Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thuở Mơ Làm Văn Sĩ (Nguyễn Thụy Long)

Năm 1950. Ở Hà Nội, tôi 10 tuổi, mới dậu xong bằng tiểu học, sửa soạn thi vào lớp đệ thất ( lớp 6 bây giờ ) trường trung học Chu Văn An. Nghĩa là sẽ trở thành học sinh trường bưởi danh tiếng xưa kia đấy. Nhưng là tuổi ăn tuổi chơi. Ba tháng hè, tôi tham gia tất cả những trò chơi trẻ con ở Hà Nội. Đánh đinh, đánh đáo, sưu tầm programes ở những rạp chiếu phim, xem ciné và đọc truyện.

Có lẽ thứ mà tôi đam mê nhất là đọc truyện. Tôi đọc lung tung đủ thứ truyện, từ truyện kiếm hiệp đến mọi loại tiểu thuyết, in thành từng tập mỏng phát hành mỗi tuần mà cha tôi gọi là tiể thuyết ba xu. Gom góp từng tập mỏng ấy để đóng lại thành pho sách dầy. Những truyện đăng trên báo tôi cũng cắt đóng lại thành từng tập. Không kể việc sưu tầm từng cuốn tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn mà tôi rất ngưỡng mộ. Tất cả những cuốn sách cũ, đôi khi nát phải tự phục chế. Lý do đơn giản là tôi không có tiền để mua những cuốn tiểu thuyết tinh còn thơm mùi mực in.Tôi ngưỡng mộ biết bao nhiêu tác giả. Mơ ước ngaynào đó mình được như họ. Tôi mê đến độ, có thể đọc tiểu thuyết bất cứ lúc nào không phải chỉ ở những ngày rảnh rỗi. Thường xúc động về tình huống số phận của các nhân vật. Mùa rét nằm trogn chăn bông đọc tiểu thuyết. Tôi nhớ đọc cuốn " người anh cả " của Lê Văn Trương, tôi cũng là anh cả trong gia đình nhỏ bé của mình, thế là tôi xúc động. Chui vào torng chăn khóc thoả thích. Khóc sưng cả mắt, vì thương thân phận người anh cả trogn tiểu thuyết đó quá. Sau này, và đến bây giờ tôi vẫn thường mủi lòng trước những hoàn cảnh, có thể trong tiểu thuyết, đời thật hay phim ảnh. Nếu bạn bè tôi có nhận xét về tôi: Trông con người nó hung hãn như vậy, nhưng tâm hồn thì yếu đuối.Thuở bé xem phim Charlot. Phim The Kid ( dịch ra tiếng Việt là Gà trống nuôi con ) khi Charlot lạc mất đức con nuôi, Charlot buồn ngẩn người ra. Tôi cũng chảy nước mắt. Còn nhiều, rất nhiều tình huống khác, torng tiểu thuyết hay trong phim ảnh làm cho tôi mủi lòng, đến rơi lệ.Không biết đó có phải là con đường gai góc mà tôi đã chọn khi cầm bút không? Khi ở Hà Nội, tôi trao lại cho thằng em họ tủ sách. Ra đi nhưng vẫn thăm hỏi về những cuốn tiểu thuyết. Sau năm 1954 thì viết bưu thiếp, cho đến lúc bặt tin. Rồi nhiều chục năm qua.tôi trở thành nhà báo, nhà văn...Cũng là một đời lỡ mà thôi. Nhưng tôi hãnh diện làm sao khi chọn nghề cầm bút.Sau năm 1975. Miền Nam bại trận, người chiến thắng vào thành phố. Những cuốn sách in ấn phát hành ở miền Nam bị kết tội phản động, bèn được đem ra thiêu đốt. Tôi đứng nhìn tro tàn khói bay, cầu xin cho nó được phiêu diêu miền cực lạc. Tôi cũng đã chứng kiến nhiều tác giả khóc những cuốn sách trên đống tro tàn. Người buôn bán sách, nhưng suốt một đời yêu quý sách, nên làm sách, in ấn sách, đứng ngẩn như người mất hồn trước nhà sách, mà chính là kho sách vĩ đại của mình ở đại lộ Lê Lợi. Nhà sách Khai Trí nay đã đổi tên chủ.Tôi muốn nói ông Khai Trí, Nguyễn Hùng Trường. Một đời ông dành cho những cuốn sách, không phải mình là tác giả mà của nhiều người khác. Ông có cái đam mê của ông, đam mê đến cuối đời. Mấy ai đã được sống đến trăm tuổi, nay tuổi ông Khai Trí đã 80. Hơn nửa đời người kinh doanhsách, nhưng không thể gọi ông từ hạ đẳng là " đầu nậu sách. Như có lần sau khi nhà sách Khai Trí tịch biên, tôi đã nghe lời miệt thị ấy của một nhà văn muốn lập công. Ví như loài cỏ " đuôi chó " mà ông Phan Khôi đã viết hồi nào trong Nhân Văn Giai Phẩm. Tôi nói ít ai thọ được trăm tuổi. Học giả Vương Hồng Sển đã là thọ mà chỉ sống được 94 tuổi. Không như điều mơ ước của cụ, thọ tròn một thế kỷ để nhìn cho rõ hơn " nhân tình thế thái ". Năm ngoái, tôi gặp học giả Giản Chi. Cụ đã 94. Người yếu lắm rồi, cụ đi phải có người dìu. Nhưng tôi nghe nói cụ vẫn đọc sách, vẫn nghiên cứu. Cụ đọc sách bằng kính lúp soi trê ntrang giấy. Đáng quý lắm sao.Cách nay một năm tôi gặp ông Khai Trí trong bữa giỗ ông Chu Tử. Tôi hỏi ông rằng cái nhà sách Khia Trí của ông ở đường Lê Lơi ông đã xin lại được chưa? Sau khi ông từ Mỹ về và đã hòi tịch trở lại người Việt Nam. Ông cười và trả lời:- Sẽ xin lại được, thời hạn trả lại là năm 3000.Tôi chưa lẩm cẩm đến độ không hiểu nổi câu trả lời ấy là lời chua chát của một người kiên tâm với cái nghiệp của mình nay đã quá chán nản.Câu chuyện văn nghêvọng vòng, tôi nhắc đến một bài mới đây viết trên báo chi nhắc ông Khai Trí, có người nhà văn, cũng ông đó, đã hết lòng ca tụng sự hào sảng của ông chủ nhà sách danh tiếng. Ông Khai Trí đã chậm rãi trả lời:- Tôi biết anh đó, khi tôi ngồi ở Chí Hoà anh ta đi với phái đòan vào thăm từ. Anh từng biết tôi, nhưng hôm ấy anh ta nhìn tôi như nhìn những người tù khác chưa hề quen biết. Vì khi đó tất cả chúng ta đều là kẻ ngã ngựa, bị kết án.Tôi thoáng nhìn thấy nụ cười ruồi của ông Khai Trí:- Nhắc lại làm chi không biết nữa.Đúng vậy, nhắc lại làm ch, nói theo thổ ngữ Nam Kỳ.Tôi suy nghĩ hoài về câu nói ấy. Một câu nói thóang nghe thì tầm thường, nhưng suy nghĩ thì nó đòi hỏi ở người cầm bút thật nhiều đấy. Tuổi đời, kinh nghiệm đời không chưa đủ, còn đòi ngưòi cầm bút có một điều kiện khác. Có xứng đáng để cầm bút mà viết không?Đã rất nhiều đêm tôi ngồi trên căn gát bút suy nghĩ. Nên cầm lại cây bút hoặc không nên. Cuối cùng thì tôi đã có quyết định. bây giờ thì dĩ vãng dồn dậy trong tôi.Trước đây tôi đã viết dang dở tập hồi ký " thuở mơ làm văn sĩ " ở một tuần báo thiếu nhi trước năm 75. Sau đó tôi viết lại, những mong " đăng báo " được. Nhưng bị đánh giá thấp qua biên tập. Tập hồi ký chẳng ca tụng được caí gì. Chỉ ca tụng một giấc mơ, giấc mơ của một kẻ mơ làm văn sĩ. Tôi đành gác bút..Gần nửa đời người làm việc cầm bút. Đến nay không giữ được quyển sách nào của mình viết ra. Trận hoả tai năm 75, không phải riêng tôi bị thiệt hại mà nhiều bạn bè đồng nghiệp của tôi cũng cùng chung số phận và còn trở thành tội phạm, bị đem ra trưng bày tại phòng trưng bày " tội ác Mỹ Nguỵ " Nhiều năm dài những cuốn sách của tôi, của chúng tôi bị cầm tù. Tôi không có tiền, lộ phí, không có giấy tờ tuỳ thân đàng hoàng. Đến bây giờ tôi cũng không đi. Phải chăng tôi muốn giữ mãi hình ảnh của Hà Nội, của những con đường những tỉnh miền Bắc tôi đã đi qua nguyên vẹn như thuở nào? Tôi không trả lời của chính câu hỏi mình tự đặt ra.Tôi như nhìn thấy mình thuở mới bước qua tuổi trẻ thơ mang ước mơ mình trở thành văn sĩ. Ôi giấc mơ mới đẹp và ngọt ngào làm sao. Đến bây giờ cũng vậy, tôi không coi giấc mơ đó là oan nghiệt hay nghiệp chướng phủ phàng.Muỗi đêm nay sao ra nhiều thế, nó cắn tôi nhoi nhói. Không biết có con muỗi nào mang mầm bệnh không? Nếu có chắc chắn là nó truyền cho tôi căn bệnh nào đó ác tính chứ không phải mãn tính. Muỗi Sài Gòn từng có tiếng cắn đau từ xưa. Tôi nhớ thuở ở Hà Nội, có một ký giả chuyên viết film du jour trên nhật báo lấy bút hiệu là Muỗi Sài Gòn.Tôi sống với giấc mơ đẹp của tôi. Một đọan ngắn thôi " thuở mơ làm văn sĩ ". Xin mời bước vào tập hồi ký này.