Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sử Liệu Phù Nam (Lê Hương)

Phù Nam là một Vương quốc thành lập từ thế kỷ thứ 12 trước Dương lịch, theo sử Trung Hoa, và có thể lập quốc nhiều thế kỷ trước thời ấy. Nhưng theo các nhà khảo cổ Tây Phương thì căn cứ vào những chứng tích xác thực như bia đá, bản văn khắc trên cột đền, vách thành, những đoạn sử, những di vật tìm thấy trong lòng đất, Vương quốc này được xếp vào lịch sử thế giới bắt đầu từ thế kỷ thứ I sau Thiên Chúa giáng sanh. Trải qua một thời kỳ cực thịnh từ thế kỷ thứ 3 đến thứ 5, Phù Nam bị Vương quốc Chân Lạp xâm chiếm và tiêu diệt vào cuối thế kỷ thứ 6. Trên bản đồ, Phù Nam bị xóa hẳn tên, đến thế kỷ thứ 17, các Quốc vương Chân Lạp nhường cho Việt Nam để đền ơn bảo hộ ngai vàng. Từ đó, một phần lớn đất Phù Nam trở thành miền Nam Việt Nam ngày nay.

Vào giữa thế kỷ thứ 19, người Pháp chiếm Việt Nam, đô hộ Chân Lạp, bây giờ gọi là Cao Miên, nhận thấy nước này không có bộ sử, bèn sắp xếp các bản văn ghi công nghiệp của các đấng Tiên vương trên bia đá, cột đền và Niên giám trong Hoàng triều dựng nên một quyển sử bắt đầu từ ngày vị Quốc vương đầu tiên xuất hiện, trong ấy, các khảo cổ gia Pháp cũng ghi rõ những nhà Vua vừa sáng lập Vương quốc Chân Lạp đã khởi binh xâm lăng và tiêu diệt nước Phù Nam.

Thế nhưng ở phần đầu bộ sử Cao Miên, người Pháp ghi một đoạn sơ lược về Vương quốc Phù Nam và cho rằng Phù Nam là tổ tiên của Cao Miên!

Chúng tôi soạn tập sử liệu này, cố nhiên không phải là một quyển sử, với mục đích ước mong chứng minh sự hiện diện riêng biệt của Phù Nam, một cường quốc xuất hiện trong lịch sử Đông Nam Á giống như La Mã trong lịch sử Âu Châu.

*** Tìm mua: Sử Liệu Phù Nam TiKi Lazada Shopee

Chiếu trên bản đồ thế giới hiện tại các khảo cổ gia phỏng định rằng Vương quốc Phù-Nam ở vùng hạ lưu sông Mékong, phía Đông choán cả miền Nam Việt-Nam ngày nay và một phần đất Chiêm-Thành. phía Bắc đến miền trung lưu sông Cửu-Long thuộc đất Lào, phía Tây Bắc một phần lớn thung lũng sông Ménam đất Thái-Lan và bán đảo Malacca (Mã-Lai). Giữa lúc Phù-Nam bành trướng thế lực, thì Chiêm-Thành, Ai-Lao, Chân-Lạp, Thái-Lan chưa lập quốc và Việt-Nam còn ở miền Bắc và miền Trung.

Theo sử liệu Trung-Hoa thì từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 6, Vương quyền của Phù-Nam không những chỉ ở trong vùng lưu vực trung và hạ của sông Mékong mà thôi, lại còn lan rộng đến miền TENASSERIM trên vịnh Bengale. Nhờ các hải trấn nằm trên bờ vịnh Thái-Lan, Phù-Nam giao thương với các hải cảng SINGARA, LIGOR, XAIYA của nước Mã-Lai. Các vị Quốc vương nước này nhìn nhận Vương quyền Phù-Nam. Đối ngoại, Phù-Nam liên lạc về ngoại giao và thương mãi với Trung-Hoa và Ấn-Độ.

Trước kia, các nhà khảo cổ Âu-Tây căn cứ theo sử Trung-Hoa và những tập ký ức của các Tùy-viên Sứ giả mà ước đoán vị trí của Vương quốc Phù-Nam như sau:

- Ông Ma-Touan-Lin (Mã-Đoàn-Lâm) người đời Tống (960-1280) ở Lạc-Bình, tự là Quỉ-Dữ viết trong bộ VĂN HIẾN THÔNG KHẢO rằng Phù-Nam ở trong một đảo lớn về phía Nam quận Nhật-Nam, trong biển Tây cách Nhật-Nam 7.000 lý 1, về phía Tây Nam cách Lâm-Ấp 3.000 lý, diện tích lãnh thổ rộng lối 3.000 lý.

