Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thất Giác Chi (Satta Bojjhanga)

Lời Mở Đầu

Kinh điển Phật Giáo, gồm ba tạng, luôn luôn nhắc đến những yếu tố của sự giác ngộ mà Ðức

Thế Tôn đã nhiều lần giảng giải, trong nhiều trường hợp khác nhà Trong bộ Tăng Nhứt A-Hàm (Samyutta Nikaya, Maha Vagga) có một phần đề tựa là Bojjhanga Samyutta ghi lại những bài thuyết giảng của Ðức Phật về những Giác Chi (Bojjhanga). Phần này có ba bài Kinh mà từ thời Ðức Phật người Phật tử thường được tụng như một loại kinh để bảo vệ (paritta hay pirit) chống lại sự đau khổ, bịnh hoạn, hay một bất hạnh nào của đời sống.

Danh từ Bojjhanga bao gồm hai phần: bodhi và anga. Bodhi bao hàm ý chứng ngộ, hay nói một cách chính xác, là sự hiểu biết sâu sắc liên quan đến sự chứng ngộ Tứ Diệu Ðế, bốn Chơn Lý Cao Quý, tức là Chơn Lý Cao Quý về sự khổ, Chơn Lý Cao Quý về nguồn gốc của sự khổ, Chơn Lý Cao Quý về sự chấm dứt khổ, và Chơn Lý Cao Quý về con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ.

Anga có nghĩa là yếu tố, hay tay chơn (chi). Do đó, Bodhi + anga (bojjhanga) là những yếu tố của sự giác ngộ, hay những yếu tố của tuệ minh sát, hay của trí tuệ. Danh từ nầy thường được dịch là Thất Giác Chi. Tìm mua: Thất Giác Chi TiKi Lazada Shopee

"Bojjhanga! Bojjhanga! Bạch hóa Ðức Thế Tôn, xin Ngài từ bi chỉ dạy, lời dạy nầy có thể được áp dụng đến mức nàỏ" Một thầy tỳ-khưu bạch hỏi Ðức Phật như vậỵ

"Bhodaya samvattantiti kho bhikkhu tasma bhojjhanga ti vuccanti".

"Nó dẫn đến giác ngộ, nầy tỳ-khưu, vì lẽ ấy nó được gọi như thế".

Ðó là lời giải đáp vắn tắt của Ðức Bổn Sư ( trong Samyutta Nikaya). Ở một đoạn khác Ðức Phật dạy:

"Nầy chư Tỳ-khưu, cùng trong một cái nhà nóc nhọn, tất cả những cây kèo đều đâm vào góc nhọn, đều nghiêng về góc nhọn, đều châu đầu vào góc nhọn, và trong tất cả sườn nhà, cái góc nhọn được xem là điểm chánh. Cùng thế ấy, nầy chư Tỳ-khưu, thầy tỳ-khưu trau dồi và chuyên cần phát triển bảy yếu tố của trí tuệ cũng thiên về Niết-Bàn, nghiêng về Niết-Bàn, hướng về Niết-Bàn như vậy".

Bảy yếu tố ấy là:

1. Niệm (Sati)

2. Trạch Pháp (Dhammavicaya)

3. Tấn (Viriya)

4. Hỉ (Piti)

5. An (Passadhi)

6. Ðịnh (Samadhi)

7. Xả (Upekkha)

Ở đây xin ghi lại một trong những bài Kinh về Thất Giác Chi (Bojjhanga). Bài nầy bắt đầu như sau:

"...Ta có nghe như vầy: Một thủa nọ, Ðức Thế Tôn ngự trong thành Vương Xá (Rajagaha), tại Trúc Lâm (Veluvanna), chỗ nuôi sóc. Lúc ấy Ðức Ðại Maha Kassapa lâm bịnh, Ngài lâm trọng bịnh.

Vào lúc hoàng hôn Ðức Phật rời khỏi trạng thái vắng lặng của Ngài, đến thăm Ðại Ðức Maha Kassapa (Ma-ha Ca-diếp), ngồi lại, và ngõ những lời trí tuệ sau đây:

"Nầy Kassapa, hôm nay con đau thế nào? Con có nghe đau đớn quá lắm hay không? Con chịu nổi không? Sự đau đớn có thuyên giảm không, hay vẫn đang tăng thêm? Có dấu hiệu nào cho thấy bớt không, hay vẫn thêm?

