Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Mồ Hôi Nước Mắt (Nguyễn Vỹ)

Ánh đang ủi đồ, một đống quần áo của người lớn lẫn trẻ con để bên cạnh. Lúc ông giáo sư Ngọc-Minh nắm bàn tay Ánh, Ánh khẽ hất ra. Ánh biết rằng ông Ngọc-Minh không toan tính điều gì bất lương. Nhưng một chút cử chỉ thân thiện đó cũng đã làm cho Ánh hoảng sợ rồi. Ánh vùng đứng dậy chạy xuống bếp. Ông Ngọc-Minh thong thả bước theo.

Ánh ngồi trầm ngâm trên ngạch cửa không ngó ông, Ông Ngọc-Minh đứng trước mặt nàng. Ông thò tay vào túi áo lấy ra gói thuốc, đánh lửa châm một điếu hút, rồi nói với con ở:

- Xin lỗi Ánh, lúc nãy tôi đã làm phiền lòng Ánh.

Ánh cúi đầu làm thinh. Ông giáo sư nói tiếp:

- Tôi rất mến Ánh. Tôi để ý đến Ánh lâu rồi, chắc Ánh cũng đã cảm thấy. Ngay từ ngày Ánh vô giúp việc trong nhà này, nghĩa là cách đây sáu tháng, tôi đã hiểu Ánh nên tôi yêu Ánh. Nhưng chỉ yêu âm thầm mà thôi. Nay nhân cơ hội gia đình đi vắng, tôi muốn thú thực với Ánh cảm tình thiết tha chân thật của tôi. Nếu Ánh tin tôi, tôi sẽ thuê phòng riêng để ở với Ánh. Tìm mua: Mồ Hôi Nước Mắt TiKi Lazada Shopee

Con ở điềm nhiên không đáp, Ông Ngọc-Minh ngồi xuống ngạch cửa, gần Ánh. Ông âu yếm nhìn vào khuôn mặt hổng hào tuyệt đẹp, khẽ hỏi:

- Ánh có yêu tôi không? Ánh ngẩng mặt lên, nghiêm nghị ngó ông:

- Tôi không thể yêu ông được.

- Tại sao không thể?

- Tại hoàn cảnh.

- Tôi không thấy hoàn cảnh nào cản trở tình yêu của tôi với Ánh. Ánh biết rằng tôi góa vợ đã hai năm nay và không có con?

- Dạ tôi biết.

- Vậy thì tôi được tự do yêu Ánh và lấy Ánh làm vợ, có gì ngăn cản đâu?

- Ông được tự do, nhưng tôi không được tự do.

- Nếu tôi không lầm thì Ánh chưa có chồng.

- Dạ, tôi chưa có chồng.

- Vậy sao Ánh nói là không tự do?

Con ở làm thinh.

Ông Ngọc-Minh hơi ngạc nhiên vì những câu trả lời cứng rắn của người tớ gái mười chín tuổi. Rất đẹp và rất hiền lành, thường ngày Ánh ít nói, Lần đầu tiên ông thấy Ánh có cử chỉ và ngôn ngữ khôn ngoan cương quyết không ngờ. Ông gặng hỏi:

- Ánh! Tại sao Ánh không được yêu tôi? Hay là Ánh đã có người yêu rồi?

Con ở vẫn nghiêm nét mặt:

- Dạ không phải.

- Thế thì tại sao?

- Ông là người trí thức, chắc ông hiểu nhiều.

- Tôi thực không hiểu.

- Xin ông tha lỗi tôi phải đi ủi đồ khuya rồi, ông Năm bà Năm sắp về.

- Hai em tôi dẫn các cháu đi xem xi-nê, 12 giờ khuya mới về.

Nhưng Ánh không muốn nói chuyện nữa, Ánh đi thẳng lên phòng giữa, ngồi lặng lẽ tiếp tục ủi đồ, làm công việc bỏ dở ban nãy.

Ông Ngọc-Minh đến ngồi cạnh Ánh:

- Ánh à, tôi muốn biết tại sao Ánh không được tự do yêu tôi, trong lúc tôi thiết tha yêu Ánh?

- Thưa ông, tôi chỉ là đứa đầy tớ, tôi đâu có quyền được yêu một người ở giai cấp giàu sang, một bậc trí thức thượng lưu.

- Tôi không cần giai cấp. Tôi không phân biệt giai cấp. Tôi chỉ biết Ánh là một thiếu nữ như tất cả các thiếu nữ khác. Ánh lại có tư cách đứng đắn, ngôn ngữ đoan trang, nết na hiền lành, và Ánh có đi học, đã ở Đệ-Tứ. Ánh có học thức, chỉ tại vì số phận quá hẩm hiu cực khổ nên Ánh phải đi ở mướn tạm một thời gian thôi. Tôi biết rõ hoàn cảnh của Ánh lắm chớ!

