Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Luật Nhân Quả (Douglas Baker)

Karma của Bệnh tật - Thế Giới của Các Nguyên Nhân

Là các nhà triết học, chúng ta nói rằng không có nỗ lực nào, dù đúng hay sai được thực hiện trong cuộc sống, dù tiến hóa hay thụt lùi- lại có thể biến mất khỏi thế giới của nguyên nhân. Mỗi cuộc đời là một kết quả của một tập hợp các nguyên nhân và kết quả riêng biệt. Một loại bệnh tật có thể phát ra ở một số cá nhân, nhưng mỗi cá nhân lại phát loại bệnh đó từ tập hợp các nguyên nhân riêng biệt của y và tất cả đều khác nhau ở khía cạnh này.

Một trong những ảo tưởng sai lầm của y học phương Tây là mọi người được điều trị theo các tác động bề ngoài của bệnh mà không quan tâm đến sự không hài hòa cơ bản hay sự mất cân bằng đã gây ra căn bệnh đó. Mỗi một cá nhân chịu trách nhiệm cho cơ thể mà y có và y, với tư cách là Linh hồn, là nguyên nhân của điều đó. Về mặt cấu trúc, nó là sự cô đọng lại của các hành động đã diễn ra trong quá khứ. Con người gặt hái ngày hôm nay những gì y đã gieo trồng trong quá khứ. Hơn thế nữa, con người là người tạo dựng tương lai của chính mình thông qua các nguyên nhân được hình thành trong quá khứ.

Và khi nói các hành động trong quá khứ, chúng ta không chỉ có ý rằng đó là quá khứ vừa mới xảy ra như là sự thèm ăn của tuần trước hay sự nhịn ăn của tuần này-mà là các nguyên nhân đã xuất hiện từ quá khứ có thể của rất nhiều các kiếp sống đã qua. Các cơ thể của chúng ta, cả bên trong và bên ngoài, là nơi tiếp nhận sự biểu hiện của các năng lượng, cả sáng tạo lẫn hủy hoại. Chúng là kết quả của các luật Nhân Quả mà các nhà huyền bí học gọi là KARMA.

Có hẳn một nhánh của y học dựa trên luật bí truyền này chỉ ra rằng sự mất cân bằng tâm sinh lý trong nhiều trường hợp bắt nguồn từ các nguyên nhân từ xa xưa. Các tập hồ sơ về Edgar Cayce, một nhà thông nhãn nổi tiếng người Mỹ, cung cấp những bằng chứng về Luật Karma và cho thấy kiến thức về những nguyên nhân thật sự ẩn phía dưới của bệnh tật hoặc tình trạng bệnh trên khía cạnh Karma có thể chữa được các chứng bệnh bệnh kinh niên ngoan cố nhất như thế nào. Điều này giải thích tại sao một số người trở thành bệnh nhân trong một trận đại dịch trong khi những người khác lại thoát khỏi nó, và tại sao trong rất nhiều trường hợp người có cơ thể vật lý khỏe nhất lại rơi vào trạng thái stress trong khi những người anh em “yếu hơn” của họ lại sống sót. Cayce nói về Karma như sau: Tìm mua: Luật Nhân Quả TiKi Lazada Shopee

Trong tất cả trường hợp mà chúng tôi nghiên cứu, dù người đó đẹp hay xấu, họ có phải trả giá, bị trừng phạt hay tưởng thưởng, thì đều có một điểm chung. Trong tất cả, thái độ và hành động của Linh hồn trong quá khứ dẫn đến các đặc điểm được biểu hiện bởi cơ thể mà hiện giờ Linh hồn bị hấp dẫn từ tính, một cơ thể không chỉ là một công cụ phù hợp một cách mơ hồ của ý thức. Nó chắc chắn là một khí cụ - một công cụ vận động theo ý nghĩa rất thật. Nó không phải là một thứ tách rời, riêng biệt và không nhất thiết liên quan tới con người cư ngụ bên trong theo kiểu mà một chiếc taxi thì riêng biệt và không liên quan đến hành khách thuê nó trong một chuyến hành trình qua thị trấn. Nó đúng là một công cụ, tự nó là một sản phẩm trực tiếp, là sự kiến tạo của con tằm đã nhả tơ ra. Đồng thời, cơ thể cũng là một tấm gương chính xác, mật thiết và vô cùng vi tế. Nó phản chiếu cả quá khứ và hiện tại - trong các chuyển động của nó và sự biểu hiện thay đổi liên tục phản ánh các thái độ hiện tại, đạo đức và cách hành xử của linh hồn hiện tại và của linh hồn qua nhiều kiếp sống trong quá khứ.

