Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lẽ Sinh Diệt, Lý Tu Hành (Ajahn Chah)

Kính gửi quý đạo hữu:

Quyển sách này là tuyển tập những bài giảng của thiền sư Ajahn Chah. Tôi thấy rất có giá trị để đọc. Rất nhiều người tu trên thế giới đã đọc, hy vọng quý vị cũng đọc để tự mình hiểu biết. Tôi chỉ muốn gửi một số lưu ý:

Về mặt hình thức bài giảng, đây là những lời từ những buổi nói chuyện của thiền sư, không phải do thầy viết ra. Do vậy ngôn từ ở đây là văn nói, được thu âm từ những băng cát-sét cũ từ thời thiền sư còn sống; sau đó các nhà sư (cũng là dịch giả) mới chép ra và biên dịch. Văn nói thì mộc mạc, giống như ngồi kể chuyện, cũng không giống như văn phát biểu. Văn nói thì lúc câu này câu kia, lúc ý này nhảy qua ý kia để giải thích điều gì đó rồi quay lại. Do vậy người đọc nên đọc câu văn nói, đọc theo kiểu nghe thì dễ thấy thái độ và ý dạy của thầy hơn.

Về mặt nội dung, những lời dạy được nói từ sự trải nghiệm của thầy, không phải từ kinh sách. Có nhiều chỗ người đọc không hiểu liền, bởi đó là cách giảng dạy của thầy để kích thích người nghe nhìn thấy vấn đề, do vậy hãy đọc tiếp hoặc đọc lại vài lần sẽ hiểu. Đó là lời nói từ tâm thiền, do vậy nhiều chỗ người đọc có thể nghĩ các dịch giả đã dịch sai, nhưng không phải vậy, những câu đó ta cũng phải hiểu bằng tâm thiền; ai đã trải nghiệm như thầy thì hiểu được.

Về mặt thái độ, thiền sư nói một cách giản dị và trực chỉ, đôi khi pha ít nhiều giọng quở rầy, thúc bách người nghe; nhưng sự quở trách chỉ là phương tiện của thầy, không phải vì sân mà vì một tấm lòng bi mẫn đong đầy. Bàng bạc trong nhiều bài giảng là tính khôi hài mà rất thâm thúy trong cái giọng của một ông già quê chân chất. Tìm mua: Lẽ Sinh Diệt, Lý Tu Hành TiKi Lazada Shopee

Về bối cảnh sống và tu hành, họ sống tu theo cách của Đức Phật lịch sử, họ tu thiền trong rừng, chỉ đi chân trần hoặc mang dép cao su, sống mộc mạc, thậm chí du hành nay đây mai đó, do vậy bối cảnh thường là những thứ trong cảnh sống đơn sơ và giản dị. Một điều may mắn, bối cảnh sống ở đó rất giống và gần gũi với người Việt ở miền quê, nên người đọc Việt Nam rất dễ hình dung. Cảnh đó...những nhà sư khất thực, bề ngoài họ chẳng bao giờ oai nghiêm này nọ, chỉ có sự tu tập là nghiêm túc, chủ hướng vào nội tâm.

Về mặt biên dịch, như trong vài trang cuối sách các nhà sư dịch giả có giải thích, họ đã bỏ nhiều công sức để biên chép, dịch, cùng đọc và hiệu đính nhiều lần qua nhiều năm. Nên đó là những bản dịch tốt nhất. Chúng ta nhớ tên rất nhiều đệ tử của thiền sư Ajahn Chah là những người tu hành lỗi lạc và uyên bác về kinh văn, cả tiếng Thái và tiếng Pali. Đặc biệt những nhà sư gốc phương Tây khi chuyển ngữ những lời dạy qua tiếng Anh chính là tiếng mẹ đẻ của họ. (Phần này những người không nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ rất khó chuyển ngữ cho thực đúng nhất). Có lẽ không vị thầy nào như Ajahn Chah có được một đội ngũ các đệ tử xuất sắc như vậy. Hầu hết họ đều trở thành những hòa thượng, học giả, pháp sư và thiền sư được thế giới biết nhiều, và họ đã giúp sư phụ của mình truyền bá Phật Pháp đi khắp thế giới.