Ánh ngạc nhiên:

- Tại sao ông biết?

Tháng bảy vừa rồi, bà cô của Ánh đến thăm Ánh, trong lúc Ánh đi chợ, Ánh có nhớ không? Nhân vui miệng với em tôi, bà đã kể hết chuyện của Ánh cho em tôi nghe. Ngồi ở pbòng khách tôi được nghe rõ cả. Do đó, tôi được biết rằng ba má của Ánh là người lao động ở một ngõ hẻm xóm An-Bình. Hồi nhỏ Ánh đi học đã được thầy thương bạn mến, vì Ánh học giỏi và hạnh kiểm tốt nhất trong lớp, Ánh đã đỗ bằng tiểu học và học đến lớp Đệ-Tứ thì ba của Ánh chết vì tai nạn lao động trong xưởng máy. Ánh phải thôi học, kiếm việc làm ở đâu cũng chưa được nên phải ở nhà giúp đỡ mẹ. Sau, Ánh đi bán hàng ở cầu Muối. Mẹ Ánh thì làm công trong một hãng thuốc lá. Rồi hai năm sau mẹ Ánh tái giá, gặp phải người chồng lưu manh, chỉ cờ bạc rượu chè, và giao du với bọn đàng điếm. Nhiều lần cha ghẻ bắt ép Ánh đi làm nghề mãi dâm do y kiếm mối. Ánh cự tuyệt và hai lần phải bỏ nhà trốn đi đến nhà bà cô.

Ánh muốn học đánh máy chữ để dễ kiếm việc làm, nhưng không có tiền. Ánh phải gánh nước thuê ở xóm Bàn-Cờ. Rồi có lần Ánh nhớ mẹ, về thăm mẹ thì mẹ Ánh đi vắng, người cha ghẻ khốn nạn lại ép buộc Ánh làm nghề mãi dâm. Ánh cương quyết không chịu liền bị y đánh đập tàn-nhẫn đến đỗi lổ đầu sưng mặt. Người cha ghẻ vũ phu, vô lương tâm, đạp Ánh té nhào xuống cạnh chum nước, Ánh nằm bất tỉnh, tưởng như chết rồi. May nhờ hai bà hàng xóm kêu xe chở Ánh vào nhà thương. Ở bệnh-viện ra, Ánh không về nhà cha ghẻ nữa, trốn đến nhà bà cô ở ngõ hẻm Bàn-Cờ. Từ đó Ánh đi ở mướn để kiếm tiền độ thân. Ánh xem, tôi biết rõ hoàn cảnh rất đau khổ của Ánh như thế đấy. Vì lẽ đó mà tôi đem lòng thương Ánh và yêu Ánh.

Ánh ngồi ủi đồ, hai dòng nước mắt lặng lẽ trào ra trên đôi má hồng, âm thầm rơi xuống áo.

Ông Ngọc-Minh khẽ hỏi:

- Những điều bà cô của Ánh kể lại như thế có đúng không, Ánh?

Ánh ngưng bàn ủi, gục đầu vào tường, khóc nức nở. Ông giáo sư bảo:

- Ánh à, với tôi Ánh không phải một kẻ ty tiện đâu. Tôi coi Ánh như một người bạn gái đau khổ, vì nghèo, phải, chỉ vì NGHÈO, mà chịu cảnh lầm than cực nhọc! Tôi không có quan niệm giai cấp. Tôi chỉ có quan niệm LÀM NGƯỜI. Cho nên tôi thành thật đem lòng yêu Ánh, và tôi muốn giúp đỡ Ánh tìm hạnh phúc mà mọi người đều có quyền được hưởng, mọi người đều phải có, không phân biệt ở từng lớp nào, không chia ranh giới một giai cấp nào. Ánh có tin lời nói của tôi không?

Ánh càng khóc, nước mắt càng chảy ràn rụa.

Ông Ngọc-Minh xúc động, âu yếm hỏi:

- Ánh à, nếu tôi thành thật muốn cưới Ánh, thì Ánh nghĩ sao?

Ông Ngọc-Minh hỏi đi hỏi lại ba lần, Ánh chỉ khóc mà không trả lời. Ông hỏi nữa, Ánh lau nước mắt, khẽ nói:

- Thưa ông, ông có lòng tốt nói vậy, nhưng tôi đâu dám nhận.

