Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Nơi Nào Hạ Mát

Tiểu Thuyết Ngôn Tình Nơi Nào Hạ Mát

Nơi Nào Hạ Mát

Tịch Hi Thần, Giản An Kiệt, cuộc sống sau hôn nhân của họ là những câu chuyện đầy màu sắc còn chưa kể.

Là buổi sáng thức giấc, mở mắt ra đã thấy người đó ở bên, là khi đi làm về muộn thấy ngôi nhà đã sáng đèn, có bóng dáng dịu dàng đang đợi; là lúc đi đâu cũng có người sóng vai bên cạnh, mãi mãi chẳng xa rời…

Với “Nơi Nào Hạ Mát”, từng mẩu chuyện vụn vặn trong cuộc sống bình dị của họ được kể lại, là những tháng ngày ngọt ngào, cũng có những khoảnh khắc cãi vã, nhưng dù thế nào, họ vẫn bên nhau khi xuân qua hè tới, khi thu đi đông về.

Từng mảnh ghép nhỏ nhoi cứ lần lượt hiện ra để hoàn thiện bức tranh gia đình hạnh phúc ấy: có anh và có cô.

Ai Rồi Cũng Khác Thương Nhau Để Đó Luận Về Yêu

Cố Tây Tước (Celine): Nữ – sinh năm 1986, quê Chiết Giang, hiện đang sống ở Hàng Châu, là tác giả của hệ thống văn học mạng Tấn Giang. (Trước đây ở Tứ Nguyệt Thiên).

Những câu chuyện của Cố Tây Tước luôn được bạn đọc nhiệt tình đón nhận. Phải chăng vì đó không chỉ là câu chuyện của những nhân vật mà còn là biểu tượng tình yêu trong lòng nhiều người – một đời một kiếp một đôi mình.

