Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Trang Tử Và Nam Hoa Kinh (Nguyễn Duy Cần)

Vài lời thưa trước

Trước ngày 30-04-1975, cụ Nguyễn Hiến Lê đã có một trăm tác phẩm được xuất bản và mười tác phẩm khác chưa in: Tôi tập viết tiếng Việt, Đời nghệ sĩ, Con đường thiên lí, Một mùa hè vắng bóng chim, Những quần đảo thần tiên, Gogol, Tourguéniev, Tchékhov, Lịch sử văn minh Trung Quốc, Trang tử và Nam Hoa kinh. Mười tác phẩm đó được cụ đã giới thiệu sơ lược trong Hồi kí (Phần VI: Từ ngày giải phóng (1975-81), chương XXXIII: Lại tiếp tục viết, mục Sửa lại bản thảo chưa in); riêng cuốn Trang tử và Nam Hoa kinh [1] (về sau gọi tắt là TT&NHK) cụ viết như sau:

“Trang tử có địa vị rất lớn trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, ngang với Mạnh tử, hơn Tuân tử, hơn cả Mặc tử nữa. Nhờ ông một phần lớn mà tư tưởng của Lão tử mới được phổ biến mạnh: chỉ giới trí thức mới quí những cách ngôn trong Đạo Đức kinh, còn giới bình dân thì ai cũng biết ít nhiều những ngụ ngôn của Trang tử. Tên ông gắn liền với tên của Lão tử và cả hai có công làm cho dân tộc Trung Hoa bớt thực tiễn, yêu thiên nhiên, tự do hơn, khoan dung hơn, khoáng đạt hơn… thơ văn cũng như hội hoạ từ Lục triều trở đi, nhất là dưới đời Tống đều mang dấu vết của Trang [2].

Ở nước ta ông Nguyễn Duy Cần đã giới thiệu học thuyết của Trang, nhưng chỉ dịch ít chương trong Nội thiên, Ngoại thiên và Tạp thiên [3]; lại không đặt chân nguỵ của những thiên đó, cho nên gán cho ông vài tư tưởng không thực của ông. Ông nhằm mục đích phổ thông hơn khảo cứu.

Người đầu tiên nêu ra vấn đề chân nguỵ trong bộ Trang tử (cũng có tên là Nam Hoa Kinh [4]) là Tô Đông Pha đời Tống. Sau ông, số học giả nghi ngờ sự nguỵ tác trong Trang tử càng ngày càng nhiều. Tìm mua: Trang Tử Và Nam Hoa Kinh TiKi Lazada Shopee

Đại khái ngày nay ai cũng nhận rằng Nội thiên là của Trang tử (trừ một số bài), còn Ngoại thiên và Tạp thiên là của người đời sau.

Tôi kiếm được năm bản Trang tử, quan trọng nhất là Trang tử toản tiên của Tiền Mục, Tân dịch Trang tử độc bản của Hoàng Cẩm Hoành (1974) và L’œuvre complète de Tchouang-tseu của Liou Kia - hway (1969); dịch tất cả các chương trong Nội thiên, Ngoại thiên, Tạp thiên, không bỏ một bài nào; cuối mỗi chương đưa ra nhận định của các học giả gần đây, và một số nhận định của tôi về chân, nguỵ; nếu là nguỵ tác thì người viết thuộc về phái nào: chẳng hạn phái quá khích của Lão giáo, phái ôn hoà của Lão giáo, phái theo Trang, phái theo Khổng, phái theo Đạo gia (tu tiên) hay Pháp gia…

Tôi chỉ dùng những chương chắc chắn của Trang để phân tích tư tưởng của Trang, rán không gán cho Trang những tư tưởng của người sau. Cuối cùng tôi chỉ cách nên đọc Trang ra sao.

Tác phẩm khá dày: trên 500 trang (riêng phần giới thiệu trên 300 trang) [5]. Và có thể coi là công trình đầy đủ nhất về Trang tử từ trước tới nay, tiếc là chưa in được” (Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn học, 1993, trang 537-538).

Tuy bảo là “dịch tất cả các chương trong Nội thiên, Ngoại thiên, Tạp thiên, không bỏ một bài nào”, điều này cũng được nói đến trong lời giới thiệu ngắn ở đầu bộ Trang tử; nhưng vẫn còn hai đoạn cụ Nguyễn Hiến Lê phải lược bỏ như lời của cụ bảo trong tiết “Chúng tôi dịch ra sao” (phần nhì: Nội thiên):

“Tuy nhiên, có hai đoạn trong bài XXIII.3 và 4, mỗi đoạn độ mười hàng, đọc kĩ năm bản tôi có trong tay (coi chương III) tôi vẫn không hiểu tác giả muốn nói gì, nên tôi dịch không nổi, phải bỏ”.

Ngoài ra, vì trong Ngoại thiên và Tạp thiên có nhiều bài như Đạt sinh 3, Đạt sinh 9, Sơn mộc 9, Trí Bắc du 4, Từ Vô Quỉ 7, Ngụ ngôn 7, Nhượng vương 6 cũng chép trong bộ Liệt tử. Bảy bài đó cụ đã dịch trong bộ Liệt tử và Dương tử (LT&DT) và cho xuất bản trước đó rồi (năm 1972, Nxb Lá Bối), nên trong bộ TT&NHK này cụ đã không dịch lại mà cũng không chép lại. Cũng có bài, như bài Liệt Ngự Khấu 1, cụ đã dịch trong LT&DT (bài II.14: Đừng làm cho người ta biết mình) nhưng ở đây cụ dịch lại để “sửa vài chữ”. Ngược lại, có bài cụ không dịch trong LT&DT nhưng được cụ dịch trong bộ TT&NHK như truyện người say rượu té xe (tức bài Đạt sinh 2), truyện luyện gà đá (bài Đạt sinh 8)… Như vậy, người đọc muốn đọc được các bài hoặc các đoạn bị lược bỏ trong bộ này thì phải tìm trong bộ kia và ngược lại.

