Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Nơi Nào Hạ Mát

Tiểu Thuyết Ngôn Tình Nơi Nào Hạ Mát

Nơi Nào Hạ Mát

Tịch Hi Thần, Giản An Kiệt, cuộc sống sau hôn nhân của họ là những câu chuyện đầy màu sắc còn chưa kể.

Là buổi sáng thức giấc, mở mắt ra đã thấy người đó ở bên, là khi đi làm về muộn thấy ngôi nhà đã sáng đèn, có bóng dáng dịu dàng đang đợi; là lúc đi đâu cũng có người sóng vai bên cạnh, mãi mãi chẳng xa rời…

Với “Nơi Nào Hạ Mát”, từng mẩu chuyện vụn vặn trong cuộc sống bình dị của họ được kể lại, là những tháng ngày ngọt ngào, cũng có những khoảnh khắc cãi vã, nhưng dù thế nào, họ vẫn bên nhau khi xuân qua hè tới, khi thu đi đông về.

Từng mảnh ghép nhỏ nhoi cứ lần lượt hiện ra để hoàn thiện bức tranh gia đình hạnh phúc ấy: có anh và có cô.

Ai Rồi Cũng Khác Thương Nhau Để Đó Luận Về Yêu

Cố Tây Tước (Celine): Nữ – sinh năm 1986, quê Chiết Giang, hiện đang sống ở Hàng Châu, là tác giả của hệ thống văn học mạng Tấn Giang. (Trước đây ở Tứ Nguyệt Thiên).

Những câu chuyện của Cố Tây Tước luôn được bạn đọc nhiệt tình đón nhận. Phải chăng vì đó không chỉ là câu chuyện của những nhân vật mà còn là biểu tượng tình yêu trong lòng nhiều người – một đời một kiếp một đôi mình.

Mời các bạn đón đọc cuốn sách Nơi Nào Hạ Mát.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Người Đàn Bà Và Người Dàn Ông Có Chiếc Lồng Chim (Lê Thanh Minh)
Tập truyện ngắn Người Đàn Bà và Người Đàn Ông Có Chiếc Lồng Chim gồm có: Hoang tưởng Người không bình thường Tại cái lưỡi câu Chân dung một người bạn Mùi vị của văn chương Người đàn bà và người đàn ông có chiếc lồng chim. Say Tả ý Hoàng hôn - đời người Ngộ thật Núi thơm Cô gái bước ra từ facebook Cha con *** NGƯỜI ĐÀN BÀ VÀ NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÓ CHIẾC LỒNG CHIM. Nhâm nhi tách cà phê lúc nâng lên, lúc hạ xuống, khi thì nhấp nhấp, khi lại đưa qua đưa lại mũi hít hà, anh thả hồn tận đẩu tận đâu ra chừng biết thưởng thức lắm. Người ra vào quán nườm nượp anh cũng chả thèm để ý. Ngồi tít trong góc, khuôn mặt nhoà vào bóng tối, chỉ thò ra vạt váy sẫm màu, hoa tím, và chiếc dép hờ hững nơi cổ chân là còn nhìn thấy đủ để nhận ra đấy là một người đàn bà. Anh thong thả rít từng hơi thuốc, những lọn khói hình chữ o nối đuôi nhau từ mồm anh tuôn ra bao trùm cả khoảng không trước mặt. Người đàn bà ngắm nhìn anh từ rất lâu, nhưng chị đâu có ngờ anh cũng nhận ra sự có mặt của chị và quan sát chị khá kỹ. Chỉ có điều anh không biết dụng ý của chị. * * * Tìm mua: Người Đàn Bà Và Người Dàn Ông Có Chiếc Lồng Chim TiKi Lazada Shopee Gần hai mươi năm sau ngày cưới, chị mới được hưởng sự ân ái của người đàn ông, mới được sống đời vợ chồng. Gần hai mươi năm chị sống trong khắc khoải, chờ mong nhiều lúc tưởng chừng không vượt qua nổi sự cô đơn, lạnh lẽo. Gần hai mươi mùa xuân rủ nhau rời khỏi khuôn mặt của chị, bỏ lại những nếp chân chim nơi đuôi mắt... Kết quả của sự ái ân muộn mằn là đứa con bị bệnh đao bẩm sinh. Những tưởng "hết cơn bĩ cực đến ngày cam lai", ngờ đâu ở tuổi về chiều chị lại vất vả nuôi con một mình. Anh đã ra đi cũng vội vã như khi đến gặp và cưới chị. Ngày ấy cả nước có chiến tranh, anh đến với chị không phải vì tình yêu đôi lứa, chỉ đơn giản gia đình anh muốn anh để lại cho chị giọt máu của mình, phòng khi... Chiến tranh chả biết thế nào. Mười người đi dễ có đến quá nửa không trở về. Tối hôm cưới, anh chị ngồi bên nhau nói chuyện cho tới sáng. Chị vẽ ra trong đầu viễn cảnh gia đình hạnh phúc ngày anh trở về, ngày chiến tranh kết thúc. Ngay lúc bình minh ló rạng, anh khoác ba lô lên, đi một mạch gần hai mươi năm. Lúc anh trở về là thương binh loại đặc biệt cần có người