Mời các bạn đón đọc cuốn sách Nơi Nào Hạ Mát.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Duyên (Bạch Lạc Mai)
Yêu một người có lẽ chỉ trong chớp mắt, quên một người lại có thể cần cả cuộc đời. Biết rõ như thế, nhưng nhiều người vẫn phải yêu, thậm chí ngàn dặm xa xôi truy tìm tình yêu, muốn kết một đoạn tình duyên trong kiếp này, để tuổi xuân không hối, đời người không tiếc. Có điều tình yêu cần trao ra, cần gánh vác, dù phụ bạc cũng phải nhẫn nhịn, dù phản bội cũng cần khoan dung. Dẫu có một ngày mất đi, dùng thời gian trọn đời để gìn giữ hoài tưởng, cũng sẽ không cảm thấy nặng nề mệt nhọc, tình yêu như vậy, mới được xem là tình yêu chân chính.*** Coi hồng trần là đạo tràng, xem vị đời là bồ đề. Nhóm một lò lửa phận duyên, pha một bình “lòng thiền mây nước”. Cuộc gặp gỡ có hương trà vấn vít, đã hun đúc vô vàn tái ngộ.* Tất cả gặp gỡ, đều là duyên cũ mộng xưa trên đá Tam sinh. Cửu biệt trùng phùng - xa cách lâu ngày gặp lại, đều là quả thiện từ bi gieo xuống từ kiếp trước. Phật dạy, quay đầu năm trăm lượt mới đổi được kiếp này một lần đi lướt qua nhau. Chúng ta đều là những kẻ bị tấm thẻ bài tiền căn rơi trúng, được phê duyệt qua số mệnh, nên mới có kết quả định sẵn kiếp này. Băng qua đạo tràng hồng trần, nguyện ngắm hoa sen nối nhau bừng nở.*** Tôi không nhớ nổi mình đã bắt đầu tin tưởng nhân của kiếp trước từ khi nào nữa? Tôi từng vô số lần tưởng tượng, kiếp trước của mình rốt cuộc là ai? Con hát ư? Khách thơ chăng? Hay thiếu nữ thêu thùa? Cho tới một ngày, tôi bước vào ngôi chùa cổ, không hẹn mà gặp được Phật Tổ, mới hay kiếp trước của tôi nhất định là một ngọn đèn dầu trước Phật. Bởi trong khoảnh khắc thắp đèn lên, tôi sực hiểu ra, lần gặp gỡ này chỉ là xa cách lâu ngày gặp lại. Tôi kiếp trước, đã dốc lòng tu hành giữa điện đường, chẳng vì thành Phật, chẳng bởi tu tiên, chỉ mong kiếp này có thể thành người, học theo hồ ly trắng ngàn năm trong rừng núi, cùng một vị thư sinh hay một kẻ phàm nhân nào đó, kết một đoạn trần duyên. Tìm mua: Duyên TiKi Lazada Shopee Phật dạy, năm trăm năm tu hành, mới đổi được kiếp này một lần đi lướt qua nhau. Mỗi ngày, trên đường tôi đều vội vã đi lướt qua rất nhiều người; mỗi ngày, tôi đều kết nên những mối duyên khó cởi với chúng sinh. Tôi biết, chỉ bằng một nụ cười, một lần ngoái lại, cũng có thể tìm được người có duyên nợ ba kiếp cùng mình. Tôi là kẻ may mắn, nên kiếp này mới có thể dùng bút mực như nước chảy, viết lại những câu chuyện đậm tính Thiền của các vị cao tăng bao đời, chẳng cần miêu tả rõ nét, chỉ là phác họa sơ qua. Tôi tin rằng linh hồn họ sẽ thong thả bước tới trước song cửa của tôi giữa đêm khuya thanh vắng, nhưng lại chần chừ không muốn quấy rầy giấc mơ cõi trần của tôi. Cũng từng lên Hàn Sơn tìm dấu nhà sư, lại đến Phật quốc cầu tâm kinh, từng bẻ một cành sen, cũng thầm nhận rằng đó là đóa sen tôi tương tư từ kiếp trước. Khi còn nhỏ, tôi cứ ngỡ Phật là đấng vô tình, người xuất gia phải xa đời cách thế, cắt đứt tất cả tình duyên. Sau này mới hiểu ra, Phật là đấng nặng tình, Người đã trao hết tình cảm cho chúng sinh, chỉ giữ lại hờ hững cho mình. Rất nhiều cao tăng, tuy tham ngộ được sự huyền diệu của Duyên số phận, nhưng lại không thể thay đổi định mệnh đã an bài. Họ cũng như chúng ta, liên tục trải luân hồi chuyển thế, chỉ để cuối cùng có ngày đạt đến cảnh giới Niết Bàn. Mà những kẻ còn mê luyến phàm trần như bạn như tôi, thì tâm nguyện duy nhất chính là có thể cưỡi một mảnh thuyền lan, thẳng tới bờ bên kia sen nở. Biết phục thiện chính là như vậy, lối đi hôm nay của tôi, có lẽ là nẻo về ngày sau của bạn. Nếu có một ngày chúng ta gặp lại trên cầu Nại Hà, xin nhớ kỹ đừng quên, từng có chung một đoạn tháng năm xanh biếc giữa hồng trần, đừng quên đã cùng quỳ xuống bồ đoàn, trao lời thề nguyện Linh Sơn trước Phật đài thuở ấy. Bao nhiêu hồng tía đua chen đều bị tháng năm hờ hững phụ bạc vô cớ, bao nhiêu chuyện vui lại bỗng dưng bị khóa trong khoảnh sân nhỏ tầm thường. Đã không giữ nổi thanh xuân, để vuột cành hoa hôm trước, sao