Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lưỡi (Jo Kyung-Ran)

Jo Kyung Ran đã viết nên một tác phẩm mang nhiều sắc thái của tình yêu có lúc yên bình khi lại vô cùng dữ dội, thông qua "lưỡi" - một hình ảnh trần trụi khiến người ta phải tò mò.

Jo Kyung Ran viết Lưỡi xoay quanh một đầu bếp người Hàn chuyên ẩm thực Ý. Mối tình 7 năm của cô vừa kết thúc, cô dần mất niềm đam mê cho nấu ăn và mất cả vị giác. Tác phẩm như một làn gió mới trong nền văn học Hàn hiện đại khi nó không đặt nặng yếu tố văn hóa quốc gia như thường thấy.

Sách viết theo ngôi thứ nhất, với nhân vật chính kể về nỗ lực cô tiếp tục sống sau tan vỡ tình cảm, niềm đam mê ẩm thực, ký ức tuổi thơ và về cuộc sống đời thường của cô đầu bếp trẻ. Dù không yêu thích nấu ăn nhưng có lẽ bạn vẫn sẽ bị Lưỡi cuốn hút bởi những khía canh khác tình cảm, gia đình, xã hội… được Jo Kyung Ran thể hiện nhiều trong cuốn sách.

Tiểu thuyết Lưỡi vượt ra khỏi ranh giới Hàn Quốc, được cộng đồng độc giả Anh ngữ đánh giá cao.

Những câu văn Jo Kyung Ran miêu tả thực phẩm, quá trình chế biến, phục vụ và thưởng thức đồ ăn thật sự độc đáo, chúng được tác giả sử dụng như ẩn dụ cho tình yêu và đôi lúc là cả tình dục. Nét miêu tả của tác giả biến hóa vô cùng đa dạng từ gợi hình gợi cảm của một trái táo tầm thường: "Táo có hương vị của tự nhiên, của huyền bí, của hình dáng những đám mây và tiếng gió luồn qua kẽ lá, nhưng chính các tăng lữ lại cấm người ta ăn táo. Tất cả là do vị ngọt ngập đầy khoang miệng khi vừa bập răng vào". Tìm mua: Lưỡi TiKi Lazada Shopee

Nhưng ngay lập tức lại khiến người đọc cảm thấy rợn người với cách người ta làm ra một món ăn xa xỉ như gan ngỗng: "Để có gan ngỗng béo, người ta gây sốc điện trên não bộ con ngỗng, thậm chí khoét mắt nó, vậy là con vật chẳng bận tâm điều gì khác ngoài thao tác ăn cặm cụi như máy bất chấp đói no cho đến khi béo xù đủ đem mổ thịt".

Nữ nhà văn cũng nhiều lần đưa đầu mối về nội dung đoạn kết xuyên suốt tập truyện để người đọc giải mã nhưng cho đến chương cuối vẫn là một kết cục bất ngờ.

Jo giữ vững văn phong giàu tính biểu tượng của mình như một tuyên ngôn bất hủ về tình yêu: “Đem lòng yêu cũng giống như xăm chữ lên mu bàn tay. Dù cố sức tẩy xóa thì về sau vẫn còn dấu tích mờ. Bởi vậy cậu phải chắc chắn rằng cậu thực sự muốn thế. Phải chắc chắn rằng cậu đã suy nghĩ kỹ càng”.

Tình yêu còn được Jo lồng ghép vào những món ăn qua cách miêu tả gia vị cũng giàu hình tượng càm cảm xúc. Với cô, lá húng quế là biểu tượng của nỗi buồn, dù điều này có thể khiến các ẩm thực gia phản đối.

Xuyên suốt tác phẩm, nhà văn 45 tuổi đổi giọng văn liên tục để tách biệt suy nghĩ của cô về tình yêu và cuộc sống. Tác giả đưa vào truyện một vụ tự tử - một cái chết buồn - chi tiết hay được Jo đưa vào truyện của mình.

