Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đứa Trẻ Lạc Loài (Dave Pelzer)

Bộ ba tác phẩm Không Nơi Nương Tựa (1995), Đứa Trẻ Lạc Loài (1997) và Đi Ra Từ Bóng Tối (1999) tái hiện câu chuyện tuổi ngây thơ rúng động dư luận của David James Pelzer. Ông sinh ngày 29/12/1960, là con trai thứ hai trong gia đình có năm người con trai. Tuy nhiên, mọi thứ trở nên vô cùng tồi tệ khi David bắt đầu bị mẹ ruột của mình hành hạ từ năm lên 4 tuổi. Sự ngược đãi mà David Pelzer phải chịu đựng nghiêm trọng đến mức nó đã trở thành một trong những trường hợp ngược đãi trẻ em tồi tệ nhất được biết đến ở Mỹ.

Phải ra toà để được bảo vệ, trải qua 6 lần làm con nuôi, Dave Pelzer đã vượt đã vượt lên nghịch cảnh để đưa tiếng nói của mình - tiếng nói của một người trong cuộc - đến với cộng đồng, với những người có trách nhiệm. Tác phẩm của ông tạo được sự quan tâm sâu sắc trong dư luận và trở thành nguồn khích lệ quan trọng để nhiều nạn nhân vươn lên và công khai "bí mật" của mình ra thế giới, trong số đó có nữ tác giả Jane Elliott với tác phẩm tự truyện "Người tù bé nhỏ" nổi tiếng, trở thành cuốn sách bán chạy nhất nước Anh năm 2005.

"Đứa Trẻ Lạc Loài là quyển sách về tình yêu và những cống hiến không thể phủ nhận mà các tổ chức xã hội và các gia đình có con nuôi đã đem lại cho trẻ em trong con nguy hiểm. Chính Dave Pelzer là một bằng chứng sống cho lòng kiên cường, tinh thần trách nhiệm và sức mạnh của ý chí của con người" (- John Bradshaw)

***

Giờ có được một mái nhà. Tài sản duy nhất của cậu là những bộ quần áo cũ kỹ rách nát đựng trong một chiếc túi bằng giấy. Thế giới của cậu tràn ngập trong bóng tối và nỗi sợ hãi. Cho dù đã được giải thoát khỏi người mẹ nghiện ngập, nhưng những tổn thương của cậu bé này thực sự mới chỉ bắt đầu - bởi cậu không có nơi nào để gọi là nhà. Tìm mua: Đứa Trẻ Lạc Loài TiKi Lazada Shopee

Đây là phân đoạn được chờ đợi từ lâu của Dave Pelzer sau Không Nơi Nương Tựa. Những câu trả lời sẽ được hé lộ, những chuyến phiêu lưu mạo hiểm của tác giả - lúc này đã là một cậu bé vị thành niên - sẽ được kể lại trong câu chuyện đầy lôi cuốn này. Giờ đây, với thân phận là một đứa con nuôi, cậu bé David lại chịu cảnh thay đổi chỗ ở liên tục với tổng cộng sáu gia đình trong suốt thời niên thiếu. Nước mắt và nụ cười, sự thất vọng và hy vọng - tất cả đan quyện trong cuộc hành trình liều lĩnh của cậu bé lạc loài này trên con đường tìm kiếm một mái ấm gia đình.

Đứa Trẻ Lạc Loài là câu chuyện có thật, nên nó có khả năng khơi gợi những rung cảm sâu kín nhất trong bạn, mang đến cho bạn cảm hứng yêu thương và hy vọng mạnh mẽ hơn bất kỳ câu chuyện tưởng tượng nào.

- First News

***

Vượt qua một tuổi thơ u tối và nghiệt ngã, Dave trở thành một sĩ quan Không quân Hoa Kỳ. Trước khi về hưu, ông từng đóng vai trò quan trọng trong một số hoạt động mang tên Just Cause, Desert Shield và Desert Storm. Trong thời gian phục vụ trong không quân, Dave còn hoạt động trong Hội Trẻ vị thành niên và những chương trình khác về “Tuổi trẻ với những nguy cơ” trên toàn bang California.

Những thành tựu đáng kể của Dave đã được thừa nhận bằng nhiều giải thưởng cũng như những nhận xét cá nhân của các cựu Tổng thống Ronald Reagan, George Bush và Bill Clinton. Năm 1990, ông là người được nhận giải thưởng J.c. Penney Golden Rule. Tháng 1 năm 1993, Dave vinh dự được bầu chọn là một trong mười thanh niên xuất sắc của Hoa Kỳ. Tháng 11 năm 1994, Dave là công dân Mỹ duy nhất được trao tặng giải thưởng Thanh niên tiêu biểu nhất của thế giới ở Kobe, Nhật, vì những cống hiến của anh trong lĩnh vực thông tin và ngăn ngừa nạn bạo hành trẻ em cũng như cổ vũ tinh thần và truyền cảm hứng để người khác có được ý chí kiên cường. Dave còn vinh dự được rước đuốc trong Thế vận hội năm 1996.