- Trong quyển « Sử ký Tư-Mã-Thiên » có đoạn ghi rằng: « Dưới triều vua Thành-Vương nhà Châu, năm Tân-Mão (1109 trước Dương-lịch) có Sứ nước Việt-Thường sang triều cống chim bạch trĩ. Vị Sứ giả không biết đường trở về được Châu-công-Đản cho 5 xe Chỉ Nam để dò đường. Sứ giả đi qua xứ Phù-Nam, Lâm-Ấp về nước đúng một năm ».

- Đường thư chép: « Bà Lợi (P’o-Li tên của Phù-Nam) ở phía Đông Nam nước Chiêm-Thành, phía Nam có nước Chu-Nại, đến sau niên hiệu Vĩnh-Huy (Đường Cao Tông 650-655) bị nước Chân-Lạp chiếm ».

- Ông Klaproth và Pauthier cho rằng Phù-Nam ở vùng Pégou nước Miến-Điện.

- Ông Déguine cho Phù-Nam là một hòn đảo ở phía Tây nước Thái-Lan.

- Ông Abel Résumat cho Phù-Nam là một tỉnh của Trung-Hoa ở miền Bắc Việt-Nam.

- Ông Wilford cho Phù-Nam là một Vương quốc ở Mã-Lai.

- Ông Stanisla Julien cho Phù-Nam ở Thái-Lan.

- Ông Barth cho Phù-Nam ở Ấn-Độ.

- Ông Schelegel cho đất Thái bị một chư hầu của Phù-Nam chiếm đóng.

- Ông Bowring và ông Wade cho rằng Vương quốc Phù Nam ở Thái-Lan căn cứ theo danh từ Phù-Nam do chữ TCHE-TOU (Xích-thổ) là một vùng đất đỏ nhờ phù sa bồi lên.

- Ông Aymonier cho rằng đất Phù-Nam gồm miền Nam nước Cao-Miên, bây giờ là miền Nam Việt-Nam.

