Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hồi Ký Nghệ Sĩ Kim Cương: Sống Cho Người, Sống Cho Mình (Kim Cương)

Tôi là ai? Không phải bây giờ là một Nghệ sĩ Nhân dân được nhiều người yêu mến, ở giai đoạn cuối đời không còn đứng trên sân khấu tôi mới tự hỏi mình như vậy, mà từ ngày còn thơ bé, vừa đủ trí khôn, tôi cũng đã nhiều lần tự hỏi. Câu hỏi không có lời đáp, nhưng nó đã theo tôi suốt tháng năm dài, luôn dằn vặt tâm trí tôi, lục vấn từ cõi lòng tôi một cách sâu thẳm. Tôi lờ mờ hiểu được rằng tôi là một người bình thường sinh ra trong cõi thế gian này với một số phận đã định sẵn, số phận ấy tôi không biết trước được nó sẽ đưa tôi về đâu, đi tới đâu. Một con đường thênh thang trước mặt hay là những khúc quanh nghiệt ngã của đời mình? Tôi sẽ lớn lên, học hành như bao cô gái khác, có người yêu ở lứa tuổi đẹp nhất một đời người. Rồi lập gia đình với người đàn ông mà mình yêu thương, sinh con đẻ cái, hưởng hạnh phúc hay gánh chịu những đau khổ đời thường? Tất cả những điều này đối với tôi là một khoảng không trắng xóa, không lời giải đáp, nó giống như màn ảnh rộng để chiếu một bộ phim trắng đen của ngày xưa cũ, phim dứt, trả lại cho khung vải trắng treo trên tường một bóng hình vô tận giống như ánh chớp bay qua bầu trời rồi mất tăm.

“ Không ai chọn cửa để sinh ra ”. Cuộc sống vốn vô thường và câu nói này đã bắt đầu cho sự vô thường của đời người. Tôi là một đứa bé có gien nghệ sĩ trong máu và điều này không phải do tôi chọn, nhưng tôi đã từ bên trong cánh cửa này bước ra trước cuộc đời nhọc nhằn và cũng đầy mộng ảo. Nhọc nhằn với những cuộc chạy đua trên sông nước, những bến bờ ghé lại rồi đi. Nhọc nhằn với những chuyến xe bão táp, chở đầy ánh trăng thơ mộng của vinh quang hay ám ảnh hãi hùng. Tôi là ai? Cái tên Kim Cương không phải ngẫu nhiên mà cha mẹ tôi đặt ra để gọi cho đứa con gái đầu lòng vốn có cá tánh của đứa con trai từ khi chập chững biết đi, biết bi bô những tiếng nói đầu đời.

Tôi đã may mắn sinh ra trong một gia đình có truyền thống sân khấu, từ bà nội tôi là cô Ba Ngoạn, chủ rạp Palikao, đến ba tôi là ông bầu Phước Cương, rồi má tôi, nghệ sĩ Bảy Nam, dì tôi là nghệ sĩ Năm Phỉ, người mà nghệ sĩ Ba Vân đã gọi là một thiên tài của sân khấu cải lương Việt Nam. Ba má tôi là đôi nghệ sĩ tài danh trên sân khấu, là đôi vợ chồng rất mực yêu thương nhau trong cuộc đời, nhất là khi cuộc đời đó trải qua những biến động thăng trầm của nghệ thuật cải lương thời kỳ khai mở và trôi theo dòng lịch sử của hai cuộc chiến tranh. “ Sân khấu cũng như cuộc đời ”, ai đã nói câu này tôi không biết nhưng khi sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ, lại là nghệ sĩ tài danh mà theo như cụ Nguyễn Du đã nói cho thân phận Thúy Kiều: “ Chữ tài liền với chữ tai một vần ” thì tôi hiểu hơn ai hết sân khấu không chỉ giống như cuộc đời mà nhiều khi còn cay đắng hơn cả cuộc đời.

