Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Stalingrad - Trận Chiến Định Mệnh (Antony Beevor)

"Stalingrad - Trận chiến định mệnh" khắc họa chân thực, thảm khốc về chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời đặt vấn đề nghiêm túc về hòa bình nhân loại.

Trận Stalingrad là một trận đánh lớn diễn ra trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, giữa một phe là quân đội phát xít Đức cùng đồng minh và phe kia là Hồng quân Liên Xô. Hai bên quyết đấu để giành quyền kiểm soát thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở miền Tây Nam nước Nga.

Trận đánh diễn ra từ ngày 17/7/1942 đến ngày 2/2/1943, thường được đánh giá như một bước ngoặt quan trọng và bước đầu làm xoay chuyển cục diện trong chiến tranh thế giới thứ 2, thậm chí là một trong những bước ngoặt lớn nhất của nền quân sự thế giới vào thế kỷ XX.

Trong 200 ngày sinh tử của trận Stalingrad, nhiều cuộc không kích trực tiếp vào dân thường đã diễn ra. Gần 2.2 triệu người trực tiếp tham gia trận chiến, trong đó 1.8-2 triệu người bị thương, bị bắt hoặc bị giết. Stalingrad kết thúc với chiến thắng oanh liệt của quân dân Liên Xô và là thất bại toàn diện của quân xâm lược Đức.

Đã có nhiều cuốn sách viết về trận chiến vĩ đại này, nhưng Stalingrad - Trận chiến định mệnh của Antony Beevor thiên về khía cạnh con người trong cuộc chiến. Cuốn sách do Trịnh Huy Ninh chuyển ngữ, mới được xuất bản tại Việt Nam. Tìm mua: Stalingrad - Trận Chiến Định Mệnh TiKi Lazada Shopee

So với các sử gia và các tác giả sách khác, Antony Beevor có lợi thế khi tiếp cận được kho tư liệu mật của Liên Xô cũ. Tác giả hóa thân thành một phóng viên chiến trường và thuật lại hành xử của con người ở cả hai phe.

Trong cuốn Stalingrad - Trận chiến định mệnh, tác giả đã khắc họa sự khốc liệt nơi chiến trường Stalingrad. Mỗi chương, mỗi phần là những miêu tả, thông tin chân thực đến rợn người: Cảnh đổ nát hoang tàn sau một trận đánh; những xác chết chất đống thối rữa; cái chết của những người lính trẻ ở cả hai chiến tuyến, những cái chết dần trong đau đớn thể xác vì đói rét, chấy rận và bệnh tật, vì tê liệt do bị đối phương tra tấn tinh thần...

Nhà thơ Tyuchev đã viết: "Nước Nga, không thể hiểu bằng lý trí". Và trận Stalingrad cũng không thể hiểu theo cách lý giải thông thường. Bởi vậy trong cuốn sách, giữa khung cảnh tàn nhẫn chiến tranh, vẫn có những câu chuyện cảm động.

Tác giả nói về nỗi nhớ quê nhà da diết của những người lính hai chiến tuyến khi đối diện với cái chết; những bức thư không giấu được nỗi tuyệt vọng đắng cay.

Cuốn sách không mô tả trận chiến như một bản hùng ca, không tập trung vào những khía cạnh bề nổi của trận chiến. Đối tượng chính trong sách không phải phe Đức Quốc xã, cũng không phải Hồng quân Liên Xô.

Nhân vật chính trong sách là con người. Nội dung của sách là tái hiện bức tranh lịch sử về trận đánh vĩ đại bậc nhất với âm hưởng chủ đạo là tính nhân văn chạm tới góc sâu nhất của con người. ***

LỜI TỰA CHO ẤN BẢN MỚI

“Chúng tôi có một nguyên tắc đơn giản về việc lưu trữ”, một đại tá cho tôi hay tại Bộ Quốc phòng Nga, khi tôi tới đó tìm kiếm cuốn sách này vào năm 1994. “Anh cứ nói chủ đề, chúng tôi sẽ tìm hồ sơ.” Tôi biết ngay dẫu có phản đối cũng chẳng ích gì. Dù Cục Lưu trữ nhà nước Nga mở cửa cho các nhà nghiên cứu nước ngoài từ năm 1991, song quân đội thì phản đối việc này. Cuối cùng, sau áp lực từ chính quyền Yeltsin, TsAMO, Cục Lưu trữ Bộ Quốc phòng tại Podolsk, phải tuân chỉ. Tôi thấy khá may mắn khi là một trong những người ngoại quốc đầu tiên được tiếp cận hệ thống lưu trữ này theo các quy định mới. “Vâng, các anh ạ, tôi đang viết về Trận Stalingrad”, tôi trả lời. “Để cho anh hình dung được loại tài liệu mà tôi quan tâm, tôi thấy là những báo cáo thú vị nhất trong các hồ sơ lưu trữ quân sự của Đức tại Freiburg là được viết bởi người ngoài cuộc, các bác sĩ, cha tuyên úy.”

“Không có mục sư nào trong Hồng quân cả”, vị đại tá cười sảng khoái, huơ huơ ngón tay trước mặt tôi.

“Vâng dĩ nhiên, nhưng còn các sĩ quan chính trị thì sao? Tôi đang tìm kiếm những tư liệu kiểu như lột tả hiện thực đời lính trong chiến trận.”

“Vậy thì các báo cáo của Cục Chính trị”, ông nói, và ngẫm nghĩ. “Chúng ta phải thử xem.”

Năm tháng sau, khi người phiên dịch cho tôi, tiến sĩ Lyuba Vinogradova, và tôi rốt cuộc cũng được cho tiếp cận kho lưu trữ trung tâm cùa Bộ Quốc phòng Nga tại Podolsk, những báo cáo đồ sộ này vượt xa mọi kỳ vọng của tôi. Gần như mỗi đêm trên chiến trường từ cuối tháng 8 năm 1942 đến cuối năm 1942, đều đặn, Cục Chính trị của Phương diện quân Stalingrad gửi đường không về Moskva một câu chuyện chi tiết đến khó tưởng tượng mà chưa được tìm thấy trong bất kỳ nhật ký chiến tranh thường thấy nào. Địa chỉ được gửi tới là Aleksandr Shcherbakov, Chính ủy của Hồng quân. Báo cáo hằng ngày có độ dày từ hơn một chục cho đến hơn hai chục trang. Trong đó không có một chút tuyên truyền đánh bóng dưới bất kỳ hình thức nào, một điều hiếm có khó tìm trong biển lưu trữ Soviet. Đó là vì Stalin do quá lo lắng về kết quả trận chiến cho nên muốn một sự thật tròn trịa. Những hồ sơ này đúng là những gì tôi hằng tìm kiếm.

