Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Viết Về Bạn (Bùi Ngọc Tấn)

Viết về bè bạn là tập hợp hai cuốn hồi ký Rừng xưa xanh lá và Một thời đã mất của nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Mỗi câu chuyện trong Viết về bè bạn là một mảnh ghép tạo nên bức tranh chân thực đến từng millimet của đời sống nghệ thuật một thời đã mất, thời bao cấp, thời goulag đã qua. Đọc Viết về bè bạn, ta biết thêm một Dương Tường bán máu đằng sau một Dương Tường dịch giả, những câu chuyện đằng sau dịch phẩm Tể tướng lưu gù, những bài thơ Cầu xi măng, Chợ Cầu Rào, Nói chuyện với mèo, Kiếp sau, chuyện của “người sống và chết vì nghệ thuật như người tử vì đạo” Lê Đại Thanh, chuyện của “người điên” Nguyên Bình, hay phiêu lưu cùng màu trắng với Nguyễn Thanh Bình, và chuyện của “nhà văn của những người dưới đáy” - Nguyên Hồng.

Với hơn 600 trang sách, Bùi Ngọc Tấn đã đạo diễn một bộ phim tư liệu về những mặt ít được nói tới của văn chương nghệ thuật, về cả những con người thành danh lẫn những tiếng nói bị vùi dập. Ông viết về những khó khăn gian khổ, những long đong lận đận; ông viết về, và viết cho những con người viết để sống, sống để mà viết. Văn phong giản dị, chân thực, cách kể cuốn hút, chắt lọc, giàu tính triết luận mà cực kỳ hài hước, Viết về bè bạn là cuốn nghệ thuật sử có giá trị; một cuốn sách giúp ta hiểu hơn về quá khứ và cũng để lạc quan hơn về tương lai, để vui sống, sống chứ không phải tồn tại, để tin tưởng “thế hệ sau sẽ làm được những điều chúng ta ao ước.”

***

Trước hết có thể gọi đây là một thiên sử ký về một tình yêu, tình yêu Hải Phòng - Bùi Ngọc Tấn viết trong một cái nhìn hồi cố nhưng thấu suốt đến hiện tại: “Tôi lãng mạn có cánh. Tôi không hiện thực nghiêm khắc. Càng không hiện thực trần truồng. Và tôi càng yêu thành phố Hải Phòng… cho dù đời tôi có nổi chìm thế nào chăng nữa”(tr.286).

Ông viết ở đây những chân dung nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà nhiếp ảnh dù có sinh ra ở Hải Phòng hay không nhưng đã gắn một phần đời mình với Thành phố Cảng, với tình bạn của ông và đặc biệt đó “hầu hết là những người chịu nhiều vất vả, kể cả đắng cay, những người lận đận, không thành đạt… những người luôn vượt lên, không đầu hàng số phận” (tr.6) mà ông gọi là “những ngôi sao mờ mịt vần vụ bão giông”, phần nào bởi thế mà hầu hết họ đã có thể chia sẻ với thân phận của “những người mang nghiệp chướng trong mình” mà chính ông trải nghiệm. Tìm mua: Viết Về Bạn TiKi Lazada Shopee

Tuy nhiên đây không chỉ đơn thuần một tập hồi ký nhớ-và-kể. Bùi Ngọc Tấn với văn chương của ông là một tài năng hiếm hoi có thể dùng sức mạnh của hư cấu để kể những chuyện trung thực, tức dựng lại được cái cốt truyện ẩn sâu bên trong mỗi cuộc đời nhìn bề ngoài có vẻ như toàn những ngẫu nhiên sống động khôn lường…

Những chân dung văn nghệ sĩ trong tập sách này đều khiến nghĩ đến các ký họa chân dung tài hoa mạnh mẽ lột tả thần thái những nhân cách văn học một thời. Bùi Ngọc Tấn không đặt ngọn đèn của tình cảm vào chỗ khuất bóng. Hai tiếng “bạn bè” trong ngôn ngữ của ông thấm thía tình cảm trong sáng, trìu mến, lấp lánh một ánh mắt mẫn tiệp và ân cần, khiến dòng tự sự của ông luôn dồi dào cảm xúc. Nhưng nhãn quan hiện thực chủ nghĩa - theo đúng hàm nghĩa cổ điển của thuật ngữ này - dẫn dắt văn chương của ông một cách nhất quán. Và điều đó là căn cốt trong phong cách truyện kể của ông: sự lựa chọn những chi tiết, những giai thoại để kể và mô tả, việc đặt những tình tiết và giai thoại như thế vào đúng chỗ cần thiết trong tổng thể ký ức chính mình một cách hài hòa sống động, cách kể khách quan hóa vai trò chứng nhân của mình trong toàn bộ bối cảnh được tái tạo như là chấm phá nhưng luôn luôn gây được ấn tượng thời-gian-thực và tình-thế-sống. Tính chất khiêm nhường không thể nhầm lẫn trong giọng điệu ấy chẳng bao giờ làm phương hại đến khát khao kể những gì cần phải kể.