Khi nói về gia đình tôi, nghệ sĩ Năm Châu bảo: “ Đối với gia đình lớn của Kim Cương thì Hát không phải là cái Nghề mà là một cái Đạo. ” Suốt đời, tôi đã đi theo cái Đạo ấy. Từ lúc còn trong bụng mẹ, má tôi đã mang tôi lên sân khấu. Khi tôi chào đời được mười tám ngày thì đúng vào lúc đoàn hát của ba tôi về Huế hát chầu nhân ngày sinh nhật nội tổ vua Bảo Đại. Đứa hài nhi mười tám ngày tuổi tên Kim Cương ấy đã làm con của Thị Mầu trong vở Quan Âm Thị Kính trên sân khấu Duyệt Thị Đường trong thành nội. Nên tôi viết hồi ký này cũng là để nhớ ơn những bậc tiền bối trong sân khấu, những người đã yêu thương đùm bọc, dẫn dắt tôi, đưa tôi vào nghề. Đó là các nghệ sĩ Năm Phỉ, Năm Châu, Ba Vân, Phùng Há, Duy Lân, và ba tôi - ông Nguyễn Ngọc Cương, má tôi - Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam. Những người đã chấp nhận bao chông gai trên con đường đến với nghệ thuật để giờ này thế hệ của chúng tôi được đi tới với nghệ thuật trên con đường đầy hoa thơm cỏ lạ, hưởng đầy sự thương yêu quý trọng của mọi người.

Khi bọn bắt cóc bắt đứa con trai lên năm tuổi của tôi, chúng kêu điện thoại đến hăm dọa đủ điều nhưng có một câu nói làm tôi suy nghĩ: “ Bà Kim Cương à, tôi với bà là hai con ốc trong hai bộ máy khác nhau. Cả hai chúng ta đều phải quay theo, không thể ngừng lại được. ” Như vậy, bộ máy của chúng là gì? Còn tôi, tôi là con ốc trong bộ máy nào vậy? Tìm mua: Hồi Ký Nghệ Sĩ Kim Cương: Sống Cho Người, Sống Cho Mình TiKi Lazada Shopee

Hồi mới giải phóng, người ta đồn tôi là “Thượng tá Việt Cộng”. Một dân biểu ra trước Quốc Hội tố rằng: Cộng Sản đã bỏ ra 200 triệu để Kim Cương làm Lá Sầu Riêng, cũng như sau ngày giải phóng chồng tôi đi học tập và đã bị gán cho là người của CIA gài lại. Rồi cũng có người lại cho rằng tôi sống rất buông thả, từng quan hệ tình cảm với nhiều tướng tá chế độ cũ. Những chuyện đó hư thực thế nào không thể nói vài lời mà hết được. Cuộc đời của một con người nào phải đơn giản như thế. Chính vì vậy mà hôm nay tôi muốn thưa chuyện cùng các bạn, có lẽ hơi dài dòng nhưng tôi tin ở tình cảm mà từ lâu nay các bạn đã dành cho tôi, cho những nhân vật tôi đã thể hiện trên sân khấu cũng như cho đoàn kịch nói Kim Cương từng tồn tại trong quá khứ. Tình cảm ấy rất lớn, rất đẹp và cao quý, nó khuyến khích tôi viết hồi ký này. Vì lòng tôi cũng thiết tha yêu mến các bạn, những khán giả của tôi nên tôi muốn đem cả tâm tình của mình, đem chuyện của cả cuộc đời mình ra tâm sự cùng các bạn như một lời tri ân với tất cả những gì tôi đã được hưởng trong suốt cuộc đời.