Tôi vô cùng may mắn với việc tính toán thời gian của mình. Thật buồn, ô cửa sổ vẫn mở hé lúc này đã gần như đóng lại. Năm 2001, không bao lâu sau khi tôi hoàn thành việc nghiên cứu cho cuốn tiếp theo, Berlin: The Downfall (Berlin: Sự sụp đổ), nhà sử học Lennart Samuelson gọi cho tôi nói rằng Tổng cục An ninh Liên bang của Liên bang Nga FSB (tên mới thay cho KGB) đã bắt đầu kiểm tra danh sách khách truy cập hồ sơ lưu trữ để xem hồ sơ nào đã được các sử gia phương Tây dò tìm. Mấy tháng sau, Catherine Merridale, một chuyên gia khác về lịch sử cận đại Nga, khi ấy đang ở Moskva để làm cuốn sách tiếp theo của cô, bảo với tôi, thậm chí người ta còn không cho cô vào Podolsk, và thông tin về các nhà nghiên cứu nước ngoài nhất định là tập trung trong tay nhà cầm quyền. Thực tế bây giờ có máy tính để sao lưu thông tin về các nhà nghiên cứu nước ngoài, song không có nguồn tài chính để số hóa được chúng thành một kho catalog lưu trữ duy nhất, và sự thể này nói lên nhiều điều về tình thế này.

Stalingrad như một tấm gương về chủ nghĩa anh hùng ca Soviet là một chủ đề hết sức nhạy cảm. Điều này càng đúng ngày nay khi Kremli và thực tế là hầu như mọi phe chính trị đều muốn lấy Zhukov và Hồng quân làm biểu tượng cho tinh thần đoàn kết và sự vĩ đại của nước Nga. Tôi nhanh chóng học được khi nào thì phỏng vấn cựu binh để tránh được việc sa đà vào những tranh luận chính trị với họ. Chỉ cần bóng gió chỉ trích Stalin, thì thậm chí một người kỳ thị chủ nghĩa Stalin gay gắt nhất trong số họ sẽ ra sức bảo vệ chủ nghĩa này. Việc chỉ trích Stalin, vị lãnh tụ chiến tranh vĩ đại, dường như chỉ trích chính vào lòng tự hào của họ.

Việc nghiên cứu tại Đức thì dễ dàng minh bạch hơn, nhưng mang đến những bất ngờ đến không ngờ. Đến Bundesarchiv-Militararchiv tại Freiburg-im-Breisgau, tôi những chỉ hy vọng lấy được vài số liệu thống kê hay hồ sơ khô khan về những sự kiện từ nhật ký chiến tranh và hồ sơ chiến tranh còn được lưu lại. Những tài liệu này đã được thả xuống trước khi các sân bay của Tập đoàn quân số 6 của Paulus bị người Nga chiếm lĩnh. Nhưng ngay cả những thống kê của cục quân nhu - danh sách nhận suất ăn - cung cấp một khía cạnh ít người biết đến hơn về trận chiến: một số lượng đông đảo công dân Soviet phục vụ trong Wehrmacht.

Cũng trong kho lưu trữ Freiburg, tôi bất ngờ thấy một kho báu tài liệu về nhuệ khí chiến đấu và điều kiện chiến đấu, có thể là báo cáo từ bác sĩ, thường là những người quan sát sắc sảo về nỗi thống khổ cùa con người, hoặc từ các cha tuyên úy quân đội Đức. Còn có một hồ sơ dày đặc các bản chép lại cùa hơn một trăm lá thư của các anh lính gửi cho vợ, cha mẹ vào trung tuần tháng 1 năm 1943 khi họ biết đó sẽ là những dòng cuối cùng gửi về cho gia đình khi Hồng quân bao vây sân bay Pitomnik. Những cánh thư này bị chặn lại và tịch thu theo lệnh của Goebbels vì ông muốn sau này chúng được dùng làm tư liệu để kể thiên anh hùng ca về sự hy sinh của Đức — một dự án sau nhanh chóng bị vứt bỏ. Tài liệu này, như một sự phản chiếu thú vị những dòng cảm xúc khác nhau — sự đối chọi nổi bật giữa cái khiêm nhường và cái khoe mẽ — vẫn được sử gia Đức sử dụng ít ỏi tới mức đáng ngạc nhiên, trừ phi có khi chỉ để thể hiện một điều, những lá thư được trích đưa vào cuốn bestseller của thập niên 1950 Last Letters from Stalingrad (Những lá thư cuối từ Stalingrad) gần như chắc chắn là giả mạo.

Trong một khu khác của trung tâm lưu trữ, tôi tìm thấy những báo cáo mà sĩ quan và lính được giải phóng ra khỏi Kessel (cái vạc hay cuộc bao vây) bằng máy bay đã được yêu cầu viết ra. Những người này, thường mỗi sư đoàn hai người, chủ yếu được lựa chọn cho con thuyền Noah của Hitler. Ý tưởng của ông là ông có thể xóa đi thảm họa Stalingrad với việc tạo ra một Tập đoàn quân số 6 mới với những hạt giống tượng trưng từ Tập đoàn quân số 6 cũ. Câu chuyện cá nhân, viết ngay sau khi họ đặt chân đến nơi, khiến tôi thấy đặc biệt có giá trị xét trong bối cảnh chúng được viết ra. Họ không có cấp trên ở trên đầu để phải sợ sệt gì. Họ biết rằng các bậc sĩ quan yêu cầu họ viết báo cáo đang khao khát những thông tin đáng tin cậy về những gì đã diễn ra, và ngay bản thân họ cũng cảm thấy rõ rệt nhu cầu phải tuyên ra sự thật vì họ nợ điều đó với tất cả những đồng đội đã bị bỏ lại.