-- Bạch Hóa Ðức Thế Tôn, con rất đau đớn. Con không thể nào chịu nổi. Thật là đau đớn vô cùng. Không có dấu hiệu nào thuyên giảm mà càng lúc càng đau thêm.

-- Nầy Kassapa, bảy yếu tố của sự giác ngộ ấy mà Như Lai đã giảng giải tường tận, Như Lai đã trau dồi và phát triển đầy đủ, và khi đã được trau dồi và phát triển đầy đủ, bảy giác chi này đưa đến chứng ngộ trọn vẹn, trí tuệ toàn hảo, đến Niết-Bàn. Bảy yếu tố ấy là gì?

1. Niệm. Nầy Kassapa, pháp nầy Như Lai đã giảng giải tận tường, đã trau dồi và đã phát triển đầy đủ, và khi mà được trau dồi và phát triển đầy đủ, tâm niệm đưa đến chứng ngộ trọn vẹn, trí tuệ toàn hảo, đến Niết-Bàn.

2. Trạch Pháp...

3. Tinh Tấn...

4. Hỉ...

5. An...

6. Ðịnh...

7. Xả. Nầy Kassapa, pháp nầy Như Lai đã giảng giải tận tường, đã trau dồi và đã phát triển đầy đủ, và khi mà được trau dồi và phát triển đầy đủ, tâm niệm đưa đến chứng ngộ trọn vẹn, trí tuệ toàn hảo, đến Niết-Bàn.

Bảy giác chi nầy, quả thật vậy, nầy Kassapa, Như Lai đã giảng giải tận tường. Như Lai đã trau dồi và phát triển đầy đủ, và khi mà được trau dồi và phát triển đầy đủ thất giác chi nầy đưa đến chứng ngộ trọn vẹn, trí tuệ toàn hảo, đến Niết-Bàn.

-- Bạch Hóa Ðức Thế Tôn, quả thật vậy, bảy yếu tố ấy là Thất Giác Chi! Bạch Hóa Ðức Thế Tôn, quả thật vậy, đó là Bảy Yếu Tố Giác Ngộ!"

Ðó là những lời của Ðức Phật và tiếp theo là lời của Ðại Ðức Maha Kassapa đón mừng tiếp nhận những lời vàng ngọc của Ðức Thế Tôn. Liền sau đó Ðại Ðức Maha Kassapa hết bịnh. Lúc bấy giờ bịnh tình của Ðại Ðức Maha Kassapa liền tan biến". (Samyutta Nikaya V, trang 79)

Bài Maha Cunda Bojjhanga Sutta, một trong ba bài kinh đã được nhắc đến ở phần trên, ghi rằng một lần nọ chính Ðức Phật lâm bịnh và Ðại Ðức Maha Cunda đọc Kinh Bojjhanga, Thất Giác Chi. Sau đó bịnh tình của Ðức Phật liền tan biến. (Samyutta Nikaya V, trang 81).

Tâm của con người ảnh hưởng đến thân một cách rất sâu xa và vô cùng kỳ diệu. Nếu ta để tâm buông lung tác hành và duyên theo những tư tưởng ô nhiễm và tồi tệ tâm có thể gây nên tai hại không thể lường được, đến mức độ có thể giết chết một chúng sanh. Tuy nhiên, tâm cũng có thể chữa khỏi một chứng bịnh của thể xác. Nếu ta gom tâm mạnh mẽ vào những tư tưởng chơn chánh, với sự hiểu biết chơn chánh, thì thành quả mà tâm có thể đạt đến thật vô cùng rộng lớn và sâu xa "Tâm không những gây bịnh mà còn có thể chữa bịnh, một bịnh nhơn lạc quan có nhiều hy vọng được chữa trị dễ dàng hơn người luôn luôn lo âu và sầu muộn. Trong những trường hợp đã được ghi nhận, có nơi cho thấy đức tin cũng chữa được hầu như tức khắc những chứng bịnh thuộc cơ hữu" (Aldous Huxley - Ends and Means - London 1946. Trang 259).