Tôi được sống một đời nổi trôi từ nhỏ, đã từng nếm đủ vinh quang lẫn nhục nhã, nghèo đói lẫn giàu sang, hạnh phúc và bẽ bàng trong đời thường cũng như trong tình yêu. Tôi cũng may mắn (hay là rủi ro đây) sinh ra và lớn lên trong một đất nước Việt Nam đầy bom đạn lửa khói, từ kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ, chứng kiến những tao loạn từ lúc còn là đứa bé con cho đến ngày thống nhất đất nước. Vì lẽ đó, cuốn hồi ký này có thể xem như một nhân chứng khiêm nhường bên dòng lịch sử vĩ đại của dân tộc, cho dẫu tôi có một chỗ đứng khép nép nào đó trong dòng chảy lớn của cuộc đời.

Cuối cùng, trong khuôn khổ hạn chế của một cuốn hồi ký, dẫu viết nhiều đến đâu cũng không thể nào nói hết tường tận cuộc đời của một con người, nhất là người nghệ sĩ đầy phức tạp như tôi. Vì vậy tôi chỉ hy vọng nhận được sự cảm thông của quý vị.

Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người bạn, người em đã hết lòng ủng hộ và giúp đỡ tôi ghi chép lại thành quyển hồi ký đang có trong tay các bạn. Đó là anh Đào Hiếu, mà tôi rất biết ơn và quý trọng. Đó là những người em hết sức dễ thương đã thu xếp thời gian bận rộn của mình để lắng nghe những câu chuyện lòng của cuộc đời tôi: Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt, nhà văn Võ Diệu Thanh, nhà thơ Ngô Hạnh, em Tạ Nguyễn Tấn Trương, em Thu Thủy, em Trần Thị Nhiễu. Tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam, nhất là hai em Phan Thị Lệ và Phạm Uyên Nguyên đã hết lòng khuyến khích, động viên tôi hoàn thành quyển hồi ký này. Và đặc biệt sau cùng, tôi không thể nào diễn đạt sự biết ơn từ tận đáy lòng đến những khán giả mọi thế hệ, mọi tầng lớp, từ vùng quê đến thành thị, đã luôn tiếp cho tôi ngọn lửa đam mê nghệ thuật từ tình yêu vô cùng tận của các bạn đối với Kim Cương, cho dù tôi đang ở trong hoàn cảnh nào của dòng chảy lịch sử gần 80 năm trôi qua đời tôi.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Nghệ Sĩ Kim Cương: Sống Cho Người, Sống Cho Mình PDF của tác giả Kim Cương nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Singapore Của Tôi: Câu Chuyện Của Một Phụ Nữ Khách Gia (Lý Vỹ Linh)
Singapore của tôi là tập hợp những bài viết của bà Lý Vỹ Linh, con gái duy nhất của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu kiêm bác sĩ chỉ đạo chuyên môn cấp cao về thần kinh nhi tại Viện Khoa học Thần kinh Quốc gia Singapore, đăng trên các báo Straits Times và Sunday Times, gồm những chuyên mục đăng cách tuần trên tờ Sunday Times, những bài viết cho mục Think-Tank, một chuyên mục Op-ed (Ý kiến công luận) của tờ Straits Times, cùng những bài viết ngắn giải đáp về các sự kiện lớn. Độc giả cũng có thể tìm thấy trong sách nhiều bài viết kể những câu chuyện ít người biết về cuộc sống của gia đình danh giá nhất Singapore và những suy tư của Lý Vỹ Linh về giáo dục, y tế và phát triển của Singapore. *** Năm 2006, một phóng viên tờ phỏng vấn về cuộc đời tôi. Thay vì nhận lời, tôi đã Straits Times xin được đề nghị ngược lại, yêu cầu anh ta dành chỗ để tôi viết hai bài về những vấn đề tôi rất mực quan tâm. Thứ nhất, tôi muốn chính phủ cung cấp một nền giáo dục chất lượng cho tất cả trẻ em Singapore lứa tuổi mầm