Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại Nhất (Osho)

Tương lai thì mờ mịt, thế mà chẳng ai muốn hiểu. Quá khứ đã chết, và nếu bạn cứ mãi níu giữ thì tương lai sẽ càng mịt mờ hơn. Khắp nơi, người ta né tránh tôi. Tất cả các bộ máy quyền lực lên án tôi, chỉ vì một lý do đơn giản là tôi muốn họ nhìn thẳng vào thực tại. Mắt họ cứ nhắm mãi vậy.

Trong logic người ta gọi đó là “lý luận đà điểu”. Con đà điểu có khuynh hướng là: mỗi khi gặp kẻ thù và biết mình chết chắc, nó chỉ cần dúi đầu xuống cát. Nó sống trong sa mạc, mắt nhắm tịt đầu trong cát. Nó hoàn toàn yên tâm vì nó không còn phải nhìn thấy kẻ thù ở đâu nữa.

Nhưng như vậy không có nghĩa là kẻ thù đã biến mất; thực ra việc đó chỉ tạo thuận lợi hơn cho kẻ thù mà thôi. Lúc này thì con đà điểu cũng chẳng định làm gì để trốn thoát, để chiến đấu, thương lượng, hay bất kỳ điều gì. Lúc này thì chẳng còn gì phải bàn: đơn giản là nó đứng đó sẵn sàng làm một bữa ngon cho kẻ thù. Kẻ thù của đà điểu chỉ việc ăn nó mà không tốn tí sức lực nào, bởi lẽ đà điểu vẫn cứ sống với một ý niệm rằng: “Tớ chả thấy có kẻ thù nào ở đây cả.”

Ngày nay lý luận đà điểu có mặt ở khắp nơi. Không ai muốn nhìn thấy thực tại - rằng mình đang chìm đấy, rằng mọi giá trị của mình đề là giả dối, rằng toàn bộ nền văn minh của mình rặt bọn đạo đức giả, rằng tất thảy những nụ cười chỉ toàn là sự cử động của cơ miệng và chẳng hề có chút tâm tư nào trong đó, rằng mình đã quên là mình phải sống, phải yêu, phải cười, rằng mình chẳng hiểu được ý nghĩa của cuộc đời. Bạn cứ níu giữ vì không còn gì khác nữa, không có sự lựa chọn khác.

Người ta tránh né tôi vì lẽ tôi có thể đem đến một lựa chọn khác. Tôi chỉ cho rằng đó không phải là con đường duy nhất mà một xã hội có thể tồn tại, đó không phải là con đường duy nhất mà một cuộc hôn nhân có thể bền vững, đó không phải là con đường duy nhất mà người ta có thể nuôi dạy con trẻ, đó không phải là con đường duy nhất mà các chính phủ có thể vận hành. Có những con đường khác. Thế mà chỉ cần nghe tới sự lựa chọn khác thôi cũng đủ làm họ kinh sợ. Họ thà thấy thế chiến thứ ba nổ ra còn hơn là thay đổi lối tư duy của con người. Tìm mua: Thực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại Nhất TiKi Lazada Shopee

Osho

***

Acharya Rajneesh, hay Bhagwan Shree Rajneesh, người về sau được thế giới biết đến với cái tên Osho, sinh năm 1931 ở làng Kuchwada, bang Madhya Pradesh, thuộc miền Trung Ấn Độ. Là con trai cả trong một gia đình Kỳ Na Giáo (Jaina), một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, Osho chưa từng theo bất kỳ tôn giáo nào. Khi còn nhỏ, Osho đã là một đứa trẻ thông minh, nổi loạn, tự lập, hiếu kỳ về những lễ nghi tín ngưỡng cổ truyền và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bà ngoại, một người phụ nữ sắc sảo.