Cũng về việc dịch lại, tuy cụ Nguyễn Hiến Lê không nói ra, nhưng tôi thấy có nhiều câu trong TT&NHK không giống với những câu tương ứng đã được cụ và cụ Giản Chi dịch trong bộ Đại cương triết học Trung Quốc (ĐCTHTQ) từ năm 1962-63 [6]. Ví dụ hai câu: 1.- Sát sinh dã bất tử. Sinh sinh giả bất sinh 殺生者 不死。生生者不生, trong ĐCTHTQ dịch là: “Cái giết được cái sống thì cái đó không chết. Cái sinh ra được cái sinh ra thì cái đó chính nó không từ đâu sinh ra” (bản của Nxb Thanh Niên, 1994, Tập 1, trang 181), trong TT&NHK, bài Đại Tôn sư 2 dịch là: Bậc chủ tể giết sinh mệnh thì không chết, bậc đó sinh ra sinh mệnh mà cũng lại không sinh (nghĩa là không có cái gì sinh ra cả)”; 2.- Chiêu ư minh minh, hữu luân sinh ư vô hình” 昭昭生於冥冥,有倫生於無形, trước dịch là: “Cái sáng láng sinh ra từ cái mịt mờ, cái có loại (tức vật hữu hình) sinh ra từ cái vô hình” (Sđd, Tập 1, trang 183); sau dịch là: “Cái sáng sủa phát sinh từ cái tối tăm; cái hữu hình phát sinh từ cái vô hình” (Trí Bắc du 5); 3.- Phù tri hữu sở đãi nhi hậu đáng, kì sở đãi giả đặc vị định dã 夫知有所待而後當,其所待者特未定也, trước dịch là: “Sự biết phải trông chờ nhờ cậy vào cái gì đó mà sau mới được chính xác. Nhưng cái mà cái biết trông chờ nhờ cậy đó lại chưa biết nhất định đích thật là cái gì” (Sđd, Tập 1, tr.695), sau dịch là: “Tri thức nào cũng phải có đối tượng [rồi mới biết được là đúng hay sai], mà đối tượng lại không xác định được” (Đại tôn sư 1).

Trong TT&NHK, phần Nội thiên, Ngoại thiên và Tạp thiên, cụ Nguyễn Hiến Lê không chép nguyên tác chữ Hán lẫn phiên âm; và trong phần chú thích, cụ cho biết: “nếu thấy cần, sẽ chép thêm nguyên văn phiên âm (chứ không có chữ Hán vì công việc ấn loát lúc này khó khăn và tốn kém)”

[7]. Do không có chữ Hán, nên trong quá trình gõ, khi gặp những chỗ ngờ in sai, hoặc có sự khác biệt với bản Nguyễn Duy Cần, tôi phải tra cứu các trang web chữ Hán để, nếu sai thì sửa lại, và nếu thấy cần tôi chép thêm chữ Hán vào để chúng ta cùng tham khảo.

Và cũng để tiện tham khảo, trong phần Phụ lục, tôi chép lại bảy bài cụ Nguyễn Hiến Lê đã dịch trong bộ LT&DT mà cụ không chép vào bộ TT&NHK, tôi cũng chép thêm bảng niên biểu Những biến cố lớn xảy ra trong đời Trang tử (trích trong cuốn Mạnh tử của cụ Nguyễn Hiến Lê).

Trong số các triết gia thời Tiên Tần, Trang tử của lẽ là người duy dùng của ba thể: kí ngôn, lí luận và ngụ ngôn để trình bày học thuyết của mình. Trong cuốn Hàn Phi Tử, cụ Nguyễn Hiến Lê bảo:

“Mới đầu là bộ Luận ngữ chỉ dùng một thể đơn giản nhất là kí ngôn; môn sinh của Khổng Tử ghi những lời của thầy. Rồi tới các cuốn Trung Dung, Đại học cũng vẫn là kí ngôn thêm những đoạn nghị luận ngăn ngắn. Bộ Mặc tử mở đầu cho thể nghị luận - hay biện luận - nhưng lí luận lắm chỗ ngây thơ và rườm. Bộ Mạnh Tử cũng là kí ngôn như Luận ngữ, đúng ra là ghi những đối thoại giữa

Mạnh Tử và một số vua chư hầu hoặc một số học giả đương thời. Trang tử dùng ba lối: kí ngôn, lí luận vắn tắt và ngụ ngôn. Tới Tuân tử mới bỏ hẳn lối kí ngôn mà dùng thể lí luận theo đề tài. Sau cùng là Hàn Phi dùng hết các thể của người trước”.

Riêng về thể ngụ ngôn, Trang tử là có tài nhất, như lời cụ Nguyễn Hiến Lê trong bộ Sử Trung Quốc:

“Ông là một triết gia tư tưởng độc đáo, một nghệ sĩ đa tài, văn ông vừa lãng mạn, nên thơ, vừa trào phúng, cay độc, ông sử dụng thuật ngụ ngôn không ai bằng”.

