Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hơn Nửa Đời Hư (Vương Hồng Sển)

Hiểu theo trong Nam Hơn nửa đời hư, có nghĩa là hơn phân nửa đời người, chưa làm gì nên thân. Giọng hàng tôm, giặm mắm muối, rõ ràng hơn; đã quá nửa đời người, hổng nên thân gì ráo trọi!

Hơn nửa đời, biết làm sao mà định? Bốn mươi năm mươi cũng được, quá sáu bảy mươi cũng biết đâu chừng? Thôi thì để đó, khi đập nắp quan sẽ hiểu.

Chuyện tôi viết, bắt đầu từ năm sanh (1902) đến năm đi dạy học ở Huế về (1967), thấy nhộn quá nên ở nhà, chớ dư sức hoạt động. Con đường đã trải, cũng dài khá bộn, kể tuổi đầu cho đến nay đã trên bảy mươi, như vậy lẽ đáng nên gọi, nếu mai nầy chết, là “trọn một đời hư”, mới phải.

Như con bạc trúng một canh bài về khuya, đủ gỡ vốn lời, vì “nên” được vào mấy ngày chót vậy xin cho tôi ghi “Hơn nửa đời hư” làm nhan sách.

Tưởng “viết để lại cho con là Bảo” nhưng nay in thành sách có nhiều mắt cùng xem, như vậy “Hơn nửa đời hư” là phải. Tìm mua: Hơn Nửa Đời Hư TiKi Lazada Shopee

Ngoài trời mưa, đêm vẫn lạnh. Gió mướt tỉ tê, mắt già mi ướt. Tôi chuốc đôi hài nhung, mặc thêm một lớp áo ấm, lại ngồi bàn viết:

“Đêm nay gió bấc mưa dầm,

Đèn khuya một bóng, bóng lầm với đêm”

Dưới Mái Tây, ngọn đèn điện cứ reo vui với mấy con thiêu thân tự sát. Song cửa mở sương che mất khu phố mấy từng cao.

Con mèo tam thể đi ăn vụng bị hàng xóm chém tét móng chân trước, đang nằm rên hì hì trên đầu tủ sách. Vừa viết đến đây, tôi đọc lớn. Con mèo nhướng mắt tưởng tôi ngỏ lời an ủi, nên hoà âm mấy tiếng hừ hừ, tợ chiếc ấm gần sôi. Bỗng tôi đổi sang giọng lớn, không mấy êm tai, tôi thấy vành tai con miêu đang xụ lại vành lên, trán con miêu nhăn nhăn, tam thể tựa hồ bụng bảo dạ: “Lão Vương nầy chướng, chúng cho về hưu cũng phải: Lão lai nhai những gì rỗng tuếch, chẳng bù má Năm, nói những lời đáng giá, hứa cho ăn thì no bụng đến phát ách, hăm đánh đòn thù nhừ tử nên thân; Bữa nay lão viết giống gì nữa đây, chỉ hại tốn giấy?”

Ấy đó, trên bảy mươi mà còn bị chó mèo xài xể, hỏi phải hư chưa? Lúc nhỏ vì mê đọc văn Anatole France nên vướng cái nghiệp của lão già Ba Tri nầy. Tuy không hiểu hết những câu sâu sắc của lão, nhưng lại thích cái giọng trịch thượng nửa đùa nửa thật, hơi cay một tí thôi, vừa nhẹ vừa thâm, hiểu được mớ nào, thấm ý đánh đùi cái chát? Thú vị nhứt, đọc mãi không chán là bộ “Le crime de Sylvestre Bonnard”, và đoạn ly kỳ nhứt trong sách là chỗ diễn tả cách báo ân đáp nghĩa của chị ả huê khôi, nửa đời tài sắc trước nghèo xơ xác đến nỗi phải trú ngụ trên gác thượng của lão hàn lâm nầy, rồi sau đụng một ông hoàng giàu sang không mấy hồi, trực nhớ ơn xưa lão hàn tặng một chén xúp khi đói lạnh, nay biết lão ham sách bèn sai con ôm đến nhà đêm No-en dâng cho lão một cuốn sách quí đựng trong bộng một khúc gỗ củi chuyện đọc thật là khoái trá. Chương trong sách tựa là “La buche de Noel”, ai muốn thường thức hãy tìm mà đọc. Nay tôi mượn ý viết tập nầy mở đầu truyện “Anh Vương tự thuật”.