Dave hiện sống một cuộc sống hạnh phúc ở Rancho Mirage, California, với vợ, con trai Stephen và chú rùa cưng tên Chuck. Những hoạt động vì thanh thiếu niên của Dave Pelzer có thể được tìm hiểu thêm tại website: www.davepelzjsr.com

***

Review Nguyễn Hùng:

Đây là cuốn sách thứ hai trong series kể về cuộc đời mình của Dave Pelzer (tên thật là David Pelzer ), sau cuốn ''Không nơi nương tựa ''. Nếu bạn muốn biết vì sao người mẹ của tác giả lại bạo hành cậu như vậy mà cậu không trốn đi, và vì sao người cha lại không bảo vệ cậu- những điều mà cuốn sách thứ nhất chưa đề cập đến, thì cuốn sách này sẽ là đáp án.

Tiếp nối phần một, David đã ăn cắp và bị bắt. Khi ở tòa, cậu đã khai ra những gì mình đã phải chịu đựng dưới sự bạo hành của mẹ ruột mình. Và cuối cùng, cậu được tòa án giúp, được một nhà khác nhận nuôi. Cho dù được cứu thoát ra khỏi căn nhà đầy tàn nhẫn với những trò hành hạ quái ác ấy, tuy nhiên con đường phía trước cậu đi cũng vô cùng gian nan, thử thách không kém. Với thân phận chỉ là con nuôi không hơn không kém, cậu đã trải qua 6 lần đổi người nhận nuôi.

Tôi thấy thương nhân vật khi bị cộng đồng xa lánh, ghét bỏ. Chính vì thế, David đã cháy bỏng khát khao được hòa nhập với thế giới con người hơn bất cứ ai hết, và làm mọi điều để được đối xử như một con người, thậm chí kết bạn với những đứa ăn trộm và theo chúng. Tuy biết mình sai, nhưng trong thâm tâm David vẫn cảm thấy vui sướng - niềm vui của một kẻ chưa bao giờ nhận được tình yêu thương của người khác trong quá khứ. Chính vì thế, nhan đề cuốn sách mới là ''Đứa trẻ lạc loài ''. Đọc chỗ này, tôi lại nghĩ đến Chí Phèo -cũng muốn được làm người.

Đọc truyện, ta luôn thấy một David luôn cố gắng vươn lên trong mọi hoàn cảnh khó khăn, nhưng vẫn không che lấp được tính cách của một cậu bé thuộc độ tuổi từ 12 tuổi đến 18 tuổi: đôi khi bốc đồng, nông nổi... Và cũng xúc động khi nhân vật vẫn luôn yêu người mẹ mà đã hành hạ, thậm chí đốt tay anh; yêu người cha không bao giờ bảo vệ mình. Chính điều đó đã làm nên sự khác biệt của nhân vật.Qua nhân vật trong truyện, ta còn có thể hiểu rõ một phần cốt cách, nội tâm những đứa trẻ bất hạnh trong xã hội, hiểu sâu hơn về cuộc sống.

***

Tháng 12 năm 1993, Hạt Sonoma, California.

Tôi ngồi một mình. Trời lạnh đến nỗi toàn thân tôi run lên bần bật. Các đầu ngón tay của tôi tê cóng. Những đám mây xám xịt cứ vần vũ trên nền trời. Từ những dãy đồi xa xa, hàng loạt tiếng sấm rên vang cả đất trời vọng lại. Mưa bắt đầu lất phất.

Tôi không mấy quan tâm đến cái lạnh mỗi lúc một thấu xương. Tôi ngồi trên một khúc cây già nua mục nát trên bãi biển trải dài vắng bóng người. Tôi yêu lắm những phút giây được ngắm nhìn cảnh tượng hùng vĩ của những ngọn sóng xanh biếc dũng mãnh xô vào nhau thành một đợt sóng lớn rồi vỗ mạnh vào bờ. Tôi có thể cảm nhận rõ hơi biển mặn chát đang áp chặt lấy người mình.

Trong lòng tôi thấy rất ấm áp. Tôi không còn sợ mỗi khi phải ở một mình nữa. Trái lại, tôi thích được một mình dể chiêm nghiệm những gì mình đã trải qua.

Trên cao, đàn chim mòng biển kêu quang quác gọi nhau, chao lượn rồi ào xuống bờ biển tìm thức ăn. Chừng vài phút, cả đàn cất cánh bay Un cao. Một con mòng biển đập cánh phành phạch, chới với tụt lại đằng sau. Càng ra sức đập cánh, nó như càng không thể bắt kịp đàn. Cả đàn vút đi, chỉ còn lại mình nó chao nghiêng lượn lờ sát mặt biển. Thình lình, nó cắm mỏ xuống cát, tập tễnh trên bàn chân có màng màu cam. Sau một hồi tìm kiếm, nó cũng tìm được một mẩu thức ăn. Bỗng từ đâu một đàn mòng biển lại xuất hiện, bay lượn rồi ùa xuống chỗ con mòng biển yếu ớt kia hòng cướp lấy thức ăn. Con chim đơn độc dường như hiểu được rằng nó không thể bỏ chạy, vậy nên nó cứ đứng đó và cắn mổ chống trả bất cứ con chim nào đến gần. Cuộc chiến sinh tồn chấm dứt, đàn chim tan tác bay đi...