Sau khi có học vị thạc sĩ Triết học tại Đại học Saugar năm 21 tuổi và đạt tới giác ngộ (Samadhi) vào năm 1970, Osho du thuyết nhiều nơi trên đất Ấn. Ông bắt đầu truyền giảng những khái niệm tâm linh mới mẻ gây tranh cãi, như thông qua dục (Sex) để đạt siêu tâm thức (Super-Consciousness) và đưa ra phương pháp thiền mới, gọi là thiền động (Dynamic Meditation) - một sự pha trộn các tư tưởng triết học và đạo giáo lớn đương thời. Tư tưởng của Osho lan tỏa khắp mọi nơi, thu hút hàng ngàn môn đệ trên toàn cầu.

Qua nhiều biến động, Osho di cư từ Ấn Độ sang Mỹ để chữa bệnh, rồi bị trục xuất quay về Pune (Poona) ở nước nhà. Osho yếu dần và “rời thân thể” năm 1990. Ông để lại cả một gia tài sách và những bài giảng ghi hình ghi âm lên tới 7000 giờ lưu trữ bằng 47 thứ tiếng, các hình thức tập thiền và một trung tâm tu học rộng 16 mẫu đất (khoảng 162.000 m2) cách Bombay 100 dặm.

Osho không theo bất kỳ tín ngưỡng nào. Ông cũng không truyền giảng bất kỳ đạo giáo nào. Thứ duy nhất ông thuyết giảng là Đạo, với quan niệm Thượng Đế nằm trong vạn vật. Với sứ mạng tạo một thế giới tỉnh thức, Osho đưa ra và muốn phổ biến hình ảnh về con người mới - được ông gọi với cái tên Phật Zorba.

Nhóm “người mới” là hình ảnh những người trỗi dậy thay thế thế hệ đang hấp hối, họ chấp nhận bản ngã của chính mình - vừa nhảy múa vui ca giữa cuộc đời, vừa cảm thấy an tịnh khoan hòa. Osho tin tưởng đó là một tương lai hoàng kim của nhân loại, khi con ngời ngừng tự hỏi về tương lai của chính mình và con em họ.

Nhiều đạo lý thuyết giảng của Osho vẫn còn gây tranh cãi trong cộng đồng và gây tai tiếng trong thời gian ông còn sống. Nhưng không thể phủ nhận, với trí tuệ, kỹ năng thuyết giảng đầy cuốn hút, một lối văn giản dị cùng óc hài hước và nhân cách của mình, Osho đã lay động trái tim và thay đổi cuộc sống của hàng triệu người.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong Thiền

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại Nhất PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thiền Tông Vĩnh Gia Tập (Thích Thanh Từ)
TỰA Nghe rằng: Huệ môn rộng mở lý bặt mối manh sắc tướng, nẻo giác xa xăm một phen lên rồi thì chôn lấp danh ngôn biểu hiện. Buồn thay! Đấng Năng Nhân thị hiện ứng hóa khắp nơi, mở diệu điển nơi ba thừa, suốt chân thuyên trong tám bộ. Sở dĩ phát huy đến chỗ sâu xa treo cao trí tuệ soi sáng nẻo tối tăm, xiển dương đại đạo, cỡi sóng Thiền trên sóng dục. Vì vậy, kim quan trùm ánh sáng, ngọc hào thâu vẻ đẹp, một mình nêu cao tinh anh Linh Thứu, riêng mang nghiệp thành lân (ý tán dương đại sư là bậc tôn quý trong nhà Thiền) chỉ có Đại sư vậy! Đại sư họ Đới, người ở Vĩnh Gia. Thuở nhỏ, Ngài chuyên tâm nơi tam tạng, lớn lên lão thông pháp Đại thừa, ba nghiệp siêng năng riêng hoằng dương Thiền quán. Cảnh trí đều tịch, định tuệ song dung khiến cho bụi lặng nơi