“Dừng chén ngoảnh lại trời non nước,

Một mảnh tình riêng: ta với ta”. (Thơ Bà huyện Thanh Quan “Qua Đèo Ngang”)Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vương Hồng Sển":Hơn Nửa Đời HưTự Vị Tiếng Nói Miền NamDỡ MắmChuyện Cười Cổ NhânSài Gòn Năm Xưa

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hơn Nửa Đời Hư PDF của tác giả Vương Hồng Sển nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bí Quyết Thành Công Của Henry Ford (Douglas Brinkley)
Nói đến lịch sử xe hơi là phải nói về Henry Ford - người sáng lập Công ty Ford Motor. Henry Ford được mệnh danh là “ông vua xe hơi” của nước Mỹ, ông không chỉ cách mạng ngành công nghiệp sản xuất ô tô ở Hoa Kỳ và châu Âu mà còn có nhiều ảnh hưởng tới kinh tế và xã hội thế kỷ XX: Sự phối hợp giữa sản xuất hàng loạt, tiền lương cao và giá thành sản phẩm thấp cho người tiêu dùng mà ông áp dụng đã được gọi là “Chủ nghĩa Ford”.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Quyết Thành Công Của Henry Ford PDF của tác giả Douglas Brinkley nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cát Bụi Chân Ai (Tô Hoài)
Mở đầu bằng mối giao tình giữa Tô Hoài và Nguyễn Tuân. Kết thúc bằng cái chết của Nguyễn Tuân. Giữa hai nhà văn đó là những kiếp nhân sinh chập chờn như những bóng ma trơi. Giữa hai nhà văn đó là không khí ngột ngạt của văn nghệ, kháng chiến, cách mạng và chính trị. Giữa hai nhà văn đó, cho tới khi có một người nằm xuống, đã một nửa thế kỷ trôi qua...(Hoàng Khởi Phong) Tô Hoài đã khắc họa thành công các hình tượng Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Bính, Xuân Diệu… và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một thời đại văn học. Đặc biệt Tô Hoài không tô vẽ cầu kỳ, không thiêng liêng hóa hình tượng Nguyễn Tuân nhưng chân dung Nguyễn Tuân không vì thế mà mất đi vẻ khả ái, đẹp đẽ và ấn tượng. Chỉ điểm xuyết về con người Nguyễn Tuân trong giai đoạn tiền chiến, rồi đi ngược lại mãi về một thời rất xa, cứ thế cuộc đời dấn thân của Nguyễn Tuân như Tô Hoài biết từ sau 1945 tới nay hiện lên sinh động với tất cả những gì bình dị và thân thương nhất…Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến BỏiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cát Bụi Chân Ai PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Thành Và Lộc Đời (Thành Lộc)
“Như con tằm rút ruột nhả tơ”, NSƯT Thành Lộc đã dành cả đời mình để mang trọn vẹn xúc cảm cho khán giả. Mỗi đêm diễn, khi tấm rèm nhung mở ra, anh sống trọn một cuộc đời khác: cuộc đời của nhân vật. Khán giả khóc cười theo nhân vật, theo anh. Xưa, có những người đóng vai Quan Công, trước đó phải nằm đất ăn chay, thậm chí không được gần vợ để hoàn toàn tin mình là Quan Thánh Đế. Vậy chuyện gì đã xảy ra với NSƯT Thành Lộc trong suốt 45 năm qua? Cái con người đã gần 600 lần xắn xương máu và linh hồn của mình chia đều cho 600 vai diễn? 45 năm qua, thử coi, anh đã chết bao nhiêu lần trên sân khấu. Anh đã cưới bao nhiêu cô, đã bị thất tình, phản bội. Đêm anh làm vua, đêm khác làm giặc. Bữa anh làm lão, bữa khác anh làm đứa