Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ngục Trung Thư - Đời Cách Mệnh - Phan Bội Châu (Đào Trinh Nhất)

Ngục trung thư là một tác phẩm quan trọng giúp người đọc có thể hiểu được nỗi lòng của nhà ái quốc vĩ đại Phan Bội Châu khi bước vào đường cách mạng. Tác phẩm được viết bằng Hán văn và ghi lại những năm tù đầy ở Quảng châu và hồi ức của cụ Sào Nam từ khi còn là thanh niên cho tới khi Tổng đốc Quảng Đông là Long Tế Quang, bị toàn quyền Pháp mua chuộc, đã tống cụ vào nhà giam vào 1913.

Đào Trinh Nhất tên tự là Quán Chi, gốc Thái Bình, sinh ở Huế 1900, xuất thân từ một gia đình nho học có xu hướng ái quốc nổi danh. Thân phụ là Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ, có lập trường chống Pháp tới chết, thân mẫu là cháu của cử nhân Lương Văn Can trong nhóm Đông kinh nghĩa thục.

Ông nổi tiếng về Nho học lại sang Pháp học về báo chí nên có kiến thức kiêm thông Âu-Á và nhìn xa thấy rộng.

Vào nghề văn bút ông là một ký giả có tiếng từng viết cho Hữu Thanh, Trung bắc chủ nhật, Tri Tân…ngoài Bắc và cộng tác với Đông pháp, Thần chung, Phụ nữ tân văn và Đuốc nhà nam… trong Nam.

Ông còn là một dịch giả với ngòi bút tài hoa và bút pháp phong phú với Liêu trai chí dị và Ngục trung thư. Đào Trinh Nhất cũng viết tiểu thuyết và được hậu thế biết tiếng với những bộ như Cô Tư Hồng và Con quỷ phong lưu… Tìm mua: Ngục Trung Thư - Đời Cách Mệnh - Phan Bội Châu TiKi Lazada Shopee

Đào Trinh Nhất còn được biết là một cây viết quan tâm tới tiền đồ dân tộc qua những tác phẩm giới thiệu về Nhật bản duy tân (Nhật bổn 30 năm duy tân) về nạn khách trú bành trướng ở Nam phần (Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam kỳ), và về lịch sử cận đại như Đông kinh nghĩa thục, Việt Nam Tây thuộc sử…

Ông tạ thế tại Sài gòn vào năm 1951 và cái chết của ông đã khiến độc giả ái mộ, báo chí toàn quốc xúc động và bày tỏ lòng thương cảm.

Ngục trung thư là một tác phẩm quan trọng của cụ Sào Nam cũng như cuốn Tự phán sau này, không những giúp hậu thế tìm hiểu tác giả mà còn là những chi tiết về lịch sử quý giá mà những ai muốn biết thêm về các phong trào Duy tân và Đông du phải đọc.

Ngục trung thư còn có một tác dụng quan trọng khác. Dưới dạng “thư” quen thuộc mà cụ Sào Nam hay dùng như Lưu cầu huyết lệ tân thư, Hải ngoại huyết thư… chúng ghi lại những lời tâm huyết, chân thực của một nhà cách mạng tiền bối gửi cho quốc dân, kêu gọi mọi người thức tỉnh và dấy lên bầu máu nóng giải phóng và xây dựng đất nước.

Bản dịch của Đào Trinh Nhất lấy tên: Đời cách mệnh Phan Bội Châu, do nhà xuất bản Mai Lĩnh, Hà Nội xuất bản năm 1938.***

Tháng 2 năm Tân-hợi, tôi lại qua Xiêm.

Lúc bấy giờ người trong đảng ta kiều-ngụ nương-náu ở nước Xiêm, có bọn các ông Tử Kính, Vĩnh-Long, Ngọ-Sanh và Minh-Chung, rủ nhau chịu khó cày-cấy ruộng-nương, chăn-nuôi gà vịt, để làm kế trử-sức lâu ngày.

Các ông viết thư sang Hương-cảng kêu tôi qua.

Tôi suy-nghĩ muốn bắt-chước Ngũ-Tử-Tư ngày xưa cày ruộng đợi thời, cũng là kế hay, bèn đáp tàu sang Xiêm.

Sang đây, tôi tới ở sở ruộng Bạn-thầm, tắm gió gội sương, dầm mưa trải nắng, cùng mấy anh em thiếu-niên cùng chia sớt đắng cay, hầu cho tiêu bớt nông-nỗi đau-thương, ăn không ngồi rồi.