Đọc bộ Cổ học tinh hoa của hai cụ Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, ta bắt gặp nhiều truyện ngụ ngôn trích trong bộ Trang tử như: Bắt chước nhăn mặt (trích trong bài Thiên vận 4), Trọng thân hơn làm vua (Nhượng vương 3), Người bán thịt dê (Nhượng vương 7) [8], Nuôi gà chọi (Đạt sinh 8), Chiếc thuyền dụng chiếc đò (trích trong Sơn mộc 2), Nhường thiên hạ (Tiêu dao du 2)… Cụ Nguyễn Duy Cần cũng chọn một số bài trong sách Trang tử cho vào cuốn Cái cười của thánh nhân, mặc dù cụ không ghi nguồn, như: Nước thu, Chim biển, Mộng hồ điệp. Các bài đó lần lượt tương ứng với các bài Thu thủy 1, Chí lạc 5, một phần của bài Tề vật luận 15.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Duy Cần":Lão Tử Đạo Đức KinhLão Tử Tinh HoaThuật Xử Thế Của Người XưaCái Dũng Của Thánh NhânCái Cười Của Thánh NhânTinh Hoa Đạo Học Đông PhươngTrang Tử Và Nam Hoa KinhDịch Học Tinh HoaPhật Học Tinh HoaToàn Chân Triết Luận