- Tại sao?

- Tại vì tôi là một đứa ở. Tôi là hạng người hèn hạ như ông thấy.

- Tôi đã nói với Ánh rằng tôi không nghĩ như thói thường nhiều người đã nghĩ. Quả thật trong xã hội có những thành kiến giai cấp quá vô lý, nhưng tôi sẽ tỏ cho mọi người thấy rằng, không giai cấp nghèo và giàu, không có giai cấp tư bản và vô sản, mà chỉ có giai cấp lương thiện và bất lương, chỉ có giai cấp quân-tử và tiểu-nhân, chỉ có giai cấp cao thượng và đê tiện, chỉ có giai cấp ở phẩm giá của con người mà thôi. Trước mắt tôi, một thiếu nữ nghèo nàn mà tính tình cao đẹp như Ánh, có tư cách đứng đắn, đoan trang như Ánh, là đáng quí, đáng trọng hơn một tiểu thơ khuê các ở nhà cao cửa rộng, đi xe hơi Mỹ, mà tính tình bất hảo, tư cách đê tiện, phẩm giá hèn hạ. Tôi đánh giá trị con người không phải với những hào nháng bề ngoài của vật chất, mà với giá trị tinh thần và đạo đức.

- Thưa ông, ông nói thế chớ làm sao xóa bỏ những thành kiến giai cấp cho được? Tôi đã nói, tôi không được tự do, bởi tôi bị ràng buộc trong thành kiến giai cấp. Tôi ít học, tôi chỉ thấy thực tế đời người trong xã-hội, cho nên tôi đâu đám mơ tưởng đến danh vọng-cao xa.

- Nhưng tôi yêu Ánh, tôi muốn chánh thức cưới Ánh làm vợ, tức là tôi muốn phá tan những thành kiến bất công.

- Tôi xin lỗi ông, dù ông thực lòng thương tôi chăng nữa, tôi cũng xin thành thật cảm ơn tấm lòng quá tốt của ông, nhưng thật tình tôi không dám nhận. Bởi lẽ gia đình của ông và xã hội thượng lưu của ông, vẫn khinh bỉ tôi, vì họ chỉ thấy tôi là một đứa đầy tớ, con gái của một người cu-li đi làm thuê ở mướn. Thưa ông, tôi hiểu như thế cho nên tôi phải giữ giá trị của tôi. Thà rằng tôi cam phận tôi đòi, một ngày kia tôi có lấy người chồng cu-li chăng nữa, cũng không ai khinh tôi được. Tôi tuy là ít học nhưng tôi cũng biết gìn giữ danh giá của một người con gái. Tôi vẫn thường nghe người ta nói rằng tình yêu không có giai cấp, nhưng tôi phải tự biết thân phận tôi ở một địa vị hèn hạ, thấp kém mọi bề, tôi đâu có tham vọng lớn lao.

- Nhưng một khi tôi yêu Ánh, thì Ánh có quyền yêu tôi chớ, Ánh có quyền tỏ cho mọi người thấy rằng một cô gái nghèo cũng có thể là một người vợ tốt, một người mẹ hiền, một phụ nữ xứng đáng trong xã hội… Tôi đã nói những ý nghĩ của tôi cho Ánh nghe, tôi mong Ánh suy nghĩ, và hiểu lòng tôi. Tôi mong Ánh sẽ đồng ý với tôi, và Ánh đừng tưởng rằng tôi muốn ve vãn Ánh để làm trò chơi, hoặc lừa gạt Ánh như một kẻ trưởng giả bất lương. Không phải vậy đâu Ánh à. Tôi thật lòng yêu Ánh và muốn lấy Ánh làm vợ, công khai trước gia đình và xã hội. Thôi tôi lên lầu… Ánh suy nghĩ, và mai mốt Ánh trả lời cho tôi biết nhé. Tôi tha thiết chờ đợi câu trả lời của Ánh.

Ông Ngọc-Minh chúc Ánh ngủ ngon đêm nay, rồi ông thong thả bước lên lầu, Ánh điềm nhiên ngồi ủi đồ. Một đống áo quần của gia đình bà Năm, Ánh giặt từ lúc sáng sớm, phơi cả ngày, rồi bắt đầu ủi từ lúc chín giờ tối, sau khi dọn rửa chén bát, đến bây giờ mới gần hết. Đồng hồ treo trên tường điềm mười một tiếng đã lâu. Một cây đèn nê-ông gắn trên trần nhà chiếu một ánh sáng xanh dịu xuống căn phòng khá rộng, nơi đây dựng một tủ lạnh, một tủ chứa đồ vặt, và một bao gạo, một xe mô-tô, một bàn máy may, một tủ đựng đồ chơi cho hai đứa con của ông Năm, bà Năm, là em rể và em gái của ông giáo sư Ngọc-Minh. Ông Năm làm chủ sự trong một văn phòng Bộ trưởng với ông giáo Minh đều là công chức vào hàng thượng lưu và trung lưu, bậc « ông » chớ không phải là bậc « thầy » theo thủ tục giai cấp ở miền Nam.