chăm sóc. Nước mắt chị đã chảy, vì hạnh phúc và cũng vì cả đau buồn. Người đàn ông, chồng chị đang ngồi trên xe lăn trước mặt chị đã gửi lại chiến trường đôi chân và một cánh tay của mình. Anh không đẹp trai, chị biết. Người con trai có nước da nâu sậm nắng gió của vùng chiêm trũng, đôi mắt sáng tinh anh được thay bằng người đàn ông có đôi mắt mờ đục, thị lực chỉ còn 2/10 và khuôn mặt bị biến dạng vì những vết thương đã liền sẹo. Sao ông giời lại bất công với chị như vậy, ngoài khóc thầm chị biết làm gì hơn. Đứa con chị giờ đã đến lúc cần có một cái nghề để tự nuôi sống bản thân khi chị không còn nữa. Chị nghĩ về điều này từ rất lâu. Nhiều người khuyên chị gửi con vào trại trẻ, chị không đành lòng. Cũng phải, mang nặng đẻ đau dễ gì bảo dứt là dứt đi được. Chưa một giây phút nào chị nghĩ và sống cho riêng mình. Bằng tất cả tình yêu và sức lực, chị dành cả cho con... * * * Gần nhà chị có một họa sĩ, hàng ngày thấy anh xách lồng chim ra quán cà phê ngồi một mình, lúc đầu chị cũng không để ý, nhưng rồi đột nhiên trong đầu chị vụt loé lên một ý nghĩ. Tại sao không, có thể lắm chứ, chị sẽ nhờ anh dạy vẽ cho con chị. Đây là lần thứ bao nhiêu chị âm thầm ngồi trong góc quan sát người mà chị định đem con gửi gắm, chị cũng không nhớ. Chị vẫn chờ cơ hội được nói chuyện với anh về ý định của mình. Chị không dám đường đột. Trời đứng bóng, cái vạt váy của chị như chìm lẩn vào bóng tối. Con chim đang líu lo gọi bạn trong chiếc lồng anh ngoắc tạm lên cành bằng lăng trước quán. Nó cần tự do, còn chị, chị lại ước ao giá mình là con chim nhỏ trong chiếc lồng của anh thì hay biết mấy. Cuộc đời chả ai giống ai, người ta luôn ước ao cái mình không có mà quên đi cái mình có mà người khác đang ao ước. Cũng giống như chị lúc này vậy. Viển vông, vốn là suy nghĩ của những người đàn bà chịu nhiều cơ cực. Đang mải theo đuổi những thứ vẽ ra trong đầu, chị giật mình khi giọng anh sát ngay bên cạnh: - Chị cần gặp tôi có chuyện gì à? Không hiểu sao anh biết chị cần gặp anh. Bao nhiêu điều, bao nhiêu giả định được chị chuẩn bị để làm quen với anh, chị quên tiệt. Chị ấp úng như người ăn vụng bị bắt quả tang. - Dạ, anh... Mà sao chị lại "dạ" nhỉ, chị cũng không biết. Bỗng anh xen vào bằng cái giọng tự tin của người từng trải: - Có khó gì đâu mà không đoán được người khác chú ý đến mình. Này nhé, không phải một lần chị tình cờ có mặt ở quán khi tôi xuất hiện. Không sớm hơn, cũng không muộn hơn. Chị không có nhu cầu gì ngoài cốc trà Lipton dâu. Ngồi lâu, không đợi bạn, không nói chuyện với ai. Người mà chị quan sát là tôi. Chị biết không, tôi là họa sĩ, nghề của tôi là không bỏ sót bất kỳ một sự thay đổi nhỏ sắc thái nào của người và vật trong phạm vi hai chục mét. Cho dù chị kín đáo ngồi trong góc khuất, lẫn vào bóng tối...cũng vậy. Chắc chị ngạc nhiên khi tôi quan sát chị còn kỹ hơn chị quan sát tôi nhỉ?! Không đợi chị trả lời, anh kéo ghế ngồi đối diện với chị: - Nào, bây giờ chị có thể cho tôi biết lý do của chị! Lý do gì nhỉ?! Ngoài lý do cần thiết là nói thế nào để anh đồng ý truyền nghề cho con chị thì còn lý do nào khác không?! Mặc dù mơ hồ, nhưng chị tin vào giác quan của mình, anh là người đáng tin cậy. Và còn hơn thế anh chính là người mà chị cần tìm cho cuộc đời thiếu hụt của chị. Chị không nhớ mình đã nói gì với anh, không nhớ một tẹo nào. Anh ngồi trầm ngâm mắt nhìn chị, không, vượt qua chị, nhìn vào bóng tối vô định. Sao người đời có thể ảo tưởng, nông cạn khi nghĩ rằng nghề vẽ là dành cho những người không có khả năng theo đuổi một nghề gì khác, là cái nghề mà vì bần cùng họ mới nghĩ đến. Hồi xưa, cũng có người dắt con đến gặp anh bảo: "Anh có thể dạy cho con