Cầu mong quý độc giả tìm thấy những gợi ý đúng cho những bước tu và trải nghiệm của mình. Tôi nghĩ thế nào quý vị cũng bật nhìn ra chỗ lý tu tập đằng sau cái lẽ sinh diệt vô thường của mọi sự sống mà vị thiền sư cứ nhắc đi nhắc lại hoài trong những bài giảng khác nhau.

Nhà Bè, mùa Mưa năm 2015, (PL.2555)

Lê Kim Kha

CÁC PHẦN CỦA BỘ SÁCH NÀY

Bộ sách này bao gồm những quyển sách đã được biên dịch và in từ thời thiền sư Ajahn Chah còn sống cho đến những năm gần đây. Các quyển đó là tập hợp các bài giảng pháp của thiền sư, và đã được in lần đầu ra thế giới vào những thời gian sau đây: quyển 1: Mọi Sự Đến Rồi Đi (2005)1 · quyển 2: Giác Thừa [Cỗ xe Giác ngộ] (1982) · quyển 3: Vị Giải Thoát (2002) · quyển 4: Giáo Pháp Sống (1992) · quyển 5: Thức Ăn Cho Tâm (1992) · quyển 6: Đường Đi Đến Bình An (1996) · quyển 7: Sự Sáng Rõ Của Trí Tuệ (2000) · quyển 8: Sự Bình An Không Lay Chuyển (2003) · quyển 9: Mọi Thứ Đều Dạy Chúng Ta (2004)

Tất cả những quyển sách này đã được sắp xếp, chế bản lại theo một lối trình bày (format) giống nhau trước khi cho in lại và cho đăng phổ biến trên các trang web về thiền sư Ajahn Chah. Chúng tôi cũng đã cố gắng tìm ra và hiệu chỉnh các lỗi sai trong các phiên bản trước đó. Ví dụ, phần chương đầu tiên [Tu Tập Tâm Này] của quyển ''Vị Giải Thoát'' mới được dịch lại cho hoàn chỉnh trước khi đăng. Một số bài giảng2 trong quyển ''Mọi Thứ Đều Dạy Chúng Ta'' có nhiều chỗ dịch mới đã được bổ sung cho bản in đầu tiên. Có hai bài giảng khác3 đã bị bỏ ra khỏi quyển ''Mọi Thứ Đều Dạy Chúng Ta'' trong lần in trước, giờ đã được đưa vào lại. Quyển ''Chìa Khóa Dẫn Đến Giải Thoát'' in trước kia không được đưa vào trong bộ sách này; thay vào chỗ đó là ''Sự Bình An Không Lay Chuyển'' đã được chọn đưa vào; thực ra cái sau là bản dịch thay thế của cái trước. (Bản tiếng Anh của tất cả các quyển có thể được tìm đọc trên nhiều trang web Phật giáo; dễ tìm thấy nhất theo đúng thứ tự trên là trên trang web chính: www.ajahnchah.org, www.forestsanghapublications.org).

Chúng tôi hy vọng những cố gắng của chúng tôi trong việc biên tập lại những bài giảng Pháp của thiền sư Ajahn Chah sẽ mang lại nhiều ích lợi cho quý bạn đọc.

Tỳ kheo Dhammajoti và Tỳ kheo GavesakoDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ajahn Chah":Hương Vị Của Giải ThoátThân Và TâmLẽ Sinh Diệt, Lý Tu HànhThiền ĐịnhSuối Nguồn Tâm LinhNhững Lời Dạy Vượt Thời GianChẳng Có Ai CảChỉ Là Một Cội CâyTâm Tĩnh LặngThiên Nhiên TâmSự Bình An Không Gì Lay ChuyểnPhật Tại TâmTrong Vòng Sinh DiệtPháp Đơn Giản - 108 Ẩn Dụ Về Pháp

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lẽ Sinh Diệt, Lý Tu Hành PDF của tác giả Ajahn Chah nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