Cô xuất sắc lựa chọn câu chữ thể hiện rõ nét buồn và bất ổn trong tính cách nhân vật chính, qua việc cô đầu bếp xui xẻo thay đổi tâm trạng và nơi ở liên tục. Câu chuyện nhiều tình tiết kết nối, nút thắt, là kiệt tác viết về một tâm hồn trẻ tan vỡ, mất định hướng trước cuộc sống.

Nhưng đôi khi người đọc lại cảm thấy không hài lòng về lối viết văn tự sự chắp nối nhiều câu chuyện của tác giả. Dù cho những ai yêu thích văn chương Hàn đều nhận ra đó là phong cách viết rất được ưa chuộng nhất trong thể loại văn viễn tưởng tại quốc gia này.

Và còn một điều lạ lùng nhất khiến nhiều người đọc thắc mắc sau khi khép cuốn sách lại đó chính là các nhân vật trong Lưỡi ăn uống với tốc độ tia chớp - điều được Jo đưa vào tác phẩm để nhấn mạnh tới chủ đề nỗi ám ảnh.***

Jo Kyung Ran sinh năm 1969 tại Hàn Quốc, tốt nghiệp khoa Sáng tác Học viện Nghệ thuật Seoul, từng tham gia Chương trình Viết văn Quốc tế của Đại học Iowa. Từ khi ra mắt tác phẩm đầu tay vào năm 28 tuổi đến nay, cô đã giành được nhiều giải thưởng văn học, đáng kể nhất là Giải Văn học Dong-in, Giải Nghệ sĩ Trẻ Ngày nay của Bộ Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc…***

Đồng tử to, ánh đen và nâu nhạt. Đôi mắt này từng lấp lánh vì ý chí mạnh mẽ, từng lung linh vì khoái cảm mãnh liệt. Tôi không thể chịu đựng được chúng - đôi mắt đẫm lệ đang phản chiếu dưới đáy nồi đồng, đôi mắt mong chờ một điểu gì từ ai đó mặc dù biết rõ kết quả chỉ là thất vọng mà thôi. Đừng khóc nào, mình không thể khóc được. Tôi nhắm mắt, rồi lại mở ra. Giờ thì ổn rồi. Tôi lật nghiêng cái nồi và treo nó lên móc. Thật may, nước mắt không ứa ra. Tôi chuyển hướng đến cái giá xoay chất đầy dầu mỡ, chọn lấy một chai dầu ô liu nguyên chất và quay lại với chín học viên đã tụ tập ở đây từ bảy giờ tối, trong những trang phục nhăn nhúm lúc cuối ngày.

Chúng tôi đang tập trung ở đây - Bếp Won - giữa lò nướng pizza bằng đá sứ, tủ lạnh, máy rửa bát đĩa, máy pha cà phê, máy xay, máy trộn, máy nghiền thực phẩm, nồi cơm điện, bếp ga. Trên tường, từ cao xuống thấp là nồi đồng và chảo thép không gỉ treo lẩn lượt theo cỡ: to-vừa-nhỏ. Ngoài ra còn ly cốc tách, quạt thông gió, máy nghiền-nén thức ăn thừa, vỉ điện, chạn, chụp hút khói, lò hâm nóng, bàn bếp, ghế đẩu, và một nồi nước sôi sùng sục.

Bà tôi luôn kê một chiếc bàn lớn trong bếp. Cả nhà hay quây quần quanh chiếc bàn gỗ hình chữ nhật đơn giản và mộc mạc như bàn làm việc ấy đến tận khuya mới giải tán. Sau này chuyển lên thành phố ở, Bà vẫn giữ cái bàn, giữa bàn thường đặt giỏ tre đựng hoa quả hoặc rau. Cứ bày nguyên liệu nấu ăn trong tầm mắt như thế, Bà sẽ có hứng chế biến món mới mỗi lần đi ngang qua bàn. Thi thoảng trong giỏ lại xuất hiện khoai lang hoặc khoai tây luộc còn nóng, bốc hơi nghi ngút. Bà là đẩu bếp cừ nhất mà tôi từng biết, nhưng với những nguyên liệu như khoai lang, khoai tây hay bí ngô, Bà lại không làm gì cầu kỳ hơn là luộc hoặc nướng. Chỉ cần rải phô mai lên khi còn nóng hoặc thả vào nước xuýt là có ngay món xúp hay cháo đặc, nhưng Bà không làm thế. Bà nói những món này nên ăn theo cách chân chất, vì mình đang ăn tinh hoa của đất đai. Khi tôi nhận ra câu nói ấy tượng trưng cho đời Bà, cho cuộc sống giản dị và đẹp đẽ của Bà, thì Bà không còn ở bên chúng tôi nữa. Nắng sớm lăn tăn trên những bông hoa lê và hoa táo bên ngoài, chảy vào bếp qua ô cửa trổ hướng Đông, Bà che mắt cho khỏi chói và xì xụp món xúp cải dại.