Giáo Pháp của Ðức Phật - gọi là Phật Pháp - là những lời dạy sáng suốt, đầy trí tuệ. Những ai có nguyện vọng thành đạt sự giác ngộ, trước tiên nên hiểu rõ ràng những trở ngại đang chặn ngang con đường đưa đến giác ngộ.

Theo sự hiểu biết chơn chánh của Ðức Phật, đời sống là khổ. Và sự khổ nầy nương tựa trên vô minh (avijja). Vô minh là thọ cảm những gì không đang được thọ cảm, tức là điều bất thiện.

Lại nữa, Vô Minh là không nhận thức được bản chất cấu hợp của năm uẩn, là không nhận thức được những căn và những trần (giác quan và đối tượng của giác quan) và bản chất thật sự của chúng, là không nhận thức được tánh cách rỗng không và tương đối của tứ đại (đất, nước, lửa, gió), không nhận thức được bản chất trọng yếu của những khả năng kiểm soát giác quan (ngũ căn), không thể nhận thức tánh cách thực tiễn, không thể sai lầm, của Tứ Diệu Ðế. Và năm pháp triền cái, tức năm chướng ngại tinh thần, là chất dinh dưỡng cho (hay làm duyên tạo nên) cái vô minh ấy. Năm pháp được gọi là triền cái, hay chướng ngại, vì nó hoàn toàn đóng lại, cắt lìa, và chặn ngang. Năm pháp nầy gây trở ngại cho sự hiểu biết con đường giải thoát ra khỏi đau khổ. Ðó là tham dục (kamacchanda), oán ghét (vyapada), dã dượi hôn trầm (thinamiđha), phóng dật lo âu (uddhacca kukkucca), và hoài nghi (vicikicca).

Cái gì nuôi dưỡng năm triền cái nầy? Thân bất thiện nghiệp, khẩu bất thiện nghiệp, và ý bất thiện nghiệp (tini duccaritani) nuôi dưỡng năm pháp nầỵ Còn ba bất thiện nghiệp nầy lại được nuôi dưỡng bằng giác quan không thu thúc (indriya asamvaro). Không thu thúc và sân thâm nhập vào sáu giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm.

Không thu thúc lục căn vì thiếu giác tỉnh, không niệm, không hay biết đầy đủ (asati asampajjanna). Theo đoạn kinh đề cập đến vấn đề dinh dưỡng; để đối tượng bị lôi cuốn đi mất, để sự hiểu biết về ba đặc tính của kiếp sinh tồn (vô thường, khổ, vô ngã) thoát ra khỏi tâm, lãng quên thực chất của sự vật, là lý do làm cho ta không thu thúc lục căn. Chính trong những lúc không nhận thức bản chất vô thường, khổ, vô ngã của sự vật ta tự buông lơi cho bao nhiêu loại tự do thân, khẩu mặc tình tạo bất thiện nghiệp và để cho trí tưởng tượng mặc tình trôi chảy theo dòng tư tưởng bất thiện. Thiếu hay biết đầy đủ là:

1. Thiếu sự hay biết đầy đủ về mục tiêu (sattha sampajjanna);

2. thiếu sự hay biết về tánh cách thích nghi (sappaya sampajjann);

3. thiếu sự hay biết về phương sách (gocara sampajjanna);

4. thiếu sự hay biết về tánh cách sáng suốt, không si mê (asammoha sampajjanna).

Khi ta làm việc gì mà không có mục tiêu chánh đáng, khi ta nhìn sự vật và có hành động không giúp tăng trưởng điều thiện, khi ta làm điều gì không thuận lợi cho sự cải thiện, khi ta quên Giáo Pháp (Dhamma) tức là quên phương sách chơn chánh mà ta đang cố gắng thành đạt, khi ta bám víu vào những vật một cách si mê, mà ta lầm tưởng là đáng được ưa thích, đẹp đẽ, trường tồn, hữu ngã, khi ta làm như vậy là ta nuôi dưỡng sự không thu thúc lục căn.