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trang Tử Và Nam Hoa Kinh PDF của tác giả Nguyễn Duy Cần nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chủ Nghĩa Xã Hội Đi Về Đâu? (Joseph E. Stiglitz)
Nơi hoàn thành: ASEC-Jak Lời giới thiệu của người dịch Lời nói đầu 1. Lí thuyết về chủ nghĩa xã hội và quyền lực của các tư tưởng kinh tế 2. Tranh luận về chủ nghĩa xã hội thị trường: Cách tiếp cận cơ bản Tìm mua: Chủ Nghĩa Xã Hội Đi Về Đâu? TiKi Lazada Shopee 3. Phê phán định lí cơ bản thứ nhất của kinh tế học phúc lợi 4. Phê phán định lí cơ bản thứ hai 5. Phê phán định lí Lange-Lerner-Taylor: Các khuyến khích 6. Phân phối khẩu phần của thị trường và những phân bổ phi giá cả trong nội bộ các nền kinh tế thị trường 7. Cạnh tranh [3] 8. Đổi mới (Inovation) 9. Tập trung hoá, phi tập trung hoá, các thị trường và chủ nghĩa xã hội thị trường 10. Tư nhân hoá [1] 11. Thử nghiệm Xã hội chủ nghĩa: Đã sai cái gì? 12. Cải cách các thị trường vốn [1] 13. Đặt các câu hỏi đúng: Lí thuyết và bằng chứng [1] 14. Năm huyền thoại về thị trường và chủ nghĩa xã hội thị trường 15. Vài kiến nghị sơ bộ 16. Những suy ngẫm triết học 17. Những kết luận Tài liệu tham khảo Các Bài giảng Wicksell Năm 1958 Hội Bài giảng Wicksell [The Wicksell Lecture Society], với sự hợp tác của Viện Khoa học Xã hội thuộc Đại học Stockholm [the Social Science Institute of Stockhol University], Trường Kinh tế học Stockholm [the Stockholm School of Economics], và Hội Kinh tế Thuỵ Điển [Swedish Economic Association], đã khai trương loạt các bài giảng để tôn vinh và tưởng nhớ Knut Wicksell (1851-1926). Đến 1975 các bài giảng được trình bày hàng năm. Sau một thời kì tạm dừng loạt bài giảng lại được Hội Kinh tế Thuỵ Điển khai trương lại năm 1979. Bắt đầu với các bài giảng 1982, một tập các bài giảng được trình bày hai năm một. Lời giới thiệu của người dịch Quyển sách này là quyển thứ 6 của tủ sách SOS2 do chúng tôi chọn và dịch ra tiếng Việt. Nó được Joseph Stiglitz viết hơn mười năm trước, vào những năm đầu của thời kì chuyển đổi, và được xuất bản đầu tiên năm 1994. Ông là người có công chính trong phát triển kinh tế học thông tin, và vì những cống hiến đó ông đã được giải Nobel kinh tế năm 2001. Trong cuốn sách này ông dùng những kết quả nghiên cứu của mình và của các cộng sự về kinh tế học thông tin để làm rõ hơn những vấn đề tranh luận lâu đời về các mô hình kinh tế, các hệ thống kinh tế, và trên cơ sở đó đưa ra những gợi ý chính sách cho các nền kinh tế chuyển đổi hậu xã hội chủ nghĩa. Ông phê phán các lí thuyết kinh tế tân cổ điển, mô hình xã hội chủ nghĩa thị trường và mô hình thị trường cạnh tranh truyền thống dựa trên lí thuyết đó, làm rõ hơn những điểm mạnh điểm yếu của các hệ thống kinh tế. Ông gợi ý những chính sách kinh tế cho các nền kinh tế chuyển đổi. Phê phán và đánh giá của ông khá cân bằng và khách quan trên cơ sở những kết quả mới nhất trong nghiên cứu kinh tế. Độc giả của tủ sách SOS2 sẽ thấy cuốn sách này rất lí thú, nhất là sau khi đã đọc các cuốn sách khác của tủ sách, đặc biệt là hai cuốn đầu của Kornai. Joseph Stiglitz đã từng là cố vấn kinh tế của tổng thống Clinton, là Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới. Ông đã thường xuyên thảo luận các vấn đề kinh tế chuyển đổi với các học giả và quan chức Trung Quốc và các nước Đông Âu từ đầu những năm 1980, và cho các nhà hoạch định chính sách những lời khuyên bổ ích. Việt Nam đã bắt đầu công cuộc chuyển đổi hơn mười lăm năm nay. Từ giữa các năm 1990, ông đã vài lần đến Việt Nam; Chính phủ Việt Nam dường như đánh giá cao những lời khuyên của ông. Với các độc giả Việt Nam cuốn sách vẫn có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nó không chỉ mang đến cho chúng ta những suy ngẫm sâu xa liên quan đến nội dung các cuộc tranh luận lâu đời về các mô hình kinh tế, những vấn đề học thuật uyên thâm, mà còn mang tính thời sự nóng hổi cho công cuộc đổi mới đất nước. Trước hết nó, cũng như cuốn “Hệ thống Xã hội chủ nghĩa” của Kornai, giúp chúng ta hiểu rõ hơn lịch sử kinh tế của mình trong hơn nửa thế kỉ qua, hiểu rõ hơn những vấn đề hiện tại, và hi vọng góp phần quan trọng trong định ra các bước đi thích hợp trước mắt và lâu dài. Cuốn sách không chỉ bổ ích cho các học giả, các nhà hoạch định chính sách, mà cũng rất bổ ích cho các nhà doanh nghiệp, các nhà báo, sinh viên và những người quan tâm khác. Tuy bàn luận về những vấn đề lí thuyết sâu xa, song cuốn sách không dùng đến những kiến thức toán học cao siêu, nên có thể dễ đọc hơn với quảng đại bạn đọc. Tuy vậy, đây là cuốn sách chuyên khảo, cần phải có những hiểu biết nhất định mới có thể hiểu được. Có một vài thuật ngữ toán (kinh tế) có thể lạ tai đối với một số bạn đọc (thí dụ như tính lồi [convexity], tính không lồi [nonconvexity], tuyến