Bíp. Âm báo hẹn giờ lò nướng.

Tôi rải khoai tây phơi khô, nấm xắt lát dày, lá húng quế và phô mai mozzarella lên khay bột nhào, xong rưới hai thìa dầu ô liu và đút cả vào lò đã bật nóng. Nướng mười lăm phút để phô mai chảy ra và vỏ bột sém màu bắt mắt, thế là có món chính cho buổi hôm nay, pizza-khoai-tây-khô-và-nấm. Hôm nay tôi không nghĩ mình có thể làm mấy món ân vặt để chia cho các học viên hoặc chuyện phiếm về thời tiết trong lúc đợi bánh chín như mọi ngày. Thay vào đó, tôi hướng dẫn họ cách làm khoai tây khô bằng lò sấy ở nhà. Khoai tây phơi khô tự nhiên có hương vị đậm đà hơn khoai tây tươi, nhưng lại là nguyên liệu chuyên dụng đắt đỏ. Vẫn còn mười phút. Tôi thò tay vào cái giỏ trước mặt và nhặt lấy thứ chạm đến đầu tiên. Một quả táo.

- Đa dạng và ngẫu hứng, là hai điều tối quan trọng cẩn ghi nhớ trong khi nấu nướng.

Mọi người đổ dồn mắt vào quả táo tôi đang giơ ngang tầm mắt. Theo giới tăng lữ thời Trung cổ, loại quả này chứa đựng tâm ý của đấng Sáng tạo. Táo có hương vị của tự nhiên, của huyền bí, của hình dáng những đám mây và của tiếng gió luồn qua kẽ lá, nhưng chính các tăng lữ lại cấm người ta ăn táo. Tất cả là do vị ngọt ngập đầy khoang miệng khi vừa bập răng vào. Họ tin rằng vị ngọt đó là một sự cám dỗ, khiến con người chểnh mảng với lời răn dạy của Thượng đế. Rồi khi vị ngọt qua đi, thì nơi đầu lưỡi còn lại toàn chua với gắt. Các tăng lữ cho rằng đó là hương vị của độc dược, của quỷ dữ. Vị ngọt, giôn giốt, chua gắt của táo chính là hương vị làm Eva lạc lối.

- Nếu khống thích nấm, các bạn có thể thay bằng táo. Xắt nó thành những lát mỏng cỡ năm mi-li-mét và nếm trải một sự khác biệt. Khác hắn với vị dìu dịu của nấm, táo hơi ngọt, nhưng độ giòn của nó sẽ khiến bạn thấy mới mẻ.

Giá tôi đang cẩm cà tím chứ không phải táo. Tôi chưa bao giờ làm pizza mà lại dùng táo thay cho nấm. Dối trá! Điều tôi trông chờ ở anh hóa ra lại là sự dối trá ư? Vị thứ nhất của táo, lời dụ dỗ của con rắn, ngọt ngào như mật. Vị thứ hai, tư vị khi bị trục xuất khỏi vườn Địa đàng, thì chua. Khác với trái cây thông thường, táo chín sẽ giòn lên chứ không mềm đi. Tôi rút con dao nhỏ gọt hoa quả từ giá dao mười hai chiếc. Thay vì bổ quả táo làm đôi, tôi bập chéo dao theo hình chữ V, khoét một miếng và thảy nó vào miệng.

