Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới (Thiện Minh)

Quyển "Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới" mà quý độc giả hiện có trong tay do Andrew Skilton tức Đại đức Dharmacari Sthiramati biên soạn bằng Anh ngữ, được Tu sĩ Nguyễn Văn Sáu dịch ra tiếng Việt, giới thiệu một cách bao quát về sự phát triển của Phật giáo ở Ấn Độ và các nước trên thế giới. Trong tựa đề nguyên tác, tác giả chỉ ghi là "Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo" (A Concise History Of Buddhism) nhưng tựa đề bản dịch tiếng Việt ghi thêm từ "Thế Giới" có lẽ vì dịch giả nhận thấy một phần ba số trang của quyển sách đề cập đến sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở các nước châu Á nói riêng và thế giới nói chung.

Hiện nay, có ít nhất ba quyển sách giới thiệu về Phật Giáo Thế Giới:

Quyển thứ nhất có tựa đề là "2500 Năm Phật Giáo" (2500 Years of Buddhism) dày hơn 400 trang, do một tập thể tác giả biên soạn dưới sự chủ biên của giáo sư P.V. Bapat, được bộ Thông Tin và Tuyên Truyền của Chính phủ Ấn Độ xuất bản lần đầu vào năm 1956, được Nguyễn Đức Tư và Hữu Song dịch ra tiếng Việt và NXB Văn Hóa Thông Tin xuất bản năm 2002. Mặc dù, tựa đề tác phẩm đề cập đến chiều dài 2500 năm của Phật giáo, nội dung của tác phẩm lại nhấn mạnh đến việc giới thiệu các phương diện khác nhau của Phật giáo như văn học Phật giáo, nền giáo dục Phật giáo, nghệ thuật Phật giáo, thánh địa Phật giáo, tín đồ Phật giáo, các công trình nghiên cứu về Phật giáo; dĩ nhiên cũng có chương giới thiệu về nguồn gốc của đạo Phật, bốn thời kỳ biên tập Kinh điển Phật giáo, các trường phái Phật giáo. Cách tiếp cận học đường như vậy tuy phong phú nhưng lại khó giúp cho độc giả nắm bắt được tiến trình phát triển của Phật giáo trải qua chiều dài lịch sử mấy ngàn năm ở khắp năm châu và bốn biển.

Quyển thứ hai là quyển "Phật Giáo Khắp Thế Giới" (gần 500 trang) của Đại đức Thích Nguyên Tạng biên soạn và xuất bản tại châu Úc vào năm 2001. Tác phẩm này thực ra là tuyển tập các bài biên dịch bao quát của tác giả đăng tải trên báo và nguyệt san Giác Ngộ từ năm 1990 đến 2001 (dĩ nhiên đã đưa lên trang nhà Đạo Phật Ngày Nay, http://buddhismtoday.com và trang nhà Quảng Đức, http://quangduc.com) về ba phương diện: a) xứ sở Phật giáo, b) nhân vật Phật giáo và c) các sự kiện Phật giáo khắp thế giới. Quyển sách nhấn mạnh đến sự ra đời và phát triển của Phật giáo ở 20 nước thuộc châu Âu, châu Mỹ và châu Úc, bên cạnh Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên, Thái Lan. Đóng góp chính của tác phẩm này là ở chỗ ngoài 20 nước có sự hiện diện của Phật giáo, còn giới thiệu các tổ chức, hội đoàn, các nhân vật Phật giáo nổi tiếng và các sự kiện Phật giáo quan trọng xảy ra trong suốt quá trình mà Phật giáo đã du nhập vào các nước có nền văn minh hoàn toàn xa lạ với đạo Phật.

Quyển thứ ba là quyển "Phật Giáo Việt Nam và Phật Giáo Thế Giới" của cư sĩ Nhất Tâm và Thiền sư Đinh Lực biên soạn và được NXB Văn Hóa Thông Tin ấn hành vào năm 2003. Phần lịch sử Phật giáo gồm 200 trang, trong khi phần giới thiệu về Thiền và Phật giáo chiếm hơn 400 trang. Điều rất ngạc nhiên là cư sĩ Nhất Tâm đã copy (?) nguyên xi toàn bộ phần này của Đại đức Thích Nguyên Tạng, với vài thay đổi nhỏ về cách xếp thứ tự của các nước Phật giáo trong mục lục, mà không nói rõ xuất xứ trong lời nói đầu, làm cho người đọc có cảm giác cư sĩ Nhất Tâm chính là tác giả của phần này, thay vì Đại đức Thích Nguyên Tạng! Tìm mua: Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới TiKi Lazada Shopee

Sở dĩ chúng tôi điểm qua ba quyển sách trên là vì nhờ so sánh với bố cục của chúng mà chúng ta thấy được sự đóng góp của tác giả Andrew Skilton trong tác phẩm của mình.