Đặc biệt ấn tượng là cảm xúc lẫn lộn đan xen giữa nhẹ nhõm và tội lỗi của người sống sót trong số những người được cho bay thoát thân. Đúng ra, tôi thấy thú vị khi thấy các sĩ quan được cho bay thoát thân khỏi cái vòng vây địa ngục đó để về với tự do không lên án các tướng lĩnh bị bắt như von Scydlitz- Kurzbach chẳng hạn khi họ về phe người Nga trong một nỗ lực vô vọng để phát động một cuộc cách mạng chống lại Hitler. Họ có thể đọc được sự phẫn nộ của những sĩ quan cấp cao bị bắt với cảm giác bị Hitler phản bội và mặc cảm tội lỗi khi chính họ lại thuyết phục cấp dưới của mình tiếp tục chiến đấu một cách vô vọng. Nhưng khi phỏng vấn những sĩ quan cấp thấp hơn, bị bắt làm tù binh sau khi hàng, mà bằng cách nào đó đã sống sót qua những năm trong trại cải tạo Soviet, tôi thấy họ vẫn không thể dung thứ cho những vị tướng bắt tay với những kẻ bắt giam họ.

Những cuộc phỏng vấn với cựu binh và nhân chứng, nhất là các cuộc diễn ra tận hơn 50 năm sau cuộc chiến, vẫn có tiếng là không đáng tin cậy, nhưng khi tư liệu ấy được sử dụng phối hợp với những nguồn tin xác thực, chúng có thể vô cùng sáng tỏ. Tôi nằm trong số hiếm hoi người may mắn được tiếp cận với một vài sĩ quan Tập đoàn quân số 6 đã được cho bay thoát theo mệnh lệnh của Paulus trước khi trận chiến kết thúc. Tướng Freytag von Loringhoven, người tôi phỏng vấn tại Munich, cũng là một chỉ huy xe tăng, đặt chân đến Volga ở bờ bắc Stalingrad lần đầu tiên hồi tháng 8 năm 1942. Thậm chí quan trọng hơn là Winrich Behr, muốn đính chính mọi thứ. Ông thuật tôi nghe sứ mạng của ông vào tháng 1 năm 1943, khi được Paulus và Thống chế von Manstein cử tới gặp Hitler với sứ mạng thuyết phục vị trùm phát xít cho phép Tập đoàn quân số 6 đầu hàng. Câu chuyện của Behr về cuộc gặp với Hitler, ngồi xung quanh là nhóm sĩ quan trong boong ke sở chỉ huy tại Rastenburg, mang đến một buổi sáng thú vị nhất trong cuộc đời tôi.

Thách thức lớn nhất không hồ nghi trong việc viết về Stalingrad là cung cấp câu trả lời nào đó cho câu hỏi cơ bản là khó ấy: Có phải Hồng quân gắng gượng được so với những gì người ta kỳ vọng nhờ sự quả cảm và hy sinh thực sự hay bởi vì NKVD và các nhóm ngăn chặn Komsomol đang đuổi phía sau, và mối đe dọa chình ình của việc bị các phân đội đặc biệt hành hình?

Chúng tôi không thể nói chắc là một thiểu hay một đa số binh sĩ đã bị hoang mang trong thời kỳ đầu của cuộc chiến vì thành phố hồi cuối tháng 8 và tháng 9. Trong thời kỳ sơ khởi này, trước khi Tổng Cục Chính trị Phương diện quân Stalingrad cảm thấy đã đủ chín muồi vào ngày 8 tháng 10 để đưa ra tuyên bố: “tâm trạng bại trận gần như đã tiêu tan và số các mưu phản đang giảm dần”, thì con số này có thể là nhiều hơn một thiểu số. Nhưng tương tự, không phải hồ nghi về sự kiên gan của rất nhiều người, nếu không nói là cả đám đông. Lính Hồng quân bám trụ với bàn đạp đang thu hẹp dần trên bờ tây sông Volga. Chưa một quân đội phương Tây nào thực hiện một chiến công tương tự trong thời kỳ đầu của Thế chiến II; thực tế chỉ tổn thất về người là có thể sánh với tổn thất kinh khiếp của Pháp tại Verdun.

Bất luận thế nào, tranh luận này càng có ý nghĩa quan trọng hơn so với bề ngoài. Thanh niên Nga ngày nay không thể hiểu được những tổn thất của Thế chiến II, như ông đại tá trên chuyến tàu đi Volgograd đã hùng hồn nhận định. Nhưng nếu đến cả bọn họ còn không hiểu điều đó, thì lớp sử gia Âu - Mỹ trẻ sau này làm sao có thể hiểu được những điều như vậy? Có phải họ sẽ phân tích số lượng đảng viên hay số lượng đoàn viên Komsomol, tỷ lệ cán bộ, trí thức, công nhân nhà máy hay nông dân, chia họ theo nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, rồi đưa ra những kết luận hầu như chỉ dựa vào các số liệu lưu trữ? Không, không trả lời là họ sẽ không thể làm được điều đó. Hệ thống Soviet, không như hệ thống Wehrmacht quan liêu, đơn giản là không quan tâm đến những chi tiết cá nhân của binh sĩ. Chỉ khi NKVD bắt đầu nghi ngờ một cá nhân “phản quốc” thì thông tin kiểu đó mới bắt đầu được lưu lại.

Ngay sau khi cuốn sách này được xuất bản lần đầu năm 1998, một tranh luận lớn nảy ra xoay quanh cuốn ZJiukov’s Greatest Defeat (Thất bại lớn nhất của ZJiukov) của David Glantz. Glantz tiết lộ thực tế là Hồng quân tung Chiến dịch Sao Hỏa, một cuộc tấn công khổng lổ nhưng thất bại chống lại khu địa bàn trọng yếu của Đức quanh vùng lồi Rzhev hồi tháng 11 năm 1942 xảy ra đồng thời với đợt phản công lớn, Chiến dịch Sao Thiên Vương, vây hãm Tập đoàn quân số 6 của Đức tại Stalingrad. Glantz rõ ràng đã có đóng góp lớn lao cho công trình chép sử về chiến tranh trên Mặt trận phía Đông với việc tập trung vào cuộc chiến khốc liệt này vốn vẫn được chính quyền Hồng quân ghi chép qua loa làm người đọc càng thêm tò mò. Luận điểm của ông dấy lên những vấn đề mấu chốt xoay quanh trận Stalingrad. Chiến dịch Sao Hỏa tại miền bắc có phải chỉ là một chiến thuật nghi binh cho cuộc tổng tấn công Stalingrad? Hay mục tiêu của nó là một chiến dịch thay thế có tầm vóc tương tự chiến dịch Sao Thiên Vương vây Stalingrad ở miền nam? Nếu vậy, việc này đòi hỏi phải có sự đánh giá toàn diện lại toàn bộ chiến dịch Stalingrad.