Ngày trước, trong căn bếp đầu tiên của mình, tôi đã có đủ mọi thứ, giống như Bà. Nắng, chậu cây, đồng hồ, báo, thư, hoa quả, rau, sữa, phô mai, bánh mì, bơ, các hũ thủy tinh lớn đựng rượu trái cây, các hũ nhỏ hơn đựng gia vị, mùi cơm đẩm ấm và hương thảo ngan ngát. Có cả anh bên tôi.

Để mở trường nấu ăn, chúng tôi bắt đầu tìm một nơi khác có chỗ cho căn bếp rộng hơn. Với các cửa sổ lớn, như yêu cầu của tôi. Tôi không ngó ngàng tới dạng tầng hầm dù chúng thường rộng rãi và giá thuê rẻ như cho. Ý thích về cửa sổ có lẽ bắt nguồn từ những ký ức vể căn bếp của Bà. Tôi cho rẳng mọi thứ vào nhà qua đường bếp, vì thế chúng tôi cần những khung cửa cao đảm bảo được nguồn sáng tốt. Đi du lịch tôi cũng chỉ đến những quán hàng quay mặt ra phố. Chính anh đã tìm được ngôi nhà hai tầng nhiều cửa sổ này. Tôi vô cùng phấn khích, trước cả khi cải tạo xong căn bếp để làm cho nó rộng hơn.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lưỡi PDF của tác giả Jo Kyung-Ran nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cần Vương, Đông Du (Bút Ngữ)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cần Vương, Đông Du PDF của tác giả Bút Ngữ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Căn Phòng Rực Lửa (J. Dickson Carr)
Tác phẩm của ông hoàng mật thất. Ông Miles Despard bị đầu độc chết trong một căn phòng khóa kín. Người ta tìm thấy trong tay có một sợi dây thừng chín gút. Bà phục vụ bếp khai rằng trong đêm ông chết, bà nhìn vào khe cửa thấy trong phòng ông có một người phụ nữ ăn mặc theo lối cổ điển đưa cho ông một cái tách và sau đó biến mất qua... tường. Sau khi chôn cất, người cháu là Mark Despard nghi ngờ ông bác mình bị đầu độc nên tiến hành mở quan tài để kiểm tra. Sau khi hầm mộ đóng kín được cạy lên, quan tài mở nắp mới biết bên trong rỗng không và lại có thêm một sợi dây chín gút.. Vậy là cả 2 sự kiện liên quan đến vụ án đều xảy ra trong phòng kín. Hung thủ là ai khi mà tất cả những người trong nhà đều có chứng cớ ngoại phạm rõ ràng? Huyền thoại kể rằng có những phù thủy chuyên đầu độc người khác để mua vui, họ dù có bị giết chết nhưng sau đó vẫn sống lại. Và một sợi thừng thắt chín gút sẽ khiến cho nạn nhân hoàn toàn tuân theo sự sai khiến của phù thủy. Tìm mua: Căn Phòng Rực Lửa TiKi Lazada Shopee Án mạng lần này, cũng từ bàn tay của một phù thủy tái sinh ư? ***Ngày xưa, có một người đàn ông sống cạnh nghĩa trang... Là phần mở đầu thích hợp cho một câu chuyện. Điều này kể ra cũng phù hợp với Edward Stevens. Dẫu sao, ở kế cận nhà anh ta cũng có một nghĩa trang nho nhỏ và Despard Park thì luôn bị người ta xì xầm về những chuyện ma quái rùng rợn, nhưng điều này chỉ là một khía cạnh không đáng kể của câu chuyện. Trên chuyến tàu sẽ ghé lại ga Broad Street vào lúc 18 giờ 48, Edward Stevens đang ngồi trong toa dành cho những người hút thuốc. Anh ba mươi hai tuổi và giữ một chức vụ khá quan trọng trong công ty Herald and Son, những nhà xuất bản nổi tiếng. Anh mướn một căn hộ ở thành phố và đồng thời là chủ một biệt thự nhỏ ở Crispen, ngưỡng cửa của thành phố Philadelphia, nơi anh về sống hầu hết những ngày nghỉ cuối tuần vì vợ chồng anh rất thích vùng thôn dã. Chính vì thế mà