non. Cũng như bây giờ, tôi cảm thấy nếu chúng ta mong muốn giúp đỡ đồng bào thuộc tầng lớp kinh tế xã hội thấp hơn vươn lên, thì việc khởi đầu một nền giáo dục có chất lượng cho trẻ em là con đường hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu này. Thứ hai, tôi muốn chỉ ra sai lầm mà chính phủ và Ban Phát triển Kinh tế phạm phải trong việc khuyến khích nghiên cứu y sinh ở Singapore. Tìm mua: Singapore Của Tôi: Câu Chuyện Của Một Phụ Nữ Khách Gia TiKi Lazada Shopee Cuối cùng, tôi đã phải nói hết lời với ông Tổng biên tập Ban Báo chí tiếng Anh và Mã Lai của tập đoàn Singapore Press Holdings (SPD), nơi quản lý tờ Straits Times, mới được chấp thuận. Sau đó, tôi được mời gia nhập một nhóm cộng tác viên đa phần không phải nhà báo để thay phiên nhau viết cho một chuyên mục hàng tuần có tên gọi là Think-Tank trên trang Ý kiến công luận (Op-ed). Thú thật là lúc đó tôi rất thiếu tự tin và vô cùng bối rối. Tôi không có kinh nghiệm và hoàn toàn chưa sẵn sàng cho một nhiệm vụ công chúng như thế, nhất là khi tôi là tuýp người kín đáo, lặng lẽ. Hơn nữa, bên cạnh tôi lại toàn nhân tài lỗi lạc, những nhân vật có tiếng nói mạnh mẽ trong ngoại giao, tài chính, lịch sử, văn học, triết học, vv… Họ rất già dặn trong việc lấy lòng công chúng. Nhưng tôi cũng đã kiên nhẫn viết được 17 bài ngắn. Bảy năm trước, tờ Sunday Times có mời tôi viết cho một chuyên mục cá nhân và tôi nhận lời. Chuyên mục này xuất hiện hai tuần một lần. Tôi thích chuyên mục này hơn vì không bị kéo vào chung với những nhà tư tưởng và những người định hướng dư luận của chuyên mục Op-ed. Tôi thấy thoải mái dễ chịu hơn và có thể bày tỏ quan điểm của mình tự nhiên hơn, cũng có nghĩa là ít khoa trương hơn. Tôi thích sử dụng văn phong nhẹ nhàng, thỉnh thoảng xen vào bài học cuộc sống hay lời nhận xét. Bất luận thế nào thì tất cả các bài của tôi, dù là viết cho chuyên mục Think-Tank của tờ tuần báo hay cho tờ Sunday Times, cũng đều là trải nghiệm sống chân thực. Mục đích của tôi là thẳng thắn bày tỏ toàn bộ suy nghĩ và cảm tưởng của mình về những vấn đề đang xảy ra hoặc những vấn đề tôi thấy cần lưu ý công chúng. Tôi đã ngạc nhiên khi thấy bài viết của tôi thu hút được bạn đọc. Đầu tiên tôi nghĩ là có lẽ do chúng mang tính nhất quán. Tôi vẫn luôn là một nhà khoa học, tôi không có tài hùng biện và luôn thấy thoải mái nhất với những vấn đề logic và nguyên tắc khoa học. Tôi đồng ý viết chuyên mục cũng chỉ vì muốn tìm một diễn đàn có sẵn để đưa các đề xuất giúp phát triển con người và đất nước. Chính vì thế, tôi vô cùng sửng sốt khi thấy nhiều người thích đọc bài tôi viết, cho dù họ có đồng ý với quan điểm của tôi hay không. Cũng vì phần nào nghĩ thế nên tôi đã đồng ý cho xuất bản cuốn sách này. Tuyển tập này bao gồm tất cả những bài đã đăng trên báo, trừ một bài - điếu văn tưởng nhớ người bạn tốt, cũng là đồng đội của tôi, Tiến sĩ Balaji Sadasivan, một bác sĩ ngoại khoa thần kinh, cũng là Bộ trưởng đặc trách cấp cao phụ trách nhiều Bộ. Để khách quan hơn, tôi muốn một người có trình độ chuyên môn chọn lọc bài giúp tôi và đã hỏi nhờ ông Yap Koon Hong, biên tập viên của tờ báo, làm việc ấy sau khi Tập đoàn SPH đến gặp tôi để nói về dự án này hồi đầu năm nay. Ông ấy đồng ý và tôi rất vui khi ông không chỉ chọn lọc bài viết mà còn sắp xếp lại chủ đề cuốn sách, nghĩa là tập hợp các chuyên mục đã đăng theo chủ đề chứ không theo thứ tự thời gian.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Singapore Của Tôi: Câu Chuyện Của Một Phụ Nữ Khách Gia PDF của tác giả Lý Vỹ Linh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Tình Không Tên (Vũ Thành An)