Glantz, có lẽ bị cuốn theo tính chất quan trọng của phát hiện này, trở nên tin rằng Tướng Zhukov đứng ra gánh vác toàn bộ trách nhiệm cho Chiến dịch Sao Hỏa, còn thì để cho Tướng Vasilevsky lên kế hoạch cho cuộc vây hãm lớn đối với Stalingrad. Tôi bắt đầu có những nghi ngờ nghiêm túc về luận điểm của Glantz sau khi tham khảo hai nhà chức trách cao nhất về chủ đề này, cố giáo sư John Erickson và giáo sư Oleg Rzheshevsky của Viện Hàn lâm Khoa học (là người mà, trước khi giận sôi với cuốn của tôi về Berlin, khi ấy cực kỳ ủng hộ tác phẩm viết về Stalingrad của tôi). Rzheshevsky dường như không đồng tình ngay cả với đánh giá cơ bản của Glantz khi nhận định Chiến dịch Sao Hỏa là một thảm họa hoàn toàn. Trong phát biểu tại hội thảo Stalingrad tại London vào 9 tháng 5 năm 2000, ông tuyên bố: “Nhiệm vụ chính của chiến dịch [Sao Hỏa] đã hoàn tất là vì không có sư đoàn [Đức] nào được điều động từ trung tâm mặt trận lên phía bắc mặt trận.”

Trong các cuộc đàm đạo sau này, Giáo sư Rzheshevsky nhấn mạnh hùng hồn rằng Vasilevsky không bao giờ có thể được xem là chỉ huy chiến dịch Sao Thiên Vương vì mỗi quyết định đều phải được trình Bộ Tổng tham mưu Soviet, Stavka, nghĩa là về cơ bản chính là Stalin. John Erickson cũng đồng quan điểm; ông nói “Cả Vasilevsky lẫn Zhukov đều không có thẩm quyền chỉ huy”, và với vai trò đại diện Stavka, họ chỉ là “những đặc vụ chuyên báo cáo cho Stalin”. Việc Vasilevsky không có ban bệ và tổng hành dinh dường như càng khẳng định vai trò phụ tá của ông.

Tôi cũng xác minh lại bài viết ban đầu nêu chi tiết về những động thái của Zhukov trong thời kỳ trước khi diễn ra hai chiến dịch. Nhật ký của Zhukov cho thấy một cách thuyết phục, ông đã dành quá nhiều thời gian tính kế cho Chiến dịch Sao Thiên Vương xung quanh Stalingrad hơn là cho Chiến dịch Sao Hỏa ở mặt trận Kalinin. Chỉ riêng từ 1 tháng 9 đến 19 tháng 11 năm 1942, Zhukov đã ở Moskva 19 ngày, trong đó chỉ tám ngày rưỡi ở mặt trận Kalinin và không dưới 52 ngày rưỡi ở trục Stalingrad[1]. Sự chênh lệch khá lớn này chắc chắn chứng minh cho luận điểm rằng Zhukov “ám ảnh” với Chiến dịch Sao Hỏa còn Vasilevsky thì như kiểu dạng một viên chỉ huy tối cao độc lập của Chiến dịch Sao Thiên Vương ở miền nam. Nó cũng nói rất nhiều về việc kế hoạch chiến lược ưu tiên Sao Thiên Vương hơn là Sao Hỏa.

Giáo sư Rzheshevsky sau đó có gửi tôi một bản sao những tính toán của Hiệp hội các Nhà Sử học Nga về Thế chiến II về toàn bộ vấn đề. Trong khi ca ngợi Glantz vì toàn bộ những nỗ lực của ông trong việc vén lên quá nhiều chi tiết về Chiến dịch Sao Hỏa, kết luận chung của họ vẫn là Sao Thiên Vương vẫn luôn được nhắm đến như là chiến dịch chủ đạo còn Sao Hỏa chỉ là một đòn nghi binh. Theo quan điểm của họ, dấu hiệu chủ đạo là cách bố trí đạn dược bộ binh tương ứng cho từng nơi: lượng đạn phân phối cho từng khẩu pháo ở chiến dịch vây hãm Stalingrad cao hơn tới 80% so với mỗi khẩu ở Chiến dịch Sao Hỏa. Họ cảm thấy chỉ nguyên dữ liệu này đã có thể đi đến kết luận. Rõ ràng còn phải xác minh lại nhiều thứ trong đề tài này, nhưng tôi sợ rằng việc không được tiếp cận với những hồ sơ có liên quan tại Podolsk rồi đây sẽ càng làm cho nhiệm vụ trở nên vô cùng khó khăn.

