha: Để cho diễn biến theo Tự nhiên 5. Samadhana: Toàn tâm toàn ý 6. Shraddha: Đức tin IV. Mumukshatva - Hiệp nhất với mọi Sinh linh V. Điểm đạo PHẦN III PHỤC HỒI CÁC BÍ PHÁP I. Các Trường Bí truyền trong Quá khứ II. Sự Phục hồi các Bí pháp trong Tương lai III.Sự trở lại của các Pháp sư Lời Bạt Phụ LụcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Đường Của Người Đệ Tử PDF của tác giả Clara M. Codd nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.