tôi thành họa sĩ không, nó chả có khả năng làm được nghề khác vì học hành lỗm bỗm, bữa đực, bữa cái, chả có chữ nào trong đầu". Đành rằng có những tài năng không cần qua học hành, nhưng đấy không phải là lý do. Cái chính là người ta quan niệm vẽ không cần chữ, chỉ cần luyện cho đôi tay khéo là được. Anh đã rất giận và từ chối thẳng thừng. "Sao anh biết tôi có thể dạy con anh thành họa sĩ khi trong đầu nó chả có chữ nào?!". Người đó ngớ ra vài giây rồi bảo: "À thì vẽ chỉ cần nhìn thôi chứ có phải nghĩ đâu, nó sẽ học được, mắt nó sáng lắm". "Xin lỗi anh, nghề này nghĩ nhiều hơn nhìn nên có lẽ anh chọn nhầm nghề cho con anh rồi!". - Anh có khó khăn gì à? Câu hỏi của chị lôi tuột anh về thực tại. - Trường hợp con chị rất đặc biệt, chị cho tôi thời gian để suy nghĩ đã nhé! Chị lúng búng chào anh rồi lặng lẽ rời quán. Nhìn theo bóng chị lẫn vào dòng người anh buông tiếng thở dài. Cái nghề của anh có thật là sang trọng không hay chỉ mình anh nghĩ như thế. Bao niềm vui của sự sáng tạo cùng bao nỗi chán chường, thất vọng của những thất bại hành hạ anh từng đêm. Chúng cũng chính là nguyên nhân vợ anh bỏ anh để chạy theo người đàn ông khác. Phải chăng anh yêu nghệ thuật hơn vợ. Lúc còn lại một mình bên mâm cơm vô tình theo thói quen anh vẫn sắp ra hai cái bát và hai đôi đũa, mâm cơm nhìn như lệch, cái ghế con bé xíu phía vợ anh vẫn ngồi trống hơ, trống hoác. Lúc này anh bỗng thấy nhớ người đã từng là vợ anh. Bây giờ cô ấy sao rồi nhỉ? Liệu cô có được hạnh phúc không khi ở bên người đàn ông ấy?! Anh không biết. Vợ chồng anh lấy nhau hơn chục năm mà chưa có mụn con nào. Gia đình anh đều nghĩ vợ anh bị điếc. Họ cũng từng khuyên anh bỏ vợ lấy người khác. Anh bỏ ngoài tai mọi chuyện. Người ta thường bảo đàn bà cùng lúc có thể quan tâm đến nhiều thứ chứ không như đàn ông. Ấy là người ta bảo thế. Anh không có khái niệm một cách rõ ràng về thời gian. Sớm hay tối, mưa hay nắng, nóng hay lạnh, anh chẳng quan tâm. Phải chăng anh chẳng yêu ai ngoài anh và cái sở thích gần như quái đản của anh. Anh có thể nhớ từng chi tiết cái tranh mà anh đã xem qua, nhưng lại không thể biết liệu mình đã ăn cơm chiều rồi hay chưa. Anh có thể ngồi hàng giờ nhìn vào hư vô mà suy tưởng nhưng lại không thể có nổi mươi phút âu yếm người đàn bà là vợ anh. Anh có thể trầm trồ những đường cong tuyệt mỹ của người đẹp thoáng gặp trên đường nhưng lại thờ ơ với người đi bên cạnh. Với anh, những cái tên ngoại quốc như Gaugin, Van Gogh, Picasso thân thương và dễ nhớ hơn tên vợ. Anh chưa bao giờ gọi tên vợ, cũng không gọi "em" như mọi nhà. Anh gọi vợ bằng mày, xưng tao. Chị trằn trọc mãi quá nửa đêm. Hình bóng người họa sĩ tay cầm lồng chim cứ lởn vởn trong đầu chị. Liệu anh có một chút gì nhớ tới chị không nhỉ? Chắc không đâu. Thật là vớ vẩn, mặt chị nóng lên vì những suy nghĩ táo tợn. Chị mường tượng nằm trong vòng tay của anh. Ôi, hạnh phúc quá, người chị rung lên nhè nhẹ, hơi thở mỗi lúc một nặng... Hôm nay cái ghế mọi khi chị vẫn ngồi bỏ trống. Không cần nhìn anh cũng biết chị chưa đến. Khoảng tối chỗ chị vẫn ngồi thiếu hụt sự đậm nhạt trở nên vô duyên. Anh không ngoắc lồng chim lên cành bằng lăng trước quán như mọi khi mà để trên đùi, ngón tay luồn qua nan lồng chỉnh lại cái cóng đựng nước. Chú chim như đoán được tâm trạng khác thường của anh nhảy loạn xạ trong lồng kêu chíp chíp. "Yên nào, hôm nay cô ta không đến, tao với mày bây giờ làm gì nhỉ?!" Như hiểu ý, con chim tung mình quặp cái chân nhỏ xíu đậu lên ngón tay anh, lơ láo hết quay phải lại quay trái. Dẫu sao nó vẫn là con chim. Nó không biết nói, dù được nuôi dạy, chăm bẵm tử tế. Điều chị cần nói với anh, chị đã nói. Còn ước muốn