nẻo tối tăm, sóng dừng nơi biển diệu. Tâm trong như ngọc, đạo chủng sáng ngời thất tịnh (Thất tịnh: 1) Giới tịnh. 2) Tâm tịnh. 3) Kiến tịnh. 4) Độ nghi tịnh. 5) Phân biệt đạo tịnh. 6) Hạnh đoạn tri kiến tịnh. 7) Niết-bàn tịnh.) chói nhau. Giới sạch như trăng, hoa từ tỏ rạng tam không (Tam không là ba môn giải thoát: Không, Vô tướng, Vô nguyện.) trình chiếu. Lại thêm, chí thanh khiết như tùng điểm sương, tâm rỗng không như trăng đáy nước. Áo vải cơm rau quên thân vì đạo, xót thương hàm thức muốn chúng sanh đều được an vui. Quán niệm nối nhau tâm không gián đoạn, trước sau gìn giữ tiết tháo rắn chắc như đá vàng. Tâm yếu cạn sâu một lý dung thông như kết hoa không thẹn. Thần trí thấu triệt ngôn biểu, lý mầu khế hợp hoàn trung. Khiêm hạ mình, đề cao người. Thuận phàm đồng thánh chẳng khởi diệt định mà giữ bốn oai nghi. Danh trọng đương thời, hóa đạo cùng khắp. Người thạc học khắp Tam Ngô [Tam Ngô là Tô Châu (Đông Ngô), Nhuận Châu (Trung Ngô), Hồ Châu (Tây Ngô)] đông đúc đến học Thiền, bậc cao nhân ngoài tám hướng vào nhà lý mau như gió thổi. Tìm mua: Thiền Tông Vĩnh Gia Tập TiKi Lazada Shopee Ngụy Tĩnh tôi hầu hạ dưới chân Ngài, chỉ hận chưa hết tấm lòng bỗng phải giã từ trở lại kinh kỳ. Từ đó đến nay u minh xa cách, vĩnh viễn thương tiếc, con mắt diệu huyền vừa gặp lương y chợt mất kim bài; biển dục sóng to mà vị Thầy dẫn đường đã mất. Tác phẩm còn đây mà am thất đã quạnh hiu. Chao ôi! Đau đớn buốt cả tâm can. Một vị Thầy sáng suốt đã mất, bảy chúng biết nương tựa vào đâu. Lời vàng ngọc của bậc cao đức không còn được nghe, xa cách càng thêm thê lương sầu thảm. Lúc Đại sư còn tại thế, những lời dạy được ghi lại gồm có mười thiên, góp lại thành một quyển. Ước mong người học được ý quên lời để khế hợp với đạo của Ngài vậy. Nay sơ lược ghi lại vài lời, nếu có điều chi lầm lạc xin bậc minh triết sửa lại dùm cho. Nhà Đường, Thứ Sử Khánh Châu NGỤY TĨNHDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thanh Từ":Kinh Kim CangBát Nhã Tâm KinhĐốn Ngộ Nhập Đạo Yếu MônTham Thiền Yếu ChỉThiền Tông Trực ChỉThiền Tông Vĩnh Gia TậpThiền Tông Bản HạnhTọa Thiền Dụng Tâm KýTam Tổ Trúc LâmThiền Đốn NgộThiền Sư Trung HoaBước Đầu Học PhậtThiền Sư Việt NamĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Tông Vĩnh Gia Tập PDF của tác giả Thích Thanh Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thiền Tông Trực Chỉ (Thích Thanh Từ)
A. MẬT TRUYỀN THAM THIỀN YẾU PHÁP Hạ thủ công phu tu thiền, điều cốt yếu thứ nhất phải lập chí vững chắc. Bởi vì chí là vị nguyên soái của khí lực. Nếu người lập chí vững chắc, như thống lãnh trăm vạn quân, uy thế dậy trời, còn việc gì chẳng thành. Người hay sợ khó là tại lập chí không vững. Người chạy theo cảnh cũng tại lập chí không vững. Người nghe chê khen bèn dời đổi, giữa đường tự lùi, trước siêng sau lười, đều là chí không vững. Tôi