Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ánh Viên: From Zero To Hero (Đinh Hiệp)

Ánh Viên là một trong sáu vận động viên bơi lội xuất sắc nhất trong lịch sử SEA GAMES. Với thành tích đạt 8 huy chương vàng cá nhân cùng 8 lần phá kỷ lục SEA GAMES chỉ trong một kì đại hội 2015, Anh Viên đã đi vào lịch sử bơi lội.

***

Khi thực hiện xong cuốn sách này, chúng tôi ngồi lại để lựa chọn một tấm hình làm bìa sách. Cuốn sách về Nguyễn Thị Ánh Viên thì tất nhiên phải là hình Nguyễn Thị Ánh Viên rồi, không có gì để bàn cãi.

Nhưng chọn tấm hình nào đây giữa rất nhiều tấm hình ấn tượng được các đồng nghiệp phóng viên thể thao và những người hâm mộ yêu mến Ánh Viên gửi đến? Tấm hình Ánh Viên hạnh phúc khi cô mang về vinh quang cho Tổ quốc? Tấm hình của những giọt nước mắt thất vọng vì thất bại hay nỗi thống khổ về thể xác mà cô phải trải qua? Hay tấm hình cô gái tuổi đôi mươi trẻ trung, tràn đầy sức sống?

Cuối cùng, chúng tôi quyết định chọn tấm hình Ánh Viên đang bơi bướm. Cuộc đời của Ánh Viên, kể từ năm 10 tuổi trở đi sẽ vĩnh viễn gắn liền với bơi, chúng tôi tin như vậy. Vinh quang, thất bại, nhọc nhằn, thống khổ, những cung bậc cảm xúc, hay trạng thái lý trí nào khác của Ánh Viên đều khó có thể tách rời với làn nước. Ánh Viên sinh ra để bơi, như chúng tôi tin rằng mỗi người trong chúng ta được sinh ra để làm một điều gì đó. Tìm mua: Ánh Viên: From Zero To Hero TiKi Lazada Shopee

Giữa đôi cánh tay Ánh Viên vung lên đầy dũng mãnh kéo cơ thể về phía trước là một khuôn mặt rất bình thản. Cho dù đôi mắt Ánh Viên bị che phủ bởi cặp kính bơi, nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận được phía sau cặp kính đó cũng là một đôi mắt rất bình thản.

Nhìn tấm hình, chúng tôi cảm nhận được một niềm vui sướng bình dị toát ra từ sâu thẳm bên trong Ánh Viên. Đó là niềm vui mà cho dù giàu có, danh tiếng hay được hưởng nhiều đặc ân đến đâu, cô vẫn khó đem đi đánh đổi. Cô vẫn luôn yêu bơi lội, yêu làn nước, yêu những cú đập tay của mình.

Với một vận động viên, đích đến hay mục tiêu luôn là điều quan trọng, nhưng những thứ đó chỉ tồn tại ở tương lai hay quá khứ. Điều quan trọng nhất là hiện tại, thứ mà ta có thể nghe được, thấy được, ngửi được, sờ vào được. Hiện tại là tập luyện, là thi đấu, là khoảnh khắc vận động. Một vận động viên bậc thầy là người biết cách hút tất cả những mệt nhọc, sức ép, thất vọng vào mình, sống hòa hợp với chúng, biến chúng trở thành niềm vui, rồi đem niềm vui này lan tỏa sang người khác. Điều này Ánh Viên đã làm được.

Để có được Ánh Viên của ngày hôm nay, trước nhất là sự bền bỉ tự thân của cô và song hành đó là bao người thầy thầm lặng. Đặc biệt là huấn luyện viên Đặng Anh Tuấn, người đã “nằm gai nếm mật” với Ánh Viên trong hầu hết hành trình vươn đến vinh quang của cô, mà chúng tôi kể sau đây. Có thể nói, nếu không có sự tận tâm của ông Tuấn, khó có Ánh Viên như bây giờ.

Vì vậy, cuốn sách bạn cầm trên tay không phải là tự truyện của Ánh Viên, không phải là cuốn sách viết riêng về Ánh Viên, mà là cuốn sách về hành trình lên đỉnh cao của Ánh Viên, và trong hành trình đó, có mặt của nhiều người. Cuốn sách cũng sơ lược về bơi lội, vốn là môn thể thao cô đơn nhất thế giới, cũng là môn thể thao đòi hỏi khắt khe nhất thế giới. Đồng thời, sơ lược về phong trào bơi lội Việt Nam - đất nước có hơn 3.000 km bờ biển cùng hàng ngàn sông suối và hằng năm vẫn đau đáu với những mất mát thương tâm vì sông nước.