Tôi sống cái đời nông-phu cực-nhọc trước sau 8 tháng.

Nhưng trong 8 tháng đó, tôi thấy trong mình vui-vẻ thơ-thới lạ lùng. Lúc khát gặp có suối nước thì uống, lúc đói vớ được trái cây thì ăn, cái ngày giờ cảm-khái vô-liêu của tôi lúc nầy, chôn đứt ở trong cảnh sống ăn sương hút gió, kể cũng là một cách sống thú-vị của anh tráng-sĩ đang cơn túng thế cùng đường. Bởi vậy, tôi cho câu chuyện đáng ghi-chép là phải.

Hồi nầy rảnh-rang nhàn-thích, tôi soạn ra được nhiều bài văn quốc-ngữ. Nào truyện Lê Thái-Tổ, nào truyện Trưng nữ-vương. Nào là những khúc hát bài ca cổ-võ tấm lòng yêu nước, yêu nòi, yêu giống. Tôi đem những bài ấy ra dạy cho những người ở trong sở ruộng học thuộc lòng, sớm tối họ thường nghêu-ngao ca hát làm vui. Ấy là tôi muốn gieo hạt giống cách-mạng ở giữa khoảng nước biếc non xanh vậy.

Tháng 10 năm ấy (Tân-hợi, 1911) Phan-quân Bá-Ngọc ở Hương-cảng sang Xiêm, dem cái tin Võ-Xương khởi-nghĩa nói cho tôi nghe. Tôi lấy làm động-tâm hết sức.

Hồi trước tôi còn ở bên Nhật, từng có cơ-hội kết-giao với bọn lãnh-tụ cách-mạng Tàu như Hoàng khắc-Cường, Chương-thái-Viêm. Lại cùng bọn Trương-Kế và chí-sĩ các nước Triều-tiên, Nhật-bản, Ấn-độ và Phi-luật-tân, tổ-chức ra hội « Đồng-Á Đồng-Minh ». Chúng tôi với họ cũng là một hạng người đau lòng mất nước, mong phục nghiệp xưa, tôn-chỉ vốn là tương-hợp. Nay nghe tin quân cách-mạng Trung-hoa dấy lên, khiến tôi có cái cảm-giác « tiếng đồng reo tiếng chuông ứng ».

Nhân đó Bá-Ngọc khuyên tôi nên trở về nước Tàu.

Tôi liền từ-giã sở ruộng ở Xiêm mà đi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đào Trinh Nhất":Bùi Thị XuânCô Tư HồngNgục Trung Thư - Đời Cách Mệnh - Phan Bội ChâuPhan Đình Phùng Nhà Lãnh Đạo 10 Năm Kháng Chiến (1886-1895) Ở Nghệ TĩnhThế Lực Khách Trú Và Vấn Đề Di Dân Vào Nam Kỳ

