Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sử Ký Tư Mã Thiên (Phạm Hồng)

Sử ký là bộ thông sử đầu tiên của Trung Quốc cổ đại. Bộ Sử ký lưu giữ, chỉnh lí lại các tư liệu lịch sử vô cùng phong phú trong hơn ba ngàn năm từ thời Ngũ đế vốn có trước sử cho tới giữa thời Tây Hán, tạo ra nền móng vững chắc mà hùng vĩ sớm nhất cho lịch sử học Trung Quốc.

Sử ký cho chúng ta biết: Trung Quốc là một đất nước có năm nghìn năm văn minh rực rỡ, văn minh Trung Hoa là nền văn minh duy nhất trên thế giới không bị gián đoạn, không chỉ bác đại tinh thâm mà còn thần kỹ mỹ lệ, lâu dài, tươi mới. Sử ký ghi chép lại một cách tường tận, nghiêm cẩn, nhưng rất sinh động về khởi nguồn, quá trình phát triển của văn minh Trung Hoa, ghi lại những câu chuyện lịch sử về quá trình tổ tiên người Trung Quốc gây dựng nền văn minh, khiến người đọc cảm nhận một cách sâu sắc. Đọc Sử Ký, chúng ta thấy kính trọng hơn về lịch sử lâu dài, văn minh lâu và tổ tiên vĩ đại của người Trung Quốc.

Sử Ký cho chúng ta biết: lịch sử phát triển theo quy luật, Sử Ký của Tư Mã Thiên, mục đích chính là "thấu suốt chuyện người, thông suốt biến đổi cổ kim, trở thành lời nói của một nhà". Đọc Sử Ký, chúng ta sẽ học được rất nhiều trí huệ, giúp chúng ta hiểu hơn quá trình và đặc điểm của lịch sử Trung Quốc, khiến chúng ta thấy rõ được những diệu kỳ ẩn giấu trong quá trình hưng thịnh, trung suy, phục hưng của triều đại, để chúng ta hiểu rõ văn minh Trung Hoa có sự bao dung và năng lực tái sinh vô bờ.

Sử Ký không chỉ là một bộ sử học vĩ đại, mà còn là một tác phẩm văn học vĩ đại. Tư Mã Thiên vận dụng tư tưởng trác việt chuẩn xác, nhìn xa trông rộng, năng lực quan sát sắc bén và thủ pháp nghệ thuật độc đáo, miêu tả sinh động, bừng bừng sức sống, lột tả được phong thái của vô vàn các nhân vật lịch sử khác nhau. Các hình tượng sống động mà vĩnh hằng ấy, gợi mở tư tưởng cho người đọc, bọn họ có người là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà kinh tế, nhà triết học, nhà văn học, có quý tộc, công khanh, sách sĩ, ẩn sĩ, thương nhân, y sĩ, cũng có thích khách, du hiệp, chiêm bốc, có thể nói là đề cập đến mọi giai cấp trong xa hội, thậm chí còn cả người nước ngoài. Phẩm chất ưu tú của các nhân vật anh hùng lịch sử, kiệt xuất đó, những anh hùng khí khái của Hạng Vũ, trí tuệ hơn người của Trương Lương, dũng khí cơ trí của Lý Quảng, đều để lại ảnh hưởng sâu sắc cho đời sau.

Sử Ký cũng có địa vị quan trọng trong lịch sử học thế giới, vì trong đó là cả một kho sử liệu đồ sộ. Tư Mã Thiên vô cùng coi trọng hoạt động sản xuất, tư tưởng học thuật, đời sống bình dân, ghi chép toàn diện ấy, nếu so với sử Hy Lạp vốn chỉ coi trọng quân sự, rõ ràng là hợp lí và tiến bộ hơn. Sử Ký đã được dịch ra nhiều thứ tiếng Nga, Pháp, Anh, Đức... có ảnh hưởng rất sâu rộng. Tìm mua: Sử Ký Tư Mã Thiên TiKi Lazada Shopee

Phương pháp viết Sử ký cũng như văn phong, kỹ xảo dùng ngôn từ, đều là điển phạm được các tác giả nhiều đời học theo. Học giả đời Hán ca ngợi: "đó là bộ sách mà sử quan không làm trái được"; các nhà tản văn đời Đường, Tống, không ai không thông thuộc Sử ký.