thường tuyển đọc sách Tâm pháp, mở đầu sách đã thấy nói: “Lập chí nếu vững đổi khó thành dễ”. Nay đối với công phu tu thiền cũng như thế. Chí vững thì sự ắt thành, tôi mượn việc đời để bàn điều này, ví như vua Việt phục thù vua Ngô, Trương Lương trả hận nước Hàn, Địch Nhân Kiệt tái hưng nhà Đường, thảy đều do chí quyết định mà việc được thành công đúng sở nguyện. Phật Pháp cũng như thế. Tìm mua: Thiền Tông Trực Chỉ TiKi Lazada Shopee Ngạn ngữ nói: “Người nam không chí như sắt lụt không cứng, người nữ không chí như cỏ thối không tươi”. Công phu tu thiền chí này rất là tối yếu. Đại sư Trung Phong ca rằng: Cũng không khó cũng không dễ, Chỉ quý nam nhi có thật chí, Thật chí sức đạo mới vững mạnh, Sức mạnh tiến đạo như trò chơi. Đây là phương pháp ứng nghiệm vậyDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thanh Từ":Kinh Kim CangBát Nhã Tâm KinhĐốn Ngộ Nhập Đạo Yếu MônTham Thiền Yếu ChỉThiền Tông Trực ChỉThiền Tông Vĩnh Gia TậpThiền Tông Bản HạnhTọa Thiền Dụng Tâm KýTam Tổ Trúc LâmThiền Đốn NgộThiền Sư Trung HoaBước Đầu Học PhậtThiền Sư Việt NamĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Tông Trực Chỉ PDF của tác giả Thích Thanh Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tham Thiền Yếu Chỉ (Thích Thanh Từ)
ĐIỀU KIỆN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TIÊN CỦA SỰ THAM THIỀN. Mục đích tham thiền là cầu được minh tâm kiến tánh. Muốn thế, phải gạn lọc các thứ nhiễm ô của tự tâm, thấy rõ mặt thật của tự tánh. Nhiễm ô tức là vọng tưởng chấp trước. Tự tánh là đức tướng trí tuệ Như Lai. Đức tướng trí tuệ Như Lai, chư Phật và chúng sanh đồng có đủ, không hai không khác. Nếu rời vọng tưởng chấp trước là chứng được đức tướng trí tuệ Như Lai của mình; phải thế là Phật, không phải thế là chúng sanh. Chỉ vì chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay mê muội đắm chìm trong sanh tử, nhiễm ô đã lâu, không thể trong chốc lát thoát được vọng tưởng, thật thấy bản tánh, vì thế nên phải tham thiền. Điều kiện quyết định đầu tiên của sự tham thiền là trừ diệt vọng tưởng. Phương pháp trừ vọng tưởng như thế nào? Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nói phương pháp rất nhiều, nhưng rất giản lược chẳng qua một chữ hết, hết là Bồ-đề. Thiền tông do Tổ sư Đạt-ma truyền sang Trung Hoa, sau đến đức Lục Tổ, tông phong bủa khắp sáng chiếu cổ kim. Câu rất khẩn yếu mà đức Tổ sư Đạt-ma và Lục Tổ khai thị cho môn đồ là “Trừ sạch các duyên, một niệm không sanh”. Trừ sạch các duyên tức là vạn duyên buông hết. Hai câu: “Vạn duyên buông hết, một niệm không sanh” chính là điều kiện quyết định đầu tiên của sự tham thiền. Hai câu ấy nếu thực hiện không được, tham thiền chẳng những nói không thành công mà vào cửa cũng không thể được. Bởi vì vạn duyên còn ràng buộc, niệm niệm mãi sanh diệt, ông làm sao tham thiền được? “Vạn duyên buông