Trong quá trình thực hiện cuốn sách, chúng tôi có được sự giúp đỡ của nhân vật chính Nguyễn Thị Ánh Viên và huấn luyện viên Đặng Anh Tuấn. Bên cạnh đó tôi còn nhận được sự chia sẻ từ các nhà quản lý trong ngành thể thao: Phạm Viết Muôn, Nguyễn Xuân Gụ, Đinh Việt Hùng, Nguyễn Thành Lâm, Bùi Hữu Nghi. Đồng thời cũng nhận được sự góp ý của các cựu vận động viên đang là huấn luyện viên như: Đỗ Trọng Thịnh, Nguyễn Kiều Oanh, Chung Tấn Phong, Võ Thanh Bình. Và cả sự chia sẻ của gia đình Ánh Viên. Hầu hết những bức ảnh trong cuốn sách này do huấn luyện viên Đặng Anh Tuấn và Ánh Viên cung cấp, ngoài ra tôi còn sử dụng một số hình ảnh từ các tác giả Hải An, Tấn Phúc, Tùng Lê.

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến họ. Và giờ là lúc chúng ta đến với câu chuyện dậy sóng của làn nước mát lạnh...

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ánh Viên: From Zero To Hero PDF của tác giả Đinh Hiệp nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hồi Ký Phạm Duy (Phạm Duy)
Kể lại chuyện mình xẩy ra từ sáu, bẩy mươi năm về trước là một việc làm không dễ. Tuy nghề nghiệp bắt buộc người nhạc sĩ phải có trí nhớ tốt để thuộc lầu hàng trăm, hàng ngàn bản nhạc, nhưng khi ngồi đào sâu ký ức để tìm về quá khứ thì tôi thấy những dữ kiện quá ư phức tạp, quá ư hỗn độn. Tôi lại không còn ở trong nước để kiểm chứng hàng chục, hàng trăm những nghi vấn về địa chí, về danh xưng và cũng không có trong tay những bản đồ với tên tỉnh, tên huyện, tên phố đã được thay đổi tới 4, 5 lần dưới nhiều chính thể... Do đó Hồi Ký Thời Thơ Â'u Vào Đời này có những khuyết điểm tuy không quan trọng nhưng tác giả cũng xin một sự độ lượng nào đó của người đọc. Là con mồ côi cha quá sớm, tôi muốn dâng cuốn Hồi Ký này lên người bố mà tôi không được gần gũi, vì tôi tin ở huyết thống. Tôi mường tượng bố tôi sinh ra đã có người Pháp cai trị dân Việt Nam rồi. Bên cạnh những hành động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cùng với các bạn "đồng chí hướng" như Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim... bố tôi đem uẩn ức của dân nô lệ vào đời và hoạt động trong nhiều địa hạt, khi làm công tác trong một Nghĩa Thục, khi dùng ngòi bút tả chân trong văn chương và báo chí, khi tranh thương với Hoa Kiều v.v... Tất cả cho mục đích thay đổi xã hội, thay đổi cuộc đời. Nói như vậy vì tôi thèm được thấy bạn đọc nhìn nhận Hồi Ký này không khởi sự từ những năm 20 khi tôi vừa ra đời mà còn ôm đồm thêm những dữ kiện về thế hệ cha ông trong những năm đầu của thế kỷ. Nếu được như vậy, toàn bộ Hồi Ký của tôi sẽ bao trùm được đủ 100 năm của thế kỷ mà 50 năm đầu là sự đoàn kết của tất cả "người Việt nô lệ" -- trong đó có bố con tôi -- trong việc giành Độc Lập và Tự Do. Muốn biết rõ hơn cuộc đời của một "người Việt tự do" -- là tôi -- trong 50 năm sau của thế kỷ thứ 20, xin mời bạn đọc tiếp những cuốn Hồi Ký tiếp theo. Thế hệ ông cha ta, với các phong trào Văn Thân, Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục, thành công hay thất bại, ai cũng đều biết. Riêng tôi biết rõ bố tôi chết đi mà chưa thực hiện được những giấc mơ của mình. Những đứa con là nơi để bố trút bầu tâm sự. Bốn người con lớn không thừa hưởng vẹn toàn thông điệp của bố, có lẽ tại vì các anh các chị chưa phải là thứ "tinh trùng bất mãn" được