Đây là căn nhà giữa, thông qua phòng ăn và phòng khách ở phía trước và nhà bếp ở phía sau. Nơi đây, con ở thường ủi đồ hoặc may vá, làm các việc lặt vặt.

Vợ chồng bà Năm kêu con ở bằng « nó », gọi nó là « Con Ánh ». Hai đứa con bà gọi bằng « Chị Ánh ». Riêng ông Ngọc-Minh thì gọi thân mật bằng tên: « Ánh ». Phòng ngủ của Ánh ở kế bếp, có cửa nhưng chật, vừa đủ kê một chõng tre, một bàn con và treo một ngọn đèn mười lăm nến mù mờ, Ánh tuy là đứa đầy tớ đi ở mướn cho gia đình bà Năm mỗi tháng sáu trăm đồng bạc lương, nhưng với tuổi mười chín, Ánh có thân hình nở nang tuyệt đẹp và sạch sẽ, lễ phép, nhu mì. Ông Ngọc-Minh góa vợ đã cảm mến Ánh và yêu Ánh thành thật, hay là chỉ mê sắc đẹp « con nhỏ ở » rồi tìm cách lợi dụng, quyến rũ nó, như trăm nghìn ông chủ nhà khác đã tư tình với con ở, lừa gạt lấy con ở cho có chửa rồi tống cổ nó ra khỏi nhà? Ông giáo sư Ngọc-Minh có thật yêu Ánh hay không, chỉ có lương tâm ông biết mà thôi. Nhưng có điều chắc chắn là làm vinh dự cho ông, là ông không bao giờ khinh khi người nghèo. Thật sự, ông không hề có thành kiến giai cấp và giả sử ông có thật lòng yêu Ánh thì chắc vi hoàn cảnh xót xa đau khổ của Ánh, vì tư cách đứng đắn của Ánh, chứ không phải hoàn toàn vì nhan sắc diễm kiều của cô gái đang tuổi dậy thì. Ông đã lén lút nhiều lần tìm cơ hội để chuyện trò với con ở. Nhưng không có dịp nào ông được toại nguyện cả, vì Ánh cứ tìm cách thối thoát và trốn tránh ông hoài. Ánh không tàn nhẫn đâu, trái lại Ánh rất lễ phép, dịu dàng nhưng Ánh cũng rất cương quyết và khéo léo chối từ. Đã nhiều lần ông muốn tặng Ánh một vài món tiền khi hai trăm đồng khi năm trăm đồng, nhưng không lần nào Ánh nhận. Ánh nhã nhặn cảm ơn ông mà không bao giờ Ánh cầm lấy những tờ giấy bạc mới tinh của ông âu yếm trao tặng Ánh.

Một hôm đầu tháng lương ông Ngọc-Minh có mua một chiếc đồng hồ đeo tay của phụ nữ đáng giá gần ba ngàn đồng. Thừa lúc cơm trưa xong, vợ chồng ông chủ sự đã lên lầu, ông Ngọc-Minh lén xuống bếp đưa cho con ở và nói thầm với nó:

- Tôi tặng Ánh chiếc đồng hồ này làm kỷ niệm.

Nhưng Ánh khẽ bảo:

- Thưa ông, ông thật có lòng cao quí, tôi xin đa tạ ơn ông. Nhưng tôi không dám nhận.

- Tại sao Ánh không nhận? Tôi thành thật tặng Ánh đây mà.

- Dạ, xin cám ơn ông. Nhưng tôi ít có dịp dùng đến đồng hồ.

- Tôi đã mua nó để tặng Ánh, có hóa đơn để tên của Ánh đấy. Ánh nhận món quà kỷ niệm nầy cho tôi vui lòng.

- Dạ thưa ông, tôi không dám. Nhưng tôi rất cảm ơn lòng tốt của ông.