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thuở Mơ Làm Văn Sĩ PDF của tác giả Nguyễn Thụy Long nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Án Lạ Phương Nam (Vũ Đức Sao Biển)
Án lạ phương Nam của tác giả Vũ Đức Sao Biển là tuyển tập những vụ án oái ăm, lạ lùng được tác giả tận mắt chứng kiến hoặc bỏ công đi tìm hiểu để lấy tư liệu viết báo. Tác giả là nhà văn, nhà báo, đã đi nhiều nơi, thăm thú nhiều vùng tổ quốc, ông đã tuyển chọn những chuyện lạ nhất, thú vị nhất từng gặp phải ở miền Nam - “vùng đất phương Nam với con người chân tình, giản dị”, để lại cho tác giả nhiều tình cảm đẹp và những điều thú vị khi làm báo. Những vụ án này mang đến nụ cười thoải mái cho người đọc, và đằng sau nụ cười, ta bắt gặp tấm lòng chân thành, đầy tình đầy lý của người dân trời Nam. Nói là án lạ vì dù là án hình sự nhưng trường hợp dẫn đến phạm tội cũng rất hy hữu, ngộ nghĩnh, như chuyện chú bé 14 tuổi trộm 180 triệu đồng nhưng sau lại trúng số tới 380 triệu đồng nên về quê trả lại tiền ăn trộm, hay chuyện anh Bính nhận tội cướp giật trước toà nhưng thực tế lúc vụ án xảy ra thì anh đang… ngủ v.v… Những nhân vật dưới ngòi bút của tác giả hiện ra thực giản dị, chân chất, họ phạm tội có thể do ít học hay suy nghĩ nông cạn nhưng lương tâm họ vẫn rực rỡ, nguyên vẹn. Cùng với Thâm sơn kỳ cục án, tập sách này là những phóng sự tiêu biểu cho bút pháp phóng sự của tác giả - một cách viết nhiều nụ cười hơn nước mắt. *** Vũ Đức Sao Biển tên thật là Vũ Hợi, sinh ngày 12 tháng 2 năm 1948, tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Nguyên quán ông tại Duy Vinh, Duy Xuyên, Quảng Nam. Tìm mua: Án Lạ Phương Nam TiKi Lazada Shopee Năm 18 tuổi, ông vào Sài Gòn học Đại học Sư phạm (ban Việt - Hán) và Đại học Văn khoa (ban Triết học phương Đông). Tháng 10 năm 1970, ông tốt nghiệp rồi xuống Bạc Liêu dạy học các môn Văn và Triết học bậc trung học tại Trường Công lập Bạc Liêu cho đến năm 1975. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông trở về Thành phố Hồ Chí Minh dạy học, có một thời gian làm tại phòng Giáo dục huyện Nhà Bè; Để rồi bắt đầu cộng tác với các báo: Tuổi Trẻ Cười, Thanh Niên, Kiến Thức Ngày Nay, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh,... Mười năm sau đó, ông trở lại Bạc Liêu và sáng tác loạt ca khúc về Bạc Liêu và miền đất phương Nam. Những bài như Điệu buồn Phương Nam, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Trở lại Bạc Liêu, Trên sóng Cửu Long... là những tác phẩm được rất nhiều người yêu thích. Giai đoạn sau thập niên 2010, một số đài truyền hình trung ương và địa phương mời ông thực hiện phim tư liệu về tác giả và tác phẩm nhạc vàng. Ngoài sáng tác nhạc, ông còn viết báo, tiểu thuyết, tiểu phẩm trào phúng và đặc biệt là phiếm luận về truyện kiếm hiệp Kim Dung (Kim Dung giữa đời tôi). Ông là thành viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam. Năm 1999, theo gợi ý của Bí thư tỉnh