Vũ Thành An nổi tiếng với 50 Bài không tên, được sáng tác từ năm 1965. Người hâm mộ thường đặt câu hỏi về những "bóng hồng" trong các bài hát của ông, tuy nhiên, nhạc sĩ luôn né tránh. Ở tuổi ngoài 70, nhạc sĩ quyết định chia sẻ câu chuyện phía sau từng ca khúc dưới hình thức thư tình. Lý do, theo ông: “Bây giờ An đã hơn 70 tuổi, cho nên tập sách như quà tặng cuối đời của An gửi đến quý vị yêu nhạc”. Hơn nữa, ông cho rằng thời gian qua có nhiều lời đồn hay giai thoại về mình, có nhiều điều hay và cũng có điều không đúng, vì thế quyển sách này sẽ mang đến “sự thật về con người bình thường của An”. Qua Chuyện tình không tên, người say mê âm nhạc Vũ Thành An sẽ biết được Tình khúc thứ nhất ra đời như thế nào, vì sao ông phổ tiếp bài thơ Em đến thăm anh đêm ba mươi của nhà thơ Nguyễn Đình Toàn - người cùng làm ở Đài phát thanh Sài Gòn với nhạc sĩ lúc bấy giờ..., và nguyên cớ nào mà một loạt 50 bài hát được yêu thích lại lấy tên là Bài không tên.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Tình Không Tên PDF của tác giả Vũ Thành An nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lý Quang Diệu Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới (Allison Graham)
Lý Quang Diệu cuốn sách gồm 10 chương trình bày những viễn kiến thấu đáo của Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới. Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) là một chính khách đặc biệt, độc nhất vô nhị trong nửa thế kỷ qua. Là “cha đẻ” và là nhân vật rất có ảnh hưởng ở Singapore trong hơn năm thập kỷ, ông tiếp quản một thành bang nghèo nàn, tham nhũng để xây dựng thành một quốc gia hiện đại nơi người dân hiện có thu nhập cao hơn cả phần lớn người dân Mỹ. Không chỉ với vai trò một nhà tư tưởng mà còn là người tiên phong hành động, ông rất hiểu vấn đề chuyển đổi. Trong các vấn đề quốc tế, không có bất kỳ nhân vật nào được cả một thế hệ các nhà lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc và thế giới háo hức “săn lùng”, thường xuyên tham khảo ý kiến, và chăm chú lắng nghe bằng “nhà hiền triết” của Singapore. Không chỉ có các cường quốc mà cả những nước nhỏ hơn như Israel, quốc gia luôn phải chú ý tới những xu hướng ở bên ngoài biên giới của mình để bảo đảm sự tồn tại, cũng tìm thấy ở Lý Quang Diệu cả một nguồn viễn kiến và cảm hứng. Từ Nursultan Nazarbayev của Kazakhstan, khi trở thành người đứng đầu của một đất nước mới độc lập vốn chưa từng tồn tại, đến Sheikh Khalifa bin Zayed của các Tiểu vương quốc Ả-rập, đến Paul Kagame của Rwanda, và rất nhiều nhà lãnh đạo khác khi gặp thách thức lớn cũng đã tìm thấy ở Lý Quang Diệu sự hợp tác chiến lược giúp họ tìm cách vượt qua những thách thức quốc tế đó.Mục đích của cuốn sách mỏng này không phải để nhìn lại 50 năm qua với những đóng góp nổi bật của