còn có thể bỏ lỡ bình trà sáng nay? Tôi tin chắc rằng, mình và các vị cao tăng ấy, đời đời kiếp kiếp đều có duyên phận không cách nào cắt đứt. Tôi giống như một mảnh hồn lênh đênh giữa luân hồi, tu lấy một quãng năm tháng bồ đề, trong những câu chuyện ngộ đạo tham thiền của họ. Thế giới của tôi, từ nay đơn giản mà tĩnh tại, hương sen dìu dịu, chôn vùi chút khát vọng sau cùng của tôi với phàm trần. Lần lượt nhìn theo bóng lưng họ xa dần, tôi cũng không đứng hoài chỗ cũ mà trông ngóng, bất chợt quay người, cứ ngỡ đã bước qua mấy kiếp, vậy mà năm tháng về sau vẫn dằng dặc nhường kia. Trong đôi mắt thấu triệt từ bi của Phật, tôi đã trông thấy hẹn ước tháng năm như nước, trông thấy tình sâu miên man chẳng thể né tránh. Vô tình, dưới khung cửa sổ khép hờ, tôi lại để những dòng văn đầy Thiền ý nở rộ trong bao đêm dài tĩnh lặng. Chẳng phải định ghim đoạn mở đầu trầm lắng cho câu chuyện nào cả, mà chỉ mong trồng một gốc bồ đề vào đáy lòng chúng sinh. Xin hãy tin rằng, tất cả gặp gỡ trên thế gian, đều là xa cách lâu ngày gặp lại. Có lẽ tôi là cuộc cờ mà kiếp trước bạn không cách nào giải được, còn bạn là đáp án câu đố mà cả đời này tôi cũng chẳng thể đoán ra. Bạch Lạc Mai Ngày 27.10.2010 tại Thái HồDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Bạch Lạc Mai":Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ BiDuyênGặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu NhấtBa Nghìn Năm Trước Đóa Sen Nở Trong Đêm Thanh VắngKiếp Này Chỉ Làm Khách Hồng TrầnNăm Tháng Tĩnh Lặng, Kiếp Này Bình YênNếu Em An Lành, Đó Là Ngày NắngNgoảnh Lại Đã Một ĐờiNgười Là Cuộc Tu Hành Đẹp Nhất Kiếp Này Của TôiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Duyên PDF của tác giả Bạch Lạc Mai nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dứt Tình (Vũ Trọng Phụng)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dứt Tình PDF của tác giả Vũ Trọng Phụng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đường Về Trùng Khánh (Han Suyin)
Qua Đường Về Trùng Khánh, người đọc có thể nhận ra những nhân vật điển hình — những diễn viên kỳ cựu — của bất cứ vở kịch chiến tranh nào xẩy ra từ trước tới nay trong lịch sử nhân loại: đó là đám nông dân cổ cày vai bừa sẽ chết, trong khi đám con cháu các gia đình khá giả lười biếng ăn chơi hay học hành tại các trường đại học và sửa soạn vào các nghề tài chánh, y khoa, hay luật sư và dĩ nhiên, cũng có những ngoại lệ và tuy thế cũng không phải là ít và thực đáng cảm động: “ Tôi không thể nào ngồi yên được nữa, tôi phải tham dự vào cuộc chiến, tôi phải tham dự vào cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Hoa. Tôi phải về nước. Dù không làm được gì quan trọng tôi cũng phải về, tôi cần hiện diện để chia sẻ những khổ cực và gian nguy. Tôi là người Trung Hoa mà.” Đó là câu nói của nhân vật chính của tác giả, Hàn-tú-Anh, người nữ văn sĩ mang hai giòng máu Trung Hoa—Bĩ.***Tựa Của Tác Giả Người ta đã yêu cầu tôi viết bài tựa cho cuốn Destination Tchoungking đã được xuất bản lần đầu tiên tại Anh vào năm 1942. Bằng cả tâm hồn và thể xác, tôi đã sống lùi lại mười một năm về trước, hồi còn trẻ, tại Trùng Khánh, ngập mình trong binh lửa, và thấy lại trọn vẹn cảnh tượng lúc bấy giờ: những chữ ở đây đều có một nghĩa tuyệt đối; những mục tiêu tự nó tồn tại, chính đáng và đáng kính; đạo đức và niềm tin đã chống cự lại nạn đói kém, nỗi đau khổ và sự buồn nản. Chúng tôi đã tin tưởng rằng sẽ tồn tại để cất lên tiếng cười, để tận dụng cuộc sống, mặc trạng huống hiện hữu, mặc những điệp khúc vô tận của những trận mưa bom mỗi ngày khô ráo mỗi tái diễn. Rồi thì cuối cùng mọi sự đều đã được giải quyết ổn thỏa. Tôi không có một mảy may ý định viết văn. Hồi đó tôi tập sự nghề cô đỡ tại một bảo sinh viện nhỏ dưới quyền điều khiển của Marian Manly, một nhà nữ truyền giáo Hoa Kỳ, ở Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Pao, chồng tôi, đóng tại Tây Bắc, và trong thời gian chàng vắng nhà, tôi ở lại nhà thương với Marian. Tìm mua: Đường Về Trùng Khánh TiKi