ủy Bạc Liêu Nguyễn Văn Út, ông tiến hành phục dựng lại bài Dạ Cổ Hoài Lang đem cho nhạc sĩ Quốc Dũng hòa âm và ca sĩ Hương Lan, Hạnh Nguyên trình diễn lần đầu tiên trên sóng VTV1. Năm 2013, ông lại cùng ba nhà báo Anh Đức, Liêu Phúc Minh, Tố Loan dịch tiếp bản Dạ Cổ Hoài Lang ra ba thứ tiếng Anh, Pháp và Quan thoại. Năm 2009, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh mời ông thỉnh giảng hai môn “Tạp văn và tiểu phẩm” và "Tường thuật chuyên ngành văn hóa - nghệ thuật" cho Khoa Báo chí - Truyền thông của trường này. Hiện ông đang điều trị ung thư vòm họng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Án Lạ Phương Nam PDF của tác giả Vũ Đức Sao Biển nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tạp Bút Bảo Ninh (Bảo Ninh)
Những bài báo ngắn ký tên Nhật Giang, Bảo Ninh, Mã Pí Lèng… in phần lớn trên báo Văn Nghệ Trẻ và các tờ Quân Đội Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tia Sáng, Lao Động… được tập hợp trong cuốn sách có cái tên giản dị - Tạp bút Bảo Ninh - thực sự cho thấy một nhà văn công dân Bảo Ninh. Cả với những bài như một tiểu luận nhỏ, văn chương Bảo Ninh vẫn đầy ắp cảm xúc chân thành, giận dữ với thói đê tiện, dịu dàng với cái đẹp và những kỷ niệm đời người của năm 69, năm 72, năm 75, và những năm sau này. Cuộc sống, con người trong và sau chiến tranh luôn là nỗi ám ảnh thổn thức mãi khôn nguôi. Nhận định "Điều gì làm cho Bảo Ninh "viết cái gì cũng hay"? Đương nhiên là tài năng là tài năng trời phú của ông, nhưng nó chỉ là một phần như một nhà triết học đã nói, phần quan trọng còn lại là lao động. Mà yếu tố quan trọng nhất trong lao động của ông là sự nghiêm khắc. Bảo Ninh là người rất nghiêm khắc. Ông nghiêm khắc với những quy định của tờ báo, nghiêm khắc với đề tài ông chọn, nghiêm khắc với cách nhìn hay phán xét của mình, và sau cùng là nghiêm khắc với từng con chữ." (Nguyễn Quang Thiều)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tạp Bút Bảo Ninh PDF của tác giả Bảo Ninh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Gã Nghiện Giày - Tự Truyện Của Nhà Sáng Lập Nike (Phil Knight)
Một câu chuyện cuốn hút, và truyền cảm hứng. 24 tuổi, lấy bằng MBA ở Đại học Stanford, trăn trở với những câu hỏi lớn của cuộc đời, băn khoăn không biết tiếp tục làm việc cho một tập đoàn lớn hay tạo dựng sư nghiệp riêng cho mình... 24 tuổi, năm 1962, Phil Knight quyết định rằng con đường khác thường mới là lựa chọn duy nhất dành cho ông... Rồi ông khoác ba lô đi đến Tokyo, Hongkong, Bangkok, Việt Nam, Calcutta, Kathmandu, Bombay, Cairo, Jerusalem, Rome, Florence, Milan, Venice, Paris,, Munich, Vienna, London, Hy Lạp... Để rồi khi về lại quê nhà ở bang Oregon, ông quyết định mở công ty nhập khẩu giày chạy từ Nhật. Ban đầu chỉ một đôi để thử, rồi vài chục đôi, bán tại tầng hầm của gia đình bố mẹ Phil. Đam mê, quyết tâm, dám chấp nhận thất bại, vượt qua nhiều chông gai từ chuyện thiếu vốn, đến chuyện cạnh tranh từ đối thủ nhập khẩu khác… Phil Knight đã đưa công ty nhập khẩu giày ra đời với 50 đô-la mượn của bố phát triển đến doanh nghiệp có doanh số hơn 1 triệu đô-la chỉ 10 năm sau đó, năm 1972. Nhưng không may, đối tác Nhật Bản trở chứng, đứng trước nguy cơ phải giải tán công ty mình dày công thành lập, ông và cộng sự đã chuyển hướng sang sản xuất giày, từ đó logo và