Con mòng biển rít lên một hồi dài như thể tuyên bố mình vừa chiến thắng. Tôi chạnh lòng, nhớ lại khoảng thời gian tăm tối mình đã phải đấu tranh thế nào để có được cái ăn và cho cả sự sống còn khi mang thân phận một đứa con nuôi. Mong muốn được chấp nhận, được yêu thương luôn cháy bỏng trong tôi. Tôi cũng luôn hoài niệm về quá khứ, luôn loay hoay với câu hỏi “tại sao” về mảng đời tấm tối và đau thương mình đã trải qua. Nhưng càng lớn, tôi hiểu mình phải khép lại cánh cửa ấy để mở lối đi riêng cho cuộc sống mới phía trước. Tôi gia nhập Lực lượng Không quân Hoa Kỳ, thực hiện mơ ước của cuộc đời mình là được bay lượn trên bầu trời cao vút. Khi trưởng thành, tôi làm được nhiều điều từng tâm niệm. Tôi cũng đã quay trở về thăm lại mẹ ruột và hỏi bà ấy câu hỏi quan trọng nhất cuộc đời mình: Tại sao?

Nhưng trên hết, tất cả những gì tôi đã trải qua càng khiến tôi thêm yêu thương cuộc sống mình đang có.

Tiếng kêu quang quác của con mòng biển làm tôi chợt tỉnh. Hai bàn tay tôi run lên, nhưng không phải vì lạnh. Tôi khẽ lau nước mắt. Tôi không khóc cho bản thân mình, tôi khóc cho mẹ. Toàn thân tôi run lên. Tôi không thể kìm nén cảm xúc. Tôi khóc cho người cha và người mẹ mà tôi mãi mãi không bao giờ có được vòng tay ấp ủ của họ.

Tôi lặng im, thổn thức khóc như một đứa trẻ.

Tôi nhắm mắt lại, thì thầm cầu nguyện. Tôi cầu xin cho mình được sáng suốt để trở thành một con người mạnh mẽ hơn và tốt đẹp hơn. Khi đứng dậy, đối mặt với mặt biển xanh ngắt, tôi thấy lòng mình thật nhẹ nhàng, tinh trong. Đã đến lúc tôi phải đi tiếp rồi.

Tôi bế Stephen lên xe rồi lái xe đến ngôi nhà thứ hai của mình - vi-la Rio ở Monte Rio. Nét đẹp yên bình của vi-la Rio vẫn luôn khiến tôi ngơ ngẩn.

Nhìn thấy mắt tôi vẫn còn hoe hoe đỏ, thằng bé ôm choàng lấy cổ tôi rồi hỏi:

- Cha có sao không?

Mặc dù mới chỉ là một đứa trẻ, nhưng thằng bé luôn tỏ ra nhạy cảm hơn lứa tuổi của nó. Tôi ngạc nhiên vì đôi khi Stephen còn đọc được cả những cảm xúc sâu kín nhất của tôi. Ngoài việc là một đứa con trai đầy tình cảm, Stephen còn là một trong những người bạn thân nhất của tôi.

Suốt buổi chiều hôm đó, Stephen và tôi cùng đi dọc bờ Dòng Sông Nga. Mùi thơm đậm của gỗ cháy hòa lẫn với hương thơm ngọt ngào của những cây tùng bách gỗ thoảng trong gió chiều. Mặt nước sông xanh ngất, trong veo và phẳng lặng. Khi mặt trời dần khuất sau ngọn Si, hình ảnh phản chiếu của mấy cây thông già trên mặt nước sông càng thêm huyền ảo. Một làn sương mù như tấm chăn trắng mềm từ núi Si phủ xuống dòng sông. Hai cha con tôi nắm tay lặng im đi bên nhau, cổ họng tôi như nghẹn lại. Tôi thấy mình hạnh phúc quá Si.

Bỗng Stephen siết chặt tay tôi:

- Cha ơi, con yêu cha. Chúc mừng Sinh nhật cha.