hết, một niệm không sanh” là điều kiện quyết định đầu tiên của sự tham thiền, dĩ nhiên chúng ta đã biết. Nhưng phải làm thế nào mới có thể thực hiện được? Có hai cách: 1- Bậc thượng, một niệm hằng dứt, thẳng đến vô sanh liền chứng Bồ-đề, không còn một mảy may ràng buộc. Tìm mua: Tham Thiền Yếu Chỉ TiKi Lazada Shopee 2- Bậc thứ, dùng lý trừ sự, biết rõ tự tánh xưa nay vẫn thanh tịnh, phiền não Bồ-đề, sanh tử Niết-bàn đều là giả danh không can dự gì đến tự tánh của ta. Muôn sự muôn vật đều là việc chiêm bao, huyễn hóa, hòn bọt, cái bóng. Sắc thân tứ đại của ta đây và sơn hà đại địa ở trong tự tánh như hòn bọt ngoài bể cả, mặc tình sanh diệt không ngại gì bản thể. Ta không nên theo sự sanh, trụ, dị, diệt của tất cả cái huyễn hóa ấy mà khởi ưa, chán, thủ, xả. Toàn thân buông hết như người chết không khác, tự nhiên căn, trần, thức, tâm tan biến; tham, sân, si, ái diệt sạch. Mọi việc đau nhức, khổ vui, đói lạnh, no ấm, vinh nhục, sanh tử, họa phước, kiết hung, chê khen, được mất, an nguy, khó dễ v.v… nơi thân một mực đẩy chúng ra ngoài. Có thế mới mong buông hết. Một buông, tất cả đều buông, mãi mãi buông gọi là vạn duyên buông hết. Vạn duyên buông hết rồi, vọng tưởng tự tiêu, phân biệt không khởi, các chấp trước hằng xa lìa. Khi ấy, một niệm không sanh, tự tánh sáng suốt, toàn thể hiện bày. Được vậy là điều kiện tham thiền đã đầy đủ, lại dụng công chân thật tham cứu mới có thể được minh tâm kiến tánh. Hằng ngày thường có các vị tu thiền đến hỏi câu thoại đầu. Phàm là pháp vốn không phải pháp, một khi rơi vào ngôn ngữ tức không phải thật nghĩa. Biết được một tâm này xưa nay là Phật, ngay đó vô sự muôn việc hiện thành, nói tu nói chứng đều là ma thuyết. Đức Đạt-ma sang Trung Hoa “Chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”. Chỉ bày rành rõ tất cả chúng sanh đều là Phật. Thẳng đó nhận được tự tánh thanh tịnh này, tùy thuận không nhiễm ô, trong hai mươi bốn giờ đi đứng ngồi nằm tâm không khởi vọng, ấy là hiện thân thành Phật; chẳng cần dụng tâm dụng lực, cũng chẳng cần tạo tác thi vi, không nhọc một mảy may suy nghĩ nói năng. Do đó, nói thành Phật là việc rất dễ dàng, rất tự tại, đạt được là tại nơi ta, không phải cầu bên ngoài. Tất cả chúng sanh trên thế giới này, nếu thật không cam chịu trường kiếp trầm luân trong tứ sanh lục đạo, hằng đắm chìm nơi bể khổ, muốn thành Phật được thường, lạc, ngã, tịnh, phải tin lời chân thật của Phật Tổ “buông hết tất cả, không nghĩ nhớ thiện ác”, mỗi người khả dĩ liền đó thành Phật. Chư Phật, Bồ-tát và lịch đại chư vị Tổ sư phát nguyện độ hết tất cả chúng sanh, không phải là không bằng cứ, đâu phải chỉ hứa nguyện suông. Đã nói ở trên, pháp vốn như vậy, Phật Tổ lắm phen dạy rõ căn dặn kỹ càng, là chân ngữ thật ngữ, không một mảy hư dối. Phật do lòng đại từ bi không nệ tất cả chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay mê muội chìm đắm trong biển khổ sanh tử, vừa ra lại vào, luân chuyển không dừng, mê lầm điên đảo, trái tánh giác hợp vọng trần. Ví như vàng ròng bỏ vào hầm phẩn, không những chẳng dùng được mà lại nhơ nhớp quá lắm. Ngài bất đắc dĩ nói ra tám muôn bốn ngàn pháp môn, tùy căn cơ chẳng đồng của chúng sanh dùng đối trị tham, sân, si, ái v.v… tám muôn bốn ngàn bệnh tập khí vi tế. Như vàng đã dính các thứ nhơ nhớp, mới dạy người dùng sạn, bàn chải, nước, vải v.v… để mài giũa, chùi rửa nó. Sở dĩ Phật nói pháp, mỗi môn đều là diệu pháp, đều có thể liễu thoát sanh tử, thành Phật đạo. Chỉ có vấn đề hợp cơ hay không hợp cơ, không cần phân biệt pháp môn cao hay thấp. Pháp môn lưu truyền ở Trung Hoa rất phổ thông là Tông, Giáo, Luật, Tịnh, Mật. Năm pháp môn này tùy căn tánh và chỗ hứng thú của mỗi người thực hành môn nào cũng tốt. Quan trọng là trong một môn được thâm nhập, trải thời gian lâu không đổi thay, như vậy khả dĩ thành tựu. Về Tông môn chủ trương tham thiền, tham thiền cốt “Minh tâm kiến tánh”, cần tham suốt được cái “bản lai diện mục của mình”, nên nói: “Giác ngộ tự tâm, thấy suốt bản tánh”. Pháp môn này phát nguyên từ hội Linh Sơn, Phật đưa cành hoa sen, ngài Ca Diếp cười chúm chím, đến Tổ sư Đạt-ma truyền sang Trung Hoa, về sau chỗ hạ thủ công phu đã từng thay đổi. Các bậc Thiền đức trước đời Đường, đời Tống phần nhiều nghe một lời, hoặc nửa câu được ngộ đạo. Thầy trò truyền nhau chẳng qua dùng tâm ấn tâm, không có một thật pháp. Ngày thường thưa hỏi, trả lời cũng chẳng qua tùy cách phá chấp, theo bệnh cho thuốc mà thôi. Từ đời Tống về sau, người học đạo căn tánh yếu ớt cạn hẹp, nói được mà làm không được. Ví như nói “buông hết tất cả”, “không nghĩ thiện ác”, thảy đều buông mà không hết, không nghĩ thiện thì nghĩ ác. Đến thời đại này Tổ sư bất đắc dĩ dùng biện pháp lấy độc trừ độc, dạy người học tham công án hay khán thoại đầu. Thậm chí thiết tha cắn chặt một câu “Tử thoại đầu”, dạy phải nghiến ngầm cấp bách không một sát-na lơi lỏng, giống như con chuột khoét rương cắn mãi một chỗ, chưa thủng thì không dừng. Dạy như vậy, mục đích lấy một niệm trừ muôn niệm. Kỳ thật, đó cũng là một biện pháp bất đắc dĩ, như mụt nhọt độc trong thân, nếu không dùng dao mổ thì bệnh khó lành. Công án của cổ nhân rất nhiều, sau này chuyên dạy khán thoại đầu, khán “Mang thây thúi ấy là gì?”, khán “Trước khi cha mẹ chưa sanh, thế nào là mặt thật xưa nay của ta?”. Gần đây, các nơi phần nhiều dùng một câu thoại đầu khán “Niệm Phật là gì?”. Kỳ thật, những câu thoại đầu đều cùng một loại, đều rất bình thường không có gì kỳ lạ đặc biệt. Có thể ta nói: khán “Niệm kinh là gì?”, khán “Trì chú là gì?”, khán “Lễ Phật là gì?”, khán “Đi đường là gì?”, khán “Ngủ mới thức là gì?”