bố cấy vào trong mẹ. Thằng con út, khởi sự là bào thai đã được bố gửi gấm những hoài bão vào lúc bố biết mình đã thất bại và sắp chết. Nó lớn lên, vì sự linh thiêng của huyết thống, nó thực hiện giấc mộng không thành của người cha?! Hình như Goethe và Maxime Gorki đã coi những ngày thơ ấu của hai ngài là những ngày Đại Học. Vốn chẳng được theo đuổi việc học hành trong sách vở tại nhà trường, tôi cũng bắt chước hai vị để nói rằng trường Đại Học Âm Nhạc của tôi là kho tàng âm nhạc bình dân mà tôi hấp thụ trong quãng đời sớm lang bạt của tôi. Thuật sống của tôi học được ở mọi tầng lớp nhân dân mà tôi sớm được tiếp xúc. Lẽ dĩ nhiên sự giáo dục về cuộc đời cũng đến với tôi từ mẹ ruột, từ vú nuôi, từ mẹ nuôi, từ thầy giáo, từ bạn bè... đến cả từ những khắc nghiệt của người anh cũng như từ những ân sủng của người tình. Xin được tri ân tất cả! Tìm mua: Hồi Ký Phạm Duy TiKi Lazada Shopee Tôi cũng cần phải cám ơn những người giúp tôi rất nhiều trong việc hoàn tất tập HỒI KÝ này: Bạn cùng học tại những ngôi trường cũ như Bác Sĩ Nguyễn Đình Thi (Trường Hàng Vôi), Cao Trung (Trường Bách Nghệ), Tạ Tỵ, Võ Lăng (Trường Mỹ Thuật). Bạn tâm giao cũ hay bạn mới làm quen là những người ở từng địa phương như Phạm Thanh Liêm, Lê Ninh (Hưng Yên), chị Lê Tôn Hy (YênThế-Bắc Giang), Nguyễn Sĩ Hưng (Thanh Hoá), Cao Xuân Vỹ, Nguyễn Đình Khuê (Nghệ An), Nguyễn Cúc (Huế), Hàn Vĩ, Lê Trọng Nguyễn (Hội An), Nguyễn Văn Sang (Quảng Ngãi), Lữ Liên (Dalat), Trần Văn Khê (Vĩnh Long). Bạn văn nghệ như Lê Văn-Vũ Bắc Tiến, Nguyễn Hiền. Tất cả đã nhắc lại tên các rạp hát và các điạ danh của tỉnh mình, hoặc kể lại vài mẩu chuyện cũ để cho cuốn Hồi Ký của tôi thêm mầu sắc và thêm xác thực. Lẽ ra có hai tập: Hồi Ký Thời Thơ Â'u và Hồi Ký Thời Vào Đời. Nhưng để tiết kiệm thời giờ và tiền mua sách của bạn đọc, tôi thu gọn hai tập vào một cuốn sách. Do đó toàn bộ Hồi Ký chỉ còn 4 tập thay vì 5 tập như tôi đã rao. Vậy tôi xin rao lại, và xin trân trọng mời bạn đọc cùng tôi đi về dĩ vãng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Phạm Duy PDF của tác giả Phạm Duy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Phạm Duy (Phạm Duy)
Kể lại chuyện mình xẩy ra từ sáu, bẩy mươi năm về trước là một việc làm không dễ. Tuy nghề nghiệp bắt buộc người nhạc sĩ phải có trí nhớ tốt để thuộc lầu hàng trăm, hàng ngàn bản nhạc, nhưng khi ngồi đào sâu ký ức để tìm về quá khứ thì tôi thấy những dữ kiện quá ư phức tạp, quá ư hỗn độn. Tôi lại không còn ở trong nước để kiểm chứng hàng chục, hàng trăm những nghi vấn về địa chí, về danh xưng và cũng không có trong tay những bản đồ với tên tỉnh, tên huyện, tên phố đã được thay đổi tới 4, 5 lần dưới nhiều chính thể... Do đó Hồi Ký Thời Thơ Â'u Vào Đời này có những khuyết điểm tuy không quan trọng nhưng tác giả cũng xin một sự độ lượng nào đó của người đọc. Là con mồ côi cha quá sớm, tôi muốn dâng cuốn Hồi Ký này lên người bố mà tôi không được gần gũi, vì tôi tin ở huyết thống. Tôi mường tượng bố tôi sinh ra đã có người Pháp cai trị dân Việt Nam rồi. Bên cạnh những hành động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cùng với các bạn "đồng chí hướng" như Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim... bố tôi đem uẩn ức của dân nô lệ vào đời và hoạt động trong nhiều địa hạt, khi