Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn)

Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300) - người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông nước thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn.

Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai họa về sau!".

Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa.

Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng nước xả thân cho nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".

Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính - tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. Tìm mua: Hịch Tướng Sĩ TiKi Lazada Shopee

"Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay mà không chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.

Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ lòng nhân hậu từ lòng yêu nước. Với quân sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: "Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười".

Đó là mối ân tình giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vui tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

Đó là sự băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,…

Nguy cơ thất bại rất lớn khi có giặc Mông Thái tràn sang: "cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai.

Lúc bây giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đống củi là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ, huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên".

Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hịch Tướng Sĩ PDF của tác giả Trần Quốc Tuấn nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sử Liệu Phù Nam (Lê Hương)
Phù Nam là một Vương quốc thành lập từ thế kỷ thứ 12 trước Dương lịch, theo sử Trung Hoa, và có thể lập quốc nhiều thế kỷ trước thời ấy. Nhưng theo các nhà khảo cổ Tây Phương thì căn cứ vào những chứng tích xác thực như bia đá, bản văn khắc trên cột đền, vách thành, những đoạn sử, những di vật tìm thấy trong lòng đất, Vương quốc này được xếp vào lịch sử thế giới bắt đầu từ thế kỷ thứ I sau Thiên Chúa giáng sanh. Trải qua một thời kỳ cực thịnh từ thế kỷ thứ 3 đến thứ 5, Phù Nam bị Vương quốc Chân Lạp xâm chiếm và tiêu diệt vào cuối thế kỷ thứ 6. Trên bản đồ, Phù Nam bị xóa hẳn tên, đến thế kỷ thứ 17, các Quốc vương Chân Lạp nhường cho Việt Nam để đền ơn bảo hộ ngai vàng. Từ đó, một phần lớn đất Phù Nam trở thành miền Nam Việt Nam ngày nay. Vào giữa thế kỷ thứ 19, người Pháp chiếm Việt Nam, đô hộ Chân Lạp, bây giờ gọi là Cao Miên, nhận thấy nước này không có bộ sử, bèn sắp xếp các bản văn ghi công nghiệp của các đấng Tiên vương trên bia đá, cột đền và Niên giám trong Hoàng triều dựng nên một quyển sử bắt đầu từ ngày vị Quốc vương đầu tiên xuất hiện, trong ấy, các khảo cổ gia Pháp cũng ghi rõ những nhà Vua vừa sáng lập Vương quốc Chân Lạp đã khởi binh xâm lăng và tiêu diệt nước Phù Nam. Thế nhưng ở phần đầu bộ sử Cao Miên, người Pháp ghi một đoạn sơ lược về Vương quốc Phù Nam và cho rằng Phù Nam là tổ tiên của Cao Miên! Chúng tôi soạn tập sử liệu này, cố nhiên không phải là một quyển sử, với mục đích ước mong chứng minh sự hiện diện riêng biệt của Phù Nam, một cường quốc xuất hiện trong lịch sử Đông Nam Á giống như La Mã trong lịch sử Âu Châu. *** Tìm mua: Sử Liệu Phù Nam TiKi Lazada Shopee Chiếu trên bản đồ thế giới hiện tại các khảo