Tác giả đã dành hai phần ba sách giới thiệu về Phật giáo của Ấn Độ, vì đây là cái nôi đã khai sinh ra đạo Phật. Trong phần này, tác giả giới thiệu bối cảnh Ấn Độ cổ đại trước khi Phật giáo ra đời để giúp cho độc giả thấy được sự đóng góp to lớn của đức Phật cho lịch sử tôn giáo và văn minh Ấn Độ nói riêng và Ấn Độ nói chung. Tác giả đã trình bày một đức Phật lịch sử, với những lời dạy về đạo đức và trí tuệ rất đặc sắc, loại bỏ các yếu tố thần quyền và huyền thoại. Con đường hoằng pháp của Phật, giáo đoàn đầu tiên của Ngài, sự phân chia giáo phái Phật giáo do bất đồng về quan niệm Giới luật, học thuyết và phương thức hành trì, các đại hội biên tập Kinh điển, ba kho tàng kinh sách Phật giáo v.v... đã được tác giả trình bày rất cô động và rõ ràng. Các trường phái chính của Phật giáo Đại thừa hay còn gọi là Phật giáo phát triển, như Trung Quán Tông (Madhyamaka), Duy Thức Tông (Yogācāra) và Mật Tông (Tantric Buddhism) cũng như một số học thuyết quan trọng của Phật giáo Đại thừa đã được tác giả trình bày rất khách quan và nghiêm túc. Nguyên nhân của sự suy tàn Phật giáo tại Ấn Độ cũng là mối quan tâm của tác giả, vì nó giúp cho các giáo hội Phật giáo ngày nay tránh được vết xe lịch sử.

Riêng về phần Phật giáo ở ngoài Ấn Độ, tác giả chỉ giới thiệu các nước thuộc châu Á như Nepal, Tích Lan, Miến Điện, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Tây Tạng, Mông Cổ, Ba Tư (nay là Iran) và vài nước Trung Á. Sự du nhập và tương tác của Phật giáo trong các nền văn hóa châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Úc lẽ ra là phần mà tác giả nên chú trọng tương đương với các nước châu Á, lại không được đề cập đến. Có lẽ chủ ý của tác giả là nhằm giới thiệu các hình thái của đạo Phật ở châu Á cho người phương Tây, hơn là sự xuất hiện quá mới mẻ của Phật giáo ở các xứ sở của họ.

Riêng về bản dịch, Đại đức Thiện Minh đã để nguyên nhân danh và địa danh có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài, theo mặc ước học đường. Tên của các tác phẩm, dịch giả cũng giữ nguyên nguyên bản. Đối với độc giả Việt Nam có thói quen đọc nhân danh, địa danh nước ngoài theo phiên âm Hán Việt, dịch giả nên chua phần phiên âm và dịch nghĩa được sử dụng quen thuộc trong các sách Phật học từ trước đến giờ, để độc giả khỏi ngỡ ngàng khi gặp các từ nước ngoài.

Tác phẩm này được xem như một quyển sổ tay cho các du khách Việt Nam có thể tự mình cất bước trên cuộc hành trình tìm về quê hương của Phật giáo cũng như những nước mà giáo lý Phật giáo đã trở thành một phần văn hóa tinh thần của người địa phương. Nhờ cuộc tự hành trình không mạo hiểm nhưng đầy thú vị của quyển sách này, quý độc giả sẽ thấy được tính thích ứng của Phật giáo ở mọi thời và mọi nơi, không giới hạn trong quốc gia, sắc tộc hay tôn giáo.