Tất cả những điều ấy khiến cho rất nhiều khúc truyện ở đây gây ấn tượng như những đoạn phim tài liệu xã hội-kinh tế đầy sức biểu hiện. Và đọc những chân dung này có thể thấy sâu bên trong chúng cái cốt cách những thiên “Bản kỷ”, “Thế gia” kinh điển phương đông. Mà phẩm chất văn chương vượt trội của chúng - cái vẻ đẹp giản dị tuyệt vời của thứ ngôn ngữ vừa chính xác vừa thấm nhuần tình cảm, vừa thâm viễn vừa hàm súc - khiến nghĩ đến một thiên sử ký của thời đại.

Nguyễn Chí Hoan Review

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Viết Về Bạn PDF của tác giả Bùi Ngọc Tấn nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tự Truyện Benjamin Franklin (Benjamin Franklin)
Benjamin Franklin sinh tại đường Milk, Boston vào ngày 6 tháng 1 năm 1706. Cha của ông, Josiah Franklin, là một người thợ làm nến từng có hai đời vợ và Benjamin là con trai út trong gia đình gồm 17 người con. Ông nghỉ học khi lên 10 tuổi và ở tuổi 12, ông theo học nghề in từ người anh, James, người sau này xuất bản tạp chí New England Courant. Benjamin từng đóng góp bài và có thời gian làm biên tập danh dự cho tạp chí này. Tuy nhiên, hai anh em nảy sinh bất đồng và Benjamin bỏ đi, chuyển đến New York, sau đó đến Philadelphia vào tháng 10 năm 1723. Ông nhanh chóng tìm được công việc ở một nhà in, nhưng sau đó vài tháng, ông bị Thống đốc Keith thuyết phục đến London. Tuy nhiên sau đó Benjamin nhận ra những lời hứa của Thống đốc chỉ là hão huyền. Benjamin quay lại với công việc nhân viên sắp chữ in cho đến khi được một thương gia tên Denman đề nghị một vị trí trong công việc kinh doanh của ông này và cả hai quay trở lại Philadelphia. Sau khi Denman mất, Benjamin quay về nghề trước đây của mình và không lâu sau mở một xưởng in riêng, nơi ông xuất bản tạp chí The Pennsylvania Gazette, tạp chí mà ông đóng góp nhiều bài viết như một công cụ để khuấy động những phong trào cải cách địa phương. Năm 1732, để nâng cao sự phong phú, ông bắt đầu xuất bản cuốn sách nổi tiếng Poor Richard’s Almanac (Niên lịch của Richard Nghèo Khổ) ghi chép lại những câu châm ngôn súc tích về cuộc sống mà ông sáng tác hay sưu tầm. Đây là cuốn sách đóng góp một nền tảng lớn vào danh tiếng của ông. Năm 1758, Benjamin ngừng viết cuốn Niên lịch và cho ra đời Father Abraham’s Sermon (Những Bài Giảng Của Cha Abraham), tác phẩm được xem là nổi tiếng nhất trong nền văn học thuộc địa Mỹ. Cùng lúc đó, Franklin cũng ngày càng quan tâm đến các vấn đề công vụ. Ông vạch ra kế hoạch xây dựng một học viện, sau này được tiếp nối và phát triển thành Đại học Pennsylvania và ông cũng sáng lập ra tổ chức “Hiệp hội Khoa học Mỹ” với mục đích giúp các nhà khoa học có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và thảo luận những khám phá của mình. Bản thân ông cũng bắt đầu các thí nghiệm điện cùng một số nghiên cứu khoa học khác trong quãng thời gian hoạt động kinh doanh và chính trị cho đến cuối đời. Vào năm 1748, khi đã có cuộc sống vật chất khá sung túc, ông bán nhà in của mình để có thời gian dành cho việc học; vài năm sau, ông có một khám phá khiến tên tuổi của mình được biết đến trên toàn châu Âu. Trong lĩnh vực chính trị, ông chứng tỏ mình có khả năng trong cả vai trò