Nhiều năm trước, tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến một mái ấm thật sự. Nhung ngày hôm nay, tôi đã có được những thứ mà bất cứ ai cũng mơ ước - một cuộc sống, với tình yêu ngập tràn của đứa con trai. Tôi đã có một gia đình thật sự!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đứa Trẻ Lạc Loài PDF của tác giả Dave Pelzer nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hành Lý Hư Vô (Nguyễn Ngọc Tư)
Hành Lý Hư VôHành lý hư vô.Đó là thứ duy nhất có thể mang theo.Vào đúng khi bạn nhận ra có bao nhiêu đồ đạc cũng chẳng lấp nổi biển trong lòng.Vào đúng khi bạn có quá nhiều thứ để nhìn nhận lại trước và trong những cuộc chia tay. Tìm mua: Hành Lý Hư Vô TiKi Lazada Shopee Vào đúng khi bạn hiểu cách những mối quan hệ biến dạng sau mỗi cuộc chuyển dời, nhất là giữa người với người.Vào đúng khi bạn biết là mình có thể buông, nhẹ không.Hành lý hư vô là tập tản văn mới nhất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Đọc nó, người ta khó lòng ngăn cản được nỗi buồn, mà cũng không muốn ngăn cản nỗi buồn bởi cuối dòng chảy cảm xúc ấy là sự đồng cảm, hy vọng và cả dỗ dành.Một tập tản văn đẹp, hiền, mộc mạc và sâu lắng chứa đựng tấm lòng của người viết.***Chúng ta cảm nhận từng cảm xúc xâm chiếm lấy tâm hồn và với "Hành lý hư vô", nó không bùng lên mãnh liệt hay ào ạt mà nhẩn nha len lỏi vào từng góc riêng tư ta cố tình giấu đi. “Hành lý hư vô. Đó là thứ duy nhất có thể mang theo. Vào đúng khi bạn nhận ra có bao nhiêu đồ đạc cũng chẳng lấp nổi biển trong lòng. Vào đúng khi bạn có quá nhiều thứ để nhìn nhận lại trước và trong những cuộc chia tay. Vào đúng khi bạn hiểu cách những mối quan hệ biến dạng sau mỗi cuộc chuyển dời, nhất là giữa người với người. Vào đúng khi bạn biết là mình có thể buông, nhẹ không”. Lần này, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã trở lại với một cuốn tản văn mới mang tên Hành lý hư vô. Cuốn sách với 32 mẩu chuyện như chính tác giả đã chứng kiến và kể lại cho các bạn. Những câu chuyện rất người, rất mộc mạc, gần gũi đến nỗi như bạn như đang hiện diện ở đó, cũng chạy qua con hẻm đó, cũng ở trên ngọn núi đó, thấy từng mảnh đời, từng nhân vật sao mà thật đến lạ. Là cậu chàng Khờ trong Đá trổ bông luôn chờ đợi một người mẹ từng nói: “Mẹ tui nói chừng đá trổ bông mới lên đón, giờ có trổ xíu nào đâu” mà đá thì có bao giờ nở bông, dẫu mẹ Khờ có thực sự ở đây cũng chắc gì đã lay chuyển được cậu. Là ngôi nhà cũ của ông già bán được bạc tỷ giữa khu phố sáng choang những cửa hàng thời trang, mỹ viện, khách sạn trong Bên cuộc nổi trôi, vậy mà ông vẫn ung dung, mặc kệ bao lời gọi mời. Là một gia đình cháy nắng tỉnh khô trong Mưa mai là mưa khác, dù bão giông khiến họ mắc kẹt lại ở nhà trọ, không cách nào trở về, nhưng họ vẫn tỉnh rụi “chơi được cứ chơi, mai tính tiếp”, như thể tin báo bão chẳng liên quan gì đến họ. Là ông Hồ đi tìm “mấy đứa” của ông trong Hồ đi tìm voọc, đám voọc chà vá chân nâu sắp bị mất rừng bởi những thứ xa hoa sắp được dựng lên, nơi mà chúng vẫn hay ngồi bắt rận cho nhau vào những ngày không giông bão. Là đống đồ cồng kềnh vứt dần sau mấy lần chuyển nhà, chỉ còn lại những hư vô chất đầy trên xe, thứ cần thiết hơn cả những áo khăn được gói chặt bên mình, đến lúc mục rã đi còn chưa xài tới. Cuốn sách với chất buồn man mác để lại nhiều chiêm nghiệm trong lòng người đọc. Vẫn với chất văn buồn man mác và để lại trong lòng người đọc một chút cảm giác hư ảo, một chút ngẫm nghĩ sau mỗi câu chuyện. Dường như từng câu chuyện chúng ta đều tận mắt thấy, tận tai nghe và hiện diện ở đó như thể chúng ta tham gia vào câu chuyện, là một nhân vật trong đó. Chúng ta cảm nhận từng cảm xúc xâm chiếm lấy tâm hồn, với Hành lý hư vô, nó không bùng lên mãnh liệt hay ào ạt, mà nhẩn nha