Phật giáo lúc đầu xuất hiện như một "viếng sáng châu Á" nhưng dần dần đã trở thành ánh đạo vàng của Đông Tây, hiện hữu ở mọi châu lục, đáp ứng được nhu cầu cao cấp của đời sống tâm linh của nhân loại, không lệ thuộc vào thần quyền, tha lực, nhưng đặt nặng sự chuyển hóa tâm tư bằng những nỗ lực tự thân như thiền định, đời sống đạo đức và nhận thức tuệ giác.

Vấn đề chính yếu của người Phật tử Việt Nam không phải là làm thế nào để truyền bá Phật giáo sâu rộng ở các nước phương Tây, mà là làm thế nào để Phật giáo Việt Nam có lịch sử trên dưới 2000 năm tại đất nước con Rồng cháu Tiên. Hy vọng rằng quyển Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới sẽ giúp độc giả Việt Nam nhìn thấy được các thành tựu ngoạn mục của Phật giáo ở Âu Mỹ trong vòng 200 năm để nhìn lại chính mình đã, đang và sẽ làm gì cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, trong bối cảnh của cuộc cách mạng tin học hiện nay.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới PDF của tác giả Thiện Minh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại Nhất (Osho)
Tương lai thì mờ mịt, thế mà chẳng ai muốn hiểu. Quá khứ đã chết, và nếu bạn cứ mãi níu giữ thì tương lai sẽ càng mịt mờ hơn. Khắp nơi, người ta né tránh tôi. Tất cả các bộ máy quyền lực lên án tôi, chỉ vì một lý do đơn giản là tôi muốn họ nhìn thẳng vào thực tại. Mắt họ cứ nhắm mãi vậy. Trong logic người ta gọi đó là “lý luận đà điểu”. Con đà điểu có khuynh hướng là: mỗi khi gặp kẻ thù và biết mình chết chắc, nó chỉ cần dúi đầu xuống cát. Nó sống trong sa mạc, mắt nhắm tịt đầu trong cát. Nó hoàn toàn yên tâm vì nó không còn phải nhìn thấy kẻ thù ở đâu nữa. Nhưng như vậy không có nghĩa là kẻ thù đã biến mất; thực ra việc đó chỉ tạo thuận lợi hơn cho kẻ thù mà thôi. Lúc này thì con đà điểu cũng chẳng định làm gì để trốn thoát, để chiến đấu, thương lượng, hay bất kỳ điều gì. Lúc này thì chẳng còn gì phải bàn: đơn giản là nó đứng đó sẵn sàng làm một bữa ngon cho kẻ thù. Kẻ thù của đà điểu chỉ việc ăn nó mà không tốn tí sức lực nào, bởi lẽ đà điểu vẫn cứ sống với một ý niệm rằng: “Tớ chả thấy có kẻ thù nào ở đây cả.” Ngày nay lý luận đà điểu có mặt ở khắp nơi. Không ai muốn nhìn thấy thực tại - rằng mình đang chìm đấy, rằng mọi giá trị của mình đề là giả dối, rằng toàn bộ nền văn minh của mình rặt bọn đạo đức giả, rằng tất thảy những nụ cười chỉ toàn là sự cử động của cơ miệng và chẳng hề có chút tâm tư nào trong đó, rằng mình đã quên là mình phải sống, phải yêu, phải cười, rằng mình chẳng hiểu được ý nghĩa của cuộc đời. Bạn cứ níu giữ vì không còn gì khác nữa, không có sự lựa chọn khác. Người ta tránh né tôi vì lẽ tôi có thể đem đến một lựa chọn khác. Tôi chỉ cho rằng đó không phải là con đường duy nhất mà một xã hội có thể tồn tại, đó không phải là con đường duy nhất mà một cuộc hôn nhân có thể bền vững, đó không phải là con đường duy nhất mà người ta có thể nuôi dạy con trẻ, đó không phải là con đường duy nhất mà các chính phủ có thể vận hành. Có những con đường khác. Thế mà chỉ cần nghe tới sự lựa chọn khác thôi cũng đủ làm họ kinh sợ. Họ thà thấy thế chiến thứ ba nổ ra còn hơn là thay đổi lối tư duy của con người. Tìm mua: Thực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại Nhất TiKi Lazada Shopee Osho *** Acharya Rajneesh, hay Bhagwan Shree Rajneesh, người về sau được thế giới biết đến với cái tên Osho, sinh năm 1931 ở làng Kuchwada, bang Madhya Pradesh, thuộc miền Trung Ấn Độ. Là con trai cả trong một gia đình Kỳ Na Giáo (Jaina), một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, Osho chưa từng theo bất kỳ tôn giáo nào. Khi còn nhỏ, Osho đã là một đứa trẻ thông minh, nổi loạn, tự lập, hiếu kỳ về những lễ nghi tín ngưỡng cổ truyền và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bà ngoại, một người phụ nữ sắc sảo. Sau khi có học vị thạc sĩ Triết học tại Đại học Saugar năm 21 tuổi và đạt tới giác ngộ (Samadhi) vào năm 1970, Osho du thuyết nhiều nơi trên đất Ấn. Ông bắt đầu truyền giảng những khái niệm tâm linh mới mẻ gây tranh cãi, như thông qua dục (Sex) để đạt siêu tâm thức (Super-Consciousness) và đưa ra phương pháp thiền mới, gọi là thiền động (Dynamic Meditation) - một sự pha trộn các tư tưởng triết học và đạo giáo lớn đương thời. Tư tưởng của Osho lan tỏa khắp mọi nơi, thu hút hàng ngàn môn đệ trên toàn cầu. Qua nhiều biến động, Osho di cư từ Ấn Độ sang Mỹ để chữa bệnh, rồi bị trục xuất quay về Pune (Poona) ở nước nhà. Osho yếu dần và “rời thân thể” năm 1990. Ông để lại cả một gia tài sách và những bài giảng ghi hình ghi âm lên tới 7000 giờ lưu trữ bằng 47 thứ tiếng, các hình thức tập thiền và một trung tâm tu học rộng 16 mẫu đất (khoảng 162.000 m2) cách Bombay 100 dặm. Osho không theo bất kỳ tín ngưỡng nào. Ông cũng không truyền giảng bất kỳ đạo giáo nào. Thứ duy nhất ông thuyết giảng là Đạo, với quan niệm Thượng Đế nằm trong vạn vật. Với sứ mạng tạo một thế giới tỉnh thức, Osho đưa ra và muốn phổ biến hình ảnh về con người mới - được ông gọi với cái tên Phật Zorba. Nhóm “người mới” là hình ảnh những người trỗi dậy thay thế thế hệ đang hấp hối, họ chấp nhận bản ngã của chính mình - vừa nhảy múa vui ca giữa cuộc đời, vừa cảm thấy an tịnh khoan hòa. Osho tin tưởng đó là một tương lai hoàng kim của nhân loại, khi con ngời ngừng tự hỏi về tương lai của chính mình và con em họ. Nhiều đạo lý thuyết giảng của Osho vẫn còn gây tranh cãi trong cộng đồng và gây tai tiếng trong thời gian ông còn sống. Nhưng không thể phủ nhận, với trí tuệ, kỹ năng thuyết giảng đầy cuốn hút, một lối văn giản dị cùng óc hài hước và nhân cách của mình, Osho đã lay động trái tim và thay đổi cuộc sống của hàng triệu người.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại Nhất PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Trực Giác Siêu Linh (Osho)
Trực giác có liên quan đến sự khác biệt giữa trí năng (lý trí), logic và phạm vi hoàn thiện của tâm hồn. Logic là việc trí tuệ biết được thực tế như thế nào; trực giác là việc tâm hồn trải nghiệm thực tế đó ra sao. Cái cách mà Osho bàn luận về chúng là rất tuyệt vời, dễ hiểu, pha lẫn một chút hài hước và cực kỳ sâu sắc. Chúng ta ai cũng có một năng lực trực giác tự nhiên, nhưng việc học tập rập khuôn và phương pháp trui rèn xã hội đã ngăn trở chúng ta nhận biết nó. Trong cuốn sách này, Osho sẽ giải thích rõ khái niệm trực giác và mang lại cho chúng ta những thông tin bổ ích giúp nhận biết nó. Ông đã dạy chúng ta phân biệt được sự hiểu thấu trực giác thật sự với “điều mơ mộng viễn vông”, vốn