Stalingrad không chỉ quan trọng bởi nó là biểu tượng vĩ đại của chủ nghĩa anh hùng Soviet trong Thế chiến II. Đó cũng là bước ngoặt tâm lý của cuộc chiến. (Bước ngoặt địa chính trị đến sớm hơn, vào tháng 12 năm 1941, với việc lực lượng của Hitler bị đẩy lùi khỏi Moskva và việc Mỹ nhảy vào cuộc chiến). Cho nên tin tức về việc Paulus đầu hàng được phát đi trên khắp thế giới, cuối cùng đã thuyết phục người dân khắp nơi rằng Quốc xã sẽ không bao giờ có thể chiến thắng. Người Đức cũng vậy; họ đột nhiên bị buộc phải đối diện với hiện thực của tương lai. Chiến tranh sẽ kết thúc với việc Hồng quân tràn vào Berlin. Và cho đến hôm nay, ta có thể nhìn thấy những graffiti vẽ bằng Cyrillic của các binh lính của họ vẫn còn lưu lại trên tòa nhà quốc hội Reichstag: ‘Stalingrad-Berlin’.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Stalingrad - Trận Chiến Định Mệnh PDF của tác giả Antony Beevor nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hải Ngoại Kỷ Sự (Thích Đại Sán)
Năm 1695, theo lời mời của chúa Nguyễn Phúc Châu, Thích Đại Sán từ Quảng Đông - Trung Hoa đã đến vùng Thuận Quảng và lưu lại ở đây từ mùa xuân năm Ất Hợi - 1695 đến mùa hạ năm Bính Tý - 1696. Trong khoảng thời gian đó, ngoài việc sáng tác nhiều tác phẩm thơ ca,… Thiền sư Thích Đại Sán còn ghi chép các sự việc liên quan đến văn hóa, xã hội thời bấy giờ ở vùng Thuận Quảng và tất cả được tập hợp thành tác phẩm Hải ngoại kỷ sự với bài tựa giới thiệu do Đại Việt quốc vương Nguyễn Phúc Châu đề. Sách này do Đại Sán Hán Ông đời nhà Thanh soạn, tất cả 6 quyển. Khang Hy năm Giáp Tuất, đáp ứng lời mời của Việt vương, ông đi qua Quảng Nam; những nơi trải qua, sơn xuyên, hình thế, phong thổ, tập tục ông đều ghi chép tất cả, xen lẫn những thơ văn rất tao nhã hứng thú. Ông chính là một ẩn giả lánh mình trong cửa thiền vậy. Cừu Triệu Ngao bảo sách này gồm có cái hay của Đỗ Thiếu Lăng, Liễu Tứ Hậu, có thể bổ khuyết những điều mà các sách Sơn hải kinh, Hải chí, Chức phương ký, Vương hội đồ chưa từng chép đến…”.(Bút ký tiểu thuyết đại quan)Trân trọng giới thiệu!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hải Ngoại Kỷ Sự PDF của tác giả Thích Đại Sán nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Gươm Thiêng Trấn Quốc (Uyên Thao)
Sử chép: "Đầu thế kỷ 10, Giao Châu đại loạn. Dân chúng nổi dậy khắp nơi, đánh đuổi đám quan lại phương Bắc, cử Khúc Thừa Dụ lên làm Tiết Độ Sứ. "Khúc Thừa Dụ quê tại Hồng Châu - Hải Dương, là một hào phú nhân hậu được người khắp nước kính phục nhưng cầm quyền chưa tròn một năm đã từ trần. "Khúc Hạo nối chí cha, lo gấp rút xây dựng guồng máy tự chủ, việc còn dở dang lại lâm trọng bệnh qua đời, chuyển gánh nặng cho con là Khúc Thừa Mỹ. Thừa Mỹ nắm quyền sáu năm thì nhà Nam Hán cử Lý Khắc Chính đem quân sang đánh. Khắc Chính thắng trận, bắt được Khúc Thừa Mỹ, tái lập chế độ đô hộ, nhưng bộ hạ họ Khúc khắp 12 châu tiếp tục kháng cự, trong số có Dương Diên Nghệ-" ° ° ° Tìm mua: Gươm Thiêng Trấn Quốc TiKi Lazada Shopee Tiết Độ Sứ Lý Tiến tại An Nam Đô Hộ Phủ vừa áp chế bằng binh lực vừa dùng các cao thủ võ lâm phiêu bạt truy sát con cháu họ Khúc cùng những người chống đối. Trong khi đó, tại hai châu Hoan - Ái, Dương Diên Nghệ ráo riết tập trung binh lực quyết tái chiếm Đại La và giới võ lâm Giao Châu sôi sục chận đánh đám tay chân Lý Tiến. Chết chóc diễn ra khắp nơi, nhất là trên các trục lộ nối liền thành Đại La với hai châu Hoan - Ái. Người qua lại nơi này thường bị bất ngờ cuốn vào giữa vòng gươm dáo và trở thành nạn nhân của các cuộc chém giết đẫm máu. Chính vào thời điểm đó đã diễn ra câu chuyện về thanh gươm mang tên Lạc Hồng Thần Kiếm. ° ° ° Thanh gươm được nhắc tới từ rất lâu trước đó, thuở An Dương Vương khởi công xây dựng Cổ Loa thành. Tương truyền: "Các loài ma quái sợ hết đất dung thân khi thành xây xong nên họp nhau cản phá công việc của nhà vua. Từng đoạn thành dựng lên lúc ban ngày đều bị ma quái xô đổ vào đêm khuya khiến công việc kéo dài mãi trong cảnh dở dang. Cuối cùng, An Dương Vương phải cầu xin thần linh giúp sức. "Thần Kim Qui liền hiện ra đánh bạt hết ma quái, giúp hoàn tất việc xây thành. Trước khi chia tay, Thần tặng nhà vua một chiếc móng, dặn dùng làm nẫy nỏ và chỉ dẫn cách làm nỏ liên châu mỗi lần có thể bắn ra hàng vạn mũi tên". Nhưng việc giữ nước không thể dựa vào một cây nỏ liên châu nên nhà vua vẫn lo lắng xin được Thần giúp đỡ. Thần bèn trao cho nhà vua một thanh gươm và nói: - Lưỡi gươm này có sức mạnh gào mưa thét gió, trừ sạch mọi hiểm họa trên đời. Lạc Long Quân nhờ nó mà mở mang bờ cõi cho giống nòi Lạc Việt, tạo dựng cơ đồ bền vững mấy ngàn năm của giòng họ Hồng Bàng. Nó có tên là Lạc Hồng Thần Kiếm và là vật báu trấn quốc của đất nước