Bà Blavatsky đã nói điều sau về Karma như sau khi viết cuốn Giáo lý Bí truyền:

Những người tin tưởng vào KARMA phải tin vào ĐỊNH MỆNH, theo đó từ khi sinh ra cho đến khi chết, mỗi người đang dệt nên những sợi chỉ xung quanh y, như một con nhện đang miệt mài giăng tơ; và định mệnh này được hướng dẫn bởi tiếng nói thiên đường của nguyên mẫu nội tại (hay Chân Ngã)… hoặc bởi thể tình cảm hay thể CẢM DỤC mật thiết hơn của của chúng ta.. cái mà rất thường xuyên là những thói xấu của một thực thể biểu lộ được gọi là con người. Cả hai cái này đều ở trong con người, nhưng một trong hai sẽ chiến thắng, và từ thời kỳ ban sơ của sự tranh đấu, LUẬT HOÀN TRẢ nghiêm khắc không khoan nhượng đã ở đó và và kiên định giữ vững vai trò của mình qua những biến động. Khi viền cuối cùng của cái kén trần gian được hoàn tất, và con người dường như được bọc trong mạng lưới của chính những hành động của y, thì y thấy mình hoàn toàn dưới đế chế của định mệnh TỰ TẠO này. Điều này một là sẽ gắn liền với y y giống như chiếc vỏ sò bám trên tảng đá không gì lay chuyển nổi, hoăc sẽ cuốn y bay đi như chiếc lông vũ bay theo cơn gió tạo ra bởi chính các hành động của y…và đó là KARMA” (Giáo Lý Bí Truyền, quyển I, trang 639)

Con người, nhân vật chính trong bất cứ chuỗi sự kiện nào, là người phải gánh trách nhiệm và karma, có thể tốt và có thể xấu. Tự nhiên sẽ buộc người đó trả giá chính xác cho hành động đã được thực hiện và sẽ tưởng thưởng và bù đắp theo cùng một phương cách. Tất cả những huấn sư vĩ đại - H.P Blavatsky, Alice Bailey, Edgar Cayce, và các chân sư - đều chịu sự chi phối của luật này

Karma KHÔNG PHẢI thuyết Định Mệnh, nó không phải Số Phận…hay sự báo oán. Hành động của nó phụ thuộc vào chúng ta. Mỗi người đều tự tạo ra nó, mỗi người là một nhà lập pháp hoàn toàn của chính mình:

“ Mỗi người là một nhà lập pháp của chính mình, người tạo ra vinh quang hay tủi hổ cho chính y, là người phán quyết cuộc đời mình, với phần thưởng hoặc hình phạt” (From The Idyll of the White Lotus)