điều hành lẫn tranh luận, nhưng lý lịch chính trị của ông đã dính nhiều vết nhơ khi dùng quyền lực để nâng đỡ những người họ hàng của mình. Thành tựu chính trị lớn nhất của ông chính là việc cải cách hệ thống bưu điện, nhưng tên tuổi của ông lại chủ yếu được nhắc đến với vai trò như một chính khách thông qua hoạt động ngoại giao giữa các thuộc địa với nước Anh và sau đó là nước Pháp. Năm 1757, ông được cử sang Anh để phản đối ảnh hưởng của gia tộc Penn trong Chính phủ thuộc địa và ông đã ở lại Anh 5 năm, cố gắng thuyết phục người dân và Chính phủ Anh chấp nhận các điều kiện đối với thuộc địa. Trong lần trở về Mỹ, sự kiện Paxton mà ông đóng vai trò danh dự sau đó đã làm ông mất ghế trong Quốc Hội. Tuy nhiên, năm 1764, ông lại được cử đến Anh với tư cách một đại diện của Chính phủ thuộc địa để kiến nghị khôi phục Chính phủ từ tay các địa chủ tư sản. Tại London, ông tích cực phản đối Đạo Luật Tem. Tuy nhiên, ông đã mất rất nhiều lòng tin và sự tín nhiệm vì đã bảo vệ quyền lợi cho văn phòng đại diện một công ty sản xuất tem của người bạn mình tại Mỹ. Ngay cả những nỗ lực mang lại hiệu quả cao của ông nhằm bãi bỏ đạo luật trên cũng không giúp ông khỏi bị ngờ vực. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục những nỗ lực bảo vệ quyền lợi các quốc gia thuộc địa khi rắc rối ngày càng tăng do khủng hoảng từ Phong trào Cách Mạng. Năm 1767, ông đến Pháp và được chào đón long trọng. Nhưng trước khi trở về quê hương vào năm 1775, ông mất chức Bộ Trưởng Bộ Bưu Điện vì dính líu đến việc tiết lộ cho bang Massachusetts lá thư nổi tiếng của Hutchinson và Oliver. Trên đường trở về Philadelphia, ông được chọn làm thành viên Quốc hội Lục Địa và vào năm 1777 ông được cử đến Pháp dưới vai trò đại sứ của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông ở lại Pháp tới năm 1785, như một nhân vật được cộng đồng Pháp yêu thích và với thành công trong những sứ mạng đại diện cho đất nước mình. Cuối cùng, ông trở về quê hương như một người hùng của nước Mỹ độc lập và nhận được vị trí cao chỉ sau Washington. Ông mất ngày 17 tháng 4 năm 1790. Năm chương đầu của cuốn Tự truyện của Benjamin Frankalin được viết ở Anh vào năm 1771, được tiếp tục vào năm 1784-1785 và bắt đầu viết tiếp vào năm 1788, ông giảm xuống chỉ còn những sự kiện diễn ra tới năm 1757. Sau hàng loạt chuyến phiêu lưu phi thường, bản thảo đầu tiên cũng như cuối cùng được John Bigelow in ra và giờ đây được tái bản để ghi nhận giá trị của cuốn sách như một bức tranh về một trong những nhân vật đáng kính nhất thời thuộc địa và là một trong những cuốn tự truyện xuất sắc nhất thế giới.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tự Truyện Benjamin Franklin PDF của tác giả Benjamin Franklin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Món Ngon Hà Nội (Vũ Bằng)