trẻ tung tăng…Có lúc anh là Ignacio nổi loạn trong vở kịch Trong Hào Quang Bóng Tối chống lại cái ác, cái xấu và nhận lãnh kết cục bị thủ tiêu. Rồi có khi anh lại là một Tạ Thanh mưu mô trong Bí mật Vườn Lệ Chi đẩy Nguyễn Trãi vào cái án oan phải tru di tam tộc. Có đêm anh trong vai một cô gái bán thân chuyên trị những kẻ đạo đức giả mạo với bề ngoài lịch lãm trong Hợp đồng mãnh thú. Cả một xã hội đảo điên, điên đảo… Rồi đêm khác anh lại là một Lý Thường Kiệt không phải trong vai một anh hùng mà ở khía cạnh rất đời thường trong Ngàn năm tình sử của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Trong hàng ngàn đêm diễn trong cuộc đời mình, mỗi đêm, nhìn xuống hàng ghế khán giả, chỉ mong tìm được một ánh mắt có cùng tần số cảm xúc là anh hạnh phúc lắm rồi. Một khán giả, là một nhà sư bên Pháp về, xem vở Bí mật vườn Lệ Chi mà Thành Lộc dồn tất cả nỗi đau của mình vào Dàn Đồng Ca ở cuối vở. Dàn Đồng Ca trong một đống vải lùng nhùng như hồn của đất, hồn của nhân loại cố làm như không biết, không thấy, không nghe… Nhà sư đã tâm sự: “Tôi đã nhìn ra Dàn Đồng Ca đó tuy là chứng nhân lịch sử, nhưng không thể nói ra những sự thật kinh hoàng mà mình từng chứng kiến”. Vâng. Chỉ cần nhiêu đó thôi, khi khán giả nhìn ra những trăn trở mình gửi gắm qua từng vai diễn, với Thành Lộc hạnh phúc đã đủ đầy. Cộng đi trừ lại, anh còn được gì sau ngần ấy phân thân? Anh bảo: “Khi sáng tạo một vai diễn, dựng một vở, tôi luôn làm như đang làm một cái gì đó cho người mình yêu”. Phải. Chỉ khi làm cho người mình yêu (dù là tưởng tượng) thì Thành Lộc mới có thể thổi cho những con chữ im lìm trong kịch bản sự sống, rót xương máu và linh hồn của mình vào những cái vỏ vô hình ấy. “Bạn nên biết là Thành Lộc cũng thích ăn nói tục tằn, thích được chửi thề để xả phần nào những áp lực công việc không chia được với ai, cũng mê những việc rất Con Người, cũng thích yêu đương, dù lăng nhăng hay nghiêm chỉnh, thích hưởng thụ sân si”… Thành Lộc sau khi trải hết lòng mình, đã mong bạn đọc hãy hiều anh cũng rất Con Người như thế. Tìm mua: Tâm Thành Và Lộc Đời TiKi Lazada Shopee “Đến với đời này với Tâm Thành, mang tài năng của mình đến với khán giả như để tặng Lộc cho đời. Rồi có được đời nhớ hay bị người phũ phàng quên, thì cũng là hên xui của số mệnh”. Người đời sẽ không dễ dàng lãng quên đã từng có một Thành Lộc tài năng mà họ vô cùng yêu mến. Khán giả sẽ kể với con cháu họ, bắt đầu bằng: “Ngày xửa, ngày xưa, trên sân khấu thoại kịch ở Sài Gòn, có một Thành Lộc…”. Là người hiểu Thành Lộc hơn ai hết, nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc đã giúp anh phơi bày những tâm tư, trăn trở và cả những góc khuất của cuộc đời trong cuốn tự truyện này. Nhiều lời đề nghị anh viết hồi ký nhưng anh đều từ chối, như anh đã “thú nhận”: "Đã có rải rác vài lời đề nghị tôi viết hồi ký hoặc ngồi kể cho người ta ghi lại từ nhiều năm trước nhưng tôi đã từ chối bai bải... vì thấy mình chưa đủ độ dầy và độ… sạch sẽ để cho người ta đọc về mình, phần cũng lười lắm nên thôi...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Thành Và Lộc Đời PDF của tác giả Thành Lộc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Viết Dưới Ánh Đèn Dầu (Bùi Xuân Phái)