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Luật Nhân Quả PDF của tác giả Douglas Baker nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa (Nguyên Giác)
BÌNH: Khi niệm hơi thở, bạn cũng đang niệm tâm của bạn. Sau đó, bạn sẽ thấy tâm bạn trở thành một với hơi thở. Khi niệm các hành động của thân, như lúc này là ngồi, bạn cũng đang niệm tâm bạn. Rồi bạn sẽ thấy thân và tâm là một. Nhìn vào tâm bạn, bạn thấy các niệm đến rồi đi, hệt như sóng lên rồi xuống. Khi bạn thấy không niệm nào khởi, tâm bạn sẽ an tĩnh như mặt hồ phẳng lặng. BÌNH: Hãy tự thấy vạn pháp là vô thường, và vô ngã. Nhìn vào chính bạn bây giờ, bạn thấy nó khác với hàng triệu con người của bạn hôm qua, và bạn thấy bạn chỉ là một dòng suối chảy xiết, hiển lộ vô tận trong các thân khác nhau, hệt như sóng sinh rồi diệt, như bọt sóng trào lên rồi vỡ tan. Sóng và bọt sóng cứ liên tục xuất hiện, lớn hay nhỏ, cao hay thấp, nóng hay lạnh, sạch hay dơ; nhưng luôn luôn, nước thì không có sắc tướng, bất động, không bị tạo tác. Sau cái trực nhận đó, bạn dễ dàng hành động, nói, và suy nghĩ một cách tỉnh thức, không phân biệt. Hãy thẳng đường tới giải thoát; đừng bám vào thế giới đau khổ này nữa, trong đời này hay đời sau. BÌNH: Pháp thiền niệm hơi thở giúp tịnh tâm dễ dàng; nó cũng là một phần của thiền quán niệm. Có nhiều pháp niệm hơi thở. Vài vị thầy ưa cách đếm hay theo dõi hơi thở. Bạn cũng nên thử cách này: Với mắt mở nửa chừng, đừng đếm, đừng theo dõi, mà hãy cảm nhận hơi thở; Hãy tỉnh táo, và cảm nhận hơi thở. Hãy hệt như một em bé sơ sinh, và cảm nhận hơi thở. Em bé không thể suy nghĩ, không thể đếm, không thể chú tâm vào hơi thở, nhưng em bé sống hầu hết là bằng cảm thức, và bé sẽ khóc khi trong phòng quá nóng, hay khi bé đói bụng. Hãy cảm nhận hơi thở, đừng đếm hay theo dõi nó. Hãy nhớ rằng tất cả phương pháp niệm hơi thở đều tốt, và bạn có thể thử tập nhiều pháp niệm hơi thở khác nhau. Đức Phật nói pháp thiền hơi thở cũng chữa được nhiều bệnh. BÌNH: Thiền tập y hệt như chăn trâu. Làm sao bạn giữ tâm bất động trong khi sống trong cõi này? Hãy sống như nước, chứ đừng như sóng trào hay bọt nổi; nước thì bất động, vô tác, vô vi trong khi các đợt sóng sinh rồi diệt, bọt nổi rồi tan hoài thôi. Hãy nhìn vào tâm bạn - một dòng suối bất tận của các niệm. Hãy cứ nhìn vào tâm hoài, và cứ sống như nước, bình đẳng cuốn trôi hết tất cả những gì ném vào suối.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa PDF của tác giả Nguyên Giác nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa (Nguyên Giác)
BÌNH: Khi niệm hơi thở, bạn cũng đang niệm tâm của bạn. Sau đó, bạn sẽ thấy tâm bạn trở thành một với hơi thở. Khi niệm các hành động của thân, như lúc này là ngồi, bạn cũng đang niệm tâm bạn. Rồi bạn sẽ thấy thân và tâm là một. Nhìn vào tâm bạn, bạn thấy các niệm đến rồi đi, hệt như sóng lên rồi xuống. Khi bạn thấy không niệm nào khởi, tâm bạn sẽ an tĩnh như mặt hồ phẳng lặng. BÌNH: Hãy tự thấy vạn pháp là vô thường, và vô ngã. Nhìn vào chính bạn bây giờ, bạn thấy nó khác với hàng triệu con người của bạn