thầm kín trong lòng dù chưa nói nhưng có gặp lại anh cũng chẳng giải quyết ngay được. Chị dắt con đi dạo. Đứa bé đưa cặp mắt đờ đẫn nhìn chị như hiểu, như không. Hai mẹ con đi sát vào nhau. Bàn tay chị nắm tay nó lúc lỏng lúc chặt. Nó là niềm hạnh phúc duy nhất mà chị có cho đến lúc này mặc dù chưa trọn vẹn. Những giọt nước mắt rời khỏi hàng mi lăn dài trên má chị. Chị thương xót cho số phận của con hay cho sự hẩm hiu của chị. Thật lòng, chị cũng không biết nữa. Tháng Giêng năm Đinh Dậu 2017Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Đàn Bà Và Người Dàn Ông Có Chiếc Lồng Chim PDF của tác giả Lê Thanh Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Người Đàn Bà Trong Đêm (Cornell Woolrich)
Trong Người Đàn Bà Trong Đêm, người đọc cũng như nhân vật sẽ phải đau đầu vì làm thế nào một người phụ nữ có thể biến mất hoàn toàn như vậy, đến nỗi mọi người xung quanh cũng chối bỏ sự tồn tại của cô? Mỗi chương của cuốn sách là nỗ lực tìm kiếm và cũng là sự thất vọng.***Cornell Woolrich (1903-1968) - cha đẻ của tiểu thuyết trinh thám đen, bậc thầy của sự hồi hộp. Với cách kể và dẫn dắt đầy lôi cuốn, mỗi tác phẩm của ông không hẳn là cuộc kiếm tìm chân dung kẻ sát nhân mà còn đưa lên sân khấu những nghịch lý về sự thật bị che giấu và những bất ngờ không đoán trước. Cornell Woolrich được coi là một trong những nhà văn có sức ảnh hưởng lớn, đưa thể loại truyện noir fiction (tiểu thuyết đen) đến đỉnh cao của sự thành công. Ông cũng là tác giả trinh thám có số lượng truyện chuyển thể thành phim nhiều nhất thế giới, trên trang IMDB có tới 103 bộ phim được ghi tên ông. Những bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Woolrich thường trở thành đề tài nghiên cứu sáng giá liên quan đến “kỷ nguyên của thể loại phim noir”. Tấn công, hoang tưởng, mối đe dọa, cái chết, là những chủ đề xuyên suốt trong tác phẩm của Woolrich. Ngoài ra, khi nói đến tiểu thuyết của tác giả này, hình tượng người phụ nữ với “tính nữ” cũng là một nét tiêu biểu. Trong truyện của ông có những nỗi sợ hãi chẳng rõ ràng, cảm giác luôn bị đe dọa. Các nhân vật thì luôn trong một cuộc chạy đua với thời gian. Theo đó là những nỗi tuyệt vọng ngày càng lấp đầy. Điều đặc biệt trong truyện của Woolrich chính là những “anh hùng” thường là nạn nhân, bị buộc tội về tội ác mà họ không thực hiện, hoặc phạm tội vì những đau buồn, tuyệt vọng và bất công trong cuộc sống. Tìm mua: Người Đàn Bà Trong Đêm TiKi Lazada Shopee Thế giới Woolrich tạo ra giống như một mê cung, đánh lạc hướng suy luận của người đọc. Tác giả đặt ra những “cái bẫy” cho các nhân vật chính không may mắn của mình và sau đó chờ đợi nhân vật chính sa vào bẫy và độc giả bị đánh lừa. Đầu tiên là tính bất khả thi. Tính “không thể” được sử dụng Woolrich làm cho tình huống trở nên khó hiểu hơn, che giấu sự thật đằng sau. Dường như, trong các tác phẩm của Woolrich các nhân vật ban đầu bao giờ cũng khởi điểm từ tình yêu, sự chung thủy, từ những điều tốt đẹp nhưng sau đó, bởi vì sự "tham lam" mà dần dần đánh mất đi bản ngã của chính bản thân mình. Kết hợp với đó, yếu tố bạo lực cũng được áp dụng triệt để để mang đến cảm xúc mãnh liệt cho người đọc. Với sự khai phá mới cho tiểu thuyết trinh thám, Cornell Woolrich đã cung cấp những ẩn dụ về sinh mệnh con người thật rẻ mạt, cái thứ đạo đức trắng đen lẫn lộn. Bằng lối kể hấp dẫn, luôn giấu kín sự thật, mỗi tác phẩm của ông luôn làm người xem phải tò mò. Ở Việt Nam, nhiều truyện ngắn của Cornell Woolrich đã được dịch và đăng trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay vào cuối thập niên 1990, Cô Dâu Đen (The Bride Wore Black) được xuất bản năm 2018. ***Chín rưỡi. Đến giờ này thì dòng người xếp hàng cũng đã vãn hẳn, một vài người chen ngang cũng đã được mời ra ngoài. Trong cửa hàng lúc này không có ai, hoàn toàn yên tĩnh, ngoài Lombard và người phụ tá trẻ tuổi. Lombard ngồi ngả người trên ghế, trề môi dưới ra và thổi một hơi dài từ cằm lên trán, khiến cho những sợi tóc lòa xòa trên trán bay tung lên. Ông ta mặc vest, cổ áo sơ-mi để mở. Ông ta lấy từ trong túi - lúc này đang bị kẹp trên ghế do bị ngồi đè lên - ra một chiếc khăn tay, đưa lên chấm chấm chỗ này, chỗ kia trên mặt. Xong việc thì chiếc khăn có thêm những vệt xám. Mọi người chẳng buồn phủi bụi mấy thứ đó khi quẳng xuống trước mặt ông ta. Có vẻ như họ nghĩ rằng bụi càng dày thì sẽ được tính giá càng cao. Lombard dùng khăn lau tay rồi vứt nó đi. Ông ta ngoái đầu lại, nói với người nào đó ở khuất sau chồng chương trình nhà hát cao như núi. “Cậu về được rồi, Jerry. Sắp hết giờ rồi. Nửa tiếng nữa thì tôi cũng đóng cửa thôi. Qua giờ cao điểm rồi.” Một cậu thanh niên gầy gò, tầm khoảng mười chín tuổi, nắn chỉnh lại một vài tờ chương trình trên núi rồi bước ra, mặc áo khoác vào. Lombard lấy một ít tiền. “Đây là mười lăm đô-la tiền công cho ba ngày, Jerry.” Cậu thanh niên tỏ ra thất vọng. “Ngày mai ông không cần tôi nữa à?” “Không, ngày mai tôi cũng không còn ở đây,” Lombard trầm ngâm. “Tôi nói với cậu thế này. Cậu có thể bán đống này như bán giấy vụn, gọi đồng nát đến, chắc cậu cũng kiếm thêm được một ít.” Cậu thanh niên trố mắt nhìn Lombard. “Trời. Ông ngồi đây tìm mua ba ngày liền chỉ để vứt đi hay sao?”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Đàn Bà Trong Đêm PDF của tác giả Cornell Woolrich nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Người Đàn Bà Trong Cồn Cát (Kobo Abe)
“Người đàn bà trong cồn cát” được xuất bản vào năm 1961 và đem về cho tác giả Kobo Abe (1924-1993) giải văn chương danh giá Yomiuri của Nhật, đã đưa tên tuổi của Abe lên hàng quốc tế sau khi bản dịch Anh ngữ được phát hành. Ông là tác giả Nhật được dịch ra tiếng ngoại quốc nhiều nhất. Một cuốn phim cùng tên, do chính tác giả viết truyện phim và Hiroshi Teshigahara (1927-2001) đạo diễn, được trình chiếu vào năm 1964, cũng đã đoạt giải Special Jury Prize tại Cannes Film Festival, 1964. Năm sau, cuốn phim đã được đề cử, nhưng không trúng, giải Oscar cho Best Foreign Language Film Oscar, và giải Oscar cho Best Director. Đó là câu chuyện về một anh giáo viên vô danh tiểu tốt ở Tokyo, tên Niki Jumpei, và là một tay sưu tập côn trùng tài tử. Tuy nhiên, anh ta cũng có một tham vọng, đó là có thể tìm được một con côn trùng nào mà chưa ai kiếm ra, để tên anh sẽ được gắn liền với con côn trùng đó và được đi vào bách khoa tự điển. Ước vọng này đã đưa anh đến một làng ven biển vào một dịp nghỉ. Mải mê tìm côn trùng, anh không để ý là đã lỡ chuyến xe buýt cuối cùng về thành phố. Khi ngỏ ý với ba người đàn ông anh gặp trên đụn cát là liệu anh có thể nghỉ qua đêm tại nhà một dân làng nào đó để sáng mai tiếp tục đi kiếm côn trùng, họ liền tỏ ra sẵn sàng giúp và đưa anh ta tới một căn nhà xiêu vẹo ở duới sâu trong lòng một cái hố cát, phải leo xuống bằng thang giây. Tại căn nhà đó, một người đàn bà còn trẻ đã đón tiếp và cơm nước cho anh. Niki không ngờ đấy là một cái bẫy mà định mệnh đã dành cho anh. Nguyên ngôi làng này bị nạn bão cát đe dọa chôn vùi. Ngôi nhà của người đàn bà ở bìa làng sát biển, như một thứ tiền đồn, cần phải giữ cho đừng bị cát chôn vùi, vì nếu một khi cát chôn căn nhà đó thì sẽ tiến tới căn nhà kế và rồi dần dà cả làng sẽ bị xóa sổ. Xúc cát là công việc hàng đêm - phải làm ban đêm vì lúc đó cát ẩm, dễ xúc vào xô, để người ta tới kéo những xô cát này lên và đem