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngục Trung Thư - Đời Cách Mệnh - Phan Bội Châu PDF của tác giả Đào Trinh Nhất nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Ngang Trái Phủ Tây Hồ (Ngô Văn Phú)
Ngô Văn Phú sinh ngày 8 tháng 4 năm 1937, quê quán xã Nam Viêm, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội (ngành ngữ văn), là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1970). Nhà thơ Ngô Văn Phú vào đời văn khá sớm, ngay từ khi còn là học sinh Trường trung học Hùng Vương, ông đã có thơ in báo. Ông có sở trường về đề tài nông thôn và lịch sử. Ngoài sáng tác ông còn dịch sách. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông về làm biên tập viên báo Văn học, (1961-1963); báo Văn nghệ (1963-1966); biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1972 ông giải ngũ; Từ 1972 đến 1976 phụ trách tổ thơ và tổ văn xuôi, tuần báo Văn nghệ. Từ 1976 đến 1989 là Trưởng ban thơ, Phó giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Hiện là Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Nhà thơ đã nhận Giải thưởng thơ tạp chí Văn nghệ năm 1961, Giải thưởng văn xuôi báo Văn học, Giải thưởng ca dao của báo Văn học 1962, Giải thưởng văn học 5 năm của Hội Văn nghệ Hà Nội (1980-1985), Giải thưởng 5 năm Văn học Hùng Vương của Hội Văn nghệ Vĩnh Phú (1975-1980). • Tác phẩm đã xuất bản: - Về thơ: Tháng năm mùa gặt (1978); Ngọn giáp búp đa (1978); Đi ngang đồi cọ (1986); Cỏ bùa mê (1988); Đừng khóc (1991); Âm thầm (1992); Mặt trái xoan (1986); Mắt mùa thu (1994);.Hoa trắng tình yêu (1995). - Về văn xuôi: Ngõ trúc (1986); Bụi và lốc (1988); Ngôi vua và những chuyện tình (1990); Người đẹp ngậm oan (1990); Nợ đời phải trả (1990); Gươm thần Vạn kiếp (1991); Trần Hoàng làng (1993); Quán trọ giữa đời (1992); Dạo chơi núi Dục Thúy (1993); Ngang trái Phủ Tây Hồ (1993); Giấc mơ hoàng hậu (1994); Đêm rừng (1994); Quá trời (1994); Tuyên Phi họ Đặng (1996); Sao không là tình yêu? (1996).*** Tìm mua: Ngang Trái Phủ Tây Hồ TiKi Lazada Shopee Nguyễn Trãi lại được triệu về kinh đô. Vua Lê vừa mất. Ngài mất đúng năm tuổi bốn chín, còn minh mẫn lắm. Nghe nói, sau khi triệu Lê Sát, Lê Ngân vào, ở bên giường, Lê Thái Tổ dặn dò: - Ta cùng các ông dấy nghĩa ở Lam Sơn. Ta thương mình thương người mà được làm vua, các ông theo ta mà được làm tướng. Lộc trời cho mà không biết… Vua mệt, nghỉ một lúc, nói tiếp: - Nay đất nước đã sạch bóng thù, muôn dân vất vả chưa được hưởng cảnh thái bình là bao nhiêu. Các ông nên giúp rập Vua trẻ mà làm rạng rỡ huân nghiệp của mình… Lê Sát, Lê Ngân dập đầu, lạy tạ lui ra… Vua mệt thiêm thiếp ngủ. Thái giám Đinh Thắng hầu hạ bên cạnh. Ánh đèn chập chờn để Vua ngủ, càng làm cho những người gần vua, phút chót, đều lo sợ… Vua khó qua khỏi được. Đức Vua trở mình. Đinh Thắng vội đến bên giường, vua hỏi: - Nguyễn Trãi đã đến chưa? - Dạ, hình như sắp đến! - Sao lại hình như? - Tâu, quân kỵ đi từ sớm tinh mơ, chắc đến Côn Sơn đã lâu, cũng sắp về rồi… - Lê Sát, Lê Ngân có còn ngồi chờ ngoài ấy không? - Dạ quan đại tư đồ, tư khấu đều về cả rồi… Chợt có người hầu ở phòng ngoài vào báo: - Hàn lâm viện thừa chỉ đã đến! Đinh Thắng thưa: - Tâu Hoàng thượng, Nguyễn Trãi đã về. - Vời vào ngay!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngang Trái Phủ Tây Hồ PDF của tác giả Ngô Văn Phú nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tổng Thống Abraham Lincoln (Trần Thu Phàm)
Tủ Sách Danh Nhân Thế Giới gồm 20 tập có hình thức trình bày giống với truyện ký, sẽ giúp bạn đọc tiếp nhận một cách dễ dàng và thông qua đó có thể tạo được sự ảnh hưởng tích cực nhằm xác định được chí hướng của mình và trở thành người có ích cho tổ quốc, cho xã hội. Trong tủ sách này có Tổng thống, tướng quân, nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà khoa học, nhà văn học... Bạn sẽ được hiểu rõ về cuộc đời và sự nghiệp của một thiên tài về quân sự - Napoléon, một Darwin - cha đẻ của thuyết tiến hóa, một Einstein với thuyết tương đối nổi tiếng... Tác giả bình luận nhân vật một cách công bằng, bạn có thể nhận thức những thành tựu, công lao và rút kinh nghiệm về những sai lầm, thất bại của những danh nhân ấy. Mục lục: Tìm mua: Tổng Thống Abraham Lincoln TiKi Lazada Shopee Lời nói đầu Cuộc sống trong căn nhà gỗ nhỏ Đứa trẻ của đồng bằng lớn Abraham chân thật Cuộc chiến tranh chính nghĩa Vị tổng thống đẵn cọc gỗ Cuộc chiến tranh Nam Bắc nước Mỹ Cứu tinh của nước MỹĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tổng Thống Abraham Lincoln PDF của tác giả Trần Thu Phàm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tổng Thống Abraham Lincoln (Trần Thu Phàm)