làm chúng ta dễ dàng lạc lối để rồi phải nhận lấy những hậu quả không mong muốn. Ông đưa ra nhiều bài tập và những suy ngẫm độc đáo nhằm nuôi dưỡng và hỗ trợ cho mỗi chúng ta tìm lại được điều trực giác nguyên thủy mà chúng ta hằng có. Tờ Sunday Times của London xem ông là một trong “1000 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế kỉ 20” trong khi tờ Sunday Mid-Day của Ấn độ đánh giá ông là 1 trong 10 người - bên cạnh Gandhi, Nehru, và đức Phật - đã làm thay đổi vận mệnh của quốc gia nàyDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trực Giác Siêu Linh PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sách Của Enoch (Enoch)
Cuốn sách của Hê-nóc thuộc về cái gọi là giả-epigraph. Nó được viết vào thế kỷ thứ nhất. BC. thay mặt cho tộc trưởng Hê-nóc trong Cựu ước. Về Hê-nóc, hậu duệ thứ bảy của A-đam, những điều sau đây được biết đến từ Kinh thánh: “Enoch đã sống 65 năm và sinh ra Mafusal. Và Hê-nóc đã đi trước mặt Đức Chúa Trời, sau khi sinh ra Methusal, ba trăm năm, và sinh ra các con trai và con gái. Tất cả những ngày của Hê-nóc là ba trăm sáu mươi lăm năm. Và Hê-nóc bước đi trước mặt Đức Chúa Trời; và anh ấy không còn nữa, bởi vì Chúa đã bắt anh ấy. " (Sáng thế ký 5: 21-24) Điều này đã làm nảy sinh các bình luận khẳng định rằng Hê-nóc (cũng như sau ông là nhà tiên tri Ê-li) đã được đưa lên thiên đàng khi còn sống, hoặc vì sự công bình đặc biệt, hoặc vì một số lý do. Cuốn sách của Hê-nóc, được viết bởi một tác giả (hoặc các tác giả) vô danh, kể về cuộc hành trình lên thiên đàng của Hê-nóc, nơi ông theo dõi cuộc nổi dậy của các Con Chúa, những bức tranh về ngày tận thế, hiểu được cơ chế trên trời và tương lai của các con trai của Y-sơ-ra-ên và nhiều điều bí mật khác. Những khải tượng và lời tiên tri của ông đã tạo thành cuốn sách này. Sách Hê-nóc được coi là trong thế giới Cơ đốc giáo sơ khai, mặc dù không phải là kinh điển, nhưng có thẩm quyền độc quyền. Nó được trích dẫn trực tiếp bởi tác giả của Thư tín Giuđa Giu-đe 1:14, những ám chỉ gián tiếp về nó là do Sứ đồ Phi-e-rơ, Clement thành Alexandria, Orgen và Tertyllian đề cập đến, cũng như tác giả của Thư tín không kinh điển. của Varnava (sau này thậm chí còn nói về nó như một phần của Kinh thánh). Sau khi quy định về Sách Thánh được thành lập, thẩm quyền của Sách Hê-nóc đã bị mất và văn bản của nó cũng bị mất. Tìm mua: Sách Của Enoch TiKi Lazada Shopee Nó chỉ được phát hiện một lần nữa vào năm 1773 bằng ngôn ngữ Ethiopia (Amhara), trong một bản dịch kép từ tiếng Aramaic hoặc tiếng Do Thái sang tiếng Hy Lạp, nhưng hoàn toàn, đây là một điều rất hiếm. Sau đó, trong cuộc khai quật ở Ahmim (Ai Cập), người ta đã tìm thấy hai mảnh vỡ lớn của văn bản tiếng Hy Lạp, và ở Qimran (Palestine) - một số lượng lớn các mảnh vỡ ngắn của tiếng Aramaic. Sự so sánh của họ cho phép chúng tôi coi văn bản này, được dịch từ tiếng Ethiopia, là xác thực. Việc chia nhỏ nó thành các chương rất đơn giản, các nhà nghiên cứu (R. Charles) thấy trong đó có nhiều phần hỗn hợp, khác nhau, bao gồm sự kết hợp của các đoạn (được đánh dấu trong văn bản của chúng tôi bằng số trong dấu ngoặc vuông). Có một thần tích khác của Enoch trong Old Church Slavonic - cái gọi là. Cuốn sách thứ hai của Hê-nóc Để dễ đọc, chúng tôi đã chia nó thành năm phần lớn. 1. Cuộc hành trình thần bí của Hê-nóc 2. Three of Enoch's Pitch 3. Về các thiên thể 4. Hai khải tượng của Hê-nóc 5. Hướng dẫn cho trẻ emĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sách Của Enoch PDF của tác giả Enoch nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sách Của Enoch (Enoch)