Nằm bên dưới lớp thiếu tâm niệm và thiếu sự hiểu biết đầy đủ, có sự suy tư không chơn chánh (ayoniso manasikara, chăm chú không chánh đáng). Kinh điển ghi rằng suy tư không chơn chánh là tư tưởng sai lầm, đi ra ngoài con đường chơn chánh, có nghĩ là xem cái vô thường là thường còn, cái khổ là vui thích, vô ngã là linh hồn trường cửu, thiện xem là bất thiện, cái xấu, trái lại, thấy là tốt. Cuộc lặn hụp kéo dài mãi mãi trong vòng luân hồi bắt nguồn từ suy tư không chơn chánh. Suy tư không chơn chánh càng gia tăng, lớp si mê càng gia tăng, và càng bám chặt hơn vào kiếp sinh tồn. Vô minh đã hiện hữu, toàn khối đau khổ do đó cũng phát sanh. Vậy, người suy tư nông cạn cũng tựa hồ như chiếc thuyền trôi giạt theo chiều gió, như đàn cừu bị cuốn trong giòng nước lũ, như bò mang ách, mãi mãi xuôi ngược trong vòng luân hồi.

Kinh sách cũng dạy rằng một niềm tin không trọn vẹn (assaddhiyam) nơi Phật, Pháp, Tăng là điều kiện phát triển suy tư không chơn chánh. Và không có niềm tin trọn vẹn vì không nghe Chơn Lý, Giáo Pháp (Dhamma). Cuối cùng không được nghe Chơn Lý vì không đến gần bậc thiện trí, không kết hợp với người tốt (asappurisa samsevo).

Rốt cùng, sự thiếu bạn lành (kalyana mittata) là lý do căn bản sanh ra những tệ hại trên thế gian. Và ngược lại, nền tảng và chất dinh dưỡng của điều tốt là tình bằng hữu trong sạch, kết bạn với người lành, người cho ta thức ăn làm bằng chất liệu của Giáo Pháp cao thượng, những gì tạo cho ta niềm tin nơi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng.