Ánh đi rửa chén bát. Ông Ngọc-Minh khẽ nắm lấy cánh tay con ở, cánh tay trắng nõn nà, xinh xắn làm sao! Nhưng Ánh nghiêm nghị ngó ông:

- Thưa ông, xin ông buông cháu ra!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mồ Hôi Nước Mắt PDF của tác giả Nguyễn Vỹ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bởi Sài Gòn Nhiều Nắng (Hoàng Anh Tú)
"Bởi Sài Gòn nhiều nắng" là tập hợp những câu chuyện ngắn mang đậm phong cách của Hoàng Anh Tú, một chút lãng mạn, một chút suy tư, một chút tinh tế… Những nhân vật chính trong tập truyện ngắn đang có một tình yêu êm đẹp, bất ngờ họ gặp một ai đó ở quán café, tại sân bay, tại thang máy… để rồi "say nắng" điên đảo quên cả lối về. Những người trẻ ấy trong cơn cảm nắng đã phải đấu tranh với chính bản thân mình, băn khoăn giữa hai ngả đường, quay lại với tình yêu cũ, hay chấp nhận buông tay để đi về phía một vạt nắng chỉ mới thoáng qua?***Thông tin tác giả: - Hoàng Anh Tú (1978) là Trưởng ban Biên tập báo SVVN - Hoa Học Trò - Được biết đến là anh Chánh Văn trên báo Hoa Học Trò (1999-2011) và hiện tại đang sở hữu Fanpage Hoàng Anh Tú (www.facebook.com/hoanganhtuh2t) với hàng trăm ngàn lượt người xem mỗi ngày. Tìm mua: Bởi Sài Gòn Nhiều Nắng TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bởi Sài Gòn Nhiều Nắng PDF của tác giả Hoàng Anh Tú nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bố, Hãy Là Một Người Đàn Ông (Janine Boissard)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bố, Hãy Là Một Người Đàn Ông PDF của tác giả Janine Boissard nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bố Y Thần Tướng Hệ Liệt (Ôn Thụy An)
Truyện của Ôn Thụy An nổi tiếng với bạn đọc bởi những tình tiết hấp dẫn đầy thu hút, lối viết văn dung dị đầy sức hút, các nhân vật được xây dựng một cách tỉ mỉ, tình tiết logic và có những bất ngờ thú vị. Đọc truyện Lý Bố Y Thần Tướng bạn sẽ thấy rõ hơn những điều này, và có những trải nghiệm thú vị. Lý Bố Y Thần Tướng Hệ Liệt gồm có:SÁT NHÂN ĐÍCH TÂM KHIÊUTHỦ NOÃN***Trong số các tiểu thuyết gia võ hiệp tân phái, Ôn Thụy An nổi tiếng là nhà văn trẻ tuổi tài hoa nhất. Thậm chí ông còn được gắn trọng trách gánh vác đại cục sau khi nhà văn Cổ Long qua đời và nhà văn Ngọa Long Sinh sức khỏe suy yếu. Tìm mua: Bố Y Thần Tướng Hệ Liệt TiKi Lazada Shopee Điểm nóng của thập niên 90 Ôn Thụy An từng được giới phê bình nhận xét là một hiện tượng độc đáo trên văn đàn võ hiệp Trung Quốc của thập niên 90. Nhiều người còn cho rằng văn chương của ông có thể sánh ngang với Cổ Long, hoặc thậm chí cả Kim Dung. Sách của Ôn tiên sinh luôn ăn khách trên cả thị trường đại lục lẫn Hồng Kông và Đài Loan. Nhiều người hâm mộ ở Singapore, Malaysia còn tôn ông như vị anh hùng. Chỉ tính tới năm 1992 khi mới 38 tuổi, ông đã tung ra thị trường tới 382 tác phẩm. Ôn Thụy An cũng là tiểu thuyết gia võ hiệp Trung Quốc đầu tiên được chuyển thể tác phẩm sang tiếng Hàn và đăng tải dài kỳ trên báo chí xứ sở kim chi. Vốn xuất thân từ nhà thơ, nhà phê bình có tên tuổi, Ôn Thụy An có vốn kiến thức rất sâu rộng, được nhiều người kính nể. Ông từng đăng nhiều bài viết rất sâu sắc về tâm lý học hiện đại và sử học Trung Quốc. Bộ tiểu thuyết đầu tay của ông có tên "Tứ đại danh bổ hội kinh sư" được hoàn tất năm