Cuốn sách này chỉnh lí, chọn ra những thiên có tính chất tiêu biểu nhất của Sử Ký, tổng hợp lại các thành quả học tập của học giả các đời trong nghiên cứu Sử ký, ghi chú tường tận, lý giải rõ ràng, đối chiếu dịch văn để bạn đọc không gặp dù chỉ một chút trở ngại khi đọc Sử ký. Chúng tôi cũng đặc biệt mời họa sĩ minh họa số lượng lớn, giúp bạn đọc hiểu rõ và có hứng thú hơn khi đọc Sử ký.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sử Ký Tư Mã Thiên PDF của tác giả Phạm Hồng nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bàn Về Tự Do
Bàn Về Tự Do Bàn Về Tự Do – J.S. Mill Bàn Về Tự Do của John Stuart Mill, một nhà triết học thực chứng người Anh, đề cập đến một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đó là quyền của các cá nhân trong mối quan hệ của họ với cộng đồng và với xã hội. Được John Stuart Mill viết năm 1859, Bàn Về Tự Do đã đề cập đến một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm, đó là sự tự do cá nhân hay quyền của các cá nhân trong mối quan hệ của họ với cộng đồng và xã hội. Tuy tác giả không phải là triết gia đầu tiên trong lịch sử nêu lên ý tưởng về quyền tự do của con người nhưng ông là người đưa ra định nghĩa thuyết phục nhất cho quyền này. Trí Tuệ Do Thái Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Của Cải Của Các Dân Tộc Do vậy, Bàn Về Tự Do mau chóng trở nên nổi tiếng ngay sau lần xuất bản đầu tiên. Và, trong suốt gần 150 năm qua, nó đã là “bài nhập môn”, là cuốn sách gối đầu giường cho bất kỳ một người nào có quan tâm tới tư duy lý luận và tư tưởng phương Tây. Qua cuốn sách này, J.S. Mill đã đưa ra quan điểm về tự do dân sự (hay tự do xã hội) là ranh giới giữa sự kiểm soát xã hội và tự do cá nhân: Chỉ có phần cư xử của một ai đó liên quan đến những người khác mới phải vâng theo xã hội, còn anh ta hoàn toàn tự do trong việc tác động lên riêng cá nhân mình.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Đại Việt sử ký toàn thư là bộ quốc sử bằng chữ Hán và chữ Nôm của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697. Nó là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn. Bộ sử bắt đầu được Ngô Sĩ Liên, một vị sử quan làm việc trong Sử quán dưới thời vua Lê Thánh Tông, biên soạn dựa trên sự chỉnh lý và bổ sung hai bộ quốc sử Việt Nam trước đó cùng mang tên Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Ngô Sỹ Liên Hoàn thành vào niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479), bộ sử mới gồm 15 quyển, ghi lại lịch sử Việt Nam từ một thời điểm huyền thoại là năm 2879 TCN đến năm 1427 khi nhà Hậu Lê được thành lập và mang tên Đại Việt sử ký toàn thư. Khoảng niên hiệu Cảnh Trị đời vua Lê Huyền Tông, chúa Trịnh Tạc hạ lệnh cho Phạm Công Trứ, sửa chữa bộ quốc sử của Ngô Sĩ Liên, đồng thời sai biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ đến năm 1662 đời vua Lê Thần Tông nhà Hậu Lê. Nửa cuối thế kỷ 20, ở Việt Nam xuất hiện các bản dịch Đại Việt sử ký toàn thư ra chữ quốc ngữ, phổ biến nhất là bản dịch dựa trên cơ sở bản in Nội các quan bản – hiện đang lưu giữ tại thư viện Viện Viễn Đông Bác cổ ở Paris, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành lần đầu năm 1993. Nam Việt Lược Sử Tuyển Tập Truyện Cổ Tích Nổi Tiếng Thế Giới 30 tháng 4 – Chuyện những người tháo chạy Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, là di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam, là kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà còn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác nữa và cũng là một bộ sử có giá trị văn học.