Khi ta có niềm tin vững chắc nơi Tam Bảo ta sẽ có suy tư sâu xa và chơn chánh, có tâm niệm và sự hay biết đầy đủ, có thu thúc lục căn, có thân, khẩu, ý thiện nghiệp, có tứ niệm xứ, có bảy yếu tố của sự giác ngộ và có trí tuệ đưa đến giải thoát, tuần tự điều nầy kế tiếp điều kia.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thất Giác Chi PDF của tác giả Satta Bojjhanga nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Một Linh Hồn Nhiều Thể Xác (Brian L. Weiss)
MỤC LỤC Lời Tựa Lời Dẫn Chương 1. Sự bất diệt Chương 2. George: kiểm soát cơn giận Tìm mua: Một Linh Hồn Nhiều Thể Xác TiKi Lazada Shopee Chương 3. Victoria, Evelyn và Michelle: Sức khỏe Chương 4. Samantha và Max: Sự đồng cảm Chương 5. Hugh và Chitra: Lòng thương cảm Chương 6. Paul: kiên nhẫn và cảm thông Chương 7. Emily, Joyce, Roberta và Anne: Bất bạo lực Chương 8. Bruce: Những mối quan hệ Chương 9. Patrick: Sự yên ổn Chương 10. John: Ý chí tự nguyện và định mệnh Chương 11. Quán tưởng và thiền định Chương 12. David: Tâm linh Chương 13. Jennifer và Cristian: Tình yêu thương Chương 14. Gary: Tương lai Lời kết Lời cảm ơn của tác giả Lời người dịch o0o Lời Tựa Một vị Tăng ở Tây Tạng đã nói với tác giả rằng cuộc đời chỉ là một sân khấu. Diễn tại sân khấu này, con người đóng vai một người nghèo khó, nhưng ở một sân khấu khác, người đó lại hóa thân thành vị công tử, có thể là do sự lựa chọn vai diễn của người đó. Vậy thì để có một vai diễn tốt hơn trên sân khấu, một sự lựa chọn tốt hơn khi ta diễn ở một sân khấu khác, thì bạn phải làm gì? Từng trang trong sách này sẽ đưa ra những vấn đề mà từ đó bạn sẽ tự hiểu nên làm gì để được lựa chọn một vai diễn tốt, hay nói rõ hơn là bạn sẽ chọn cho mình một kiếp sống tốt đẹp hơn, và luôn luôn tìm thấy niềm thanh thản, hạnh phúc trong bất cứ kiếp sống nào trở về sau. Tác giả cũng đã phân tích từ trong kinh Cựu Ước: “Con cháu nhiều đời phải chịu sự trừng phạt vì tội lỗi của ông bà cha mẹ”. Đó là vì chúng ta đang bị ảnh hưởng theo một cách tiêu cực do những gì ông bà cha mẹ chúng ta đã làm. Nhưng chính chúng ta là ông bà của chúng ta, và cũng như chính chúng ta sẽ là con cháu của chúng ta sau này. Những tội lỗi trong kiếp trước sẽ chi phối đến kiếp hiện tại cho đến khi nào chúng ta hiểu ra và hưởng được sự tha thứ. Nếu chúng ta đã tạo nghiệp lành trong quá khứ thì hiện tại chúng ta đang nhận những điều tốt đẹp. Tội lỗi trong kiếp này sẽ bôi đen lên những kiếp sau, vậy thì nếu bây giờ chúng ta tạo phước lành thì kiếp sau chúng ta sẽ tự dẫn dắt mình đến gần với đấng Toàn Năng. Với cái nhìn có chiều sâu của triết lý tôn giáo, và chiều rộng của cuộc đời, tác giả sẽ cho ta thấy rằng cuộc đời mãi mãi nối tiếp nhau, dù không gian, dù thời gian có đổi thay. Có thay đổi chăng chỉ là hình thức bên ngoài của một con người. Tuy nhiên tâm tư, tình cảm vẫn của con người đó, vẫn tồn tại theo nhiều kiếp mà người đó đầu thai trở lại. Nếu ta đã biết trước được như vậy thì tại sao ta lại lãng phí thời gian chạy theo những ảo ảnh cuộc đời mà không nhìn vào thực chất cuộc đời là sự bất diệt. Những gì chúng ta làm hôm nay sẽ là phần thưởng hoặc sự trừng phạt của kiếp sau. Vậy sao ta không cố gắng tạo ra nhiều phần thưởng cho kiếp sau? Nếu biết rõ những việc làm hôm nay sẽ là hình phạt ở kiếp sau, sao ta lại cứ mãi chìm đắm vào những việc làm tội lỗi đó. Là người không ai không bị mắc phải sai lầm, nhưng nếu ta can đảm thẩm định lại mỗi việc ta đã