len lỏi vào từng góc riêng tư ta cố tình giấu đi, có khi lại quên mất giữa nhịp sống hối hả.Một chút thân quen cứ như câu chuyện của chị hàng xóm, của cô bác họ hàng hay của chính bạn, ai cũng có nỗi lo toan, niềm hy vọng hay loay hoay đi tìm cách sống tốt hơn. Hành lý hư vô như gói hành trang cần có giữa cuộc sống vốn dĩ đầy chật vật bộn bề, như ngôi nhà thân thương mà ta luôn tìm về, để thấy yên ả đến lạ, để thấy còn có cái tình bên trong mỗi con người. *** Ngoài oxy, không khí trong nhà tôi còn có chất gì? Tôi nghĩ chắc là chất văn chương. Ngay từ sáng sớm, khi các anh chị em trong nhà còn ngủ, mỗi lần tôi thức trước là lại nghe tiếng đầu bút Bic của mẹ tôi chạy loạt soạt trên trang giấy. Âm thanh đó sẽ còn trở lại trong đêm, khi mấy đứa con đã say ngủ. Một âm thanh trên đời không mấy người được nghe. Chỉ có thể có trong một sự yên tĩnh tuyệt đối, với một loại lao động cô độc đến nao lòng. Có khi rất nhanh, hối hả, tưởng như sợ không kịp với những ý tưởng đang tuôn ra. Nhưng cũng có khi ngập ngừng, thậm chí dừng lại rất lâu, đến mức tôi gần như nín thở chờ nghe nó lướt tiếp… Tết năm 1963, gần như đủ mặt nhà tôi (chỉ thiếu anh Nguyễn Ðức Lập không biết lúc đó đi đâu). Ðứng giữa thầy và mẹ tôi là chị Trần Quang Thế, con của thầy tôi và người vợ trước. Ngoài ra từ trái sang phải là chị Thanh Hương, em Thanh Thái, Phương Chi, Thanh Bình, chị Nghi Xương, tôi, anh Ðức Trạch, Ðức Thạch. 1. Từ trong máu… Tôi chào đời ngày 18-10-1951, tại một vùng quê nghèo thuộc Chợ Gò Mỹ Thịnh, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Nghe mẹ kể, đó là một ca sinh khó nhưng tôi lại chào đời… im ru không một tiếng khóc, cũng chưa biết là trai hay gái. Đỡ đẻ là chị Toàn, con cô Bốn chị của thầy tôi [2] - thầy tôi thứ Năm. Tuy ở tỉnh nhưng chị Toàn lúc ấy đã có bằng Sage Femme D’État (Nữ hộ sinh Quốc gia) của chính quyền thuộc địa Pháp. Chị ngạc nhiên kêu lên: - Trời đất, đứa nhỏ này sao kỳ vậy? Mẹ tôi hoảng hốt cố nhìn xuống thì thấy đứa con chỉ là một khối tròn đẫm nước ối! Mẹ đang muốn xỉu thì chị Toàn hạ giọng vừa sợ sệt vừa mừng rỡ: - Hình như nó… đẻ bọc?... Để coi… Làm sao gỡ cái bọc cho nó khóc mới thở được… Mẹ tôi kể, đó là một cái bọc trắng (phải chi bọc điều chắc đời tôi sướng lắm!) bao hết toàn thân tôi. Chị Toàn phải mằn mò cái bọc, tìm chỗ là cái miệng của tôi để thọc ngón tay vào đâm lủng rồi từ đó xé ra! - đâm trúng con mắt chắc tôi đã thành… thằng chột! Thằng tôi lúc ấy mới tha hồ mà khóc! Thoạt sinh ra thì đà khóc chóe Trần có vui sao chẳng cười khì [3] Tôi sinh ra đời không khóc không cười, không biết có phải là dị nhân? Không rõ, chỉ biết tôi thuộc loại bịnh tật dặt dẹo từ nhỏ nhưng rất lì, dù thể lực yếu kém nhưng hầu như không việc gì không dám làm. Chợ Gò Mỹ Thịnh là một làng nghèo ở ngay chân một ngọn núi thuộc dãy Trường Sơn, nghèo tới mức có tiếng “chó ăn đá gà ăn muối”. Tôi lúc ấy là thằng con thứ… bảy của mẹ, một cô giáo vùng kháng chiến Liên khu 5, làm sao có đủ sữa để bú? Chỉ được nước cháo cầm hơi, tôi khóc ngặt nghẹo suốt ngày, được mẹ thương ấn vú vào là lập tức ngậm chặt nút lấy nút để không buông, dù không có miếng sữa nào - có lẽ vì vậy mà sau này miệng móm? Đến đây thì chắc phải đặt câu hỏi, vì sao năm 1943, thầy mẹ tôi, vừa đang làm báo Sài Thành vừa đang dạy học ở Sài Gòn, đã có ba đứa con đầu cộng thêm ba đứa con riêng của thầy, lại dắt díu nhau trở về quê nghèo để chịu đựng quá nhiều cực khổ? Chắc không gì hơn là xin trích một đoạn ngắn trong hồi ký của mẹ tôi về khoảng thời gian này: “… Năm 1943, khi máy bay Đồng minh thả bom xuống Sài Gòn, chồng tôi đang làm việc ở Huế, nhắn tin tôi phải dẫn lũ nhỏ về gấp Quảng Ngãi để tránh bom. Mặc dù cha mẹ tôi ngăn cản, anh chị chồng tôi không bằng lòng, nhưng tôi vẫn cứ thu xếp sang nhà, bán đồ đạc, sắp xếp đâu vào đó để đưa mấy đứa con về Quảng.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Ngọc Tư":Hành Lý Hư VôCánh Đồng Bất TậnĐong Tấm LòngKhói Trời Lộng LẫyNgọn Đèn Không TắtTập Truyện Ngắn ĐảoXa Xóm MũiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hành Lý Hư Vô PDF của tác giả Nguyễn Ngọc Tư nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Điều Tôi Biết Chắc (Oprah Winfrey)