cổ gia phỏng định rằng Vương quốc Phù-Nam ở vùng hạ lưu sông Mékong, phía Đông choán cả miền Nam Việt-Nam ngày nay và một phần đất Chiêm-Thành. phía Bắc đến miền trung lưu sông Cửu-Long thuộc đất Lào, phía Tây Bắc một phần lớn thung lũng sông Ménam đất Thái-Lan và bán đảo Malacca (Mã-Lai). Giữa lúc Phù-Nam bành trướng thế lực, thì Chiêm-Thành, Ai-Lao, Chân-Lạp, Thái-Lan chưa lập quốc và Việt-Nam còn ở miền Bắc và miền Trung. Theo sử liệu Trung-Hoa thì từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 6, Vương quyền của Phù-Nam không những chỉ ở trong vùng lưu vực trung và hạ của sông Mékong mà thôi, lại còn lan rộng đến miền TENASSERIM trên vịnh Bengale. Nhờ các hải trấn nằm trên bờ vịnh Thái-Lan, Phù-Nam giao thương với các hải cảng SINGARA, LIGOR, XAIYA của nước Mã-Lai. Các vị Quốc vương nước này nhìn nhận Vương quyền Phù-Nam. Đối ngoại, Phù-Nam liên lạc về ngoại giao và thương mãi với Trung-Hoa và Ấn-Độ. Trước kia, các nhà khảo cổ Âu-Tây căn cứ theo sử Trung-Hoa và những tập ký ức của các Tùy-viên Sứ giả mà ước đoán vị trí của Vương quốc Phù-Nam như sau: - Ông Ma-Touan-Lin (Mã-Đoàn-Lâm) người đời Tống (960-1280) ở Lạc-Bình, tự là Quỉ-Dữ viết trong bộ VĂN HIẾN THÔNG KHẢO rằng Phù-Nam ở trong một đảo lớn về phía Nam quận Nhật-Nam, trong biển Tây cách Nhật-Nam 7.000 lý 1, về phía Tây Nam cách Lâm-Ấp 3.000 lý, diện tích lãnh thổ rộng lối 3.000 lý. - Trong quyển « Sử ký Tư-Mã-Thiên » có đoạn ghi rằng: « Dưới triều vua Thành-Vương nhà Châu, năm Tân-Mão (1109 trước Dương-lịch) có Sứ nước Việt-Thường sang triều cống chim bạch trĩ. Vị Sứ giả không biết đường trở về được Châu-công-Đản cho 5 xe Chỉ Nam để dò đường. Sứ giả đi qua xứ Phù-Nam, Lâm-Ấp về nước đúng một năm ». - Đường thư chép: « Bà Lợi (P’o-Li tên của Phù-Nam) ở phía Đông Nam nước Chiêm-Thành, phía Nam có nước Chu-Nại, đến sau niên hiệu Vĩnh-Huy (Đường Cao Tông 650-655) bị nước Chân-Lạp chiếm ». - Ông Klaproth và Pauthier cho rằng Phù-Nam ở vùng Pégou nước Miến-Điện. - Ông Déguine cho Phù-Nam là một hòn đảo ở phía Tây nước Thái-Lan. - Ông Abel Résumat cho Phù-Nam là một tỉnh của Trung-Hoa ở miền Bắc Việt-Nam. - Ông Wilford cho Phù-Nam là một Vương quốc ở Mã-Lai. - Ông Stanisla Julien cho Phù-Nam ở Thái-Lan. - Ông Barth cho Phù-Nam ở Ấn-Độ. - Ông Schelegel cho đất Thái bị một chư hầu của Phù-Nam chiếm đóng. - Ông Bowring và ông Wade cho rằng Vương quốc Phù Nam ở Thái-Lan căn cứ theo danh từ Phù-Nam do chữ TCHE-TOU (Xích-thổ) là một vùng đất đỏ nhờ phù sa bồi lên. - Ông Aymonier cho rằng đất Phù-Nam gồm miền Nam nước Cao-Miên, bây giờ là miền Nam Việt-Nam. - Ông Blagden cho rằng Phù-Nam gồm đất Cao-Miên, Thái-Lan đến vùng Pégou ở Miến-Điện.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sử Liệu Phù Nam PDF của tác giả Lê Hương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Công Tử Bảy Lời (Huỳnh Quan Thư)
Vợ cậu Bảy Lời một va-ly tiền trong đó chứa toàn giấy bạc bộ lư (loại 100đ tiền có mệnh giá cao nhất thời bấy giờ) nhiều lần chuộc tội cho chồng Nỗi nhọc nhằn của người cha Công tử Lời - Châu Văn Sanh - gốc người Hoa. Cha là Châu Xuyên quê Phúc Kiến (Trung quốc), định cư nhiều đời ở Gò Công. Sau đó gia đình chuyển về Măng Thít (Vĩnh Long). Vốn là một phú hộ, ông Châu Xuyên rất giàu có nhưng không may sau khi có với ông 3 người con vợ ông qua đời. Trong một chuyến đi buôn ở Mỹ Tho ông gặp bà Đào Thị Bòi là một góa phụ 