đi bán. Ngoài sứ mệnh bảo vệ làng, qua tinh thần "Yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình”, châm ngôn của làng, người đàn bà được trả công bằng thực phẩm, nước và những thứ cần thiết khác. Từ ngày chồng và con của chị ta bị bão cát chôn sống một năm về trước, chị làm việc xúc cát một mình không xuể. Và người ta đã lừa bắt cóc Niki để điền vào chỗ nhân sự thiếu hụt đó. Khi biết ra, Niki đã tìm mọi cách để thoát. Thoạt đầu anh ta trói người đàn bà lại làm áp lực dân làng. Đáp lại, dân làng ngưng cung cấp nước và thực phẩm cho hai người. Niki đành làm cái việc xúc cát trong khi âm mưu tìm cách trốn. Một lần anh ta đã leo lên được trên miệng hố và tìm cách thoát khỏi ngôi làng, nhưng bị bắt lại và buộc phải tiếp tục cái việc xúc cát ban đêm để rồi ban ngày cát khô bị gió thổi tiếp tục đe dọa ngôi nhà của người đàn bà, như nhân vật Sisyphe trong huyền thoại Hy Lạp bị buộc làm cái việc vô tận: đẩy một hòn đá lên đồi, chờ nó lăn xuống chân đồi, rồi lại đẩy lên, cứ thế, không được ngừng. Dù vậy, Niki cũng vẫn chưa bỏ cuộc. Biết rằng nước là vũ khí dân làng dùng để khuất phục anh, nếu anh không chịu ngoan ngoãn làm theo ý họ, họ sẽ cúp nước, Niki tìm cách triết nước từ cát ẩm. Cũng trong thời gian âm thầm nghiên cứu việc này, Niki và người đàn bà, như lửa gần rơm lâu ngày phải bén, trở nên gần gũi hơn, sống với nhau như vợ chồng. Khi người đàn bà mang bầu và khám phá ra là đã mang thai ngoài dạ con, dân làng phải thòng cái thang giây xuống để kéo chị ta lên đưa đi nhà thương cấp cứu. Niki ở lại cái hố. Anh ta đã không tin ở mắt mình khi thấy dân làng sau khi đưa ngưòi đàn bà đi nhà thương đã không rút cái thang lên. Anh mon men lại bên cái thang, rồi leo lên mà không gặp một trở ngại nào. Lần đầu từ khi bị bắt cóc bỏ xuống hố cát, anh ta nhìn thấy biển. Niki đi lang thang trên miệng hố, rồi lại leo trở xuống hố cát. Anh xem xét công trình triết nước và thấy nước uống được giữ lại trong thùng chứa, như vậy dự án triết và trữ nước của anh đã thành công. Anh ta không cảm thấy có nhu cầu phải thoát thân ngay. Anh nghĩ anh sẽ ở lại để cho dân làng biết về việc này. Tìm mua: Người Đàn Bà Trong Cồn Cát TiKi Lazada Shopee Cuốn truyện kết thúc bằng một án lệnh của tòa tuyên bố người đàn ông đã chết sau bảy năm có tên trên danh sách người bị mất tích, để lại cho người đọc một câu hỏi “tại sao Niki chọn ở lại” to lớn, và những nhà nghiên cứu về tác giả và tác phẩm mặc sức lý giải tại sao!***Trong khi Haruki Murakami và Banana Yoshimoto là những nhà văn đang nổi lên trên văn đàn Nhật Bản và là hai nhân vật hết sức quen thuộc ở Việt Nam hiện nay, tôi muốn lưu ý bạn đọc về một xu thế mới có lẽ tồn tại như một dòng chảy ngầm. Khi nói về xu thế này, vào năm 1990 nhà văn danh tiếng Kenzaburo Oe (1935 - 2007), tác giả đạt Giải thưởng Nobel Văn chương năm 1998, có viết: “Lớp nhà văn này đã tích lũy trong mình cảm nghĩ về thực hạng xã hội và sức mạnh của văn học. Trong số họ nổi lên hàng đầu là Kobo Abe, một trong những gương mặt quan trọng nhất, nổi bật nhất sau chiến tranh. Ông sáng tác với ý thức tách khỏi truyền thống Nhật Bản, tuy gắn bó với việc xây dựng thế giới ảo tưởng, nhưng vẫn in đậm một lối nhìn riêng tư mà nghiêm túc về đời sống hiện đại”. Khi còn trẻ, Abe rất hứng thú với môn toán học và sưu tập côn trùng. Cũng giống nhiều nhà văn Nhật Bản hiện đại nổi tiếng thế hệ trước như Mori Ogai, Natsume Soseki, Tanizaki Junichiro, v.v., ông tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các nhà tư tưởng bậc thầy của phương Tây, có lẽ nhiều năm sống ở nước ngoài và đời sống văn hóa đương đại của nó đã thôi thúc ông, nghiên cứu các nhà triết