Vào khoảng năm tàn tháng hết, ở miền Nam nước Việt có những buổi tối đìu hiu lạnh như mùa thu đất Bắc. Gió buồn đuổi lá rụng trên hè. Mây bạc nặng nề trôi đi chầm chậm như chia mối buồn của khách thiên lý tương tư. Người xa nhà đột nhiên thấy trống trải trong lòng. Lê bước chân trên những nẻo đường xa lạ, y thấy tiếc nhớ một cái gì không mất hẳn, nhưng không còn thấy. Nhớ vẩn vơ, buồn nhẹ nhẹ. Cái buồn không se sắt, cái nhớ không day dứt, nhưng chính cái buồn và cái nhớ đó mới thực làm cho người ta nhọc mệt, thẫn thờ. Lòng người, cũng như cánh hoa, chóng già đi vì thế. Người ta không nặng lắm về hiện tại, nhưng thiết tha với quá khứ hơn. Một tiếng dế ở chân tường, một ngọn gió vàng heo hắt, hay một tiếng lá đụng cành trâm đều nhắc nhở ta những kỷ niệm xa xôi, dìu dịu. Tìm mua: Món Ngon Hà Nội TiKi Lazada Shopee Ngày xưa, người cung nữ ở trong tiêu phòng lạnh ngắt thấy xe dê thì nhớ đến lúc được quân vương ấp ủ thương yêu. Tiếng con ý nhi gợi lại ở trong lòng người chinh phụ buổi người tráng sĩ "lâm hành". Tại kinh đô Trương Hàn thấy lá ngô rụng giếng thu thì sực nhớ đến rau thuần, cá lư và muốn treo ấn trở về quê cũ. "Gió thu một tiếng bên tai, Thuần, lư sực nhớ đến mùi Giang Nam. Đôi khi cũng mang bệnh nhớ nhung, người viết sách này vào lúc năm tàn hầu hết cũng ưa nghĩ đến một vài kỷ niệm xa xưa. Một chén trà sen do nhà ướp; mấy cái bánh Tô Châu nhấm nháp vào một hôm mát trời; một nồi cơm gạo tám ăn với thịt rim; bát canh cần bốc khói xanh nghi ngút; mấy quả cà Nghệ giòn tan hay mẻ cốm Vòng ăn với chuối tiêu trứng cuốc... tất cả những thứ đó, gợi cho ta một nỗi thèm tiếc mờ mờ, như làm rung động tới những nơi thầm kín nhất của lòng. Những lúc đó ta không thể không liên tưởng tới những ngày dịu ngọt bên cạnh mẹ già, vợ dại dưới cái mái nhà cũ kỹ rêu phong. Ngọn đèn không sáng lóe nhưng đủ soi một cách thân mật vào những mái tóc thân yêu; tiếng ca hát không nhiều nhưng đủ làm cho tim ta ấm áp; mà bữa cơm tuy là thanh đạm, nhưng đủ để cho ta ngon miệng hơn là ăn vây, ăn yến. Đi trong gió lạnh lùng, tôi nhớ đến những buổi sum họp êm đềm, tôi nhớ đến những bữa cơm thân mật, tôi nhớ đến những miếng ngon gia dụng và đêm đêm tôi đã ghi những nhận xét và cảm xúc đó lên trên mặt giấy. Hợp với những bài đã viết trước đây, cuốn sách nhỏ bé này không có tham vọng gì hơn là ghi lại được nỗi buồn nhớ xa xôi và gửi gắm một chút tình cho ai ai, ở Trung, Bắc cũng như Nam, mang nặng trong lòng những biệt ly xứ sở.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Bằng":Món Ngon Hà NộiBốn Mươi Năm Nói LáoMón Lạ Miền NamBóng Ma Nhà Mệ HoátMiếng Ngon Hà NộiNói Có SáchThương Nhớ Mười HaiTruyện Hai NgườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Món Ngon Hà Nội PDF của tác giả Vũ Bằng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Món Ngon Hà Nội (Vũ Bằng)
Vào khoảng năm tàn tháng hết, ở miền Nam nước Việt có những buổi tối đìu hiu lạnh như mùa thu đất Bắc. Gió buồn đuổi lá rụng trên hè. Mây bạc nặng nề trôi đi chầm chậm như chia mối buồn của khách thiên lý tương tư. Người xa nhà đột nhiên thấy trống trải trong lòng. Lê bước chân trên những nẻo đường xa lạ, y thấy tiếc nhớ một cái gì không mất hẳn, nhưng không còn thấy. Nhớ vẩn vơ, buồn nhẹ nhẹ. Cái buồn không se sắt, cái nhớ không day dứt, nhưng chính cái buồn và cái nhớ đó mới thực làm cho người ta nhọc mệt, thẫn thờ. Lòng người, cũng như cánh hoa, chóng già đi vì thế. Người ta không nặng lắm về hiện tại, nhưng thiết tha với quá khứ hơn. Một tiếng dế ở chân tường, một ngọn gió vàng heo hắt, hay một tiếng lá đụng cành trâm đều nhắc nhở ta những kỷ niệm xa xôi, dìu dịu. Tìm mua: Món Ngon Hà Nội TiKi Lazada Shopee Ngày xưa, người cung nữ ở trong tiêu phòng lạnh ngắt thấy xe dê thì nhớ đến lúc được quân vương ấp ủ thương yêu. Tiếng con ý nhi gợi lại ở trong lòng người chinh phụ buổi người tráng sĩ "lâm hành". Tại kinh đô Trương Hàn thấy lá ngô rụng giếng thu thì sực nhớ đến rau thuần, cá lư và muốn treo ấn trở về quê cũ. "Gió thu một tiếng bên tai, Thuần, lư sực nhớ đến mùi Giang Nam. Đôi khi cũng mang bệnh nhớ nhung, người viết sách này vào lúc năm tàn hầu hết cũng ưa nghĩ đến một vài kỷ niệm xa xưa. Một chén trà sen do nhà ướp; mấy cái bánh Tô Châu nhấm nháp vào một hôm mát trời; một nồi cơm gạo tám ăn với thịt rim; bát canh cần bốc khói xanh nghi ngút; mấy quả cà Nghệ giòn tan hay mẻ cốm Vòng ăn với chuối tiêu trứng cuốc... tất cả những thứ đó, gợi cho ta một nỗi thèm tiếc mờ mờ, như làm rung động tới những nơi thầm kín nhất của lòng. Những lúc đó ta không thể không liên tưởng tới những ngày dịu ngọt bên cạnh mẹ già, vợ dại dưới cái mái nhà cũ kỹ rêu phong. Ngọn đèn không sáng lóe nhưng đủ soi một cách thân mật vào những mái tóc thân yêu; tiếng ca hát không nhiều nhưng đủ làm cho tim ta ấm áp; mà bữa cơm tuy là thanh đạm, nhưng đủ để cho ta ngon miệng hơn là ăn vây, ăn yến. Đi trong gió lạnh lùng, tôi nhớ đến những buổi sum họp êm đềm, tôi nhớ đến những bữa cơm thân mật, tôi nhớ đến những miếng ngon gia dụng và đêm đêm tôi đã ghi những nhận xét và cảm xúc đó lên trên mặt giấy. Hợp với những bài đã viết trước đây, cuốn sách nhỏ bé này không có tham vọng gì hơn là ghi lại được nỗi buồn nhớ xa xôi và gửi gắm một chút tình cho ai ai, ở Trung, Bắc cũng như Nam, mang nặng trong lòng những biệt ly xứ sở.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Bằng":Món Ngon Hà NộiBốn Mươi Năm Nói LáoMón Lạ Miền NamBóng Ma Nhà Mệ HoátMiếng Ngon Hà NộiNói Có SáchThương Nhớ Mười HaiTruyện Hai NgườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Món Ngon Hà Nội PDF của tác giả Vũ Bằng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đời Tôi (Bill Clinton)
Bill Clinton - Tổng thống trẻ tuổi thứ 3 trong lịch sử Hoa kỳ. Có lẽ là tổng thống Hoa Kỳ được nhiều người trên thế giới biết đến nhiều nhất. Câu chuyện của Bill Clinton là một câu chuyện điển hình Mỹ mà một người bình thường có thể liên hệ…"Đời tôi - My life Bill Clinton" sẽ dẫn người đọc vào sự hồi tưởng mạnh mẽ về những thành tựu cũng như những thất bại trong thời cầm quyền của ông... " My Life Bill Clinton" thực sự " Cực kỳ cuốn hút...Câu chuyện của Bill Clinton đúng là một câu chuyện điển hình Mỹ mà một người bình thường có thể liên hệ...Những chính trị gia tương lai sẽ thấy đâu là một cuốn sách phải đọc, còn người Mỹ bình thường sẽ đồng cảm với những thăng trầm mà tất cả cúng ta đều trải qua trong đời " ( Báo Châttnooga Times Free Press) " Cuốn sách dẫn người đọc vào sự hồi tưởng mạnh mẽ về những thành tựu cũng như thất bại trong thời cầm quyền của ông...Không một cuốn tự truyện tổng thống nào có thể sống động đến thế...thật khó mà bỏ qua Bill Clinton cũng như những câu chuyện đời đặc biệt của ông" - Báo The Tennessean. Ngay trong ngày phát hành đầu tiên, chỉ riêng tại Mỹ " My life Bill Clinton" đã