2 con. Hai người kết duyên ăn ở với nhau hạ sinh được một cậu con trai vào năm ông bước vào ngưỡng tuổi 60. Người con chung này là Châu Văn Sanh. Ông từng nói với bà, hai dòng con có đủ trai và gái. Nay có thêm một con chung thì quả là lời (lãi) lắm rồi. Thế là từ đó, Châu Văn Sanh có thêm cái tên Lời, công tử Lời hay cậu Bảy Lời. Tìm mua: Công Tử Bảy Lời TiKi Lazada Shopee Chuyện kể rất nhiều về cách làm ăn của ông Châu Xuyên. Là người có duyên buôn bán từ thuở nhỏ, ông Xuyên ngay từ lúc thiếu thời đã từng bán đậu phộng rang, lục lạc, các loại thú như gà, mèo, chó làm bằng đất sét tô màu xanh đỏ gắn trên que tre. Lời lãi từ bán buôn ông tích cóp dần lâu ngày có được số vốn lớn. Cứ thế mà phát triển. Vận may đến với ông, bán cái gì cũng được, cũng hết. Cuộc sống cứ thế khá dần lên ông cùng mẹ mua đất xây một căn nhà ngay trong nhà lồng chợ Cái Nhum. Có nhà ông mở một tiệm thuốc bán các loại thuốc thông thường phục vụ bà con. Nhiều cụ già ở chợ Cái Nhum kể lại, nhiều người bán ế, nhiều ghe thương hồ không bán được hàng, ai nấy đều đến gặp ông nhờ ông giúp đỡ. Ông mua lại tất cả các mặt hàng đó rồi chất ngay trong nhà mình để bán. Ông bán rất nhanh hết và lãi rất khá. Có lần, một ghe đến chợ Cái Nhum bán đá mài. Bán mấy ngày mà chẳng được bao nhiêu. Chủ ghe chán nản định bỏ đi nơi khác. Trước khi đi, họ đến gặp ông nhờ ông mua giúp. Ông đồng ý lấy hết ghe. Hàng chất đầy nhà nhưng cũng chỉ mấy ngày sau người mua đến nườm nượp và mua sạch ngay sau đó. Vốn liếng càng ngày càng tăng. Ông Xuyên mua thêm ruộng cho tá điền thuê. Mỗi năm, lúa ông thu được lên đến hàng chục ngàn giạ. Cậu Bảy Lời chào đời đúng vào giai đoạn cực thịnh của cha. Cậu sinh năm 1911 tại làng Chánh Hội quận Cái Nhum nay là thị trấn Cái Nhum huyện Măng Thít (Vĩnh Long). Theo lời kể của bà Huỳnh Quan Thư nay đã ngoài 70 tuổi - người cháu gọi cậu Bảy Lời bằng dượng - thuở thiếu thời của công tử Lời được cha thương yêu chiều chuộng. Mới 16 tuổi ông đã được sắm cho xe hơi chạy khắp Vĩnh Long. Mỗi tuần ông ngồi xe hơi lên tận Tây Ninh, Biên Hòa, Bình Dương để đi săn. Sẵn xe, công tử Lời ngao du khắp nơi. Cả vùng đất Nam kỳ Lục tỉnh không nơi nào không có dấu chân của ông. Không như những thanh niên con nhà giàu khác ném tiền vào những cuộc vui, công tử Lời dùng những đồng tiền có được từ gia đình để giúp đỡ, cưu mang những mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn bi đát.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Công Tử Bảy Lời PDF của tác giả Huỳnh Quan Thư nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nữ Hoàng Ai Cập (Thế Anh)
Nữ hoàng Cleopatra - nữ hoàng Ai Cập, người đàn bà nổi tiếng bậc nhất thế giới. Cho đến nay mọi sử sách, bách khoa thư, văn học nghệ thuật thế giới đều cho rằng nàng là người phụ nữ có nhan sắc và tài năng tuyệt vời của mọi thời đại. Theo truyền thuyết, ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, định mệnh đã dự báo cho thấy cuộc đời nàng sẽ vô cùng gian truân và huyền bí. Giống như những người phụ nữ cầm quyền khác của vương triều Ptolemy, ngay từ nhỏ Cleopatra đã có ước mơ hoài bão làm cho Ai Cập trở thành một vương quốc hùng mạnh và huy hoàng. Nàng đã nguyện sẵn sàng trả giá bằng cả thanh xuân và sắc đẹp xác thịt của mình, quyến rũ hai người anh hùng cái thế - Caesar và Antonius, những chúa tể của đế chế La Mã hùng mạnh. Trong một thế giới đầy loạn lạc và