… đều cùng một loại như nhau. Sau chữ gì là đáp án, nó vốn là tâm. Thoại (lời nói) từ tâm khởi, tâm là đầu của thoại. Niệm từ tâm khởi, tâm là đầu của niệm. Muôn pháp đều từ tâm khởi, tâm là đầu của muôn pháp. Kỳ thật, thoại đầu tức là niệm đầu, trước niệm chính là tâm. Nói thẳng, trước khi một niệm chưa sanh là thoại đầu. Do đây, chúng ta biết khán thoại đầu tức là quán tâm. Trước khi cha mẹ chưa sanh, mặt thật xưa nay tức là tâm. Khán trước khi cha mẹ chưa sanh, mặt thật xưa nay là quán tâm. Tánh cũng tức là tâm. Câu “Phản văn văn tự tánh” (xoay cái nghe nghe tự tánh) là phản quán quán tự tâm. Câu “Viên chiếu thanh tịnh giác tướng” (chiếu khắp tướng giác thanh tịnh), thanh tịnh giác tướng tức là tâm, chiếu tức là quán. Tâm tức là Phật, niệm Phật tức là quán Phật, quán Phật tức là quán tâm. Sở dĩ nói “khán thoại đầu” hoặc nói “khán niệm Phật là gì ”, đều là quán tâm, quán chiếu giác thể tự tâm thanh tịnh, là quán chiếu Phật tánh của mình. Tâm tức là tánh, tức là giác, tức là Phật, không có hình tướng chỗ nơi, trọn không thể được, sẵn vậy thanh tịnh, khắp cả pháp giới, không ra không vào, không qua không lại, chính là xưa nay hiện thành Pháp thân Phật thanh tịnh. Hành nhân thu nhiếp lục căn “khán từ chỗ một niệm mới sanh”, soi xét một câu thoại đầu này, khán đến chỗ tự tâm thanh tịnh ly niệm. Lại tiến lên, càng thầm kín dày dặc, lặng lẽ yên tịnh, tuy tịch mà chiếu, thẳng đó ngũ uẩn đều không, thân tâm đều vắng lặng, hoàn toàn không có một việc. Từ đây ngày đêm đi đứng ngồi nằm như như không động, càng lâu công phu càng dày liền được thấy tánh thành Phật, vượt qua mọi khổ ách. Xưa Tổ sư Cao Phong nói: “Người học đạo hay khán một câu thoại đầu, như gieo hòn gạch xuống hồ sâu muôn trượng, rơi thẳng tận đáy, được vậy trong bảy ngày, nếu không khai ngộ, Lão tăng xin dâng thủ cấp”. Bạn đồng tham thiền! Câu nói của người xưa là chân ngữ, thật ngữ, không phải lời nói dối trá lừa đảo đâu!Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thanh Từ":Kinh Kim CangBát Nhã Tâm KinhĐốn Ngộ Nhập Đạo Yếu MônTham Thiền Yếu ChỉThiền Tông Trực ChỉThiền Tông Vĩnh Gia TậpThiền Tông Bản HạnhTọa Thiền Dụng Tâm KýTam Tổ Trúc LâmThiền Đốn NgộThiền Sư Trung HoaBước Đầu Học PhậtThiền Sư Việt NamĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tham Thiền Yếu Chỉ PDF của tác giả Thích Thanh Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn (Thích Thanh Từ)
LỜI NÓI ĐẦU Trước đây chúng tôi đã cho ra tập Thiền Căn Bản, do các Thiền sư y trong kinh rút ra phương pháp tu thiền theo thứ lớp từ thấp lên cao. Đến tập này để tên là Thiền Đốn Ngộ, căn cứ vào các tác phẩm của các Thiền sư nằm trong hệ thống Thiền tông do Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền xuống. Tập sách này do góp năm tác phẩm nhỏ chung lại. Tác phẩm đầu là Thiền Tông Vĩnh Gia Tập của Thiền sư Huyền Giác, đệ tử Lục Tổ Huệ Năng. Ngài thông suốt tam tạng giáo điển, lại rành rẽ về phương pháp tu