học phương Tây như Heidegger, Jaspers và Nietzsche... Năm 1941, Abe trở về Nhật Bản, năm 1943 ông thi đỗ Đại học Tokyo rồi theo học y khoa tại đây. Luôn ốm yếu do mắc bệnh đường hô hấp nên Abe được miễn quân dịch. Trong chiến tranh, ông tới sống ở Manchuria. Sau khi khỏi bệnh Abe tiếp tục việc học hành và tốt nghiệp vào năm 1948, nhưng ông tự nhủ sẽ không bao giờ hành nghề y. Từ đây Abe đã bước vào sự nghiệp văn học. Ông tham gia nhóm văn chương do Kiyoteru Hamada dẫn dắt. Khuynh hướng sáng tác là hợp nhẩt các kỹ thuật của chủ nghĩa siêu thực với tư tưởng Marxist. Ngay từ năm 1943, Kobo Abe đã cho ra đời một tác phẩm đầu tay. Bạn đọc hẳn đã nhận thấy Haruki Murakami, tác giả Rừng Na Uy, viết với một phong cách bộc trực, giọng điệu trung tính, lạnh lùng, câu ngắn gọn, đôi khi cộc lốc. Ông tránh lối diễn đạt uyển chuyển mà người Nhật hay dùng để câu nói mềm mại hơn khiến ngôn từ trở nên mập mờ. Còn văn phong của Abe lại cô đọng và chuẩn mực, nó cho thấy nỗi bận tâm của ông đối với tư tưởng của tác phẩm hơn là kỹ thuật viết cốt tạo ra phong cách. Những nhà văn chủ chốt có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thẩm mỹ của ông bao gồm Edgar Allan Poe, Samuel Beckett, Rainer Maria Rilke và Fyodor Dostoyevsky, và đặc biệt là Franz Kafka. Ảnh hưởng của Kafka càng rõ rệt trong hai tác phẩm Kabe (Bức tường) và S. Karuma Shino Hanzai (Tội lỗi của S. Karuma) sáng tác vào năm 1951. Tác phẩm này được Giải Akutagawa, giải thưởng văn học cao quý nhất ở Nhật, kể chuyện một người phát hiện ra rằng tấm danh thiếp của anh ta tự hóa thành người và giả dạng anh ta mà phạm tội khiến anh ta bị tòa án lôi ra phán xử. Năm 1947, Abe cho ra mắt một tuyển tập thơ. Abe chi thực sự được coi là một nhà văn nổi tiếng với tiểu thuyết, Owarishi Michi No Shirube Ni (1948), kể về cuộc đời một kẻ nghiện thuốc phiện. Vào những năm 1950, Abe gia nhập Đảng Cộng sản Nhật Bản. Năm 1962 ông xin ra khỏi Đảng bởi những bài báo phê phán chính sách của Đảng Cộng sản Nhật Bản. Những tác phẩm mang tính trải nghiệm của Abe được thế hệ độc giả trẻ hết sức ngưỡng mộ. Abe đã nhận được giải thưởng cho ba truyện ngắn của ông, Aai Mayu (Cái kén đỏ, 1950), Kabe (1951) và S. Karuma Shino Hanzai (1951). Như nhiều nghiên cứu đã đề cập, vấn đề chủ đề và phong cách viết thường là nỗi ám ảnh đối với nhà văn F. Kafka đến mức ông đã phải khai thác nhiều yếu tố qua các truyện khoa học viễn tưởng và trinh thám để xây dựng tác phẩm của mình. Còn các tiếu thuyết và vở kịch của Abe thì đặc trưng ở sự quan sát kín đáo và các kỹ thuật viết tiên phong (avant-garde techniques). Khi đã quen thuộc một số tác phẩm của Kobo Abe bạn đọc sẽ nhận thấy thông thường các cảnh ngộ hay hoàn cảnh mà các nhân vật của ông phải đối mặt, hay đương đầu, thường là kỳ quặc, không thực tế, và thái độ cùng hành vi của họ được bộc lộ qua khái niệm tự do ý chí. Các tác phẩm sau đây của Abe là những minh chứng cụ thể cho nhận định này: Dai - Yon Kampyoki (1959), Moetsukita Chizu (Tấm bản đồ rách, 1967), Mikkai (1977) và Hako Otoko (Người đàn ông trong chiếc hộp, 1974). Ở phương Tây, Abe hết sức nổi tiếng với hai tiểu thuyết The Women in the Dunes (Người đàn bà trong cồn cát, 1962) và The Face of Another (Khuôn mặt người khác, 1964). Chủ đề trung tâm trong các tác phẩm này của Abe là nỗi lạc lõng về thân phận, mặc cảm bị xa lánh và ghét bỏ, nỗi cô đơn cá nhân giữa một thế giới kỳ quặc, và những con người gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng. Hai kiệt tác này là các tác phẩm vượt khỏi mỹ quan truyền thống Nhật Bản, sáng tạo mới mẻ, dùng nhiều hình tượng cụ thể hay siêu thực để diễn tả nội tâm và tiềm thức