- Ông Blagden cho rằng Phù-Nam gồm đất Cao-Miên, Thái-Lan đến vùng Pégou ở Miến-Điện.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sử Liệu Phù Nam PDF của tác giả Lê Hương nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tuyển Chọn Những Truyện Cổ Tích Việt Nam Hay Nhất (Sưu Tầm)
Những câu chuyện cổ tích việt nam đã đi vào biết bao nhiêu thế hệ bây giờ đã có sách tuyển chọn những chuyện cổ tích hay như: Sự tích dưa hấu Sự tích trầu, cau và vôi Sự tích trái sầu riêng Sự tích cây huyết dụ Tìm mua: Tuyển Chọn Những Truyện Cổ Tích Việt Nam Hay Nhất TiKi Lazada Shopee Sự tích chim hít cô Sự tích chim tu hú Sự tích cóc kiện trời Sự tích ai mua hành tôi Chuyện cổ tích về loài người Sự tích cây tre trăm đốt Sự tích cậu bé thông minh Truyện cổ tích ba cô gái Sự tích cây khế Sự tích Thánh Gióng Truyện cổ tích Thạch Sanh Truyện cổ tích Sơn Tinh Thuỷ Tinh Truyện cổ tích Cây bút thần Truyện cổ tích Tấm cám... Sách khá dày nên đọc cho bé một truyện trước khi đi ngủ nhé chúc các bé ngủ ngonĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyển Chọn Những Truyện Cổ Tích Việt Nam Hay Nhất PDF của tác giả Sưu Tầm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Xứ Đàng Trong (Li Tana)
Chúng tôi xin chân thành giới thiệu với độc giả Việt Nam Đàng Trong, Lịch sử Kinh tế - Xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và Xứ 18, luận án tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Australia, có sửa chữa để xuất bản, của Li Tana. Bản tiếng Anh của luận án Nguyễn Cochinchina, Southern Vietnam in Seventeenth and Eighteenth Centuries, được xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1998 bởi Cornell Southeast Asia Program. Tác giả là một nhà Việt Nam học khá quen thuộc trong giới nghiên cứu về Việt Nam, trong cũng như ngoài nước. Để thực hiện các công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã lui tới Việt Nam nhiều lần, tham khảo các nguồn tư liệu tại Hà Nội cũng như tại thành phố Hồ Chí Minh, tiếp xúc và trao đổi với các nhà khoa học, tham dự nhiều hội nghị khoa học về Việt Nam... Tác giả đã xuất bản nhiều công trình khoa học về lịch sử Việt Nam. Riêng công trình nghiên cứu về Đàng Trong này đã được nhiều nhà Việt Nam học nổi tiếng như Alexander Woodside, David Chandler, Anthony Reid... đánh giá cao và coi như là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc. XỨ ĐÀNG TRONG Đề tài tác giả chọn để nghiên cứu trong công trình này là một đề tài khó vì liên quan tới một thời kỳ khá phức tạp trong lịch sử Việt Nam: sự hình thành, phát triển và gần như diệt vong của một xứ Đàng Trong của họ Nguyễn, trên một vùng đất mới, trong những hoàn cảnh mới và với những vấn đề mới... Lãnh vực tác giả đề cập tới và nhấn mạnh lại là lãnh vực kinh tế - xã hội, cho tới nay chưa được nhiều tác giả bàn tới một cách sâu sắc. Trong lãnh vực này, công trình của Li Tana, nếu chưa giải quyết một cách thỏa đáng những vấn đề được nêu, thì ít ra cũng đã là một gợi ý rất phong phú cho công việc nghiên cứu kế tiếp. Tìm mua: Xứ Đàng Trong TiKi Lazada Shopee Chẳng hạn vấn đề liên quan đến dân số của Đàng Trong vào các thế kỷ 17 và 18. Một vấn đề hầu như không thể giải quyết nổi nếu chỉ dựa vào những con số thống kê, những kết quả của các cuộc điều tra dân số, vốn rất hiếm hoi trong tài liệu của Việt Nam, kể cả của nước ngoài. Tuy nhiên, tác giả đã phá vỡ được sự bế tắc này bằng cách dựa vào số các làng, kích thước các làng nói chung, các thông tin về làng trong lịch sử Việt Nam. Đây có thể được coi là một đóng góp mới mẻ và quan trọng của tác giả trong lãnh vực nghiên cứu về dân số của Đàng Trong, hay của Việt Nam, trong quá khứ. Hai thế kỷ 17 và 18 lại cũng là thời kỳ “mở rộng cửa” của Đàng Trong đối với nền ngoại thương mà theo tác giả là nền tảng của sự sống còn của Đàng Trong dưới quyền họ Nguyễn, “gần bốn lần yếu hơn họ Trịnh ở Đàng Ngoài về mọi mặt”. Nói đến ngoại thương cũng là nói đến sự hiện diện của tàu bè và thương gia người Nhật, người Trung Hoa... và những người châu Âu như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan... vì đây cũng là thời kỳ người châu Âu ồ ạt kéo nhau sang buôn bán và đặt căn cứ tại Đông Nam Á. Nghiên cứu về hai thế kỷ này của Đàng Trong không thể bỏ qua các nguồn tư liệu, trong thực tế rất phong phú và đa dạng, của những người thuộc nhiều quốc tịchĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xứ Đàng Trong PDF của tác giả Li Tana nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Xã Hội Việt Nam Từ Thế Kỷ Xvii (Nguyễn Trọng Phấn)
Cuốn sách “Xã Hội Việt Nam Từ Thế Kỷ XVII” của các tác giả Kiều Mai Sơn, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Trung Thành sưu tầm những bản dịch, bài viết của nhà báo, nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Phấn (1910-1996) đăng trên tạp chí Thanh Nghị từ năm 1941 đến năm 1945. Nội dung các bài viết mô tả xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVII qua sự quan sát, ghi chép của những người phương Tây đến Việt Nam vào thời gian đó. Nhà Sử học Dương Trung Quốc trong “Đôi lời về một người ẩn danh” (Thay lời tựa sách) đã viết: “…Cuốn sách này rất mỏng, lại chỉ là những mẩu tư liệu sưu tầm từ những sách báo của người phương Tây viết về buổi tiếp xúc đầu tiên với đất nước và con người Việt Nam vào thế kỷ XVII. Đó mới chỉ là những bài báo rút ra từ tờ “Thanh Nghị”, sự tập hợp trách nhiệm của những trí thức có tinh thần dân tộc vào thời điểm đang đón chờ cơ hội giành độc lập cho đất nước khi chiến tranh Thế giới lần thứ II tạo ra… Đúng như phụ đề “thu nhặt tài liệu để giúp vào sự giải quyết những vấn đề quan hệ đến cuộc sinh hoạt của dân tộc Việt Nam”, cụ Nguyễn Trọng Phấn và các bạn trí thức “đồng chí” của mình đã làm mọi việc để đặt nền tảng cho một tư duy mới, điều mà ngày nay ta hay dùng, là chuẩn bị tâm thế cho công cuộc hội nhập với thế giới một khi nước nhà giành được độc lập…”.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xã Hội Việt Nam Từ Thế Kỷ Xvii PDF của tác giả Nguyễn Trọng Phấn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Việt Sử Giai Thoại (Nguyễn Khắc Thuần)
Bộ sách VIỆT SỬ GIAI THOẠI của Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản gồm 8 tập do Nguyễn Khắc Thuần biên soạn. VIỆT SỬ GIAI THOẠI đã được tái bản nhiều lần. Đông đảo bạn đọc đã nồng nhiệt đón nhận và cổ vũ cho bộ sách này. Từ ngày ra đời đến nay, VIỆT SỬ GIAI THOẠI cũng đã trở thành một phần hành trang đáng quí của đội ngũ các hướng dẫn viên du lịch, gắn bó với bước chân của họ trong rất nhiều tuyến điểm tham quan.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Việt Sử Giai Thoại PDF của tác giả Nguyễn Khắc Thuần nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.