30 Ngày Thiền Quán (Nguyễn Duy Nhiên)
Quyển sách này không đặt nặng về lý thuyết mà chú trọng nhiều đến sự thực hành. Tác giả - Joseph Goldstein- là một thiền sư Hoa Kỳ. Ông đã sống nhiều năm ở Thái Lan và Ấn Độ để học thiền Vipassana, một pháp thiền quán thuộc truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, dưới sự hướng dẫn của các vị thiền sư nổi tiếng đương thời như Munindra, Goenka, Sayadaw... Sau một thời gian, ông trở về Hoa Kỳ để mở một thiền viện và hướng dẫn những khóa tu thiền nhiều ngày tại Barre, Massachusetts. Hiện nay, thiền viện này có số thiền sinh đến tham dự mỗi năm rất đông, trong đó có cả những bậc xuất gia.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Duy Nhiên":Chánh Niệm Thực Tập Thiền QuánCòn Nương Tựa Thì Còn Dao Động30 Ngày Thiền QuánĐức Phật Bên TrongSống Với Tâm TừĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 30 Ngày Thiền Quán PDF của tác giả Nguyễn Duy Nhiên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lục Độ Ba La Mật (Lê Sỹ Minh Tùng)
Lục độ Ba-la-mật là pháp tu của hàng Bồ tát, được hiểu một cách khái quát là sáu phương tiện đưa người qua bờ bên kia, tức từ bờ mê qua bờ giác. Tuy nhiên, ý nghĩa “qua bờ kia” chưa diễn đạt hết tinh tuý của từ Ba-la-mật, vì Bồ tát không chỉ an vị tại bờ giác, mà mục đích tu hành của Bồ tát là một mặt tự hoàn thiện mình, một mặt cứu độ chúng sanh. Các Ngài làm tất cả các Phật sự nhưng không có tâm mong cầu kết quả, không chấp trước vào người làm, vào phương tiện làm và vào chúng sinh là đối tượng của việc làm. Đây là đạo đức vô hành, là tam luân không tịch, là vô sở cầu vô sở đắc. Ba-la-mật cũng là mật hạnh, đại hạnh của Bồ tát. Nếu dùng bố thí độ xan tham, trì giới độ phá giới. thì còn hạn chế trong việc đối trị; ở đây, lục độ với tinh thần Ba-la-mật có sự hài hòa giữa trí tuệ, từ bi và hùng lực. Bằng trí tuệ, Bồ tát thấy tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, nhưng do mê muội không nhận ra, nên mãi tạo nghiệp và trầm luân trong sanh tử. Vì thế, Bồ tát phát khởi lòng từ bi, nguyện độ tận chúng sinh trong ba cõi sáu đường. Có từ bi, các Ngài có đủ hùng lực, thi thiết mọi phương tiện quyền xảo tùy căn cơ giáo hóa chúng sinh, dù bao nghịch cảnh vẫn không thối chí. Ba-la-mật còn có nghĩa là cứu cánh, rốt ráo. Mục đích cuối cùng của đời tu, cũng như bản hoài của chư Phật đối với tất cả chúng sanh, là nhận ra và hằng sống với bản tâm thanh tịnh thường nhiên của chính mình. Đó là Phật tánh, chân tâm, bản lai diện mục... Nhận ra bản tâm là chánh nhân thành Phật, hằng sống trọn vẹn với bản tâm là viên mãn Phật quả. Lục độ Ba-la-mật gồm sáu phương tiện: - Bố thí Ba-la-mật Tìm mua: Lục Độ Ba La Mật TiKi Lazada Shopee - Trì giới Ba-la-mật - Nhẫn nhục Ba-la-mật - Tinh tấn Ba-la-mật - Thiền định Ba-la-mật - Trí huệ Ba-la-mậtDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lê Sỹ Minh Tùng":Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng GiảiBát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải Vô Thượng Niết BànKinh Duy Ma Cật Giảng GiảiKinh Pháp Hoa Giảng GiảiPhá Mê Khai NgộThanh Tịnh TâmĂn Mày Cửa PhậtVài Nét Về ThiềnMười Tôn Giả - Đại Đệ Tử Của Đức PhậtChữ Không Trong Nhà PhậtLục Độ Ba La MậtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lục Độ Ba La Mật PDF của tác giả Lê Sỹ Minh Tùng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chữ Không Trong Nhà Phật (Lê Sỹ Minh Tùng)