con người bị tha hóa, vong ngã trong xã hội đô thị. Các quan niệm giáo điều hay thành kiến đã bị ông lật ngược lại. Thông thường con người được xem là trung tâm của vũ trụ, chúa tể của muốn loài, nhưng tác phẩm của ông lại chủ trương bình đẳng giữa các loài, không những thế còn có thể biến đổi từ loài này sang loài khác, và ngược lại, con người hóa thân thành sinh vật, sinh vật lại mang nhân cách như con người. Ông đề cao ý thức, lại chủ trương nhục thế chi phối tinh thần, hoàn cảnh xã hội quy định ý thức, và tự do chỉ có thật khi cá thế thoát ra khỏi mọi tập thể như quốc gia hay cộng đồng. Kobo Abe không ngừng thử nghiệm những thủ pháp và tư tưởng mới lạ, kể cả khoa học viễn tưởng, triết lý hiện sinh, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Ở Người đàn bà trong cồn cát, người đọc khó mà phân định được thực hư, người nào là kẻ chạy trốn, người nào là kẻ lùng bắt, ai biết đâu là ranh giới giữa hư ảo và hiện thực. Kobo Abe đã giải thích những vấn đề tâm sinh lý, ý thức và tiềm thức... để cố gắng truyền đạt đến người đọc một cách cụ thế những hiện tượng có thực ở vùng sâu kín trong hay dưới tầng ý thức. Ông chú trọng đến ảnh hưởng của tiềm thức và vô thức đối với hành vi của con người. Kobo Abe đã sử dụng mọi dạng cảm xúc của con người, từ niềm tự hào và nỗi sợ hãi tới những khát khao tình dục và cả nỗi thất bại ê chề - tất cả, tất cả đều dồn vào nhân vật chính trong câu chuyện (Niki Jumpei), rồi thì qua đó mặc cho bạn đọc tiến hành một sự tự nhận thức (self-awareness) về sự phi lý của thân phận con người. [1] Tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát ngay lập tức đã cuốn hút đạo diễn điện ảnh Teshigahara Huoshi, cuốn phim của ông dựa trên tác phẩm kể trên đã giành được thành công to lớn vào năm 1963. Tác phẩm điện ảnh này đã giành Giải thưởng Đặc biệt tại Liên hoan Phim Cannes. Diễn viên Kyoko Kishida, người khởi nghiệp điện ảnh qua vai thiếu phụ trẻ trong tác phẩm này, sau đó đã trở nên nổi tiếng trong phim Moomin và một số phim khác. Đạo diễn Teshigahara Huoshi còn cộng tác với Kobo Abe để dựng phim cho hai tác phẩm The Pitfall (Cạm bẫy khó lường, 1962) và The Face of Another (Khuôn mặt người khác, 1966). Abe còn sáng tác một số vở kịch và điều hành một công ty biểu diễn do ông thành lập ở Tokyo. Các chủ đề về trạng thái cô độc và bị xa lánh, ghét bỏ trong các vở kịch như Friends (1967) và The Suitcase (1973) của ông được diễn trên sân khâu có một cái gì đó rất gần gũi với các tác phẩm của Samuel Beckett và Harold Pinter. Sau khi nhà văn danh tiếng Yukio Mishima qua đời, Abe được xem như nhà soạn kịch chủ chốt ở Nhật vào những năm 1970. Nhà hát của ông, còn có tên Abe Kobo Studio, được mời lưu diễn tại New York City vào năm 1979. Abe mất vì bệnh tim ngày 22 tháng Giêng năm 1993, giữa lúc đang viết tiểu thuyết cuối cùng The Flying Man (Người bay), tác phẩm vừa mới xuất bản đã ngay lập tức được truy tặng giải thưởng trong năm 1993. Với số lượng tác phẩm to lớn và những đóng góp đặc sắc của ông cho văn học Nhật Bản, Kobo Abe được đánh giá là một trong những tác gia quan trọng nhất của nền văn chương nước này ở thế kỷ XX.Hà Nội, Mùa hạ 2009Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Kobo Abe":Bọn Chiếm ĐóngChiếc Thuyền Nô-ÊKhuôn Mặt Người KhácNgười Đàn Bà Trong Cồn CátĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Đàn Bà Trong Cồn Cát PDF của tác giả Kobo Abe nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Người Đàn Bà Đang Yêu (D. H. Lawrence)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Đàn Bà Đang Yêu PDF của tác giả D. H. Lawrence nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.