Cuốn sách của Hê-nóc thuộc về cái gọi là giả-epigraph. Nó được viết vào thế kỷ thứ nhất. BC. thay mặt cho tộc trưởng Hê-nóc trong Cựu ước. Về Hê-nóc, hậu duệ thứ bảy của A-đam, những điều sau đây được biết đến từ Kinh thánh: “Enoch đã sống 65 năm và sinh ra Mafusal. Và Hê-nóc đã đi trước mặt Đức Chúa Trời, sau khi sinh ra Methusal, ba trăm năm, và sinh ra các con trai và con gái. Tất cả những ngày của Hê-nóc là ba trăm sáu mươi lăm năm. Và Hê-nóc bước đi trước mặt Đức Chúa Trời; và anh ấy không còn nữa, bởi vì Chúa đã bắt anh ấy. " (Sáng thế ký 5: 21-24) Điều này đã làm nảy sinh các bình luận khẳng định rằng Hê-nóc (cũng như sau ông là nhà tiên tri Ê-li) đã được đưa lên thiên đàng khi còn sống, hoặc vì sự công bình đặc biệt, hoặc vì một số lý do. Cuốn sách của Hê-nóc, được viết bởi một tác giả (hoặc các tác giả) vô danh, kể về cuộc hành trình lên thiên đàng của Hê-nóc, nơi ông theo dõi cuộc nổi dậy của các Con Chúa, những bức tranh về ngày tận thế, hiểu được cơ chế trên trời và tương lai của các con trai của Y-sơ-ra-ên và nhiều điều bí mật khác. Những khải tượng và lời tiên tri của ông đã tạo thành cuốn sách này. Sách Hê-nóc được coi là trong thế giới Cơ đốc giáo sơ khai, mặc dù không phải là kinh điển, nhưng có thẩm quyền độc quyền. Nó được trích dẫn trực tiếp bởi tác giả của Thư tín Giuđa Giu-đe 1:14, những ám chỉ gián tiếp về nó là do Sứ đồ Phi-e-rơ, Clement thành Alexandria, Orgen và Tertyllian đề cập đến, cũng như tác giả của Thư tín không kinh điển. của Varnava (sau này thậm chí còn nói về nó như một phần của Kinh thánh). Sau khi quy định về Sách Thánh được thành lập, thẩm quyền của Sách Hê-nóc đã bị mất và văn bản của nó cũng bị mất. Tìm mua: Sách Của Enoch TiKi Lazada Shopee Nó chỉ được phát hiện một lần nữa vào năm 1773 bằng ngôn ngữ Ethiopia (Amhara), trong một bản dịch kép từ tiếng Aramaic hoặc tiếng Do Thái sang tiếng Hy Lạp, nhưng hoàn toàn, đây là một điều rất hiếm. Sau đó, trong cuộc khai quật ở Ahmim (Ai Cập), người ta đã tìm thấy hai mảnh vỡ lớn của văn bản tiếng Hy Lạp, và ở Qimran (Palestine) - một số lượng lớn các mảnh vỡ ngắn của tiếng Aramaic. Sự so sánh của họ cho phép chúng tôi coi văn bản này, được dịch từ tiếng Ethiopia, là xác thực. Việc chia nhỏ nó thành các chương rất đơn giản, các nhà nghiên cứu (R. Charles) thấy trong đó có nhiều phần hỗn hợp, khác nhau, bao gồm sự kết hợp của các đoạn (được đánh dấu trong văn bản của chúng tôi bằng số trong dấu ngoặc vuông). Có một thần tích khác của Enoch trong Old Church Slavonic - cái gọi là. Cuốn sách thứ hai của Hê-nóc Để dễ đọc, chúng tôi đã chia nó thành năm phần lớn. 1. Cuộc hành trình thần bí của Hê-nóc 2. Three of Enoch's Pitch 3. Về các thiên thể 4. Hai khải tượng của Hê-nóc 5. Hướng dẫn cho trẻ emĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sách Của Enoch PDF của tác giả Enoch nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.