chiều thứ sáu hôm nay, anh đã trở về đó để gặp Marie và mang theo trong chiếc cặp da của anh tập bản thảo mới nhất của Gaudan Cross viết về những vụ án mạng nổi tiếng. Đây là những sự kiện trung thực nhất của chúng. Chẳng một hiện tượng bất thường nào xảy ra trong ngày và Stevens chỉ đơn giản là đang trên đường về nhà, như bất cứ một người hạnh phúc nào, có nghề nghiệp, một người vợ và một lối sống thích hợp. Chuyến xe lửa dừng lại thật đúng giờ ở Broad Street và Stevens chợt nhớ ra rằng mình phải đánh một bức điện khi tàu dừng lại ở Crispen trong bảy phút nữa. Chẳng ai có thể hiểu tại sao Crispen lại không được sáp nhập vào Haverford hay Bryn Mawr, hai thị trấn kề cận với nó. Crispen gồm khoảng nửa chục nóc gia rải rác trên một sườn đồi, nhưng dẫu sao chăng nữa, trong một nghĩa nào đó, đấy cũng là một cộng đồng nho nhỏ. Thật vậy, ở đây có một bưu điện, một hiệu thuốc và có cả một phòng trà - tiệm bánh ngọt, lấp ló sau đám cây phong hùng vĩ, nơi đại lộ King chạy dọc theo Despard Park. Nơi đây cũng còn có một cửa hàng phục vụ mai táng nữa.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Căn Phòng Rực Lửa PDF của tác giả J. Dickson Carr nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Căn Phòng Riêng (Virginia Woolf)
“Một phụ nữ muốn viết văn cần phải có tiền và một căn phòng của riêng mình.” Căn phòng riêng - cuốn tiểu luận của Virginia Woolf, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1929 - đã được khai triển từ luận điểm trên. Một luận điểm mang màu sắc duy vật và đầy khiêu khích. Thẳng thắn, sắc sảo, với một chất hài hước kín đáo, đó là giọng điệu chủ đạo của Căn phòng riêng. Cuốn sách mỏng này được hình thành từ loạt bài thuyết trình của Virginia Woolf tại hai trường Newham College và Girton College, hai trường cao đẳng dành cho phụ nữ tại Đại học Cambridge, xoay quanh chủ đề “Phụ nữ và tiểu thuyết” năm 1928. Vào cái thời phụ nữ muốn vào thư viện của trường đại học cần phải có thư giới thiệu hoặc người có uy tín đi kèm, những luận điểm của Virginia Woolf thực sự có tính chất công phá lớn. Cuốn sách không chỉ mô tả tình thế của các nhà văn nữ ở thời kỳ mà người phụ nữ phải chấp nhận nhiều sự bất bình đẳng xã hội, cũng không đơn thuần làm nhiệm vụ phê bình, đánh giá lại vị trí của các tiểu thuyết gia nữ - những đại diện thường bị xem là bộ phận thứ yếu cấu thành nên diện mạo của nền văn học Anh. Nó đặt ra một câu hỏi then chốt: Liệu các nhà văn nữ có thể sáng tạo nên những tác phẩm tầm vóc như của Shakespeare không? Đó không đơn giản là một câu hỏi có tính chất giả định; nó là một đề nghị thử nhìn nhận lại vai trò, vị trí và năng lực của phụ nữ trong việc sáng tạo nên những giá trị văn hóa của nhân loại. Để làm được điều đó, cần phải thoát khỏi những định kiến vẫn được xem là đương nhiên, tự nhiên đối với người phụ nữ. Căn phòng riêng, bởi tính chất đặt vấn đề quan trọng của nó, đã được xem như là cuốn sách đầu tiên đặt nền móng cho trường phái phê bình nữ quyền luận trong văn học. Rộng hơn, nó được xem là một trong những cuốn sách khơi nguồn cho phong trào nữ quyền, vốn khởi phát từ phương Tây và ngày càng có sức lan tỏa rộng rãi, trở thành một khúc