làm công tác trong một Nghĩa Thục, khi dùng ngòi bút tả chân trong văn chương và báo chí, khi tranh thương với Hoa Kiều v.v... Tất cả cho mục đích thay đổi xã hội, thay đổi cuộc đời. Nói như vậy vì tôi thèm được thấy bạn đọc nhìn nhận Hồi Ký này không khởi sự từ những năm 20 khi tôi vừa ra đời mà còn ôm đồm thêm những dữ kiện về thế hệ cha ông trong những năm đầu của thế kỷ. Nếu được như vậy, toàn bộ Hồi Ký của tôi sẽ bao trùm được đủ 100 năm của thế kỷ mà 50 năm đầu là sự đoàn kết của tất cả "người Việt nô lệ" -- trong đó có bố con tôi -- trong việc giành Độc Lập và Tự Do. Muốn biết rõ hơn cuộc đời của một "người Việt tự do" -- là tôi -- trong 50 năm sau của thế kỷ thứ 20, xin mời bạn đọc tiếp những cuốn Hồi Ký tiếp theo. Thế hệ ông cha ta, với các phong trào Văn Thân, Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục, thành công hay thất bại, ai cũng đều biết. Riêng tôi biết rõ bố tôi chết đi mà chưa thực hiện được những giấc mơ của mình. Những đứa con là nơi để bố trút bầu tâm sự. Bốn người con lớn không thừa hưởng vẹn toàn thông điệp của bố, có lẽ tại vì các anh các chị chưa phải là thứ "tinh trùng bất mãn" được bố cấy vào trong mẹ. Thằng con út, khởi sự là bào thai đã được bố gửi gấm những hoài bão vào lúc bố biết mình đã thất bại và sắp chết. Nó lớn lên, vì sự linh thiêng của huyết thống, nó thực hiện giấc mộng không thành của người cha?! Hình như Goethe và Maxime Gorki đã coi những ngày thơ ấu của hai ngài là những ngày Đại Học. Vốn chẳng được theo đuổi việc học hành trong sách vở tại nhà trường, tôi cũng bắt chước hai vị để nói rằng trường Đại Học Âm Nhạc của tôi là kho tàng âm nhạc bình dân mà tôi hấp thụ trong quãng đời sớm lang bạt của tôi. Thuật sống của tôi học được ở mọi tầng lớp nhân dân mà tôi sớm được tiếp xúc. Lẽ dĩ nhiên sự giáo dục về cuộc đời cũng đến với tôi từ mẹ ruột, từ vú nuôi, từ mẹ nuôi, từ thầy giáo, từ bạn bè... đến cả từ những khắc nghiệt của người anh cũng như từ những ân sủng của người tình. Xin được tri ân tất cả! Tìm mua: Hồi Ký Phạm Duy TiKi Lazada Shopee Tôi cũng cần phải cám ơn những người giúp tôi rất nhiều trong việc hoàn tất tập HỒI KÝ này: Bạn cùng học tại những ngôi trường cũ như Bác Sĩ Nguyễn Đình Thi (Trường Hàng Vôi), Cao Trung (Trường Bách Nghệ), Tạ Tỵ, Võ Lăng (Trường Mỹ Thuật). Bạn tâm giao cũ hay bạn mới làm quen là những người ở từng địa phương như Phạm Thanh Liêm, Lê Ninh (Hưng Yên), chị Lê Tôn Hy (YênThế-Bắc Giang), Nguyễn Sĩ Hưng (Thanh Hoá), Cao Xuân Vỹ, Nguyễn Đình Khuê (Nghệ An), Nguyễn Cúc (Huế), Hàn Vĩ, Lê Trọng Nguyễn (Hội An), Nguyễn Văn Sang (Quảng Ngãi), Lữ Liên (Dalat), Trần Văn Khê (Vĩnh Long). Bạn văn nghệ như Lê Văn-Vũ Bắc Tiến, Nguyễn Hiền. Tất cả đã nhắc lại tên các rạp hát và các điạ danh của tỉnh mình, hoặc kể lại vài mẩu chuyện cũ để cho cuốn Hồi Ký của tôi thêm mầu sắc và thêm xác thực. Lẽ ra có hai tập: Hồi Ký Thời Thơ Â'u và Hồi Ký Thời Vào Đời. Nhưng để tiết kiệm thời giờ và tiền mua sách của bạn đọc, tôi thu gọn hai tập vào một cuốn sách. Do đó toàn bộ Hồi Ký chỉ còn 4 tập thay vì 5 tập như tôi đã rao. Vậy tôi xin rao lại, và xin trân trọng mời bạn đọc cùng tôi đi về dĩ vãng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Phạm Duy PDF của tác giả Phạm Duy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.