ông mới 20 tuổi, gây chấn động cả giới võ hiệp. Ôn Thụy An từng được coi là thần đồng văn học bởi ông bắt đầu sáng tác và thành lập văn xã từ năm 9 tuổi, sáng lập Lục châu kỳ san năm 13 tuổi, chủ biên Trung hoa nguyệt san năm 15 tuổi, cùng sáng lập Thiên lang tinh thi xã năm 17 tuổi. Trong 6 năm sinh sống tại Đài Loan, ông từng ôm đồm chủ trì Thần hoa xã, Thanh niên Trung Quốc tạp chí xã; quản lý Thí kiếm sơn trang, Cương kích đạo võ thuật huấn luyện ban; tổ chức Trường giang văn xã và nhiều công ty xuất bản… Vốn tính quảng giao, ưa kết bằng hữu, Ôn Thừa An có rất nhiều anh em kết nghĩa y hệt các nhân vật giang hồ trong giới võ hiệp của ông. Có lúc số anh em kết nghĩa của ông chỉ tính riêng ở Đài Loan đã tới trên trăm người. Khi chuyển sang sinh sống tại Hồng Kông, ông vẫn giữ thói quen này. Cuộc đời Ôn Thụy An được chia làm hai mốc lớn: Thời kỳ ông sinh sống tại Đài Loan (1974-1981) được coi là thời kỳ bắt đầu nổi tiếng và xuất bản nhiều tác phẩm quan trọng. Các tác phẩm của ông trong thời kỳ này mang khuynh hướng lý tưởng hóa khá rõ và dấu vết mô phỏng Cổ Long cũng đậm nét. Thời kỳ ông sinh sống tại Hồng Kông (1982-nay) được coi là thời kỳ thăng hoa trong sự nghiệp. Các tác phẩm thể hiện nhân sinh quan sâu sắc, giọng điệu thâm trầm. "Chưởng môn " đa tài Do tài năng văn chương phát rộ từ bé, Ôn Thụy An không chỉ là tiểu thuyết gia võ hiệp kiệt xuất, mà còn là nhà văn trẻ đa tài, một nhà phê bình văn học sắc sảo. Ông sáng tác liên tục với cường độ làm việc khiến nhiều người không khỏi kính phục. Các tác phẩm của ông liên tục ra mắt độc giả với nhiều thể loại: thơ (Tướng quân lệnh, Sơn hà lục, Sở Hán…), tản văn (Cuồng kỳ, Long khốc thiên lý, Thiên hạ nhân, Thần châu nhân, Trung Quốc nhân, Bất nhượng thiên vô kinh hỉ, Thủy tính dương hoa, Phong hoa…), tiểu thuyết không thuộc loại võ hiệp (Tạc ngấn, Kim chi hiệp giả, Tuyết tại thiêu, Thôn hỏa tình hoài, Tha nam hữu đích nữ hữu…), phê bình tiểu luận (Hồi thủ mộ vân viễn, Đàm Tiếu ngạo giang hồ, Phân tích Tuyết sơn phi hồ, Uyên ương đao…). Bên cạnh các tiểu thuyết võ hiệp, dòng tiểu thuyết tình yêu của Ôn Thụy An cũng được độc giả rất yêu thích do miêu tả cực kỳ tinh tế thế giới tình cảm và những rung động sâu sắc của con người. Ôn Thụy An trong đời sống còn là một người rất đam mê võ thuật và không ngừng luyện tập. Đây cũng là một ưu điểm lớn giúp ông miêu tả thế giới võ hiệp thực sự sinh động và đầy hấp dẫn. Bên cạnh các Hiệp hội Văn học, xã đàn, Ôn Thụy An còn tích cực tham gia sáng lập các hội võ như Thí kiếm sơn trang, Cương kích đạo võ thuật huấn luyện bang… Ôn Thụy An được coi là một đại hiệp “nhiệt tình như lửa, hào khí ngất trời”. Nhân cách hiệp nghĩa, thẳng thắn, bộc trực, hành hiệp trượng nghĩa của ông khiến nhiều người yêu quý và đi theo. Không ít người còn cho rằng ông có tài năng lãnh tụ bẩm sinh. Khi mới 38 tuổi, Ôn Thụy An đã tung ra thị trường tới 382 tác phẩm hấp dẫn Ôn Thụy An chủ trương sáng tác dòng tiểu thuyết võ hiệp siêu tân phái, quyết tâm đổi mới văn học kiếm hiệp với đặc điểm sáng tạo nên hình tượng hiệp sĩ bình dân. Đây cũng chính là một thành tựu của tiểu thuyết võ hiệp siêu tân phái. Tuy nhiên chủ trương siêu tân phái của ông không hoàn toàn thoát ly khỏi truyền thống tiểu