Chẳng phải chuyện gì mới mẻ, nhưng chí ít với cuốn sách này, tôi nghĩ vẫn đáng để kể lại một lần sau chót: Đó là hồi năm 1998, tôi vừa quảng bá cho bộ phim Beloved trong một chương trình truyền hình trực tiếp phỏng vấn Gene Siskel - cây phê bình phim xuất sắc đã quá cố của tờ Chicago Sun-Times. Mọi thứ đều trôi chảy tuyệt vời, cho đến thời điểm kết thúc. “Nói tôi nghe nào,” ông hỏi, “chị biết chắc những gì?” Đúng, đây không phải lần đầu tiên tôi bị bắt bí. Tôi đã hỏi và bị đặt biết bao nhiêu câu hỏi suốt bao nhiêu năm, và chẳng mấy khi tôi thấy mình lâm vào cảnh hoàn toàn bí từ - nhưng, tôi phải thừa nhận, người đàn ông này đã tìm ra cách khiến tôi phải “đứng hình”. “À ừm, về bộ phim ư?” Tôi lúng búng, biết rõ là ông kiếm tìm thứ gì đó lớn lao, sâu sắc, phức tạp hơn, nhưng vẫn cố đánh trống lảng cho đến khi đưa ra được một lời đáp ít nhiều mạch lạc. “Không,” ông đáp. “Cô hiểu ý tôi còn gì - về bản thân cô, về cuộc sống của cô, bất cứ gì, tất tật bất cứ thứ gì…” “Ừừừm, tôi biết chắc… ừừừm… Tôi biết chắc, là tôi cần thời gian để nghĩ ngợi thêm đôi chút về điều này, Gene ạ.” Tìm mua: Những Điều Tôi Biết Chắc TiKi Lazada Shopee Thế là, sau 16 năm và rất nhiều suy ngẫm, câu hỏi ấy đã trở thành câu hỏi trọng tâm của đời tôi: Suy đến cùng, chính xác là tôi biết chắc được những gì? Tôi đã khám phá câu hỏi ấy trong mỗi số tạp chí O - thật ra, “Những điều tôi biết chắc” (What I Know for Sure) chính là tên chuyên mục hằng tháng của tôi - và, tin tôi đi, lắm lúc một câu trả lời chẳng phải dễ kiếm ra. Tôi biết chắc được gì? Rằng nếu thêm một biên tập viên nữa gọi điện hay viết thư hay thậm chí là gửi tín hiệu khói hỏi han xem “nợ nần bài vở” số này định thế nào, chắc tôi phải thay tên đổi họ mà chuyển biệt tới xứ Timbuktu(1) mất! Nhưng đúng lúc tôi sẵn sàng giương cờ trắng và thét lên, “Thế đấy! Tôi kiệt sức rồi! Tôi chẳng biết gì hết!” Tôi lại nhận ra mình đang dắt cún cưng đi dạo, đang pha một ấm trà hay ngâm mình trong bồn tắm, thế rồi, chẳng biết từ đâu, một khoảnh khắc sáng tỏ sẽ đưa tôi trở về với điều gì đó mà trong óc, trong tim và tự bản năng, tôi hoàn toàn thấu suốt, vượt qua khỏi bóng tối nghi ngại. Thế nhưng, tôi phải thừa nhận là tôi vẫn có chút e sợ khi phải đọc lại số bài vở tương đương 14 năm ròng dồn lại. Liệu có giống như coi lại những tấm ảnh của bản thân tôi với những kiểu tóc tai và trang phục thật ra phải đưa vào thư mục chắc-kiểu-này-là-mốt-hồi-đấy chăng? Ý tôi là, bạn sẽ phải làm sao, nếu những gì bạn vốn biết chắc hồi bấy giờ hóa ra lại là những thứ nghĩ-gì-vậy-trời, xét trong hiện tại? Tôi lấy một cây bút đỏ, một ly Sauvignon Blanc, hít một hơi thật dài, ngồi xuống, và bắt đầu đọc. Trong lúc đọc, những gì tôi đã làm, những thời điểm trong cuộc đời khi tôi viết những mẩu này bỗng ồ ạt ùa về. Tôi lập tức nhớ ra đã vắt óc vắt não, đã lao tâm khổ tứ, đã thức khuya dậy sớm ra sao, tất thảy đều nhằm khám phá ra những điều tôi đã dần hiểu về những gì căn cốt trong cuộc đời, những điều như niềm vui, khả năng hồi phục, sự kính nể, mối kết nối, lòng biết ơn và năng lực nữa. Tôi thật vui sướng được thông báo rằng những gì tôi khám phá ra trong đống bài vở của 14 năm ấy là, khi ta biết điều gì đó thật sự rõ ràng thì có khả năng nó sẽ chống chịu được thử thách của thời gian. Xin chớ hiểu sai ý tôi: Bạn