Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ánh Sáng Trên Đường Đạo (Mabel Collins)

LỜI GIỚI THIỆU

Kỳ xuất bản cuốn sách này lần thứ nhất, phát hành năm 1885 trên trang đề tựa được miêu tả như sau: “Một luận văn dành riêng cho những ai chưa hiểu biết về Minh Triết Đông Phương và muốn hấp thu ảnh hưởng của nó”. Nhưng chính cuốn sách này lại mở đầu như sau: “Những quy luật này được viết ra dành cho tất cả các hàng đệ tử“. Dĩ nhiên lời miêu tả sau thì rõ ràng và đúng hơn là trong đoạn lược sử của cuốn sách.

Bản nguyên tác của sách hiện nay là do Chân Sư Hilarion đọc cho bà Mabel Collins viết khi bà đang ở trong trạng thái thụ động như một đồng tử. Bà là một mệnh phụ rất quen thuộc trong giới Minh Triết Thiêng Liêng. Bà đã từng cộng tác với bà Blavatsky trong việc làm chủ bút tờ báo Lucifer. Chân Sư Hilarion nhận được bản nội dung cuốn sách này do chính tự tay Sư Phụ của Ngài tức là Đấng

Cao Cả mà các sinh viên Minh Triết Thiêng Liêng một đôi khi gọi là Đức Vénetian, nhưng Đức Vénetian cũng chỉ soạn thảo một phần của sách mà thôi. Sách này đã trải qua ba giai đoạn mà chúng ta sẽ lần lượt ghi nhận sau đây.

Mãi cho đến bây giờ, tác phẩm này chỉ là một cuốn sách nhỏ, nhưng khi chúng tôi thấy nó lần đầu tiên thì nó còn nhỏ hơn bây giờ. Đó là một cuốn sách viết tay trên những tờ lá gồi, cũ xưa đến đỗi ta không đoán tuổi nó được. Sách này cũ đến nỗi ngay trước Thiên Chúa giáng sinh, người ta đã quên tên tác giả và ngày phát hành sách, nguồn gốc sách đã bị quên lảng trong những đám mây mờ của thời tiền sử xa xôi. Sách gồm mười tờ lá gồi và trên mỗi tờ chỉ có ba hàng chữ viết. Vì là một cuốn sách viết tay trên lá gồi như thế, chữ được viết theo dọc tờ giấy, từ trên xuống dưới (như chữ nho) chứ không viết xuyên ngang trang giấy từ trái sang phải như ta thường viết bây giờ. Mỗi hàng chữ là một câu châm ngôn ngắn, đầy đủ ý nghĩa. Tìm mua: Ánh Sáng Trên Đường Đạo TiKi Lazada Shopee

Để cho ba mươi hàng chữ này được trình bày rõ ràng minh bạch, trong bản in mà quý bạn đang đọc, chúng được in bằng kiểu chữ lớn hơn và nghiêng. Trong nguyên bản, có những câu châm ngôn được viết theo lối chữ Bắc Phạn cổ xưa.

Chân Sư Vénetian đã dịch sách này từ tiếng Bắc Phạn ra tiếng Hy Lạp để các môn đệ của Ngài thuộc môn phái Alexandria đọc. Trong một kiếp, Chân Sư Hilarion đã là một môn đệ đó, mang tên là Iamblichus. Không những Đức Vénetian dịch các câu châm ngôn, Ngài còn thêm vào đó những lời giảng nghĩa cần được đọc cùng với bản nguyên tác.

Thí dụ, nếu nhận xét về ba câu châm ngôn đầu tiên, ta thấy đoạn văn đầu số 4 (kế tiếp) rõ ràng là dụng ý làm lời bình luận cho 3 câu trên, vì vậy, ta phải đọc như sau:

“Ngươi hãy tiêu diệt lòng tham vọng, nhưng hãy làm việc như những kẻ lòng đầy tham vọng.

Ngươi hãy tiêu diệt lòng ham sống, nhưng hãy tôn trọng sự sống như những kẻ đầy lòng ham sống.

Ngươi hãy tiêu diệt lòng ham muốn sự tiện nghi, nhưng hãy sung sướng như những kẻ chỉ sống để hưởng lạc thú.”

Tất cả những lời giảng giải và bàn rộng của Chân Sư Vénetian được in bằng chữ thường. Những lời này (cùng với bản nguyên tác của các câu châm ngôn) làm thành cuốn sách đã được phát hành lần đầu, năm 1885, vì Chân Sư Hilarion dịch sách từ tiếng Hy Lạp ra tiếng Anh nên mới có bản dịch như ngày nay. Khi sách vừa được in xong, Ngài lại thêm vào đó những câu chú giải riêng của Ngài rất có giá trị. Trong kỳ xuất bản thứ nhất, những lời chú giải này được in trên những trang giấy rời, phía sau phết keo để dán lên đoạn đầu hay đoạn cuối sách vừa được in xong.