Trong Phật giáo thiền được xem là pháp môn phổ biến của đạo Phật, nhưng trên thực tế thiền được áp dụng trong tất cả mọi sinh hoạt của cuộc sống mà con người không hề để ý đến. Thí dụ trong các lãnh vực khoa học hiện đại thì danh từ thiền được hiểu là sự nghiên cứu để vận dụng tất cả mọi tư duy từng giai đoạn với mục đích tìm ra phương thức ứng dụng để phục vụ cho đời sống con người. Nếu sự nghiên cứu này có kết quả rốt ráo, thành tựu mỹ mãn có thể đem ra ứng dụng làm lợi ích cho cuộc đời thì sự nghiên cứu đó được gọi là “phát minh”. Nhưng tất cả những sự phát minh của khoa học, kỷ thuật là để phục vụ con người đối với thế giới vật chất để có cuộc sống dễ dàng, tiện nghi và đưa con người gần gủi với nhau hơn. Thí dụ khi các khoa học gia khám phá và phóng những vệ tinh vào quỷ đạo của địa cầu nên ngày nay ai ai cũng có điện thoại di động, có thể xem trực tiếp truyền hình trận đá banh vô địch thế giới trên TV ở bất cứ nơi nào. Chẳng hạn có một vị bác sĩ trước khi cho thuốc thì phải suy tư, thẩm xét để suy tìm ra căn bệnh của thân chủ mình do vậy chính vị bác sĩ này hằng ngày đã vô tình vào thiền định rất nhiều lần mà không hề hay biết. Một học sinh đang suy nghĩ để tìm cách giải một phương trình toán học, một bà nội trợ đang suy nghĩ phải nấu món ăn gì cho bửa cơm gia đình tối nay. Tóm lại thiền là sự tư duy, quán chiếu để thấu biết rốt ráo một đối tượng nào. Tu thiền trong Phật giáo cũng vậy, nhưng thay vì tư duy, quán chiếu để tìm những phát minh cho thế giới vật chất thì hành giả xoay ngược vào tâm để thấy biết con người thật của mình. Có vào trong thiền định hành giả mới có thể thật sự sống trong tỉnh thức của tánh giác của mình để biết thấu suốt thế gian là vô thường, khổ, không và bất tịnh. Cho dù hành giả tu theo thiền Tứ Niệm Xứ (thiền minh sát,), tổ sư thiền (Như Lai thanh tịnh thiền) thì cứu cánh tối hậu vẫn là phát minh về mặt trí tuệ. Cũng như nếu một khoa học gia cả đời tận tụy nghiên cứu mà cuối cùng không tìm ra được một phát minh nào thì sự nghiên cứu kia cũng không đến đâu cả, không có lợi ích gì cho mình và cho đời. Do đó dựa theo tinh thần đạo Phật thì thiền định phải phát sinh trí tuệ để nhận biết thấu suốt thật tướng của nhân sinh vũ trụ. Tâm của chúng sinh ví như ngọn đèn vốn sáng tỏ, nhưng vì gió vọng trần lay động làm ánh sáng lý trí bị lu mờ. Bây giờ nếu đi vào thiền định ví cũng như chụp cái bóng che gió vào thì ngọn đèn tâm bây giờ sẽ bừng sáng tức là có định thì trí tuệ sẽ phát sinh. Bây giờ dưới cái nhìn của Phật giáo nguyên thủy thì tam pháp ấn “Vô thường, khổ, vô ngã” là những chất liệu chính để giúp họ vượt thoát ra khỏi sinh tử mà đạt đến cứu cánh tột đỉnh là thanh tịnh Niết bàn. Họ dùng “Tích không quán” để quán rằng thế gian vô thường, tứ đại khổ, không và ngũ uẩn vô ngã (ngũ uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức của đại thừa và cũng chính là thân, thọ, tâm, pháp của tiểu thừa) nên thế gian vạn pháp dưới ánh mắt của họ không có gì đáng quý, không có gì đáng tham luyến, say mê, không có gì đáng giữ gìn, bảo thủ ngay cả tấm thân tứ đại của họ. Do đó cái “không” của hàng Thanh văn là vạn pháp không tồn tại, trường cửu, không bền không chắc của sự vô thường nên họ chứng được ngã không. Nói cách khác đối với sự vật hiện tượng của thế giới hữu vi như trời trăng mây nước, chim bay cá lặn thì không có vật gì thoát khỏi luật vô thường nên tất cả vạn pháp trong thế gian dưới ánh mắt của họ thì tât cả đều là không. Vì vậy “ngã không” ở đây chính là nhất thiết pháp vô ngã. Vô ngã nghĩa là vạn pháp ngay cả tấm thân của họ không có tự thể cố định, trường tồn, vĩnh cửu bởi vì chữ “ngã” trong đạo Phật là tự tại, thường nhất, bất biến mà vạn pháp trong thế gian nầy không có cái gì là bất biến, thường nhất, cố định cả. Khi đạt được chân lý ngã không thì các vị trở thành bậc A la hán. Vậy tư tưởng đại thừa về chữ “không” như thế nào?Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lê Sỹ Minh Tùng":Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng GiảiBát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải Vô Thượng Niết BànKinh Duy Ma Cật Giảng GiảiKinh Pháp Hoa Giảng GiảiPhá Mê Khai NgộThanh Tịnh TâmĂn Mày Cửa PhậtVài Nét Về ThiềnMười Tôn Giả - Đại Đệ Tử Của Đức PhậtChữ Không Trong Nhà PhậtLục Độ Ba La MậtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chữ Không Trong Nhà Phật PDF của tác giả Lê Sỹ Minh Tùng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ăn Mày Cửa Phật (Lê Sỹ Minh Tùng)
Trong cuộc sống, ai cũng mong mình sẽ được điều này, hay điều nọ. Người giàu thì mong sẽ giàu hơn, người nghèo thì mong mình được như người giàu… để rồi họ tìm về chốn tâm linh để cầu xin. Sự cầu xin này cũng như là ăn mày với các đấng thần linh, mà họ không hiểu các đấng thần linh này có giúp cho họ được không? Chuyện kể về một bác nông phu, kéo xe chở hàng rất nặng nhọc. Vào một ngày, bác kéo xe quá nặng nên bị đổ ra đường. Buồn rầu, bác ngồi xuống và nhìn thấy dòng người đi xe hơi tìm đến cửa chùa làm lễ. Bác ngồi nghĩ: Ông trời thật không công bằng, người thì sinh ra đã có tất cả, còn kẻ làm lụng vất vả mà chẳng có gì. Sau đó có một bà đến nói: “Ông đã đến cửa Phật sao ông không vào thành tâm kêu cầu mà ngồi đây than thân trách phận”. Ông lão liền đi vào chùa, ông thấy người ta cầu khấn rất đông, người lớn người nhỏ, kẻ già người trẻ… Lúc đó ông nghe thầy trụ trì hỏi: Thí chủ lần đầu đến đây phải không? Ông đáp: Vâng! Lần đầu con đến cửa Phật nên không biết kêu cầu thế nào, ra làm sao? Mong thầy chỉ dạy. Tìm mua: Ăn Mày Cửa Phật TiKi Lazada Shopee Thầy trụ trì hỏi: Thí chủ thỉnh cầu điều gì? Ông đáp: Con cầu xin Đức Phật ban phát sự công bằng. Con sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, bần hàn, không được học hành tử tế. Từ bé đã phải tự mưu sinh. Lớn lên lấy một người vợ nghèo và nai lưng làm lụng như trâu bò để nuôi một bầy con nheo nhóc. Cuộc đời khốn khổ cơ hàn cứ theo con đằng đẵng trong khi có biết bao người khác sinh ra trong một gia đình giàu sang, chẳng cần cố gắng mà vẫn sống suốt đời trong nhung lụa. Như vậy là không công bằng, nếu Đức Phật linh thiêng xin người hãy ban phát cho con một chút may mắn của những người kia”. Thầy trụ trì hỏi: Những người kia ư!Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lê Sỹ Minh Tùng":Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng GiảiBát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải Vô Thượng Niết BànKinh Duy Ma Cật Giảng GiảiKinh Pháp Hoa Giảng GiảiPhá Mê Khai NgộThanh Tịnh TâmĂn Mày Cửa PhậtVài Nét Về ThiềnMười Tôn Giả - Đại Đệ Tử Của Đức PhậtChữ Không Trong Nhà PhậtLục Độ Ba La MậtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ăn Mày Cửa Phật PDF của tác giả Lê Sỹ Minh Tùng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.