Hoàng Lê Nhất Thống Chí
Hoàng Lê Nhất Thống Chí Hoàng Lê Nhất Thống Chí Hoàng Lê Nhất Thống Chí còn gọi là An Nam nhất thống chí, là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán trong tùng thư của Ngô gia văn phái, một tùng thư bao gồm nhiều tác phẩm văn, sử, triết có giá trị của các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi,ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho Vua Lê. Đây là tác phẩm biết theo thể chí – 1 lối văn ghi chép sự vật, sự việc, do một số tác giả kế tục nhau viết, trong những thời điểm khác nhau. Toàn bộ tác phẩm gồm có 17 hồi. Nam Việt Lược Sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Các Triều Đại Việt Nam Bảy hồi đầu là phần chính biên do Ngô Thì Chí viết, mười hồi tiếp theo là phần tục biên, trong đó có 7 hồi được cho là Ngô Thì Du viết, còn 3 hồi cuối cùng viết có tính chất chắp vá, lại có cả những sự việc thời Tự Đức, tương truyền do Ngô Thì Thuyết (có người đọc là Thiến), còn các nhà nghiên cứu cho là có thể của một tác giả vô danh khác. Hoàng Lê Nhất Thống Chí còn phản ánh phần nào cuộc sống của nhân dân thời Lê mạt: cuộc sống không có trật tự, không an toàn, không ấm no trước nạn binh hỏa và nạn đói. Một phần lớn nội dung tác phẩm phản ánh khá đậm nét về nhà Tây Sơn. Dù đứng trên lập trường nhà Hậu Lê đối lập, các tác giả dành nhiều sự trang trọng đối với lực lượng Tây Sơn mà tiêu biểu là Nguyễn Huệ. Ông được mô tả là một “anh hùng hào kiệt”, “dũng mãnh và có tài cầm quân”. Trận Ngọc Hồi-Đống Đa đánh đuổi quân Thanh cũng được tác phẩm phản ánh khá chi tiết. Mời các bạn đón đọc.
Thành Cát Tư Hãn
Thành Cát Tư Hãn Thành Cát Tư Hãn – Nguyễn Trọng Khanh Cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn là một hình ảnh thu gọn lại mười hai thế kỷ mà dân du mục miền đồng cỏ đã tràn ra bốn phương tàn phá các dân tộc định cư có nền văn minh vững chãi. Trước ông không có nhà chinh phục nào gây được uy vũ làm kinh hoàng cả thiên hạ, đến nỗi khi dân Âu Châu nghe đến tên Thành-Cát-Tư-Hãn đều hãi hùng cho là “ngày tận thế đã tới rồi!”. Ông áp dụng triệt để lối khủng bố để cai trị và thẳng tay tàn sát để ngăn ngừa những cuộc quật khởi chống đối. Những gì mà Âu Châu đã lên án Attila và Ấn Độ đã lên án Mihirakonia thật chẳng thấm vào đâu so với những cuộc tàn phá của Thành-Cát-Tư-Hãn ở những nước bại trận như Trung Quốc, Đại Hồi… Tam Quốc @ Diễn Nghĩa Sử Ký Tư Mã Thiên Binh Pháp Tôn Tử Có rất nhiều nhân vật nổi tiếng được cho là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn, là những kẻ đi xâm chiếm nhiều đất đai về tay mình như Timur Lenk, kẻ chinh phục dân Thổ Nhĩ Kỳ, Babur, người sáng lập ra đế quốc Mogul trong lịch sử Ấn Độ. Những hậu duệ khác của Thành Cát Tư Hãn còn tiếp tục cai trị Mông Cổ đến thế kỷ 17 cho đến khi nó bị Đế quốc Thanh của người Mãn Châu thống trị lại. Mời các bạn đón đọc.