Trong bản in mà quý bạn đang đọc đây, những lời chú giải được xếp đặt vào chỗ thích hợp, nhưng chữ được in nghiêng và có in chữ chú giải ở phía trước mỗi lời chú giải.

Trong mỗi kỳ tái bản về sau, người ta thêm vào đó những chương với lời đề tựa “Bình Luận” và theo tôi hiểu thì bà M.C. đã nghĩ rằng chính Chân Sư Hilarion đã cảm hứng bà, giống như khi bà viết nội dung sách đó. Tuy nhiên không phải đúng vậy đâu, vì bất cứ ai chịu khó đọc những lời bình luận ấy cũng sẽ nhận thấy rõ rằng tác giả thuộc về một môn phái Huyền Bí Học hoàn toàn khác biệt với môn phái các Chân Sư của chúng ta.

Bài luận văn ngắn và viết rất hay về “Nhân Quả” cũng do Chân Sư Vénetian viết và được thêm vào kỳ xuất bản đầu tiên của cuốn sách này (1).

Cuốn là bài thứ nhất trong số ba bài luận văn hằng giữ một vị trí độc đáo trong văn chương Minh Triết Thiêng Liêng, đó là những lời chỉ dạy mà những vị đã đi trên Đường Đạo ban ra cho những kẻ muốn noi theo con đường đó. Tôi nhớ ông Subba Row, đã quá cố, có một lần nói với chúng tôi rằng những quy luật này có nhiều mức độ ý nghĩa khác nhau. Ông nói rằng ta có thể học đi học lại những quy luật ấy như những lời chỉ đạo thích hợp cho mọi trình độ cao thấp khác nhau.

Trước hết, chúng thích hợp với kẻ chí nguyện đang đi trên con Đường Nhập Môn, rồi kẻ nào đã thật sự bước vào Con Đường Thánh Đạo lần thứ Nhất, cũng học lại những quy luật này một lần nữa nhưng ở một trình độ cao hơn. Người ta nói rằng sau khi đắc quả Chơn Tiên và đang tiến đến những quả vị cao hơn, hành giả vẫn có thể học lại những quy luật trên thêm một lần nữa, các quy luật này vẫn được coi như là những lời chỉ đạo với một ý nghĩa cao hơn. Theo cách đó, đối với những ai đã hiểu được trọn vẹn ý nghĩa thần bí của cuốn sách này thì sách sẽ đưa họ đi xa hơn là với bất cứ cuốn sách nào khác.

Rồi đến cuốn “Tiếng Nói Vô Thinh” do chính bà Blavatsky ghi chép lại cho chúng ta; thực ra sách này ghi chép lại ba bài thuyết pháp của Đức Aryasanga, Vị Đại Giáo Chủ (mà hiện nay chúng ta được biết là Chân Sư Kỳ xuất bản chữ Việt đầu tiên này nó không được in ra.

Djwal Kul; sau này ba bài thuyết pháp đó được đệ tử của Ngài là Alcyone nhớ và chép lại trên giấy. Sách này ghi những lời chỉ đạo khiến ta tiến đến quả vị một vị La Hán.

Trên nhiều phương diện, sách được soạn thảo hoàn toàn khác với quan điểm của Chân Sư Hilarion. Thật vậy, nếu người sinh viên cần mẫn so sánh những điểm giống nhau và khác nhau trong hai cuốn sách thì đó ắt hẳn là một công việc rất hứng thú.

Cuốn thứ ba trong loại sách hướng dẫn ta trên Đường Đạo mới vừa được Alcyone đưa ra; Alcyone chính là vị đã ghi chép giùm chúng ta các bài thuyết pháp của Đức Aryasanga. Trong cuốn “Dưới Chân Thầy“, Alcyone nhắc lại cho ta nghe những lời giáo huấn mà Chân Sư Kuthumi mang ra dạy Alcyone với mục đích chuẩn bị cho ông được Điểm Đạo lần thứ Nhất. vì vậy, phạm vi cuốn sách này nhỏ hẹp hơn các cuốn khác, nhưng nó lại có ưu điểm là vô cùng rõ ràng và giản dị vì những lời giáo huấn trong sách phải làm sao cho một trí óc hồng trần rất non nớt có thể thông hiểu được.