làm đúng sai thế nào, chắc chắn việc làm xấu xa của ta sẽ mỗi ngày một giảm bớt, và mỗi ngày ta sẽ cố gắng tạo thêm phần thưởng cho kiếp sau. Chúng ta không thể nào bù đắp hay chỉnh sửa những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhưng với sự nhận thức rõ về sự bất diệt của con người, chúng ta hoàn toàn có khả năng tạo ra những kiếp sống tốt đẹp hơn ở tương lai. Cuộc đời vốn dĩ là những nghịch cảnh, và vì những nghịch cảnh, những cay đắng trong cuộc đời, con người lại càng muốn tìm hiểu nguyên nhân. Chính nơi quyển sách này, bạn đọc sẽ tìm được câu trả lời theo lời kể của bác sĩ Brian L. Weiss. Một lần nữa, theo cách nhìn của nhà khoa học, và với một tấm lòng đầy trắc ẩn cho kiếp người, ông đã phân tích sâu sắc và trình bày những vấn đề, những câu chuyện mà chính ông đã hướng dẫn bệnh nhân mình tự dấn thân vào những chuyến du hành trở về quá khứ và đi đến tương lai bằng chính tâm thức của họ. Mùa Thu năm 2007 Công Ty Văn Hóa Phát Quang Kính bútDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Brian L. Weiss":Ám Ảnh Từ Kiếp TrướcChuyện Tình Qua Nhiều Kiếp Luân HồiLời Ngỏ Từ Cõi Tâm LinhMột Linh Hồn Nhiều Thể XácTiền Kiếp Và Luân Hồi Có Thật KhôngKiếp Nào Ta Cũng Tìm Thấy NhauĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Linh Hồn Nhiều Thể Xác PDF của tác giả Brian L. Weiss nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lời Ngỏ Từ Cõi Tâm Linh (Brian L. Weiss)
MỤC LỤC Lời tựa Chương một. Sự khởi đầu Chương hai. Vòng luân hồi Chương ba. Tái sinh Tìm mua: Lời Ngỏ Từ Cõi Tâm Linh TiKi Lazada Shopee Chương bốn. Tạo nên mối quan hệ đầy yêu thương Chương năm. Chuyển hóa những chướng ngại thành niềm vui và hạnh phúc Chương sáu. Sự thấu hiểu chữa lành mọi vết thương Chương bảy. Yêu thương và lòng từ Chương tám. Từ bỏ bạo lực và thù hận Chương chín. Đi tìm nguồn ánh sáng Chương mười. Người thầy thuốc Chương mười một. Các bậc thầy Chương mười hai. Siêu linh và đồng cốt Chương mười ba. Lời nhắn gởi lạ thường Chương mười bốn. Vượt qua chính mình Chương mười lăm. Thượng đế và tôn giáo Chương mười sáu. Tìm đường về nhàDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Brian L. Weiss":Ám Ảnh Từ Kiếp TrướcChuyện Tình Qua Nhiều Kiếp Luân HồiLời Ngỏ Từ Cõi Tâm LinhMột Linh Hồn Nhiều Thể XácTiền Kiếp Và Luân Hồi Có Thật KhôngKiếp Nào Ta Cũng Tìm Thấy NhauĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lời Ngỏ Từ Cõi Tâm Linh PDF của tác giả Brian L. Weiss nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lời Ngỏ Từ Cõi Tâm Linh (Brian L. Weiss)
MỤC LỤC Lời tựa Chương một. Sự khởi đầu Chương hai. Vòng luân hồi Chương ba. Tái sinh Tìm mua: Lời Ngỏ Từ Cõi Tâm Linh TiKi Lazada Shopee Chương bốn. Tạo nên mối quan hệ đầy yêu thương Chương năm. Chuyển hóa những chướng ngại thành niềm vui và hạnh phúc Chương sáu. Sự thấu hiểu chữa lành mọi vết thương Chương bảy. Yêu thương và lòng từ Chương tám. Từ bỏ bạo lực và thù hận Chương chín. Đi tìm nguồn ánh sáng Chương mười. Người thầy thuốc Chương mười một. Các bậc thầy Chương mười hai. Siêu linh và đồng cốt Chương mười ba. Lời nhắn gởi lạ thường Chương mười bốn. Vượt qua chính mình Chương mười lăm. Thượng đế và tôn giáo Chương mười sáu. Tìm đường về nhàDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Brian L. Weiss":Ám Ảnh Từ Kiếp TrướcChuyện Tình Qua Nhiều Kiếp Luân HồiLời Ngỏ Từ Cõi Tâm LinhMột Linh Hồn Nhiều Thể XácTiền Kiếp Và Luân Hồi Có Thật KhôngKiếp Nào Ta Cũng Tìm Thấy NhauĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lời Ngỏ Từ Cõi Tâm Linh PDF của tác giả Brian L. Weiss nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Tình Qua Nhiều Kiếp Luân Hồi (Brian L. Weiss)