ngoặt văn hóa - khúc ngoặt nữ quyền (teminist turn), có thể nói như vậy - để dùng một thuật ngữ chỉ sự thay đổi động hình nhận thức của con người trong tiến trình tư tưởng. Được manh nha từ cuối thế kỷ XIX - đầu thể kỷ XX tại Anh và Mỹ, nữ quyền luận dấy lên thành trào lưu gây được ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ bắt đầu từ thập niên 60 thế kỷ trước. Nó đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng của người phụ nữ, đòi hỏi mở ra một không gian xã hội rộng lớn hơn để người phụ nữ được can dự, định nghĩa lại về người phụ nữ, giải cấu trúc những biểu tượng định kiến về phụ nữ vốn thống trị nhận thức xã hội… Có thể thấy những chủ đề quan trọng đó của nữ quyền luận đều đã được Virginia Woolf gợi mở trong cuốn sách này. Virginia Woolf được xem là một trong số những “tượng đài” kỳ vĩ của văn học hiện đại chủ nghĩa, bến cạnh tên tuổi của những James Joyce, Marcel Proust, Franz Kafka, William Faulkner… Bằng sự độc đáo và niềm đam mê sáng tạo vô bờ bến, bản thân cuộc đời và sự nghiệp của Virginia Woolf đã trả lời cho câu hỏi về năng lực của người phụ nữ mà cuốn sách Căn phòng riêng đã nêu ra. Nó cho thấy một Virginia Woolf không chỉ táo bạo trong tư tưởng mà còn hết sức phóng khoáng, tự do trong bút pháp khi làm mờ đi ranh giới giữa tiểu luận và hư cấu, triết lý và tự sự. Đây là cuốn sách đầu tiên của Virginia Woolf được dịch sang tiếng Việt, có ý nghĩa như một chỉ dẫn để từ đó độc giả có thâm nhập vào thế giới nghệ thuật phức tạp và nhiều bí ẩn của bà trong các kiệt tác Về phía ngọn hải đăng (To the Lighthouse), Bà Dalloway (Mrs Dalloway), Những con sóng (The Waves), Orlando, Căn phòng của Jacob (Jacob’s Room) mà hy vọng một ngày không xa cũng sẽ được giới thiệu với độc giả Việt Nam. Tìm mua: Căn Phòng Riêng TiKi Lazada Shopee TRẦN NGỌC HIẾUDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Virginia Woolf":Bà DallowayBa Đồng VàngCăn Phòng RiêngTới Ngọn Hải ĐăngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Căn Phòng Riêng PDF của tác giả Virginia Woolf nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Căn Phòng Cấm (R. L. Stine)
R.L. STINE là bút hiệu của Robert Lawrence Stine. Ông sinh ngày 8 tháng 10 năm 1943 tại Columbus (Ohio), là một nhà văn Mỹ, tác giả của hơn 12 truyện khoa học giả tưởng kinh dị dành cho độc giả thuộc lứa tuổi thanh thiếu niên. Những tác phẩm ấy được biết đến nhiều nhất là Goosebumps, Rotten School, Mostly Ghostly, The Nightmare Room và Fear Street. Sách của ông được dịch ra thành 32 sinh ngữ và đã được bán hơn 300 triệu bản trên toàn thế giới. Liên tiếp trong 3 năm từ 1990, nhật báo USA Today đã mệnh danh ông là tác giả có sách bán chạy nhất của Hoa Kỳ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "R. L. Stine":Ai Đã Nằm Trong MộCái Đầu Người KhôCái Máy ĂnCăn Phòng CấmChúng Từ Phương Đông TớiCon Vượn Bơi Trong Bể KínhĐêm Của Bầy RốiHợp Chất Màu Da CamMiếng Bọt Biển Ma QuáiNgáo Ộp Lúc Nửa ĐêmNgôi Nhà CâyNgôi Nhà Của Những Người Tí HonTrò Chơi Trốn TìmXin Đừng ỐmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Căn Phòng Cấm PDF của tác giả R. L. Stine nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.