tính [linearity], phi tuyến [nonlinearity], v.v) bạn đọc nên xem lại các khái niệm toán sơ cấp hay cao cấp liên quan. Có một vài thuật ngữ kinh tế, như rent [tiền thuê, tô] đôi khi được dịch nhất quán là “đặc lợi” cho phù hợp với rents seeking [tìm kiếm đặc lợi]; hoặc polyarchy [(đa?) thứ bậc] lại được dùng nhất quán là phi thứ bậc để đối lập với hiearchy [hệ thống thứ bậc], có thể gây khó chịu cho một số độc giả. Tất cả những điểm như vậy đều có đánh dấu sao (*) ở các chỗ thích hợp. Mọi chú thích đánh số đều là của tác giả, các chú thích đánh dấu sao (*) là của người dịch. Để tránh những khó khăn trên, và giúp việc nghiên cứu được thuận tiện phần chỉ mục [index] tỉ mỉ về các khái niệm, dẫn chiếu chúng tôi kèm cả thuật ngữ tiếng Anh để tiện dùng. Do hiểu biết có hạn của người dịch, bản dịch chắc còn nhiều sai sót, mong bạn đọc lượng thứ và chỉ bảo. Mọi góp ý xin gửi về Tạp chí Tin Học và Đời Sống 25/B17 Hoàng Ngọc Phách [Nam Thành Công] Hà Nội, thds@hn.vnn.vn, hoặc nqa@netnam.vn. Hà nội 11-2003 Nguyễn Quang AĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chủ Nghĩa Xã Hội Đi Về Đâu? PDF của tác giả Joseph E. Stiglitz nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bàn Về Văn Minh (Fukuzawa Yukichi)
FUKUZAWA YUKICHI VÀ CÁCH LỰA CHỌN CỦA NHẬT BẢN Trong cuốn sách của Fukuzawa Yukichi bạn đang cầm trên tay, ở chương “Bàn về tri thức và đạo đức của một nước”, tại tiểu mục “Lý do thành công thực sự của cuộc Minh Trị Duy Tân”, có một câu rất lạ. Fukuzawa viết, như reo lên: “May thay, Phó Đề Đốc Perry đã đến Nhật vào năm Kaei (tức năm 1853)!” Perry là ai? Vì sao việc ông đến Nhật năm 1853 được Fukuzawa, một trong những nhân vật quan trọng nhất có công sáng lập nên nước Nhật hùng cường ngày nay, chào đó như một tin vui lớn? Matthew C. Perry là một viên tướng xâm lược, năm 1853 được phái đến trước cảng Edo (tức Tokyo ngày nay) với cương vị Phó Đề Đốc Hải quân, chỉ huy một hạm đội hùng mạnh, mang theo bức thư của Tổng thống Hoa Kỳ Milliard Fillmore đòi Nhật Bản, thời bấy giờ đang triệt để thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng của chế độ Mạc phủ Tokugawa, phải mở cửa giao thương, hẹn một năm sau sẽ trở lại để thấy đòi hỏi được thực hiện. Nhưng rồi không chờ tới một năm, chỉ bảy tháng sau, đầu năm 1854, Perry đã quay lại, với hạm đội đông gấp đôi, lại có thêm liên quân hùng hổ của Anh, Pháp, Hà Lan, Nga… Chúng ta nhớ một sự kiện gần như hoàn toàn tương tự đối với Việt Nam cũng đúng vào thời ấy. Đây là lúc chủ nghĩa tư bản phương Tây chen nhau đi tìm thị trường ở phương Đông. Hoa Kỳ, Anh, Hà Lan… thèm thuồng đổ vào Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản… Pháp, chậm chân hơn, nhắm đến Việt Nam. Năm 1858, tức chỉ năm năm sau sự kiện Perry đến Edo, Đô Đốc hải quân Pháp Rigault de Genouilly, sau nhiều lần không thành công ở Trung Quốc, cho hạm đội chuyển hướng về Nam, ngày 30 tháng Tám đến cửa Đà Nẵng, gửi một tối hậu thư cho vua Tự Đức buộc mở cửa cho hạm đội của ông ta. Bị từ chối, hai ngày sau Genouilly nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trên thành Điện Hải ở cửa Đà Nẵng, tướng Nguyễn Tri Phương, dưới sự chỉ đạo ráo riết của Tự Đức, tổ chức chống cự quyết liệt, buộc Genouilly phải bỏ Đà Nẵng, chuyển vào chiếm Sài Gòn và Nam Bộ, xong mới trở ra đánh chiếm Huế và Đà Nẵng. Và lần này thì triều đình Huế phải ký hiệp ước đầu hàng. Pháp thống trị Việt Nam, và cả Đông Dương từ đó, kéo dài gần một thế kỷ. Trước nguy cơ sống còn đến từ phương Tây hai thế kỷ trước, Nhật Bản mà Fukuzawa Yukuchi là tiêu biểu, và Việt Nam mà Nguyễn Tri Phương với Tự Đức cũng có thể coi là tiêu biểu, đã có hai thái độ và hai cách ứng xử hoàn toàn đối nghịch. Một bên vũ trang chống cự quyết liệt và anh hùng. Một bên vui mừng chào đón như một vận may lớn… Tìm mua: Bàn Về Văn Minh TiKi Lazada Shopee Tại sao? Để hiểu rõ đôi chút những điều vừa nói, cần trở lại dù chỉ rất vắn tắt lịch sử và tình thế xã hội Nhật Bản hồi bấy giờ. Nhật Bản là một đất nước có lịch sử lâu dài. Thủ đô đầu tiên được thành lập tại Nara năm 710. Hoàng tộc, đứng đầu là Thiên hoàng, nổi lên khoảng năm 700, nhưng đến năm 1868 vẫn có uy tín cao nhưng thực tế còn rất ít quyền lực. Vào năm 1550, đất nước được chia thành vài trăm đơn vị kiểm soát tại địa phương, hoặc các khu vực thuộc quyền kiểm soát lãnh chúa, với lực lượng của riêng mình là các chiến binh samurai. Tokugawa Ieyasu lên nắm quyền năm 1660, phong đất cho những người ủng hộ ông, thành lập Mạc phủ ở Tokyo, đàn áp các hoạt động Kito giáo và thực hiện chính sách “tỏa quốc”, cắt đứt gần như mọi tiếp xúc với thế giới bên ngoài… Đến giữa thế kỷ 19, sau hơn hai trăm năm thống trị, chế độ Mạc phủ lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Nhật Bản vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu dựa trên nền tảng phong kiến. Dân làm ruộng phải chịu tô thuế nặng, lại bị mất mùa, lâm cảnh bần cùng… Trong khi đó thương nghiệp lại bùng phát với lợi điểm hải cảng lớn, nhà buôn phát giàu nhanh chóng… Về mặt xã hội, Nhật Bản lúc bấy giờ vẫn duy trì chế độ đẳng cấp với quyền bính do các đại danh (daimyō) và võ sĩ (samurai) nắm cả… Giai cấp tư sản tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu lên nhưng không có quyền lực về chính trị, lại bị đánh thuế nặng nên xung khắc với thống trị của Mạc phủ chuyên chế. Yêu cầu lật đổ Mạc phủ, cải cách xã hội bùng lên, nhưng còn chưa đủ sức… Chính trong tình thế giằng co đó, “Phó Đề Đốc Perry đã đến”. Mạc phủ Tukugawa phải ký nhiều điều ước rất bất lợi với các quốc gia phương Tây. Sau lời reo “May thay”, Fukuzawa viết: “Sự kiện này là một cơ hội tốt cho cải cách… người dân bắt đầu nhận ra chính sách của Mạc phủ nhu nhược và thiếu hiệu quả như thế nào. Mặt khác, qua việc tiếp xúc trò chuyện với những người nước ngoài, đọc sách phương Tây và các bản dịch từ tiếng phương Tây, người dân hiểu được rằng, một chính quyền như Mạc phủ, kể cả có bạo ngược hung tàn đến mấy chăng nữa, sức người cũng hoàn toàn có thể đánh đổ được. Việc này cũng giống như thể một người điếc và mù lòa đột nhiên nghe rõ được âm thanh, nhìn thấy được ánh sáng.” Như vậy đấy, nếu ở Việt Nam mối đe dọa đến từ phương Tây gây ra sự kháng cự bằng cả vũ trang, thì Nhật Bản lại tìm thấy cơ hội thức tỉnh để lật đổ chuyên chế kìm hãm, và cả ánh sáng của triển vọng phát triển thành văn minh, để giữ được độc lập. Hai lựa chọn khác nhau, sẽ đưa đến kết quả trái ngược. Tuy nhiên, sự thức tỉnh không diễn ra đơn giản một chiều. Nó cần những bước rèn luyện dần từ tự phát cảm tính bồng bột ban đầu trở thành chuyển động căn bản của đất nước và xã hội, đầy ý thức, có thể làm thay đổi căn bản tình thế và vận mệnh dân tộc. Sáng suốt và sâu sắc, Fukuzawa phân tích: “Kể từ thời lập quốc, đây là lần đầu tiên dân chúng trong nước tiếp xúc với người nước ngoài. Việc này cũng giống như thể đang từ trong màn đêm tịch mịch đột nhiên lọt vào giữa buổi trưa chói chang náo nhiệt; mọi thứ đập vào mắt họ đều kì quặc quái dị, chẳng có thứ gì mà họ ưa cho nổi.” Nên thoạt tiên trong dân chúng đã bùng phát một tình cảm và một phong trào bài ngoại triệt để. Fukuzawa gọi đó là kiểu “tinh thần yêu nước nhưng thô ráp” của “những con người chưa trưởng thành, nhưng khi sự phồn thịnh của tổ quốc đã trở thành mục đích của họ, họ trở thành những công dân hoàn toàn vì cái chung”. Trong lúc đó, Mạc phủ vì vai trò của mình, buộc phải đứng ra giao thiệp và nhượng bộ với nước ngoài. Càng khiến dân chúng phẫn nộ, Mạc phủ lâm vào tình thế lưỡng nan, bị kẹp vào giữa chủ trương bài ngoại và người nước ngoài. Phong trào bài ngoại ngày càng lớn, không còn gì ngăn cản nổi. Họ nêu khẩu hiệu “bài ngoại”, “phục cổ”, “tôn hoàng”, “đảo Mạc”. Cuộc cách mạng đánh đổ Mạc phủ, khôi phục vị trí của Thiên hoàng, mà Fukuzawa gọi là “nguyên nhân gần” của công cuộc Minh Trị Duy Tân, đã diễn ra như vậy. “Tuy vậy,” ông viết tiếp, “việc bài ngoại mà lẽ ra sẽ là việc tiếp theo ngay tức khắc sau thành công của công cuộc cách mạng [lật đổ Mạc phủ] đã không diễn ra”, bởi vì “cái đích [của cuộc cách mạng] ấy không phải là phục hồi vương quyền, cũng chẳng phải là bài ngoại. […] lý do của cuộc cách mạng không phải là vì Hoàng gia, và kẻ địch cũng không phải là Mạc phủ. Đây là cuộc chiến giữa trí lực [của giai cấp tư sản và nhân dân đang lên] và sự chuyên chế [của Mạc phủ kìm hãm]. Đó là nguyên nhân xa.” Nguyên nhân chính.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bàn Về Văn Minh PDF của tác giả Fukuzawa Yukichi nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bàn Về Văn Minh (Fukuzawa Yukichi)
FUKUZAWA YUKICHI VÀ CÁCH LỰA CHỌN CỦA NHẬT BẢN Trong cuốn sách của Fukuzawa Yukichi bạn đang cầm trên tay, ở chương “Bàn về tri thức và đạo đức của một nước”, tại tiểu mục “Lý do thành công thực sự của cuộc Minh Trị Duy Tân”, có một câu rất lạ. Fukuzawa viết, như reo lên: “May thay, Phó Đề Đốc Perry đã đến Nhật vào năm Kaei (tức năm 1853)!” Perry là ai? Vì sao việc ông đến Nhật năm 1853 được Fukuzawa, một trong những nhân vật quan trọng nhất có công sáng lập nên nước Nhật hùng cường ngày nay, chào đó như một tin vui lớn? Matthew C. Perry là một viên tướng xâm lược, năm 1853 được phái đến trước cảng Edo (tức Tokyo ngày nay) với cương vị Phó Đề Đốc Hải quân, chỉ huy một hạm đội hùng mạnh, mang theo bức thư của Tổng thống Hoa Kỳ Milliard Fillmore đòi Nhật Bản, thời bấy giờ đang triệt để thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng của chế độ Mạc phủ Tokugawa, phải mở cửa giao thương, hẹn một năm sau sẽ trở lại để thấy đòi hỏi được thực hiện. Nhưng