Chỉ Quán của Tông Thiên Thai. Do đó, trong tác phẩm này Ngài giải thích cách tu Chỉ Quán và Thiền rất tinh vi, độc giả có thể nhân đó vào cửa đốn ngộ. Thích Định Huệ, một Thiền sinh tại Thiền Viện Chân Không phiên dịch, chúng tôi xem lại và cho đứng vào phần đầu của tập sách. Tác phẩm thứ hai là Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn của Thiền sư Tuệ Hải, đệ tử Mã Tổ Đạo Nhất, cháu đời thứ ba của Lục Tổ Huệ Năng. Chúng tôi phiên dịch và đã xuất bản vào năm 1971, nhưng hiện đã hết, nay cho in vào đây cũng là một cách tái bản cho độc giả tiện việc nghiên cứu. Tác phẩm thứ ba là Truyền Gia Bảo Thiền Tông Trực Chỉ của Thạch Thành Kim hiệu Thiên Cơ đời Minh, Ngài là môn đệ dòng Thiền Lâm Tế. Chúng tôi phiên dịch, chưa xuất bản. Tìm mua: Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn TiKi Lazada Shopee Tác phẩm thứ tư là Tọa Thiền Dụng Tâm Ký của Thiền sư Thiệu Cẩn hiệu Oánh Sơn dòng Tào Động ở Nhật Bản. Chúng tôi phiên dịch và đã cho in chung trong quyển Tham Thiền Yếu Chỉ xuất bản vào năm 1962, hiện đã hết. Tác phẩm thứ năm là Tham Thiền Yếu Chỉ của Hòa thượng Hư Vân, một Thiền sư Trung Hoa gần chúng ta nhất. Trong tác phẩm này, Ngài dạy nghiêng về thoại đầu theo lối tu sau này của dòng Lâm Tế. Chúng tôi phiên dịch và đã cho xuất bản năm 1962, hiện đã hết. Để góp lại làm một tài liệu chung cho phương pháp tu đốn ngộ, chúng tôi cho in chung trong tập này. Năm tác phẩm trên mới chỉ là một phần rất nhỏ trong các tác phẩm của Thiền tông. Nếu phiên dịch hết các tác phẩm về Thiền Đốn Ngộ có thể đến cả trăm quyển thế này. Vì phương tiện có hạn, chúng tôi cố gắng làm được bao nhiêu thì mừng bấy nhiêu. Điều cần yếu là độc giả khéo nghiền ngẫm để lãnh hội. Một câu mà lãnh hội được thì tất cả đều thông.Nếu đọc cả trăm quyển mà không lãnh hội được vẫn là người đứng ngoài cửa. Một thông tất cả đều thông thì còn nói gì nhiều gì ít? Thế nên quý ở chỗ lãnh hội, chớ không quý ở chỗ đọc nhiều. Tuy thế, người không lãnh hội được, mà đọc nhiều sách Thiền hoặc đọc nhiều lần, lâu ngày cơ duyên thuần thục tự nhiên lãnh hội. Về phần lượng, quyển sách này chưa thấm vào đâu; song phần phẩm, nó thật đáng kể. Nếu là độc giả nghiền nát được văn tự, có thể con đường đốn ngộ không xa. Nếu là hành giả thì nương vào đây làm kim chỉ nam tiến bước, bảo sở không mong cũng sẽ đến. THÍCH THANH TỪ TU VIỆN CHÂN KHÔNG Mùa An Cư 1974 THIỀN SƯ HUYỀN GIÁCDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thanh Từ":Kinh Kim CangBát Nhã Tâm KinhĐốn Ngộ Nhập Đạo Yếu MônTham Thiền Yếu ChỉThiền Tông Trực ChỉThiền Tông Vĩnh Gia TậpThiền Tông Bản HạnhTọa Thiền Dụng Tâm KýTam Tổ Trúc LâmThiền Đốn NgộThiền Sư Trung HoaBước Đầu Học PhậtThiền Sư Việt NamĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn PDF của tác giả Thích Thanh Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.