này. Thần nói thêm về đặc tính của thanh gươm: - Sức mạnh của gươm không nằm nơi nước thép mà nằm trong các bí quyết được khắc trên hai mặt gươm, một bên là Toàn Phương Kiếm Phổ, một bên là An Định Chân Kinh. Nhà vua không thể dùng gươm để xung trận nhưng có thể vận dụng những bí quyết trên để tạo một sức mạnh thần kỳ cho toàn cõi Lạc Việt này. Hãy y theo Toàn Phương Kiếm Phổ dạy nghề múa gươm cho ba quân và y theo An Định Chân Kinh để tu dưỡng bản thân, thực hành chính pháp. Làm như thế cho tới khi hòa được hồn mình theo hồn gươm thì người và gươm sẽ hội nhập thành nhất thể tỏa ra một uy lực khả dĩ dời non lấp biển, tạo nên vĩ nghiệp lấn át cả trăng sao. Khi đó, mối lo hiện nay của nhà vua không còn đáng kể nữa. An Dương Vương cúi đầu suy nghĩ hồi lâu rồi lên tiếng: - Muốn hòa theo hồn của gươm, cần phải làm gì? Thần đáp: - Cần phải nhận rõ hồn gươm và lấy hồn gươm làm hồn mình. - Hồn gươm là gì? - Gươm được hun đúc bằng khí thiêng sông núi trên toàn bờ cõi. Hồn gươm chính là hồn thiêng sông núi của đất nước này. - Làm cách nào để biến hồn thiêng sông núi thành hồn của mình? - Cách độc nhất là biến chính bản thân mình thành sông núi. Nhà vua băn khoăn đưa mắt nhìn về phía chân trời trong lúc Thần ngưng tiếng. Một cụm mây trắng lơ lửng treo giữa không trung in bóng xuống dòng Hoàng Giang uốn khúc quanh Cổ Loa thành. Một khắc im lặng trôi qua rồi nhà vua lên tiếng: - E rằng không dễ hiểu hết ngụ ý trong lời nói của Thần. Thần mỉm cười, cao giọng: - Không phải vì sông núi mà có sự sống. Trái lại, chính vì sự sống mà có sông núi. Sông núi là thành trì và sữa ngọt đối với sự sống. Đã trải mấy ngàn đời, sông núi phơi mình ngoài mưa nắng, miệt mài đổ sức nuôi giữ sự sống trong im lặng. Sông núi không bao giờ đòi được che chở, không bao giờ đòi được cung đốn mà luôn luôn sẵn sàng dâng hiến. Thần nhìn thẳng vào mắt nhà vua, chậm rãi: - Kẻ chỉ mưu tận hưởng tới cạn nguồn sữa ngọt và mải mê vun quén cho bản thân không bao giờ biến nổi thành sông núi. Giọng Thần sang sảng khiến nhà vua bất giác rùng mình, ngập ngừng hỏi: - Loại người nào có thể làm nổi điều Thần vừa nói? Thần đáp: - Đó là người đang ngồi trên ngai báu như nhà vua. Đó cũng là kẻ ở giữa đám đông đang trần lưng vác đất dưới chân thành kia. Nhà vua thắc mắc: - Kẻ vác đất dưới chân thành không có thần kiếm trong tay thì dù hòa nổi hồn mình theo hồn sông núi phỏng có ích gì? Thần nói: - Đây là điều mà ta muốn nhắc với nhà vua. Thần kiếm không khi nào chịu biến thành vật vô tri trong những bàn tay bất xứng. Thần kiếm sẽ tự rời khỏi tay kẻ không hòa nổi hồn mình vào hồn thiêng sông núi. Vẫn nhìn thẳng vào mắt nhà vua, Thần nhấn mạnh từng lời: - Ta vừa đặt thần kiếm vào tay nhà vua, nhưng ta không đủ uy lực buộc thần kiếm nằm mãi bên mình nhà vua. Điều này hoàn toàn tùy thuộc nhà vua quyết định. Dứt lời, Thần nghiêng mình chào và biến mất. ° ° ° An Dương Vương sao chép lại Toàn Phương Kiếm Phổ, dạy thuật dùng gươm cho ba quân tướng sĩ. Không bao lâu, khắp nước xuất hiện những kiếm thủ tài ba tuyệt thế. Nhà vua đứng trên thành cao nhìn về bốn phương bừng bừng hào khí. Dưới tay nhà vua là tinh binh mãnh tướng. Bên mình nhà vua là nỏ báu, kiếm thần. Xung quanh nhà vua, Cổ Loa thành sừng sững vách lũy dầy kiên cố sau hào sâu hiểm trở. Nhà vua hướng về phương Bắc nhếch miệng cười ngạo nghễ, phất tay ra dấu. Viên cận thần lập tức xoay về phiá bên hô lớn: - Tấu nhạc! Một loạt âm thanh rung lên. Tiếng tơ đồng quyện theo tiếng sáo chơi vơi dìu dặt rồi những giọng ca trong như tiếng ngọc vươn cao, vươn cao mãi. Nhà vua tựa mình vào thành kỷ, lim dim mắt dõi theo những tà áo màu thướt tha bay múa tựa hàng ngàn cánh bướm chập chờn nô giỡn. Viên cận thần quỳ xuống kính cẩn dâng chiếc ly ngọc chạm hình rồng phủ. Nhà vua đón ly, ngửa đầu uống cạn một hơi. Men rượu khiến nhà vua bừng nóng toàn thân trong một cảm khoái lâng lâng. Những cánh bướm đang chập chờn nô giỡn bỗng đồng loạt chuyển hình thành những tiên nga tuyệt sắc. Những khuôn mặt diễm lệ mê hồn, những tấm thân uốn mềm như tơ liễu dìu nhà vua cất cánh bay lên. Trong khoảnh khắc, nhà vua thấy mình chen giữa bày tiên nữ lơ lửng trên vùng trời ngập ánh hào quang của những vừng mây ngũ sắc. Tiếng nhạc bên tai nhà vua càng lúc càng thêm dặt dìu thánh thót. Nhà vua hết sức đẹp lòng, cất tiếng cười sảng khoái. ° ° ° Tiếng cười của nhà vua vang rền như sấm, chấn động khắp bốn phương. Thần Kim Qui đang ngủ say dưới đáy đại dương bỗng giật mình choàng tỉnh. Thần đánh tay xủ quẻ rồi kinh hãi, lật đật bơi về phía bờ biển Đông. Đúng lúc Thần Kim Qui choàng tỉnh giữa lòng biển cả thì tại Cổ Loa thành, An Dương Vương sa vào quỉ kế của Triệu Đà. Nhà vua chưa dứt cơn say, mãnh tướng chưa