Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Phê bình văn học - Thế hệ 1932

Ấn phẩm “Phê bình văn học thế hệ 1932” của tác giả Thanh Lãng được nhà xuất bản Phong Trào Văn Hoá ấn hành lần đầu tiên năm 1972. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu trọn bộ 2 cuốn. Sách có tình trạng rất tốt, bìa gốc, lõi sách và gáy sách đều rất đẹp. 

Để biên soạn được bộ sách này, Thanh Lãng đã để ra gần 15 năm làm việc với bốn năm thư ký. Ông cho biết, thời gian trước đó, nói đến Lịch sử Phê bình Văn học ở Việt Nam, người ta mới chỉ dựa vào các sách Phê bình đã xuất bản mà chưa đi tìm các bài phê bình còn nằm rải rác trên khắp các báo xuất bản từ năm 1932 đến năm 1945. Tác giả đã để ra 15 năm trời để đọc và trích tất cả các bài phê bình in rải rác trên các báo xuất bản từ năm 1932 đến năm 1945. Rồi từ đó, trình bày cho học trò, các sinh viên Ban Văn chương Việt Nam trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, một cái nhìn tổng quát về sinh hoạt phê bình văn học suốt 13 năm, từ 1932 đến năm 1945 kèm theo đầy đủ tài liệu. Với tất cả các tờ báo, ông đã phân tích tỉ mỉ, ghi nhận xem có bao nhiêu biên tập viên, đường lối, chính sách của mỗi tờ báo, rồi trích tuyền các bài cần trích tập hợp lại trong bộ sách này. 

Bộ sách này gồm có 04 phần: 

Lịch sử NỀN PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. 

Lịch sử NỀN TIỂU THUYẾT VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. 

Lịch sử NỀN THI CA VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. 

Lịch sử NỀN SÂN KHẤU VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. 