sống, và nếu bạn mở lòng với thế gian, thì bạn luôn học hỏi. Nên mặc dù lối suy nghĩ cốt lõi của tôi vẫn tương đối vững chắc, cuối cùng tôi đã dùng cây bút đỏ ấy để nâng lên đặt xuống, khám phá và mở rộng một vài chân lý cũ kỹ cùng vài hiểu biết thấu suốt phải rất vất vả mới có được. Chào mừng bạn tới với cuốn sách tự thú nho nhỏ của riêng tôi! Trong khi bạn đọc về tất cả những bài học tôi đã phải vật vã tranh đấu, phải rơi nước mắt, phải chạy trốn, và rồi quay về, làm hòa, đùa giỡn, rồi sau rốt đã dần biết chắc, tôi hy vọng bạn sẽ bắt đầu đặt cho bản thân chính câu hỏi mà Gene Siskel đã đưa ra cho tôi suốt bao năm về trước. Tôi biết rằng những gì bạn tìm được trên hành trình ấy sẽ rất đáng vui thích, vì thứ bạn tìm ra, chính là bản thân mình. - Oprah Winfrey Tháng 9 năm 2014Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Điều Tôi Biết Chắc PDF của tác giả Oprah Winfrey nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Điều Tôi Biết Chắc (Oprah Winfrey)
Chẳng phải chuyện gì mới mẻ, nhưng chí ít với cuốn sách này, tôi nghĩ vẫn đáng để kể lại một lần sau chót: Đó là hồi năm 1998, tôi vừa quảng bá cho bộ phim Beloved trong một chương trình truyền hình trực tiếp phỏng vấn Gene Siskel - cây phê bình phim xuất sắc đã quá cố của tờ Chicago Sun-Times. Mọi thứ đều trôi chảy tuyệt vời, cho đến thời điểm kết thúc. “Nói tôi nghe nào,” ông hỏi, “chị biết chắc những gì?” Đúng, đây không phải lần đầu tiên tôi bị bắt bí. Tôi đã hỏi và bị đặt biết bao nhiêu câu hỏi suốt bao nhiêu năm, và chẳng mấy khi tôi thấy mình lâm vào cảnh hoàn toàn bí từ - nhưng, tôi phải thừa nhận, người đàn ông này đã tìm ra cách khiến tôi phải “đứng hình”. “À ừm, về bộ phim ư?” Tôi lúng búng, biết rõ là ông kiếm tìm thứ gì đó lớn lao, sâu sắc, phức tạp hơn, nhưng vẫn cố đánh trống lảng cho đến khi đưa ra được một lời đáp ít nhiều mạch lạc. “Không,” ông đáp. “Cô hiểu ý tôi còn gì - về bản thân cô, về cuộc sống của cô, bất cứ gì, tất tật bất cứ thứ gì…” “Ừừừm, tôi biết chắc… ừừừm… Tôi biết chắc, là tôi cần thời gian để nghĩ ngợi thêm đôi chút về điều này, Gene ạ.” Tìm mua: Những Điều Tôi Biết Chắc TiKi Lazada Shopee Thế là, sau 16 năm và rất nhiều suy ngẫm, câu hỏi ấy đã trở thành câu hỏi trọng tâm của đời tôi: Suy đến cùng, chính xác là tôi biết chắc được những gì? Tôi đã khám phá câu hỏi ấy trong mỗi số tạp chí O - thật ra, “Những điều tôi biết chắc” (What I Know for Sure) chính là tên chuyên mục hằng tháng của tôi - và, tin tôi đi, lắm lúc một câu trả lời chẳng phải dễ kiếm ra. Tôi biết chắc được gì? Rằng nếu thêm một biên tập viên nữa gọi điện hay viết thư hay thậm chí là gửi tín hiệu khói hỏi han xem “nợ nần bài vở” số này định thế nào, chắc tôi phải thay tên đổi họ mà chuyển biệt tới xứ Timbuktu(1) mất! Nhưng đúng lúc tôi sẵn sàng giương cờ trắng và thét lên, “Thế đấy! Tôi kiệt sức rồi! Tôi chẳng biết gì hết!” Tôi lại nhận ra mình đang dắt cún cưng đi dạo, đang pha một ấm trà hay ngâm mình trong bồn tắm, thế rồi, chẳng biết từ đâu, một khoảnh khắc sáng tỏ sẽ đưa tôi trở về với điều gì đó mà trong óc, trong tim và tự bản năng, tôi hoàn toàn thấu suốt, vượt qua khỏi bóng tối nghi ngại. Thế nhưng, tôi phải thừa nhận là tôi vẫn có chút e sợ khi phải đọc lại số bài vở tương đương 14 năm ròng dồn lại. Liệu có giống như coi lại những tấm ảnh của bản thân tôi với những kiểu tóc tai và trang phục thật ra phải đưa vào thư mục chắc-kiểu-này-là-mốt-hồi-đấy chăng? Ý tôi là, bạn sẽ phải làm sao, nếu những gì bạn vốn biết chắc hồi bấy giờ hóa ra lại là những thứ nghĩ-gì-vậy-trời, xét trong hiện tại? Tôi lấy một cây bút đỏ, một ly Sauvignon Blanc, hít một hơi thật dài, ngồi xuống, và bắt đầu đọc. Trong lúc đọc, những gì tôi đã làm, những thời điểm trong cuộc đời khi tôi viết