kịp mặc giáp, tinh binh chưa kịp cầm gươm thì kẻ thù phương Bắc tràn ngập các vách thành. Quân thù dồn lên như thác lũ trong lúc tả hữu hốt hoảng quỳ trước nhà vua nói không thành tiếng: - Muôn tâu, nỏ báu đã mất còn gươm thần không thấy đâu. Nhà vua đau đớn nhìn ra phía ngoài. Tiếng reo hò chiến thắng của kẻ thù dội tới thâm cung. Khắp nơi trong thành nội, những cột lửa đỏ bốc lên ngùn ngụt nhả khói vào vùng trời còn xanh thẳm buổi chiều qua. Nhà vua đờ đẫn nhìn khói đen dầy đặc đang tỏa rộng che rợp Cổ Loa thành, bên tai văng vẳng giọng năn nỉ tuyệt vọng của tả hữu: - Xin nhà vua cùng công chúa rời ngay hoàng cung chạy về biển Đông lánh nạn. Tương truyền: "Tại bờ biển Đông, Thần Kim Qui đang chờ sẵn. Thần lặng lẽ ngậm ngùi rẽ sóng mở lối cho nhà vua bước sâu vào lòng biển cả". Từ đó, cuộc truy tầm tung tích Lạc Hồng Thần Kiếm bắt đầu và kéo dài căng thẳng từng ngày.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gươm Thiêng Trấn Quốc PDF của tác giả Uyên Thao nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giữa Trong Xanh (Nguyễn Thành Long)
Nguyễn Thành Long sinh tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình Định, con một gia đình viên chức nhỏ. Năm 18 tuổi ông chuyển ra học ở Hà Nội và có viết cho báo Thanh Nghị (1943). Sau Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Thành Long tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954) ở Nam Trung Bộ và bắt đầu viết văn vào thời gian này. Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và ký. Nét đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo được hình tượng đẹp, ngôn ngữ giàu chất thơ, trong trẻo, nhẹ nhàng. Nguyễn Thành Long đã cho xuất bản nhiều truyện ngắn, trong đó nổi bật là các tập: Bác cơm Cụ Hồ (1952), Gió bấc gió nồm (1956), Hướng điền (1957), Chuyện nhà chuyện xưởng (1962), Trong gió bão (1963), Gang ra (1964), Những tiếng vỗ cánh (1967), Giữa trong xanh (1972), Nửa đêm về sáng (1978), Lý Sơn mùa tỏi (1980), Sáng mai nao, xế chiều nào (1984),... Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế Lào Cai của nhà văn, được in trong tập Giữa trong xanh (1972). Đây là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long. Qua câu chuyện về những nhân vật không tên, tác giả muốn giới thiệu với người đọc về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng, ở đó có những con người được lao động thầm lặng, say mê hiến dâng tuổi trẻ và tình yêu của mình cho quê hương, đất nước. Ngoài sáng tác, ông còn là dịch giả hai tác phẩm của Antoine de Saint-Exupéry: Em bé con nhà trời và Quê xứ con người (nguyên tác: Terre des hommes).*** Tìm mua: Giữa Trong Xanh TiKi Lazada Shopee LÂU lắm họ mới lại gặp nhau. Và cùng đi công tác. Chuyến trước ở một vùng trung du. Phùng và Hân quen nhau, có dịp trao qua đổi lại một số ý kiến về những công việc hiện nay, hai người đánh giá thầm nhau kha khá, nhất là ở sự thành thật. Điểm thành thật ấy, mọi người xung quanh không biết, họ chỉ biết hai người có cái gì hợp nhau đấy, và bắt đầu nửa đùa nửa thật cặp ghé đôi bên, như thói thường vẫn thế, khi hai người nữ và nam đều còn đang tự do, cho dù Hân chỉ mới quá hai mươi và Phùng thì đã bốn mươi rồi. Chắc chắn là Phùng và Hân đều có nghe nhưng bỏ qua, cũng chẳng bỏ qua đâu, thật ra cũng có dừng lại ngẫm nghĩ một chút, nhưng việc ấy không ảnh hưởng gì đến cái tình bạn xa xa — xa đến nỗi tưởng không gọi được là tình bạn, nhưng lại có cái vốn quí trọng mà tình bạn hời hợt thường không có.Trong đám đông nhà báo ăn nói rất bạo dạn, Hân nhìn thấy Phùng thì mừng quá. Cô bước tới, xiết tay anh và thấp giọng hỏi dịu dàng:— Anh cũng đi Điện Biên lần đầu ạ?— Lần thứ ba đấy cô ạ — Anh trả lời tươi cười và bất giác nói luôn — lần trước năm nhăm, nhân dịp lập khu tự trị Tây Bắc.— Anh là chiến sĩ Điện Biên ư?Không hiểu sao cô gái lại kêu lên thế. Phùng “vâng” một cách sẽ sàng, và đỏ mặt. Chừng như tiếng “vâng” ấy vẫn còn ồn áo quá, anh xóa bớt đi bằng một câu giảng giải xuề xòa:— Tôi cũng là nhà báo như bây giờ thôi mà.Nói xong, lại như thấy mình nhỡ miệng mà hở hang thêm. Anh nín thinh.Đi thăm chiến trường cũ hôm nay, đoàn nhà báo có ý đi bằng cả một đội xe tải chở hàng lên Tây Bắc. Đây là một đôi xe tiên tiến, chỉ chênh với đội được phong là anh hùng có một tí. Nghe kể cuộc đời của mỗi anh đội trưởng ngẫu nhiên cũng là chiến sĩ Điện Biên cũ, cũng đã loang loáng thấy lóe lên, rền lên biết bao bom đạn, bao hiểm nghèo, bao gan dạ. Các nhà báo từng nhóm hai người chia nhau ngồi trong các lái, Hân và Phùng cùng lên một xe. Lái cho hai người là một người trai trẻ bề ngoài lù khù nhưng đã trải qua sáu năm đánh Giônxơn và Níchxơn thật sôi động, đuôc làm lễ vào Đảng cách đây chỉ nửa tiếng đồng hồ. Chuyện này vừa xảy ra trước mắt các nhà báo, làm cho ai nấy đều kích động lắm. Hân bắt tay anh lái trước rồi mới vòng lại để bước lên xe.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giữa Trong Xanh PDF của tác giả Nguyễn Thành Long nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giang Sơn Chiến Đồ (Cao Nguyệt)