thuyết võ hiệp và bối cảnh, cơ sở của văn hóa truyền thống. Mặc dù được công chúng ca tụng hết lời, Ôn Thụy An chỉ khiêm tốn thừa nhận ưu thế lớn nhất của ông là tuổi trẻ. Ông kém Kim Dung những 30 tuổi. Do trẻ tuổi, ông có thể dễ dàng hiểu được tâm tư tình cảm và khát khao của giới trẻ, càng thấu đáo hơn về thời đại sống gấp gáp và nắm được sở thích cùng nhu cầu của độc giả thời hiện đại. Nếu chia các tiểu thuyết gia võ hiệp tân phái ra thành 3 thế hệ: thế hệ 1 như Kim Dung, Lương Vũ Sinh, thế hệ 2 như Cổ Long, thì Ôn Thụy An được xếp vào thế hệ thứ 3.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ôn Thụy An":Bố Y Thần Tướng Hệ LiệtDược Mã Hoàng HàGiang Sơn Như HọaKiếm Khí Trường GiangKinh Diễm Nhất ThươngLạc Nhật Đại KỳLưỡng Quảng Hào KiệtNhất Nộ Bạt KiếmÔn Nhu Nhất ĐaoSấm Đãng Giang HồThần Châu Vô ĐịchThí Kiếm Sơn TrangThiên Hạ Hữu TuyếtThiếu Niên Tứ Đại Danh BộThương Tâm Tiểu TiễnTịch Mịch Cao ThủTiểu Tuyết Sơ TìnhTriều Thiên Nhất CônTrường An Nhất ChiếnLong Hổ Phong VânĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bố Y Thần Tướng Hệ Liệt PDF của tác giả Ôn Thụy An nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bộ Năm Trên Đảo Giấu Vàng (Enid Blyton)
Enid Mary Blyton (11 tháng 8 năm 1897 - 28 tháng 11 năm 1968) là nữ nhà văn người Anh chuyên viết truyện thiếu nhi. Bà còn có bút danh khác là Mary Pollock. Bà là tác giả người Anh thứ hai lọt vào danh sách 10 nhà văn có tác phẩm bán chạy nhất. Vào năm 2008, Enid Blyton được bình chọn là nhà văn được yêu mến nhất, đứng trên cả tác giả của loạt truyện Harry Potter - JK Rowling và đại thi hào William Shakespeare. Enid Blyton nổi tiếng với nhiều loạt truyện dựa trên những nhân vật quen thuộc và dành cho mọi lứa tuổi. Sách của bà được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên thế giới, bán được hơn 600 triệu bản. Một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của bà là Noddy trong quyển sách dành cho độc giả nhỏ tuổi. Tuy nhiên, các tác phẩm chủ đạo của Enid nằm ở dòng văn học phiêu lưu mạo hiểm dành cho thanh thiếu niên. Những bộ truyện thuộc thể loại này bao gồm Bộ Năm Lừng danh, The Secret Seven và The Five Find-Outers and Dog. Ngoài ra, bà còn viết truyện ngắn và thơ nhưng ít được biết đến hơn. Các tác phẩm của Enid Blyton đôi khi cũng có yếu tố phép thuật. Đến tận ngày nay, chúng vẫn được ưa chuộng ở Khối Thịnh vượng chung Anh và nhiều nước trên thế giới. Trong suốt 40 năm, bà viết gần 800 quyển sách và chúng đã được dịch ra gần 90 thứ tiếng. Tìm mua: Bộ Năm Trên Đảo Giấu Vàng TiKi Lazada Shopee Đã hơn 70 năm trôi qua kể từ lần đầu được xuất bản, Bộ Năm Lừng Danh vô cùng sống động của Enid Blyton tiếp tục làm say mê hàng triệu bạn nhỏ trên toàn thế giới. Bộ sách đã nhiều lần được chuyển thể truyền hình, điện ảnh, hoạt hình, truyện tranh, kịch bản sân khấu, trò chơi điện tử. Thành công của loạt truyện Bộ Năm Lừng Danh giúp bà đứng trong hàng ngũ những nhà văn thiếu nhi kinh điển và cuốn hút nhất thế kỷ XX. Tác phẩm xuất bản tại Việt Nam: — Bộ truyện The Famous Five, 1942 - 1963 (Đã xuất bản ở Việt Nam với tựa Bộ năm lừng danh, NXB Hội Nhà Văn, Nhã Nam, 2011) — Bộ truyện Malory Towers, 1946 -1951 (Đã xuất bản ở Việt Nam với tựa Tòa tháp Malory, NXB Văn