Tủ Sách Danh Nhân Thế Giới gồm 20 tập có hình thức trình bày giống với truyện ký, sẽ giúp bạn đọc tiếp nhận một cách dễ dàng và thông qua đó có thể tạo được sự ảnh hưởng tích cực nhằm xác định được chí hướng của mình và trở thành người có ích cho tổ quốc, cho xã hội. Trong tủ sách này có Tổng thống, tướng quân, nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà khoa học, nhà văn học... Bạn sẽ được hiểu rõ về cuộc đời và sự nghiệp của một thiên tài về quân sự - Napoléon, một Darwin - cha đẻ của thuyết tiến hóa, một Einstein với thuyết tương đối nổi tiếng... Tác giả bình luận nhân vật một cách công bằng, bạn có thể nhận thức những thành tựu, công lao và rút kinh nghiệm về những sai lầm, thất bại của những danh nhân ấy. Mục lục: Tìm mua: Tổng Thống Abraham Lincoln TiKi Lazada Shopee Lời nói đầu Cuộc sống trong căn nhà gỗ nhỏ Đứa trẻ của đồng bằng lớn Abraham chân thật Cuộc chiến tranh chính nghĩa Vị tổng thống đẵn cọc gỗ Cuộc chiến tranh Nam Bắc nước Mỹ Cứu tinh của nước MỹĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tổng Thống Abraham Lincoln PDF của tác giả Trần Thu Phàm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vua Duy Tân 1916 (Nguyễn Trương Đàn)
Vua Duy Tân tên là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên là Hoảng, con thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Định, sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý (19 tháng 9 năm 1900). Năm 1907, vua Thành Thái thoái vị, triều đình Huế đưa Hoàng tử Vĩnh San lên ngôi, lấy niên hiệu là Duy Tân lúc mới được 8 tuổi. Vua Duy Tân là vị vua lên ngôi nhỏ tuổi nhất trong 13 vua Nguyễn. Tuy nhiên vua lại là người chững chạc, có khí phách của một bậc đế vương. Cũng như cha mình, vua Duy Tân là người có tư tưởng chống Pháp. Vua đã cùng với Thái Phiên, Trần Cao Vân... vạch định cuộc nổi dậy chống Pháp vào ngày 3 tháng 5 năm 1916. Nhưng âm mưu bại lộ, vua cùng Thái Phiên và Trần Cao Vân trốn ra khỏi Kinh Thành. Ba ngày sau, vua Duy Tân bị Pháp bắt và bị kết tội rồi đày sang đảo Réunion. Vua Duy Tân mất ngày 21 tháng 11 năm Ất Dậu (26-12-1945) trong một tai nạn máy bay khi được 46 tuổi. Vua được an táng tại nghĩa trang Thiên Chúa Giáo M’Baiki, thuộc Cộng Hòa Trung Phi. Ngày 6 tháng 4 năm 1987, vua được cải táng trong khuôn viên của An Lăng (Lăng Dục Đức). Duy Tân có 5 người con (3 trai, 2 gái). Cột mốc: 1900: Nguyễn Phúc Vĩnh San 19 tháng 9 năm 1900, con thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Định Tìm mua: Vua Duy Tân 1916 TiKi Lazada Shopee 1907: Vĩnh San lên ngôi lấy niên hiệu là Duy Tân 1916: Duy Tân cùng cha là vua Thành Thái 1940: Vĩnh San đăng vào bộ binh Pháp dưới quyền của tướng Catroux với cấp bậc binh nhì 1945: Ông được đưa qua phục vụ tại Bộ Tham mưu của Sư đoàn 9 Bộ binh Thuộc địa (9ème DIC) đóng ở Forêt Noire, Đức. 1945: Ông tử nạn khi máy bay rớt gần làng Bassako, thuộc phân khu M'Baiki, Cộng hòa Trung Phi. Tất cả phi hành đoàn đều thiệt mạng, gồm có một thiếu tá hoa tiêu, hai trung úy phụ tá, hai quân nhân (trong đó có cựu hoàng Vĩnh San) và bốn thường dân 1987: Hài cốt của vua Duy Tân được gia đình đưa từ M'Baiki, Trung Phi về Paris làm lễ cầu siêu tại Viện Quốc tế Phật học Vincennes và sau đó đưa về an táng tại An Lăng, Huế, cạnh nơi an nghỉ của vua cha Thành Thái 1992: Tại thành phố Saint-Denis (đảo La Réunion) đã khánh thành một đại lộ mang tên ông: Đại lộ Vĩnh SanĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vua Duy Tân 1916 PDF của tác giả Nguyễn Trương Đàn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.