hôm qua, và bạn thấy bạn chỉ là một dòng suối chảy xiết, hiển lộ vô tận trong các thân khác nhau, hệt như sóng sinh rồi diệt, như bọt sóng trào lên rồi vỡ tan. Sóng và bọt sóng cứ liên tục xuất hiện, lớn hay nhỏ, cao hay thấp, nóng hay lạnh, sạch hay dơ; nhưng luôn luôn, nước thì không có sắc tướng, bất động, không bị tạo tác. Sau cái trực nhận đó, bạn dễ dàng hành động, nói, và suy nghĩ một cách tỉnh thức, không phân biệt. Hãy thẳng đường tới giải thoát; đừng bám vào thế giới đau khổ này nữa, trong đời này hay đời sau. BÌNH: Pháp thiền niệm hơi thở giúp tịnh tâm dễ dàng; nó cũng là một phần của thiền quán niệm. Có nhiều pháp niệm hơi thở. Vài vị thầy ưa cách đếm hay theo dõi hơi thở. Bạn cũng nên thử cách này: Với mắt mở nửa chừng, đừng đếm, đừng theo dõi, mà hãy cảm nhận hơi thở; Hãy tỉnh táo, và cảm nhận hơi thở. Hãy hệt như một em bé sơ sinh, và cảm nhận hơi thở. Em bé không thể suy nghĩ, không thể đếm, không thể chú tâm vào hơi thở, nhưng em bé sống hầu hết là bằng cảm thức, và bé sẽ khóc khi trong phòng quá nóng, hay khi bé đói bụng. Hãy cảm nhận hơi thở, đừng đếm hay theo dõi nó. Hãy nhớ rằng tất cả phương pháp niệm hơi thở đều tốt, và bạn có thể thử tập nhiều pháp niệm hơi thở khác nhau. Đức Phật nói pháp thiền hơi thở cũng chữa được nhiều bệnh. BÌNH: Thiền tập y hệt như chăn trâu. Làm sao bạn giữ tâm bất động trong khi sống trong cõi này? Hãy sống như nước, chứ đừng như sóng trào hay bọt nổi; nước thì bất động, vô tác, vô vi trong khi các đợt sóng sinh rồi diệt, bọt nổi rồi tan hoài thôi. Hãy nhìn vào tâm bạn - một dòng suối bất tận của các niệm. Hãy cứ nhìn vào tâm hoài, và cứ sống như nước, bình đẳng cuốn trôi hết tất cả những gì ném vào suối.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa PDF của tác giả Nguyên Giác nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Đời Và Đạo Nghiệp Hòa Thượng Tuyên Hóa (Nhiều Tác Giả)
Nội dung quyển sách này gồm những mẩu chuyện có liên quan từ khoảng đời thơ ấu đến lúc trưởng thành xuất gia tu đạo của Hòa Thượng, kể cả những bài khai thị trong lúc Ngài giảng kinh thuyết pháp thương ngày. Ngoài ra chúng tôi cũng kết tập thêm bài viết của giáo sư Dương Phú Sâm, gồm những câu chuyện do chính ông thưa thỉnh Hòa Thượng kể lại cuộc đời Ngài với nhiều chi tiết đặc sắc, rất tỉ mỉ. Qua đó khiến các giới nhân sĩ cảm nhận và lãnh hội được những bài học, những kinh nghiệm quý báu được thể hiện qua cuộc đời tu đạo của Hòa Thượng, hầu nối gót Ngài tu học Phật Pháp. Hoà thượng Tuyên Hóa (tiếng Hán: 宣化上人), pháp danh là An Từ, tự Độ Luân; 26 tháng 4 năm 1918 - 7 tháng 6 năm 1995) là một tu sĩ Phật giáo gốc Trung Quốc, người kế thừa đời thứ 9 của Quy Ngưỡng tông. Hòa thượng Tuyên Hóa được đông đảo người dân yêu mến, tôn thờ như một vị bồ tát sống. Ngài không chỉ có tấm lòng từ bi, luôn giúp đỡ mọi người, mà những gì mà ngài để lại cho thế hệ sau này thực sự vô cùng quý giá. Sư chế định tiêu chuẩn tu hành cho mình và cho chính các đệ tử xuất gia lẫn tại gia theo sáu tông chỉ: Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói láo. Một trong những hành động khoáng đạt là sư đã nỗ lực hàn gắn lại sự phân chia hơn hai ngàn năm của hai truyền thống Phật Giáo, Nam Tông và Bắc Tông. Sư thường cung thỉnh danh tăng Nam tông đến chùa truyền giới, cùng thương thảo và giải quyết những quan điểm dị đồng. Suốt cuộc đời, Sư luôn khiêm cung, vô ngã và tận tụy rãi lòng đại bi đến tất cả chúng sanh. Sư hành đạo không nghỉ ngơi, chỉ muốn dẹp trừ màn vô minh, mê si đang che lấp bản tính chân thật của chúng sanh. Sư luôn hành đạo vì hòa bình nhân loại, tôn giáo, quốc gia, thế giới. "Khi tôi đến, tôi không có gì cả; khi tôi đi, tôi vẫn không có gì cả. Tôi không muốn để lại dấu vết gì trên thế gian. Tôi từ hư không đến. Tôi sẽ trở về hư không!" Tìm mua: Cuộc Đời Và Đạo Nghiệp Hòa Thượng Tuyên Hóa TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Và Đạo Nghiệp Hòa Thượng Tuyên Hóa PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Đời Và Đạo Nghiệp Hòa Thượng Tuyên Hóa (Nhiều Tác Giả)
Nội dung quyển sách này gồm những mẩu chuyện có liên quan từ khoảng đời thơ ấu đến lúc trưởng thành xuất gia tu đạo của Hòa Thượng, kể cả những bài khai thị trong lúc Ngài giảng kinh thuyết pháp thương ngày. Ngoài ra chúng tôi cũng kết tập thêm bài viết của giáo sư Dương Phú Sâm, gồm những câu chuyện do chính ông thưa thỉnh Hòa Thượng kể lại cuộc đời Ngài với nhiều chi tiết đặc sắc, rất tỉ mỉ. Qua đó khiến các giới nhân sĩ cảm nhận và lãnh hội được những bài học, những kinh nghiệm quý báu được thể hiện qua cuộc đời tu đạo của Hòa Thượng, hầu nối gót Ngài tu học Phật Pháp. Hoà thượng Tuyên Hóa (tiếng Hán: 宣化上人), pháp danh là An Từ, tự Độ Luân; 26 tháng 4 năm 1918 - 7 tháng 6 năm 1995) là một tu sĩ Phật giáo gốc Trung Quốc, người kế thừa đời thứ 9 của Quy Ngưỡng tông. Hòa thượng Tuyên Hóa được đông đảo người dân yêu mến, tôn thờ như một vị bồ tát sống. Ngài không chỉ có tấm lòng từ bi, luôn giúp đỡ mọi người, mà những gì mà ngài để lại cho thế hệ sau này thực sự vô cùng quý giá. Sư chế định tiêu chuẩn tu hành cho mình và cho chính các đệ tử xuất gia lẫn tại gia theo sáu tông chỉ: Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói láo. Một trong những hành động khoáng đạt là sư đã nỗ lực hàn gắn lại sự phân chia hơn hai ngàn năm của hai truyền thống Phật Giáo, Nam Tông và Bắc Tông. Sư thường cung thỉnh danh tăng Nam tông đến chùa truyền giới, cùng thương thảo và giải quyết những quan điểm dị đồng. Suốt cuộc đời, Sư luôn khiêm cung, vô ngã và tận tụy rãi lòng đại bi đến tất cả chúng sanh. Sư hành đạo không nghỉ ngơi, chỉ muốn dẹp trừ màn vô minh, mê si đang che lấp bản tính chân thật của chúng sanh. Sư luôn hành đạo vì hòa bình nhân loại, tôn giáo, quốc gia, thế giới. "Khi tôi đến, tôi không có gì cả; khi tôi đi, tôi vẫn không có gì cả. Tôi không muốn để lại dấu vết gì trên thế gian. Tôi từ hư không đến. Tôi sẽ trở về hư không!" Tìm mua: Cuộc Đời Và Đạo Nghiệp Hòa Thượng Tuyên Hóa TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Và Đạo Nghiệp Hòa Thượng Tuyên Hóa PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.