rồi không chờ tới một năm, chỉ bảy tháng sau, đầu năm 1854, Perry đã quay lại, với hạm đội đông gấp đôi, lại có thêm liên quân hùng hổ của Anh, Pháp, Hà Lan, Nga… Chúng ta nhớ một sự kiện gần như hoàn toàn tương tự đối với Việt Nam cũng đúng vào thời ấy. Đây là lúc chủ nghĩa tư bản phương Tây chen nhau đi tìm thị trường ở phương Đông. Hoa Kỳ, Anh, Hà Lan… thèm thuồng đổ vào Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản… Pháp, chậm chân hơn, nhắm đến Việt Nam. Năm 1858, tức chỉ năm năm sau sự kiện Perry đến Edo, Đô Đốc hải quân Pháp Rigault de Genouilly, sau nhiều lần không thành công ở Trung Quốc, cho hạm đội chuyển hướng về Nam, ngày 30 tháng Tám đến cửa Đà Nẵng, gửi một tối hậu thư cho vua Tự Đức buộc mở cửa cho hạm đội của ông ta. Bị từ chối, hai ngày sau Genouilly nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trên thành Điện Hải ở cửa Đà Nẵng, tướng Nguyễn Tri Phương, dưới sự chỉ đạo ráo riết của Tự Đức, tổ chức chống cự quyết liệt, buộc Genouilly phải bỏ Đà Nẵng, chuyển vào chiếm Sài Gòn và Nam Bộ, xong mới trở ra đánh chiếm Huế và Đà Nẵng. Và lần này thì triều đình Huế phải ký hiệp ước đầu hàng. Pháp thống trị Việt Nam, và cả Đông Dương từ đó, kéo dài gần một thế kỷ. Trước nguy cơ sống còn đến từ phương Tây hai thế kỷ trước, Nhật Bản mà Fukuzawa Yukuchi là tiêu biểu, và Việt Nam mà Nguyễn Tri Phương với Tự Đức cũng có thể coi là tiêu biểu, đã có hai thái độ và hai cách ứng xử hoàn toàn đối nghịch. Một bên vũ trang chống cự quyết liệt và anh hùng. Một bên vui mừng chào đón như một vận may lớn… Tìm mua: Bàn Về Văn Minh TiKi Lazada Shopee Tại sao? Để hiểu rõ đôi chút những điều vừa nói, cần trở lại dù chỉ rất vắn tắt lịch sử và tình thế xã hội Nhật Bản hồi bấy giờ. Nhật Bản là một đất nước có lịch sử lâu dài. Thủ đô đầu tiên được thành lập tại Nara năm 710. Hoàng tộc, đứng đầu là Thiên hoàng, nổi lên khoảng năm 700, nhưng đến năm 1868 vẫn có uy tín cao nhưng thực tế còn rất ít quyền lực. Vào năm 1550, đất nước được chia thành vài trăm đơn vị kiểm soát tại địa phương, hoặc các khu vực thuộc quyền kiểm soát lãnh chúa, với lực lượng của riêng mình là các chiến binh samurai. Tokugawa Ieyasu lên nắm quyền năm 1660, phong đất cho những người ủng hộ ông, thành lập Mạc phủ ở Tokyo, đàn áp các hoạt động Kito giáo và thực hiện chính sách “tỏa quốc”, cắt đứt gần như mọi tiếp xúc với thế giới bên ngoài… Đến giữa thế kỷ 19, sau hơn hai trăm năm thống trị, chế độ Mạc phủ lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Nhật Bản vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu dựa trên nền tảng phong kiến. Dân làm ruộng phải chịu tô thuế nặng, lại bị mất mùa, lâm cảnh bần cùng… Trong khi đó thương nghiệp lại bùng phát với lợi điểm hải cảng lớn, nhà buôn phát giàu nhanh chóng… Về mặt xã hội, Nhật Bản lúc bấy giờ vẫn duy trì chế độ đẳng cấp với quyền bính do các đại danh (daimyō) và võ sĩ (samurai) nắm cả… Giai cấp tư sản tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu lên nhưng không có quyền lực về chính trị, lại bị đánh thuế nặng nên xung khắc với thống trị của Mạc phủ chuyên chế. Yêu cầu lật đổ Mạc phủ, cải cách xã hội bùng lên, nhưng còn chưa đủ sức… Chính trong tình thế giằng co đó, “Phó Đề Đốc Perry đã đến”. Mạc phủ Tukugawa phải ký nhiều điều ước rất bất lợi với các quốc gia phương Tây. Sau lời reo “May thay”, Fukuzawa viết: “Sự kiện này là một cơ hội tốt cho cải cách… người dân bắt đầu nhận ra chính sách của Mạc phủ nhu nhược và thiếu hiệu quả như thế nào. Mặt khác, qua việc tiếp xúc trò chuyện với những người nước ngoài, đọc sách phương Tây và các bản dịch từ tiếng phương Tây, người dân hiểu được rằng, một chính quyền như Mạc phủ, kể cả có bạo ngược hung tàn đến mấy chăng nữa, sức người cũng hoàn toàn có thể đánh đổ được. Việc này cũng giống như thể một người điếc và mù lòa đột nhiên nghe rõ được âm thanh, nhìn thấy được ánh sáng.” Như vậy đấy, nếu ở Việt Nam mối đe dọa đến từ phương Tây gây ra sự kháng cự bằng cả vũ trang, thì Nhật Bản lại tìm thấy cơ hội thức tỉnh để lật đổ chuyên chế kìm hãm, và cả ánh sáng của triển vọng phát triển thành văn minh, để giữ được độc lập. Hai lựa chọn khác nhau, sẽ đưa đến kết quả trái ngược. Tuy nhiên, sự thức tỉnh không diễn ra đơn giản một chiều. Nó cần những bước rèn luyện dần từ tự phát cảm tính bồng bột ban đầu trở thành chuyển động căn bản của đất nước và xã hội, đầy ý thức, có thể làm thay đổi căn bản tình thế và vận mệnh dân tộc. Sáng suốt và sâu sắc, Fukuzawa phân tích: “Kể từ thời lập quốc, đây là lần đầu tiên dân chúng trong nước tiếp xúc với người nước ngoài. Việc này cũng giống như thể đang từ trong màn đêm tịch mịch đột nhiên lọt vào giữa buổi trưa chói chang náo nhiệt; mọi thứ đập vào mắt họ đều kì quặc quái dị, chẳng có thứ gì mà họ ưa cho