Học, 2010) TÁC PHẨM Trước khi có Internet, ti vi hay điện tử thì trẻ con chơi gì nhỉ? • Chúng tổ chức dã ngoại ngoài đảo, đi xe đạp lên núi, cắm trại trong thung lũng và đi bộ đường dài. • Chúng khám phá vô số nơi chốn thú vị như nông trại, lâu đài, hang động và những hành lang bí mật. • Chúng thậm chí còn chiến đấu với trộm cướp, bọn buôn lậu, bọn bắt cóc hay truy tìm kho báu cổ xưa. Cả một thế giới vui tươi, lấp lánh và kỳ thú đã hiện ra trên bước đường phiêu lưu của bộ năm can đảm: Julian, George, Dick, Anne và chó Timothy. Cốt truyện hấp dẫn với nhiều tình tiết bất ngờ, gay cấn, tiết tấu nhanh, khả năng nắm bắt và khắc họa tâm lý nhân vật tinh tế, nghệ thuật xây dựng những nhân vật mang tính điển hình... là những yếu tố tạo nên bộ sách thiếu nhi kinh điển làm mê đắm biết bao thế hệ độc giả trên toàn thế giới *** “Mẹ, đã có tin gì về chuyến đi nghỉ hè của nhà mình chưa ạ?” Julian hỏi trong bữa sáng. “Chúng ta sẽ vẫn tới vịnh Polseath như mọi năm chứ?” “Mẹ e là không được,” mẹ cậu đáp. “Năm nay chỗ ấy quả thực đã kín đặc rồi.” Bên bàn ăn sáng, ba đứa trẻ nhìn nhau thất vọng tràn trề. Chúng mê tít khu nhà ở vịnh Polseath. Bờ biển ở đó mới đáng yêu làm sao, tắm nắng ở đó mới tuyệt đến nhường nào. “Tươi tỉnh lên nào,” bố chúng lên tiếng. “Bố chắc chắn chúng ta sẽ tìm ra chỗ khác hay không kém đâu. Dù sao thì năm nay bố mẹ cũng không đi cùng các con được. Mẹ đã báo với mấy đứa chưa?” “Chưa hề!” Anne đáp. “Ôi mẹ, là thật ạ? Mẹ không thể đi nghỉ với chúng con được sao? Năm nào mẹ cũng đi cơ mà.” “Ừ, lần này bố con muốn mẹ cùng tới Scotland,” người mẹ đáp. “Chỉ riêng bố mẹ thôi! Mấy đứa cũng đã đủ lớn để tự lo rồi nên bố mẹ nghĩ các con sẽ vui hơn nhiều nếu đi một mình. Nhưng giờ khi không đến vịnh Polseath được, mẹ quả thực chưa biết gửi mấy đứa đi đâu.” “Nhà chú Quentin thì sao nhỉ?” đột nhiên bố đề xuất. Quentin là em trai bố, chú của lũ trẻ. Chúng từng có dịp giáp mặt ông chú một lần và sợ chết khiếp. Đó là một người đàn ông cao lêu đêu, cau có, một nhà khoa học có tài, ngày đêm vùi đầu vào nghiên cứu. Ông sống cạnh biển - nhưng đó là tất cả những gì lũ trẻ biết về chú mình! “Chú Quentin á?” mẹ lũ trẻ nói, môi bậm lại. “Cái gì khiến anh tự dưng nghĩ tới chú ấy vậy? Em hoàn toàn không nghĩ là chú ấy thích có bọn trẻ quẩn chân trong cái nhà chật chội đó đâu.” “Ồ,” người bố đáp, “hôm nọ cô Quentin lên thành phố gặp anh bàn ít việc, và anh không nghĩ rằng cuộc sống hiện tại của họ thoải mái lắm đâu. Fanny nói cô ấy sẽ rất mừng nếu có một vài khách tới nghỉ ở nhà mình để có thêm đồng ra đồng vào. Nhà họ nằm ngay sát biển, em biết đấy. Có thể đó chính là nơi lũ trẻ cần. Fanny rất tử tế và cô ấy sẽ trông nom bọn trẻ đâu ra đấy.” “Vâng, nhưng bản thân cô ấy cũng đã có một đứa nhóc để mà chăm lo đúng không?” mẹ lũ trẻ đáp. “Xem nào, tên nó là gì nhỉ, một cái tên kỳ cục, à, Georgina! Con bé mấy tuổi rồi chứ? Khoảng mười một gì đó, em chắc thế.”Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Enid Blyton":Bộ Năm Tới Đỉnh Buôn LậuBộ Năm Trên Đảo Giấu VàngChuyến Phiêu Lưu MớiHọc Kỳ Đầu Tiên Mới MẻĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bộ Năm Trên Đảo Giấu Vàng PDF của tác giả Enid Blyton nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.