bán được 400.000 bản. Đây là con số lớn nhất chưa từng có đối với loại sách Phi tiểu thuyết và là con số gấp đôi lượng bản sách Living History của vợ ông - Thượng nghị sỹ Hillary Clinton. Đây chắc chắn là bộ sách về tổng thống hay nhất mọi thời đại Tìm mua: Đời Tôi TiKi Lazada Shopee *** Sau khi cuốn Đời tôi xuất bản vào tháng 6/2004, tôi đi nhiều nơi ở Mỹ và ở nước ngoài để quảng bá cho cuốn sách. Tôi ngỡ ngàng và cảm kích khi biết bao nhiêu người chờ đợi hàng giờ liền, có khi thâu đêm, để chờ tôi ký tặng vào sách của họ, cho đến nay con số này đã lên đến hơn 60 nghìn người. Trong những dịp ký tặng sách, trả lời phỏng vấn cũng như gặp gỡ tình cờ, mọi người đưa ra những quan sát cụ thể và rất đa dạng về những gì họ thu được sau khi đọc câu chuyện của tôi - một bằng chứng nữa cho thấy tất cả chúng ta đều cảm nhận thông tin qua lăng kính của những trải nghiệm, mối quan tâm và nhu cầu của riêng mình. Phần lớn lời bình luận của mọi người thuộc ba loại: họ đồng cảm với chuyện kể thời thơ ấu của tôi ra sao; họ bị tác động bởi một việc làm của tôi trong lúc làm tổng thống như thế nào; và cuốn sách đã tăng sự hiểu biết của họ về chính trị hiện đại và các vấn đề chính sách như thế nào. Tất nhiên, một số kha khá thì đùa tôi về độ dài và sức nặng của cuốn sách. Nhiều người chỉ lịch sự nói rằng họ thích cuốn sách, trong số này gần đây nhất có một nhạc công trẻ trong dàn nhạc của Đại học Florida A&M khi cựu Tổng thống Bush và tôi đi ra sân chào lực lượng vũ trang của chúng ta trong buổi diễn trước trận đấu ở sân Super Bowl. Trong vài tuần đầu tiên sau khi cuốn sách được tung ra, phần lớn mọi người trò chuyện với tôi về thời thơ ấu của tôi và việc đọc phần ấy đã làm họ hồi tưởng lại thời thơ ấu của chính họ như thế nào. Một phụ nữ mà Hillary và tôi gặp ở một hiệu sách bang Colorado và một phóng viên truyền hình châu Âu phỏng vấn tôi đều cởi mở bộc bạch về thời thơ ấu không êm đẹp của họ và nói rằng đọc câu chuyện của tôi đã giúp họ tự hiểu mình hơn, hiểu cả những rắc rối mà họ vẫn phải đối mặt mãi cho đến khi đã trưởng thành. Nhiều bạn đọc trẻ, thường là dân nhập cư hoặc sinh viên nước ngoài, nói rằng họ đọc chuyện của tôi để tìm sự hướng dẫn sao cho chính họ cũng có thể sống giấc mơ của họ. Nhiều người trong các buổi ký tên sách tranh thủ cảm ơn hoặc gửi thư cho tôi cảm ơn về Đạo luật Nghỉ phép у tế và việc gia đình và Y tế, về chế độ trợ cấp học đại học, về cơ hội có việc làm để khỏi phải nhận trợ cấp thất nghiệp, về cơ hội được phục vụ trong AmeriCorps,[2] hoặc những ưu đãi họ có được từ các chính sách kinh tế. Nhiều người đến từ Ireland, Bosnia, Kosovo, Haiti, Mexico, Colombia, Việt Nam, Triều Tiên, Trung Đông và châu Phi cám ơn tôi vì đã cố giúp quê hương họ và vì tôi đã kể ra những cuộc đấu tranh đang diễn ra ở đó. Một nhân viên mật vụ từng phục vụ trong Lực lượng đặc biệt Quân đội Mỹ ở Somalia vào thời kỳ “Black Hawk Down”[3] cảm ơn tôi vì đã giải thích những sai lầm mà tôi và những người khác đã phạm, và vì đã bảo vệ binh sĩ trên chiến trường cũng như chỉ huy của họ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đời Tôi PDF của tác giả Bill Clinton nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.