biến động, Cleopatra đã bảo vệ cho nền hòa bình của vương quốc cổ kính Ai Cập suốt 22 năm. Hàng ngàn năm nay, người đời vẫn trăn trở trước những dấu hỏi lớn. Vì sao Cleopatra mới hai mốt tuổi có thể quyến rũ và chinh phục được vị hoàng đế Caesar, một bạo chúa La Mã gần 60 tuổi. Rất nhiều người vẫn còn tò mò trong lòng về sự ra mắt ấn tượng có tính đột phá của nàng với Caesar và những thành quả vĩ đại biến đế quốc Rome của La Mã phải quỳ gối trước sắc đẹp của nàng. Tuy nhiên, Cleopatra khác với các vị tiền bối của vương triều Ptolemy, dù tham vọng quyền lực nhưng nàng vẫn mạnh mẽ và quyết đoán theo đuổi tình yêu riêng. Bất chấp mọi phản đối của các quần thần và thần dân Ai Cập, bất chấp những dị nghị đàm tiếu của người La Mã, nàng vẫn đến với tình yêu của mình - Antonius. Trong mối tình say đắm này, hai người đã có một cuộc tình tràn đầy hạnh phúc, hưởng lạc nhưng cũng không ít những sóng gió, thậm chí có những lúc thất bại thảm hại. Cũng chính vì mối tình này, Cleopatra đã đốt cháy những năm thang cuối đời mình bằng ngọn lửa tình yêu rực sáng. Qua từng trang sách, bạn đọc sẽ được giải đáp những vương vấn giữa tình và lý, những uẩn khúc toan tính cuộc đời, những hiềm kỵ trong tình chị em, những tham vọng tột độ về quyền lực trong thế giới vương quyền và hoan lạc... Xin trân trọng giới thiệu. Tìm mua: Nữ Hoàng Ai Cập TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nữ Hoàng Ai Cập PDF của tác giả Thế Anh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sử Thi Iliad - Homer (Homer)
Tóm tắt trường ca "Iliad": Iliad là bản trường ca Hy lạp cổ nhất và có lẽ hay nhất trong văn học Tây phương. Qua chuỗi dài lịch sử đã tạo cảm hứng cho vô vàn tác phẩm nghệ thuật, từ hội họa, kiến trúc, thi ca cho đến tiểu thuyết, kịch nghệ, âm nhạc. Tác phẩm tất cả gồm hai mươi bốn khúc, khúc nào cũng lôi cuốn khiến người nghe ngây ngất, phần vì ý phần vì lời. Kể một giai đoạn ngắn năm mươi ngày trong năm thứ mười cuộc chiến tranh thành Troie, với câu chuyện xoay quanh về mối bất hòa giữa vị tướng kiệt xuất Achilleus của Hy Lạp và thống soái Agamemnon, cùng với nỗi phẫn nộ Achilleus cực chẳng đã phải mang trong lòng. Chiến trận rền vang, chàng lui về trại không tham dự, lực lượng Achaian vì thế suy yếu trầm trọng. Mãi tới lúc bạn chí thiết Patroklos tử trận, chàng mới rời trại ra chiến trường giao chiến và giết chết Hektor. Không những thế nhân giao chiến, mà cả thần linh cũng xung đột sâu sắc, và cuộc chiến vì thế trở nên kéo dài và vô cùng đẫm máu. Phần cuối trường ca kể về lễ hỏa táng Hektor. Tác phẩm là biểu tượng miêu tả số phận nhân loại hoàn toàn do định mệnh đưa đẩy.Đời sống xã hội Hy Lạp cổ đại cũng được phản ánh một cách chân thực trong tác phẩm, trong đó có thể thấy quá trình diễn biến từ chế độ thị tộc đến sự hình thành thành bang của chế độ nô lệ, đồng thời ca ngợi các nhân vật anh hùng kiệt xuất của phía Hy Lạp như Achille, của phía Troie như Hektor. Kết hợp chuyện truyền khẩu với chuyện thần thoại để đúc kết, tác phẩm được các thi sĩ ca công ngâm vịnh, phô diễn trước quần chúng qua nhiều thế hệ trước khi được ghi lại thành văn vào thế kỷ VIII trước công nguyên. Mời các bạn đón đọc trường ca: "Iliad - Homer" Tìm mua: Sử Thi Iliad - Homer TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sử Thi Iliad - Homer PDF của tác giả Homer nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.