những mẩu này bỗng ồ ạt ùa về. Tôi lập tức nhớ ra đã vắt óc vắt não, đã lao tâm khổ tứ, đã thức khuya dậy sớm ra sao, tất thảy đều nhằm khám phá ra những điều tôi đã dần hiểu về những gì căn cốt trong cuộc đời, những điều như niềm vui, khả năng hồi phục, sự kính nể, mối kết nối, lòng biết ơn và năng lực nữa. Tôi thật vui sướng được thông báo rằng những gì tôi khám phá ra trong đống bài vở của 14 năm ấy là, khi ta biết điều gì đó thật sự rõ ràng thì có khả năng nó sẽ chống chịu được thử thách của thời gian. Xin chớ hiểu sai ý tôi: Bạn sống, và nếu bạn mở lòng với thế gian, thì bạn luôn học hỏi. Nên mặc dù lối suy nghĩ cốt lõi của tôi vẫn tương đối vững chắc, cuối cùng tôi đã dùng cây bút đỏ ấy để nâng lên đặt xuống, khám phá và mở rộng một vài chân lý cũ kỹ cùng vài hiểu biết thấu suốt phải rất vất vả mới có được. Chào mừng bạn tới với cuốn sách tự thú nho nhỏ của riêng tôi! Trong khi bạn đọc về tất cả những bài học tôi đã phải vật vã tranh đấu, phải rơi nước mắt, phải chạy trốn, và rồi quay về, làm hòa, đùa giỡn, rồi sau rốt đã dần biết chắc, tôi hy vọng bạn sẽ bắt đầu đặt cho bản thân chính câu hỏi mà Gene Siskel đã đưa ra cho tôi suốt bao năm về trước. Tôi biết rằng những gì bạn tìm được trên hành trình ấy sẽ rất đáng vui thích, vì thứ bạn tìm ra, chính là bản thân mình. - Oprah Winfrey Tháng 9 năm 2014Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Điều Tôi Biết Chắc PDF của tác giả Oprah Winfrey nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Luận Đề Công Dân Giáo Dục (Nguyễn Bá Lương)
TẬP LUẬN-ĐỀ CÔNG-DÂN ĐỆ-TỨ này ra đời với mục-đích là giúp cho học sinh đi thi ý-niệm được thế nào là một vấn-đề công-dân, và cách giải-quyết vấn-đề đó. Học-sinh sẽ làm quen với những luận-đề này như là đã làm quen các luận-đề luân-lý, văn-chương. Thực ra hai phương-pháp cũng không có gì khác nhau. Học sinh chỉ cần hiểu những bài mình đã học trong năm và với phương-pháp chung cho các loại luận-văn là có thể làm được một luận đề công-dân. Trong tập luận-đề này tác-giả theo một phương-pháp duy nhất để học sinh dễ theo. Trước tiên có một phần hướng-dẫn; phần đó tác-giả nói qua bài phải làm như thế nào. Vậy đọc xong phần này, học sinh hãy dừng lại suy nghĩ kỹ trước khi xem bài khai-triển ở dưới. Sau đó đến dàn-bài. Nên chú ý là bao giờ tác-giả cũng tìm cách chia thân bài làm 2 phần để giải-quyết. Khi làm bài, học sinh cũng nên theo lối phân đoạn như vậy. Sau cùng là phần khai-triển. Trong phần này có khi tác-giả cố ý làm thành một bài văn hẳn hoi cốt để làm mẫu cho học sinh, có lúc tác-giả làm dưới hình-thức một dàn bài chi tiết có ghi rõ 1, 2, 3 hoặc A, B, C. Khi làm bài, học sinh không nên theo vì lối đó chỉ có mục-đích gợi ý cho học sinh, còn bài làm thì cần phải mạch lạc, không thể vụn vặt rời rạc. Học-sinh nên nhớ rõ điều đó và không nên nhầm 2 loại, lúc làm bài đừng nên chia cắt một cách máy móc và cần chuyển tiếp khéo léo giữa đoạn nọ và đoạn kia. Tìm mua: Luận Đề Công Dân Giáo Dục TiKi Lazada Shopee Sau mỗi bài mẫu có một sở đề-tài công-dân đề-nghị. Học sinh nên theo phương-pháp trên tập làm những dàn bài và tập làm bài, nếu có những chỗ quên hoặc khó giải quyết hãy dở sách ra xem lại. Với cách làm việc đó, học sinh sẽ không sợ vấp phải những luận đề công-dân lúc đi thi. Sau cùng tác-giả xin nhắc lại để các thí sinh T.H.Đ.N.C rõ là theo chương-trình mới trong các môn thi viết có một bài luận về Công-dân Giáo-dục hoặc Sử-Địa với hệ số 2, thời hạn 2 giờ. Rất mong tập luận đề nhỏ này có thể giúp ích các học-sinh một phần nào trong việc luyện-thi. Saigon ngày 10-9-1960 TÂN-PHONGĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Luận Đề Công Dân Giáo Dục PDF của tác giả Nguyễn Bá Lương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.