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Đồ thờ trong di tích của người Việt [pdf]
Trong một tấm bia của chùa Bối Khê (Thanh Oai - Hà Tây ) có ghi rằng : Anh tú của trời đất tụ thành sông núi. Sự linh thiêng của sông núi đúc ra thành thần. Thánh thần linh thiêng hóa làm mây gió sấm mưa để nhuần tưới cho sinh dân và còn mãi muôn đời cùng non nước đất trời vậy. Câu nói minh triết ấy là tinh thần dẫn người xưa vào đạo. Ngày nay chúng ta quan niệm rằng tôn giáo tín ngưỡng là văn hóa. Bất kể dòng tư tưởng lớn nào của thế giới cho tới những tư tưởng bình dân nhuốm màu tôn giáo đều lấy thiện tâm làm đầu, từ đó mới bàn đến tư tưởng và tâm linh để cuối cùng hội tụ vào thần linh. Đồ thờ như "giấy thông hành" để tầng dưới tiếp cận tầng trên, con người tiếp cận với đấng vô biên (mà suy cho cùng đấng vô biên chỉ là sản phẩm thuộc tư duy liên tưởng của loài người). Mỗi thời có một nhận thức khác nhau, tư duy liên tưởng khác nhau sẽ dẫn đến có cách ứng xử và mối liên hệ với thần linh khác nhau. Không một di tích tôn giáo nào không có đồ thờ. Đồ thờ xác định tư cách cho những kiến trúc cùng với hệ thống tượng liên quan để trở thành di tích tôn giáo tín ngưỡng. Ngược lại, nếu không có đồ thờ thì cùng lắm di tích đó chỉ mang hình thức một nhà trưng bày. Như vậy đồ thờ đã góp phần thiêng hóa kiến trúc thờ tự, nó đã hướng tâm con người đến lẽ huyền vi của đạo, hướng đến chân, thiện, mỹ, tránh thoát những dục vọng thấp hèn, góp phần làm cân bằng những tâm hồn luôn bị giày vò bởi tục lụy. Đồ thờ là sản phẩm văn hóa hữu thể, nó chứa đựng những ước vọng truyền đời của tổ tiên, qua nó như qua thần linh để cầu nguồn hạnh phúc trần gian.ở nước Việt, đồ thờ mang vẻ đẹp tâm linh thánh thiện phản ánh tâm thức của người nông dân trồng lúa nước. Chúng vượt lên trên cả tính tích cực và tiêu cực của người đời, vượt lên trên cả những yếu tố sùng bái thuộc tín ngưỡng và dị đoan để tồn tại như một chứng tích lịch sử, một lời nhắn nhủ của tổ tiên... Thông qua đổ thở chúng ta có thể tìm về bản thể chân như thuộc vẻ đẹp của người xưa, để con người nhờ đó mà nâng cao thêm được tinh thần yêu nước, yêu quê hương xứ sở, yêu quý lẽ nhân bản, đồng thời có ý thức trọng đức đẹp của cả đạo và đời.
Bắc Giang Địa Chí - Trịnh Như Tấu (NXB Chân Phương 1937)
Sau khi tôi xuất bản quyển Hưng Yên địa chí, có nhiều bạn quá yêu khuyên nên lần lượt soạn Địa chí tất cả các tỉnh, hợp thành một bộ địa dư toàn quốc. Công việc to tát như thế, tự biết sức mình không đạt được với cái tuổi thanh niên học lực còn ít, lịch duyệt chưa nhiều! Lại thêm thời giờ eo hẹp thì dù có muốn cũng không sao toại chí. Một ngày kia, về thăm quê nhà, trong một cuộc hội kiến, quan chánh công sứ PETTELAT khuyên tôi soạn Bắc Giang địa chí và hứa giúp sưu tầm tài liệu. Bắc Giang Địa ChíNXB Chân Phương 1937Trịnh Như Tấu293 TrangFile PDF-SCAN
Gương Luân Lý - Trịnh Như Tấu (NXB Ngô Tử Hạ 1934)
Là một trí thức am tường cả hai nền văn hoá Đông - Tây, lại được làm nhiệm vụ của một nhân viên cao cấp trong Toà sứ, nên ông có điều kiện thuận lợi tiếp cận với nguồn tư liệu chính thống của Nhà nước Bảo hộ, đồng thời thường xuyên tiếp thu tư liệu điền dã ở các địa phương, được kế thừa, ảnh hưởng sâu sắc truyền thống thượng võ và văn hiến của quê hương, nên Nhật Nham sớm hội đủ tư chất để trở thành nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá. “Vị tiền” – Tập truyện dài xuất bản năm 1933 có thể được xem là tác phẩm, là đứa con tinh thần đầu tiên của ông cũng như của các tác giả văn xuôi Bắc Giang ở thế kỷ 20. Cũng năm 1933 ông lại cho xuất bản Trịnh gia Chính phả, một trong những cuốn phả đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ và được công bố rộng rãi. Gương Luân LýNXB Ngô Tử Hạ 1934Trịnh Như Tấu68 TrangFile PDF-SCAN
Hưng Yên Địa Chí - Trịnh Như Tấu (NXB Ngô Tử Hạ 1937)
Tỉnh Hưng Yên xưa nay đã có quyển sách địa dư nào chưa? Chưa thực sự có, Vì dù có thì cũng đơn giản về từng sự tích mà thôi, chứ chưa có bộ sách hoàn toàn nào xuất thế. Ông Trịnh Như Tấu hiện tòng sự tại tòa sứ Hưng Yên, là một người có học vấn uyên bác, thường lưu tâm khảo cứu. Ông có chí làm sách địa dư Hưng Yên, cho nên những giờ công hạ, ông đều dùng vào sự viết sách, và những ngày được nghỉ, ông thường đi du lịch mọi nơi, đã mấy năm, mới lập thành bản thảo, thật là có công với tỉnh Hưng Yên và có công với địa dư học nhiều lắm. Hưng Yên Địa ChíNXB Ngô Tử Hạ 1937Trịnh Như Tấu157 TrangFile PDF-SCAN