thương hiệu Nike ra đời. Ông không đưa ra bí quyết, chiến lược, hay bước hành động dành cho các bạn trẻ mê kinh doanh, các chủ doanh nghiệp đang dồn hết tâm sức cho đứa con doanh nghiệp của mình; nhưng qua câu chuyện và cách xử lý của ông, người đọc sẽ học được rất nhiều những bài học quý giá về gầy dựng doanh nghiệp, vượt qua khó khăn và thất bại không thể tránh khỏi, để từ đó có tư duy kinh doanh cho riêng mình. Đó là những câu chuyện là nhân sự (chọn được người để cùng mình bước lên hành trình xây dựng công ty đầy gian nan), dòng tiền, về làm ăn với các đối tác, khi bị đối thủ tấn công, rồi mặt bằng, rồi biến động tỉ giá, rồi cả những sự vụ pháp lý có liên quan… Con đường Phil Knight cùng những gã nghiện giày khác xây dựng thương hiệu Nike đầy chông gai, những cuộc “chiến đấu” bất tận và cả thất bại, và Knight đã chia sẻ thẳng thắn tất cả trong quyển sách này. Ông không giấu giếm, kể cả những chuyện xấu của ông, ví dụ như một lần lục cặp tài liệu của đối tác Nhật Bản! Bằng giọng văn mộc mạc, câu ngắn gọn, người đọc như bị lôi cuốn vào câu chuyện truyền cảm hứng này. Tìm mua: Gã Nghiện Giày - Tự Truyện Của Nhà Sáng Lập Nike TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gã Nghiện Giày - Tự Truyện Của Nhà Sáng Lập Nike PDF của tác giả Phil Knight nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền” (Ngô Đức Hùng)
Để yên cho bác sĩ 'Hiền' - cuốn sách mới tập hợp các câu chuyện đời, chuyện nghề qua giọng văn nhiều cung bậc cảm xúc, sắc sảo, tinh tế, thâm thúy của bác sĩ Ngô Đức Hùng với nghề, với đời. Không đơn thuần là cuốn sách tự sự hay tản văn, bởi có thể coi cuốn sách là sự tổng hòa giữa bút ký, tự sự và tản văn với cấu trúc được phân theo bốn chương như một tiểu thuyết xoay quanh những góc nhìn về cuộc sống của chính tác giả-bác sĩ Ngô Đức Hùng, bao gồm: Chuyện nghề, chuyện bệnh viện, chuyện đời và chuyện tôi. *** Bác sỹ Ngô Đức Hùng (1981) - Bác sĩ chuyên khoa Hồi Sức Cấp Cứu - BV Bạch Mai (Hà Nội) Tốt nghiệp loại giỏi trường Y và là bác sỹ nội trú sau 11 năm học liên tục. Được đi tu nghiệp nhiều nước trên thế giới nhưng vẫn quyết định ở Việt Nam làm bác sỹ. Hiện anh đang làm việc ở tại một bệnh viện đầu ngành ở Hà Nội và sẵn sàng đóng góp cho cuộc đời một trái tim. Tìm mua: Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền” TiKi Lazada Shopee Tự nhận mình là kẻ đứng giữa dòng chảy cuộc đời nhưng điềm nhiên như đứng ngoài sự việc và mắc một thứ bệnh kinh niên là “tiêu chảy ngôn ngữ”, bác sỹ Hùng Ngô rất khéo tự hoạ mình và cuộc đời mình bằng con chữ, tuy nhiên, không có trong vốn từ vựng hai chữ “giá như”. Bác sỹ Hùng Ngô là gương mặt quen thuộc cộng đồng mạng qua những bài viết đề cập những vấn đề “nóng” của xã hội, đặc biệt là những vấn đề của nghề Y - tâm điểm của những cơn bão trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng. Những câu chuyện đời, chuyện nghề qua giọng văn nhiều cung bậc cảm xúc, sắc sảo, tinh tế, thâm thúy của anh với đầy tâm huyết với nghề, với đời đã cuốn hút hàng chục ngàn lượt người tham gia tương tác và trò chuyện. “Để yên cho bác sỹ “hiền”” được chắt lọc từ những bài viết anh đã đăng tải trước đó trên mạng xã hội.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền” PDF của tác giả Ngô Đức Hùng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.