Lý Quang Diệu. Mười chương sách bắt đầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc, vấn đề mà chắc chắn Lý Quang Diệu hiểu rõ hơn bất kỳ nhà quan sát hay nhà phân tích nào ở bên ngoài Trung Quốc. Liệu Trung Quốc có thách thức vị thế của Hoa Kỳ là cường quốc đứng đầu ở châu Á và trên toàn thế giới hay không? Hầu hết các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia đều trả lời câu hỏi trọng tâm này một cách hoang mang và trừu tượng. Bỏ qua những từ ngữ hoa mỹ và thận trọng, Lý Quang Diệu trả lời: “Tất nhiên, nhận thức của người Trung Quốc về vận mệnh là một sức mạnh không cưỡng lại được. Ý định của Trung Quốc là trở thành cường quốc mạnh nhất thế gới - và phải được công nhận với tư cách Trung Quốc, chứ không phải là một thành viên danh dự của phương Tây.” Tiếp đến, là cuộc phỏng vấn về Hoa Kỳ và mối quan hệ Mỹ-Trung, mối quan hệ sẽ định hình chính trị quốc tế trong thế kỷ 21. Giữa hai cường quốc này, ông Lý nhận thấy có sự đối đầu: “Sẽ có sự tranh giành ảnh hưởng. Sự cạnh tranh giữa hai cường quốc là điều không thể tránh khỏi.” Tuy nhiên, ngược với những nhà duy thực bi quan, ông không đánh giá xung đột là điều không thể tránh khỏi nếu các nhà lãnh đạo của hai nước có các quyết định hợp lý. Các chương sách tiếp theo nói đến Ấn Độ, chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, địa chính trị, toàn cầu hóa, dân chủ, và các chủ đề khác. Mỗi chương đều mở đầu với các câu hỏi then chốt và sau đó đưa ra một tóm tắt ngắn gọn các câu trả lời của Lý Quang Diệu. Nhiều câu trả lời trong số này sẽ gây tranh cãi vì bẩm sinh Lý Quang Diệu luôn thúc đẩy thực hiện “sự chính xác chính trị” và không bao giờ e ngại tranh luận. Tìm mua: Lý Quang Diệu Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới TiKi Lazada Shopee Cuốn sách để lại cho người đọc nhiều suy nghỉ, những ai hy vọng nhanh chóng bứt phá thông qua quyển sách này sẽ nhận thấy chính họ phải bỏ ra nhiều thời gian hơn họ mong đợi. Những lời nói của Lý Quang Diệu buộc họ phải dừng lại và suy nghĩ về những nhận định của ông ấy, nhưng điều họ thấy kinh ngạc, thậm chí gây nhiễu loạn, nhưng lại luôn có khả năng soi rọi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lý Quang Diệu Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới PDF của tác giả Allison Graham nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lý Quang Diệu Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới (Allison Graham)
Lý Quang Diệu cuốn sách gồm 10 chương trình bày những viễn kiến thấu đáo của Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới. Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) là một chính khách đặc biệt, độc nhất vô nhị trong nửa thế kỷ qua. Là “cha đẻ” và là nhân vật rất có ảnh hưởng ở Singapore trong hơn năm thập kỷ, ông tiếp quản một thành bang nghèo nàn, tham nhũng để xây dựng thành một quốc gia hiện đại nơi người dân hiện có thu nhập cao hơn cả phần lớn người dân Mỹ. Không chỉ với vai trò một nhà tư tưởng mà còn là người tiên phong hành động, ông rất hiểu vấn đề chuyển đổi. Trong các vấn đề quốc tế, không có bất kỳ nhân vật nào được cả một thế hệ các nhà lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc và thế giới háo hức “săn lùng”, thường xuyên tham khảo ý kiến, và chăm chú lắng nghe bằng “nhà hiền triết” của Singapore. Không chỉ có các cường quốc mà cả những nước nhỏ hơn như Israel, quốc gia luôn phải chú ý tới những xu hướng ở bên ngoài biên giới của mình để bảo đảm sự tồn tại, cũng tìm thấy ở Lý Quang Diệu cả một nguồn viễn kiến và cảm hứng. Từ Nursultan Nazarbayev của Kazakhstan, khi trở thành người đứng đầu của một đất nước mới độc lập vốn chưa từng tồn tại, đến Sheikh Khalifa bin Zayed của các Tiểu vương quốc Ả-rập, đến Paul Kagame của Rwanda, và rất nhiều nhà lãnh đạo khác khi gặp thách thức lớn cũng đã tìm thấy ở Lý Quang Diệu sự hợp tác chiến lược giúp họ tìm cách vượt qua những thách thức quốc tế đó.Mục đích của cuốn sách mỏng này không phải để nhìn lại 50 năm qua với những đóng góp nổi bật của Lý Quang Diệu. Mười chương sách bắt đầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc, vấn đề mà chắc chắn Lý Quang Diệu hiểu rõ hơn bất kỳ nhà quan sát hay nhà phân tích nào ở bên ngoài Trung Quốc. Liệu Trung Quốc có thách thức vị thế của Hoa Kỳ là cường quốc đứng đầu ở châu Á và trên toàn thế giới hay không? Hầu hết các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia đều trả lời câu hỏi trọng tâm này một cách hoang mang và trừu tượng. Bỏ qua những từ ngữ hoa mỹ và thận trọng, Lý Quang Diệu trả lời: “Tất nhiên, nhận thức của người Trung Quốc về vận mệnh là một sức mạnh không cưỡng lại được. Ý định của Trung Quốc là trở thành cường quốc mạnh nhất thế gới - và phải được công nhận với tư cách Trung Quốc, chứ không phải là một thành viên danh dự của phương Tây.” Tiếp đến, là cuộc phỏng vấn về Hoa Kỳ và mối quan hệ Mỹ-Trung, mối quan hệ sẽ định hình chính trị quốc tế trong thế kỷ 21. Giữa hai cường quốc này, ông Lý nhận thấy có sự đối đầu: “Sẽ có sự tranh giành ảnh hưởng. Sự cạnh tranh giữa hai cường quốc là điều không thể tránh khỏi.” Tuy nhiên, ngược với những nhà duy thực bi quan, ông không đánh giá xung đột là điều không thể tránh khỏi nếu các nhà lãnh đạo của hai nước có các quyết định hợp lý. Các chương sách tiếp theo nói đến Ấn Độ, chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, địa chính trị, toàn cầu hóa, dân chủ, và các chủ đề khác. Mỗi chương đều mở đầu với các câu hỏi then chốt và sau đó đưa ra một tóm tắt ngắn gọn các câu trả lời của Lý Quang Diệu. Nhiều câu trả lời trong số này sẽ gây tranh cãi vì bẩm sinh Lý Quang Diệu luôn thúc đẩy thực hiện “sự chính xác chính trị” và không bao giờ e ngại tranh luận. Tìm mua: Lý Quang Diệu Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới TiKi Lazada Shopee Cuốn sách để lại cho người đọc nhiều suy nghỉ, những ai hy vọng nhanh chóng bứt phá thông qua quyển sách này sẽ nhận thấy chính họ phải bỏ ra nhiều thời gian hơn họ mong đợi. Những lời nói của Lý Quang Diệu buộc họ phải dừng lại và suy nghĩ về những nhận định của ông ấy, nhưng điều họ thấy kinh ngạc, thậm chí gây nhiễu loạn, nhưng lại luôn có khả năng soi rọi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lý Quang Diệu Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới PDF của tác giả Allison Graham nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.