Viết dưới ánh đèn dầu là dòng chữ đầu tiên trong cuốn Nhật ký của Họa sĩ Bùi Xuân Phái năm 1970, được làm tên cho cuốn sách giới thiệu những ghi chép của ông viết trong 30 năm (1958 - 1988). Bùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, cho nghệ thuật và chỉ cho nghệ thuật mà thôi. Những suy tư cuối cùng cũng chỉ để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn. Bùi Xuân Phái không định tuyên ngôn, gia tài hội họa của ông đã quá phong phú cũng không định triết lý thẩm mỹ, mà nhận định trực tiếp các hiện tượng xã hội liên quan đến nghệ thuật. Những suy nghĩ khác về cuộc sống, cũng chỉ là làm thế nào để miếng cơm manh áo không can thiệp được vào hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Cũng như mọi nghệ sĩ lớn, Bùi Xuân Phái luôn đặt câu hỏi nghệ thuật là gì? Thế nào là nghệ thuật? Làm như vậy có phải là nghệ thuật không? Cái đẹp nằm ở đâu? ông lặp đi lặp lại, nhắc đi, nhắc lại, tự nhủ mình, tự trả lời, tự băn khoăn trong một cuộc sống đầy lo âu, gánh nặng mà nếu ai không sống qua thời kỳ đó cũng khó lòng hiểu hết những gì ông viết. Thời kỳ không chỉ khó khăn về kinh tế, đe dọa của bom đạn mà còn có cả thói đạo đức giả, nghệ thuật giả, chủ nghĩa cơ hội, sự ấu trĩ mà cả những kẻ ưa chụp mũ lên người khác. Qua những trang nhật ký của Bùi Xuân Phái ta thấy rõ những biến đổi phức tạp trong cuộc sống mà ông đã trải qua, đã vượt lên để khẳng định mình trong nghệ thuật và trong cách sống. Những gì ông viết ra thường không để dạy ai về nghệ thuật mà tự khuyên ta tu dưỡng nên người, nhất là làm người nghệ sĩ trong cuộc đời cụ thể. Lời nói, câu viết của ông như mặt sau của tấm tranh và cũng là phần ngầm của tảng băng. Chúng là chứng cứ cho sự tồn tại bền vững của hàng ngàn tác phẩm ông đểâ lại. Từ 1958-1974, Nhật ký và ghi chú của Bùi Xuân Phái được ghi trên 14 quyển lịch tay thường niên và 5 cuốn sổ tay. Đây là giai đoạn ông sáng tác các đề tài tranh khỏa thân và trừu tượng, chúng cũng được giữ kín như những ghi chép trên, chỉ có một vài ngời bạn thân của Họa sĩ biết đến. Từ 1975 cho đến lúc lâm chung (1988) ông tiếp tục ghi trên 13 cuốn lịch tay và trên nhiều mẩu giấy, lề tranh bất kỳ … Tất cả những tài liệu trên được gia đình lưu giữ đầy đủ. Riêng năm I958-1960 chưa có lịch tay nên ông ghi ra sổ, đặc biệt cuốn nhật ký viết năm 1972 bị thất lạc không rõ lý do và mới tìm được bản sao. Từ những tài liệu này Bùi Thanh Phương (con trai Bùi Xuân Phái) và nhà sưu tập Trần Hậu Tuân biên soạn thành cuốn sách. Qua những trang viết giúp ta hiểu thêm giá trị các tác phẩm hơn, con người tác giả hơn. Tinh thần ấy làm ta nâng niu quí trọng những dòng nhật ký của Bùi Xuân Phái. Thêm yêu kính và biết ơn công lao đóng góp cho nghệ thuật của ông.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Viết Dưới Ánh Đèn Dầu PDF của tác giả Bùi Xuân Phái nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.