nổi.” Nên thoạt tiên trong dân chúng đã bùng phát một tình cảm và một phong trào bài ngoại triệt để. Fukuzawa gọi đó là kiểu “tinh thần yêu nước nhưng thô ráp” của “những con người chưa trưởng thành, nhưng khi sự phồn thịnh của tổ quốc đã trở thành mục đích của họ, họ trở thành những công dân hoàn toàn vì cái chung”. Trong lúc đó, Mạc phủ vì vai trò của mình, buộc phải đứng ra giao thiệp và nhượng bộ với nước ngoài. Càng khiến dân chúng phẫn nộ, Mạc phủ lâm vào tình thế lưỡng nan, bị kẹp vào giữa chủ trương bài ngoại và người nước ngoài. Phong trào bài ngoại ngày càng lớn, không còn gì ngăn cản nổi. Họ nêu khẩu hiệu “bài ngoại”, “phục cổ”, “tôn hoàng”, “đảo Mạc”. Cuộc cách mạng đánh đổ Mạc phủ, khôi phục vị trí của Thiên hoàng, mà Fukuzawa gọi là “nguyên nhân gần” của công cuộc Minh Trị Duy Tân, đã diễn ra như vậy. “Tuy vậy,” ông viết tiếp, “việc bài ngoại mà lẽ ra sẽ là việc tiếp theo ngay tức khắc sau thành công của công cuộc cách mạng [lật đổ Mạc phủ] đã không diễn ra”, bởi vì “cái đích [của cuộc cách mạng] ấy không phải là phục hồi vương quyền, cũng chẳng phải là bài ngoại. […] lý do của cuộc cách mạng không phải là vì Hoàng gia, và kẻ địch cũng không phải là Mạc phủ. Đây là cuộc chiến giữa trí lực [của giai cấp tư sản và nhân dân đang lên] và sự chuyên chế [của Mạc phủ kìm hãm]. Đó là nguyên nhân xa.” Nguyên nhân chính.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bàn Về Văn Minh PDF của tác giả Fukuzawa Yukichi nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bách Gia Chư Tử (Nhiều Tác Giả)
Nguồn gốc Bách Gia Chư Tử Ở nước Trung Hoa, từ thời Chu, Tần, (trước Chúa giáng sinh) có rất nhiều học giả ra đời, mỗi nhà đều có viết sách, trình bày học thuyết của mình, với mục đích sửa đổi chế độ, mong đem lại hạnh phúc ấm no cho con người. Số học giả ấy không phải chỉ một vài người, và số tác phẩm viết ra không phải chỉ một vài cuốn, cho nên mới gọi là Bách Gia Chư Tử, hay gọi một cách giản dị hơn là Chư Tử. Người xưa cũng gọi Chư Tử là các tác phẩm của những nhà học giả ấy viết ra. Danh từ này được thấy dùng đầu tiên trong pho sách Thất lược. Dưới thời Tây Hán (206 trước T.L.) vua Thành Đế sai Lưu Hướng làm chức Hiệu Trung bí thơ, Lưu Hướng lo hiệu đính các loại sách Kinh, Truyện, Chư Tử, Thi Phú; quan Bộ binh Hiệu úy Nhiệm Hoằng hiệu đính các sách Binh thơ; quan Thái Sử Lịnh Doãn Hàm hiệu đính các sách Số thuật, quan Ngự y Lý Trụ Quốc hiệu đính các sách Y học. Tìm mua: Bách Gia Chư Tử TiKi Lazada Shopee Sau khi Lưu Hướng mất, vua Ai đế sai con Lưu Hướng là Lưu Hàm, lo hoàn thành công việc của cha còn bỏ dở. Lưu Hàm liền tổng kết hết các loại sách làm pho Thất lược, gồm có Tập lược, Lục Nghệ lược, Chư Tử lược, Thi phí lược, Binh thơ lược, Số thuật lược, Phương Kỷ lược (sách về Y học). Pho Tập lược là pho Tổng mục về tất cả các pho sách khác, còn lại 6 pho lược sau, thì chia cổ thơ ra làm 6 loại như đã kể. Như thế thì Thất lược là một pho Cổ thơ của Trung quốc, gom góp tất cả các loại sách lại, phân chia ra thành từng loại, mà Chư Tử là một loại trong pho sách ấy. Nguyên bản của pho Thất lược đã thất lạc, đến đời Đông Hán (25-214 T.L.) Ban Cố mới cố gắng gom góp lại những điểm trọng yếu để viết thành pho Hán thư Nghệ văn chí, nhờ đó mà mới có thể biết qua đại khái pho Thất lược như thế nào. Kể từ đó trở đi, dưới thời nhà Tống (420-477 T.L.) có pho Thất chí của Vương Kiệm, bên trong có phần Chư Tử chí, rồi dưới thời nhà Lương (502-555 T.L.) có pho Thất Lục của Nguyễn Hiến Tự, bên trong có phần Tử Binh Lục, tức hợp Chư Tử và Binh thơ lại làm một. Pho Kinh tịch chí dưới thời nhà Tuỳ (589-614 T.L.) và pho Tứ Khố toàn thư dưới thời nhà Thanh (1667-1911 T.L.) cũng đều có riêng một phần về Chư Tử. Truy nguyên các sách kể trên đều bắt nguồn từ pho Thất lược, cho nên Chư Tử là tên gọi một loại sách Cổ thơ bắt đầu từ pho Thất lược. Ông Nhiệm Hoằng, với chức Bộ Binh Hiệu Úy, sở trường về quân sự, cho nên hiệäu đính Binh thơ, Doãn Hàm với chức Thái Sử Lịnh, thì hiệu đính sách Số thuật, Lý Trụ Quốc là Ngự Y thì hiệu đính sách Y học. Trong 3 loại sách này, đều có người chuyên môn hiệu đính, như thế là hợp lý, vì tính chất của mọi loại sách đều khác biệt nhau, và cũng vì thế mà phải phân ra từng loại riêng biệt. Về các loại sách Lục Nghệ, Chư Tử, Thi Phú, đều do Lưu Hướng hiệu đính. Các loại sách này phải phân loại là vì tính chất và thể tài của mỗi loại cũng đều khác nhau. Thi Phú khác với Lục Nghệ và Chư Tử, điều này rất dễ thấy, còn Lục Nghệ và Chư Tử sở dĩ phải phân làm 2 loại, chẳng những là vì Hán Nho tôn trọng loại sách kinh điển, mà cũng vì tích chất và thể tài của hai loại sách này cũng đều khác nhau.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bách Gia Chư Tử PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.