Cuốn sách viết tay bằng tiếng Bắc Phạn tối cổ, là nguồn cội xuất xứ của cuốn “” cũng được dịch ra tiếng Ai Cập, và nhiều lời giải nghĩa của Chân Sư Vénetian có các âm thanh giáo lý của Ai Cập hơn là âm thanh giáo lý Ấn Độ. Dù Ai Cập hay Ấn Độ, thật là không còn có viên ngọc báu nào quý giá hơn tác phẩm này trong văn chương Minh Triết Thiêng Liêng của chúng ta - không còn cuốn sách nào khác có thể đền bù xứng đáng công phu học hỏi tỉ mỉ và cần mẫn nhất của chúng ta.

Nhưng xin hãy đọc đoạn văn trích trong lời nói đầu của cuốn “Dưới Chân Thầy“:

“Thật là chưa đủ chút nào nếu ta chỉ nói suông rằng những lời dạy bảo này thật đúng chân lý và tốt đẹp: ai muốn thành công thì phải thực hành và tuân theo đúng những lời chỉ dạy. Một người sắp chết đói mà chỉ nhìn đồ ăn và nói suông rằng: Đồ ăn ngon quá! thì người ấy có no bụng được đâu. Người ấy phải thò tay gắp lấy mà ăn. Cũng giống như thế, thật là chưa đủ chút nào nếu các bạn chỉ nghe thấy lời Chân Sư dạy mà thôi; các bạn phải thực hành điều Ngài dạy, phải theo dõi từng tiếng nói, phải nhận xét từng dấu hiệu bóng gió xa xôi. Nếu các bạn bỏ qua một dấu hiệu hay một tiếng nói thì dấu hiệu hay tiếng nói này sẽ mất đi mãi mãi vì Chân Sư không bao giờ nói hai lần.”

Được soạn thảo với mục đích rõ rệt là thúc đẩy sự tiến hóa của những kẻ đang đi trên Đường Đạo, các cuốn sách này đưa ra những lý tưởng mà người thế gian ít khi được chuẩn bị để có thể chấp nhận chúng. Con người chỉ thật sự hiểu được các lời giáo huấn nếu người đó áp dụng chúng trong đời sống. Nếu không thực hành những lời giáo huấn này, người đó không sao hiểu được cuốn sách này và sẽ nghĩ rằng đây là một cuốn sách vô ích và không thực tế.

Nhưng nếu các bạn thành thực cố gắng để sống theo sách này thì ánh sáng sẽ chiếu rọi vào sách ngay. Chúng ta chỉ có thể thưởng thức viên ngọc báu vô giá này theo cách đó mà thôi.