Lazada Shopee Cha mẹ của Marian đã từng là những nhà truyền giáo tại Trung Hoa. Chị nàng cũng thế. Chính nàng ta, một y sĩ kiêm truyền giáo, đã trải qua phần lớn đời nàng tại Trung Hoa. Nàng đã vẻ kiểu và xây lấy ngôi bảo sinh viện này, và tại đây, nàng huấn luyện các cô đỡ Trung Hoa cho đến khi những người này tốt nghiệp, gửi họ về các vùng quê, hay đưa đến những đô thị bị cô lập để làm cái việc cần thiết nhất tại Trung Hoa là giúp các sản phụ sinh nở dễ dàng và hợp vệ sinh. Một đêm nọ, tôi ngồi với nàng trong phòng nàng, trước ngọn lửa được đốt bằng củi để sưởi ấm, và chúng tôi đã thảo luận về những cuốn sách đã đọc. Nàng nói với tôi là đã nhiều lần nàng hy vọng sẽ viết một cuốn sách về tất cả những kinh nghiệm đã trải qua ở Trung Hoa trong tình thương và thông cảm. Nàng đã viết nhiều truyện ngắn và thơ nhưng chưa có được cuốn sách nào cả. Tôi đưa cho nàng xem những ghi chú và những đoạn văn mà tôi thường viết khi nhàn rỗi, cho những bạn bè ở Anh quốc muốn biết những gì đang xảy ra tại Trung Hoa. Nàng xem xong, bảo tôi: "Đây là những chất liệu quý giá có thể dùng để cấu tạo nên một cuốn truyện. Tại sao chị không viết nó thành cuốn sách nhỉ? Điều đó làm tôi run sợ. Anh văn của tôi, học từ hồi mười tuổi tại Bắc Kinh, và về sau này có được dồi dào thêm là nhờ đọc chứ chẳng phải nhờ thực tập, chắc đâu đủ để cho phép tôi viết thành một cuốn sách! Nhưng nhờ sự khích lệ nóng bỏng của Marian, tôi đã bắt tay vào việc hình thành cuốn Destination Tchoungking. Cuốn sách này đã được viết bằng những tờ rời, từng đoạn một, đôi khi vào buổi tối, dưới ánh đèn dầu trong những cái còn lại của một căn phòng sau trận oanh tạc vừa qua; đôi khi vào buổi trưa, trở về nhà sau một cuộc đỡ đẻ kéo dài từ sáng tới tối; hoặc vào khoảng giữa công việc bếp núc nhà cửa và việc quan sát những dấu vết địch quân trên trời. Tôi đã từng đem theo bản thảo Destination Tchoungking vào hầm trú ẩn trong quả đồi gần nhà, nhét giữa cái nồi thổi cơm và con gái tôi. Trong phần lớn thời gian viết cuốn sách này, Marian và tôi ở xa nhau. Tôi ở với Pao ở Trùng Khánh hoặc theo chàng xê dịch trong vùng Trung Hoa tự do. Nàng vẫn không rời bệnh viện của nàng ở Thành Đô. Tuy thế, sự hợp tác giữa chúng tôi vẫn không bị đứt khoảng, và điều này nói ra không khỏi tầm thường nhưng tôi vẫn cảm thấy phải nói, là nếu không nhờ có Marian sửa chữa, phê bình cùng tu bổ cho từng chương một, chắc chắn cuốn sách này đã không có dịp ra đời. Ngay khi vừa hoàn tất một chương, tôi gửi bằng máy bay tới Marian liền. Bản thảo bay tới bay lui giữa tác giả và đồng tác giả(co-auteur) trên vòm trời Trùng Khánh, được đánh máy trên những tờ giấy thực mỏng với tất cả thận trọng và rõ ràng để có thể nhét vào phong thơ của bưu điện hàng không. Rồi, một ngày đẹp trời nọ, nhà xuất bản nhận lời in. Tuy nhiên, vào thời đó, chưa thể tiết lộ tên tác giả được vì một lý do kỳ khôi. Hồi đó, nhờ chồng tôi nên tôi tạm thời trở thành một nhân viên ngoại giao của xứ tôi. Các bà trong ngoại giao đoàn không được phép viết văn. Nơi chúng tôi sống, người ta coi viết văn như một nghề ít phụ nữ tính và độc hại, y như nghề kịch sĩ vậy. Ngay cả cuốn tự truyện đầy sinh động và duyên dáng, Huilan Koo, của bà Wellington Koo, phu nhân của ông đại sứ Trung Hoa tại Hoa Thịnh Đốn, đã đột nhiên bị cấm lưu hành một cách bất công. Cuốn sách của tôi không bị số phận đó, nhưng trong nhiều năm, tôi khá thấu đáo về vấn đề này. Đó là câu chuyện đằng sau cuốn Destination Tchoungking của tôi. Ngoài bài mở đầu này ra, kỳ dư tôi không hề sửa đổi chi tiết nào trong cuốn sách khả dĩ khác với lần xuất bản đầu tiên, trừ vài lỗi chính tả và văn phạm.HÀN TÚ ANH Tháng 2, 1953Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đường Về Trùng Khánh PDF của tác giả Han Suyin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dương Từ Hà Mậu (Nguyễn Đình Chiểu)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dương Từ Hà Mậu PDF của tác giả Nguyễn Đình Chiểu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.