Thế gian xoay vần, thiên địa chuyển di. Mạt Tuỳ đã điểm, anh hùng chiến tử. Nhất thống giang sơn, tạo uy tế thế. Kiến công lập nghiệp, đáng mặt trượng phu. Ấy chà chà, ấy chà chà... Lỡ tay giết người không phải chuyện đáng quan ngại. Nhưng giết lầm người mới là chuyện lớn. Trương Huyễn là một quân nhân, bản tính lương thiện, có năng lực, có lòng ham mê võ thuật, trong một lần huấn luyện đã biến mất trong một hang sâu không thấy đáy. Sau khi ra khỏi hang động anh ta mới biết được mình đã vượt thời gian đến thời đại nhà Tuỳ khi cuộc tạo phản của Dương Huyền Cảm đang nổ ra. Đó là một thời đại mà anh hùng xuất hiện lớp lớp, kiêu hùng nổi dậy bốn phương, một thời đại có nhiều biến động. Trớ trêu thay khi anh ta vừa vượt thời gian đến thời Mạt Tuỳ đã ra tay giết chết kẻ sau này có thể xưng hùng xưng bá một cõi - Bồ Công Sơn Nguỵ Công Lý Mật. Nhưng biết làm thế nào được bây giờ? Nguy cơ lịch sử có thể thay đổi, có thể làm cho thời đại sau này xảy ra biến đổi lớn lao. Không còn cách nào khác Trương Huyễn đành phải tự mình dấn thân vào hiểm nguy nơi chiến trường sinh tử, ngươi chết ta sống, để lần nữa khiến cho lịch sử quay lại quỹ đạo vốn có của nó. Tìm mua: Giang Sơn Chiến Đồ TiKi Lazada Shopee Từ Lạc Dương đến thảo nguyên xa xôi phía bắc, vượt qua biển cả mênh mông, chiến đấu nơi Cao Câu Ly, sang Sơn Đông trừ loạn giặc cướp, đến nơi đâu Trương Huyễn cũng một lòng ôm chí lớn, quyết giành lấy cho mình vinh quang của một người lính, chiến đấu với kẻ thù hung ác. Những trận chiến tàn khốc, những con người ngã xuống có đánh gục được quyết tâm của người anh hùng? Thế rồi bí mật lớn nhất triều đại nhà Tuỳ sắp được mở ra, khiến người ta trợn mắt há mồm kinh ngạc. Cuộc tranh đấu giữa các thế lực thế gia đại phiệt giành lấy quyền khống chế ngôi thiên tử chí cao khiến bao sinh linh đồ thán. Liệu rằng chàng thanh niên đến từ tương lai này có thể làm nên công lao tế thế giúp đời, giúp nước, hay sẽ bị những kẻ mưu đồ xấu xa trong bóng tối thừa cơ cướp đoạt lấy thành quả? Bóng giai nhân vẫn ấp ủ trong lòng từ lần đầu gặp nàng, bị một hố sâu gọi là hôn ước thế gia cách trở, chàng có thể giữ trọn lời hứa cùng nàng sống đến trọn đời. Nhưng rồi anh hùng khó qua ải mỹ nhân, hay mỹ nhân quyến luyến anh hùng.***Lúc chạng vạng tối, mặt trời đã xuống núi rồi, bầu trời bị ánh nắng chiều nhuộm đỏ đã tối lại, dãy núi uốn lượn phía xa đã biến thành một màu đen sẫm, núi rừng càng thêm an tĩnh, vài con côn trùng không biết tên bắt đầu hưng phấn kêu lên. Ở một con đường hẹp trên núi, xa xa có một người đi tới, bước tiến của hắn mạnh mẽ có lực, nhẹ nhàng tung người nhảy qua một gốc cây ngăn trên đường núi, thân cây này ba người mới có thể ôm xuể. Đây là một người đàn ông trẻ tuổi cao tầm 1m9, thoạt nhìn hơn hai mươi, để trần nửa người trên, lộ ra cơ thể rắn chắc màu đồng cổ, hạ thân mặc một chiếc quần rằn ri của quân đội, chân đi một đôi ủng da của quân đội, sau lưng quần đeo một khẩu súng lục K92, trong ủng da còn cắm một con dao găm. Sở dĩ người đàn ông trẻ tuổi cởi trần nửa người, là bởi vì áo của hắn đã làm thành một cái bao, hai ống tay áo được buộc lại trước ngực, đeo bao phục phía sau lưng, bên trong dường như có không ít đồ vật, nói chính xác, trong bao của hắn là lương thực. Người con trai cắt đầu đinh, lộ rõ khuôn mặt hình chữ nhật, mũi cao thẳng, dưới đôi lông mày đen dày là một đôi mắt thâm thúy lợi hại, giống như mũi tên lợi hại đang ngắm vào một mục tiêu không thấy rõ trong rừng cây xa xa, nhưng lại có năng lực chuyển tới chỗ gần tảng đá trong phút chốc. Tuy rằng ánh mắt kiên nghị sắc bén, nhưng lại mơ hồ lộ ra một tia hoang mang. Thỉnh thoảng hắn dừng bước lại nhìn xung quanh, dường như muốn biết rốt cuộc mình đã đến nơi nào? Hắn tên là Trương Huyễn, vốn là một lính đặc chủng, hai năm trước thi đậu vào Học Viện Lục Quân học quân sự chiến lược. Năm ngày trước Trương Huyễn và ba mươi học viên cùng nhau tham gia huấn luyện dã ngoại sinh tồn, trong khi hắn đang tìm kiếm nguồn nước, vô ý đi vào một tòa sơn động sâu không thấy đáy. Khi hắn đi ra khỏi đầu bên kia sơn động, quay đầu lại thì phát hiện không thấy cửa sơn động nữa, ngay cả cái túi đang đeo trên lưng của hắn cũng cùng hắn biến mất trong núi lớn rậm rạp.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giang Sơn Chiến Đồ PDF của tác giả Cao Nguyệt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.