Lời dẫn Đây là cuốn sách thứ ba, trong loạt sách kể về những câu chuyện của các bệnh nhân của tôi. Tuy nhiên câu chuyện trong sách này có tính hấp dẫn nhất từ trước đến nay mà tôi đã được chứng kiến. Họ là một đôi bạn tri kỷ, mãi mãi gắn chặt vào nhau bằng tình yêu qua hết kiếp này sang kiếp khác. Làm thế nào mà chúng ta có thể tìm gặp và nhận ra bạn tri kỷ? Làm sao chúng ta quyết định được sự tái sinh giữa những khoảnh khắc quan trọng nhất trong giây phút chuyển hóa? Định mệnh đưa ta đến gặp người bạn tri kỷ, và chắc chắn chúng ta sẽ gặp họ. Nhưng chúng ta sẽ quyết định điều gì nếu sau cuộc gặp gỡ đó rơi ngay vào sự lựa chọn hoặc ý chí tự nguyện. Một chọn lựa sai lầm hoặc bỏ lỡ một cơ hội có thể dẫn đến niềm cô đơn, đau khổ khôn nguôi. Một lựa chọn đúng đắn, hoặc biết nắm bắt được cơ hội, có thể mang đến cho chúng ta niềm hạnh phúc tràn đầy. Tìm mua: Chuyện Tình Qua Nhiều Kiếp Luân Hồi TiKi Lazada Shopee Elizabeth là người phụ nữ đẹp thuộc vùng trung tâm phía Bắc. Cô bắt đầu điều trị ở chỗ tôi vì quá đau buồn và lo lắng sau cái chết của mẹ cô. Cô cũng có nhiều trục trặc trong những mối quan hệ với đàn ông. Cô chỉ gặp thất bại, gặp toàn là những kẻ thô lỗ, say xỉn. Cô chưa hề tìm thấy được tình yêu đích thực cho đời mình. Chúng tôi bắt đầu chuyến du hành trở về trong khoảng thời gian xa xưa, và chúng tôi đạt được kết quả rất đáng ngạc nhiên. Cùng lúc tôi đang điều trị cho Elizabeth thì tôi cũng điều trị cho Pedro, một người đàn ông Mễ Tây Cơ đẹp trai hấp dẫn. Anh chàng cũng đang mang trong lòng nỗi đau khổ thống thiết. Anh trai của anh ta vừa mất cách đây không lâu trong một tai nạn thảm thương. Hơn nữa, anh có nhiều trở ngại với mẹ mình, rồi những điều bí mật riêng tư lúc nhỏ, tất cả dường như đang hiệp lực chống lại anh. Anh mang nhiều nỗi buồn, ưu tư dằn vặt mà không có người chia sẻ. Bây giờ anh cũng đang trở về Chuyện tình qua nhiều kiếp luân hồi - BRIAN L. WEISS 5 những kiếp quá khứ để tìm các giải pháp điều trị. Mặc dù cả hai người, Elizabeth va Pedro, đều đang được tôi trị bệnh, nhưng họ chưa hề gặp nhau vì các cuộc hẹn của họ đều được sắp xếp khác ngày trong tuần. Hơn mười lăm năm qua, tôi vẫn thường điều trị cho nhiều đôi tình nhân và nhiều gia đình. Họ khám phá ra những người thân yêu của họ trong kiếp hiện tại đã từng là những người thân yêu trong nhiều kiếp quá khứ. Thỉnh thoảng tôi đưa họ về vào đúng cùng một thời điểm, và lần đầu họ nhìn thấy mối tương quan của nhau trong cùng một kiếp. Sự khám phá này thường làm họ sửng sốt, vì trước đó, họ chưa hề trải qua chuyện gì tương tự như vậy. Họ nín lặng khi các sự kiện hé lộ tại phòng điều trị của tôi. Chỉ sau lúc bị thôi miên, khi nghỉ ngơi thư giản, lần đầu họ phát hiện ra đã từng nhìn thấy những cảnh tượng đó, từng có những cảm giác đó.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Brian L. Weiss":Ám Ảnh Từ Kiếp TrướcChuyện Tình Qua Nhiều Kiếp Luân HồiLời Ngỏ Từ Cõi Tâm LinhMột Linh Hồn Nhiều Thể XácTiền Kiếp Và Luân Hồi Có Thật KhôngKiếp Nào Ta Cũng Tìm Thấy NhauĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Tình Qua Nhiều Kiếp Luân Hồi PDF của tác giả Brian L. Weiss nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.