C.W. LEADBEATER

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ánh Sáng Trên Đường Đạo PDF của tác giả Mabel Collins nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đạo - Con Đường Không Lối (Osho)
LỜI NGƯỜI DỊCH sho không viết sách, sách của ông là tập hợp những bài nói chuyện ngẫu hứng về nhiều đề tài tâm linh phong phú do môn đệ của ông biên tập lại từ băng ghi âm, ghi hình. Khi dịch sách Osho, trong khả năng của mình, chúng tôi cố gắng giữ đúng giọng văn và lối nói của tác giả bởi chính Osho cũng đã có ý kiến về việc dịch sách của ông. Mới hôm kia tôi nhận được bức thư ngắn của Arup, nói rằng Sarjano đang dịch sách của tôi sang tiếng Ý; nhưng ông ấy thay đổi nhiều chỗ. Ông ấy bỏ đi vài chỗ, ông ấy thêm vào vài chỗ theo hiểu biết của ông ấy. Tất nhiên ông ấy đang cố làm việc tốt, ý định của ông ấy tốt! Ông ấy muốn làm cho nó logic hơn, trí tuệ hơn, tinh vi hơn. Còn tôi lại là kiểu người hơi hoang dã! Ông ấy muốn tỉa tót tôi chỗ này chỗ nọ. Bạn nhìn râu tôi này! Nếu Sarjano được phép, ông ấy sẽ tỉa nó cho giống Nikolai Lenin, nhưng thế thì nó sẽ không còn là râu tôi nữa. Ông ấy đang cố làm nó hấp dẫn hơn. Không nghi ngờ gì về ý định của ông ấy, song đấy lại là những ý định luôn có tính phá hoại. Khi được báo về lời nhắn của tôi là ông ấy phải làm hệt như nó vốn thế: “Đừng cố cải thiện. Nó như thế nào cứ để như thế nấy. Thô thiển, hoang dã, phi logic, nghịch lí, mâu thuẫn, lặp đi lặp lại, bất luận nó như thế nào cứ để như thế nấy!”. Thật khó khăn cho ông ấy. Ông ấy bảo: “Thế thì tôi sẽ không dịch nữa. Thà tôi đi dọn vệ sinh còn hơn”. Tìm mua: Đạo - Con Đường Không Lối TiKi Lazada Shopee - Trích từ Osho - Đạo: Cánh cổng vàng. Trong quá trình dịch thuật không tránh khỏi còn có những sai sót, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý độc giả. - Phạm Ngọc ThạchDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đạo - Con Đường Không Lối PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Các Tông Phái Đạo Phật (Đoàn Trung Còn)
LỜI NÓI ĐẦU Đạo Phật từ khi đức Phật tổ lập giáo đến nay, đã hơn hai ngàn năm trăm năm, vốn vẫn là một đạo duy nhất. Song hoàn cảnh xã hội và con người ở khắp trên hoàn cầu là khác nhau. Vì trên đường đời, nhân loại tiến hóa không giống nhau. Kẻ thông minh sáng suốt, người mê muội tối tăm; kẻ thong dong nhàn nhã, người vướng bận nhọc nhằn; kẻ đã từng học lý xem kinh, người vừa mới nghe văn tầm sách; có kẻ mới học mà thông, lại có người học suốt đời vẫn dốt… Bởi thế cho nên các bậc hiền thánh đều tùy phương tiện mà độ thế, cứu người. Chính đức Phật tổ từ thuở xưa cũng đã làm như vậy. Tùy thuận nơi những người đến nghe trong pháp hội, ngài thuyết dạy giáo pháp phù hợp. Hoặc giảng rộng lý lẽ, hoặc dẫn chuyện tích xưa, hoặc bày ra giới luật. Có khi nói xa, có lúc nói gần, có khi chỉ thẳng, có lúc dùng ẩn dụ... Ngài dùng đủ cách như thế, cốt yếu cũng chỉ là muốn giúp cho chúng sanh đạt hiểu chân lý. Với hàng đệ tử xuất thân quí tộc nhưng dốc lòng tinh tấn, ngài dạy theo một cách. Với bậc vua quan còn tham đắm lợi danh, ngài lại dạy theo một cách khác. Với hàng thương gia rộng lòng bố thí, ngài dạy theo một cách. Với kẻ trung tín thành tâm, ngài lại dạy theo một cách khác hơn nữa. Cách sử dụng ngôn ngữ của ngài biến hóa rất tuyệt diệu, phi thường. Trong kinh vẫn thường nói có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn, cũng không ngồi ý này. Tìm mua: Các Tông Phái Đạo Phật TiKi Lazada Shopee Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, các vị đại đệ tử mới ghi chép lại những lời thuyết dạy của ngài thành ba tạng kinh điển. Đó là tạng Kinh, tạng Luật và tạng Luận. Trong đó có đủ các mức độ thuyết dạy cao thấp, nhanh chậm khác nhau. Nói khái quát trong ba tạng ấy, mỗi tạng đều có phần chủ đích riêng biệt, mà dung hợp với nhau cùng nhắm đến việc giúp người tu hành mau đạt đến chỗ giải thốt khổ não. Tạng Kinh giúp người hiểu rõ những lý lẽ, quy luật trong cuộc sống, mà quan trọng, nền tảng hơn hết là lý nhân quả, nhân duyên; từ những câu kinh rất đơn sơ giản lược, cho đến những bộ kinh đồ sộ rất cao siêu, thâm áo cũng đều có đủ. Tạng Luật giúp người kiềm chế tự thân, xa điều ác, gần điều thiện, cho đến được trong sạch cả thể xác lẫn tinh thần. Tạng Luận giải rõ những chỗ nghi ngờ ngăn trở trên đường tu tập, giúp người ta vững đức tin mà vượt qua khó khăn không nghi ngại. Dẫu là người tu ở trình độ nào, tu theo pháp môn gì, cũng không thể thiếu đi một trong ba yếu tố ấy. Dần dần về sau, các bậc thánh hiền qua từng thời đại mới luận giải rộng thêm để dễ dàng hơn cho sự tiếp nhận của người đời. Kinh sách dù không thay đổi, nhưng nghĩa lý ngày càng diễn giải rộng thêm. Lại tùy theo sự khế hợp căn cơ mà phân ra làm Đại thừa và Tiểu thừa. Người thích hợp với giáo lý nào thì chọn theo tông phái ấy. Nói chung vẫn không ngồi mục đích thốt khổ, được vui. Người tu dẫu theo Đại thừa hay Tiểu thừa, nếu đạt đến chỗ rốt ráo cũng đều được lợi mình, lợi người. Nhưng vì cũng có người không nắm được yếu chỉ tông môn, chấp giữ đến chỗ cực đoan nên sinh ra lầm lạc. Bởi vậy lại có thêm giáo lý Trung thừa để uốn nắn sai lầm này. Đạo Phật, nói đơn giản, giống như một tấm bản đồ chỉ đường đi. Dù là cùng muốn đến một nơi, nhưng người ta có thể xem trong ấy mà chọn những lối đi khác nhau. Có đường rẽ về bên này, có đường rẽ sang bên nọ... nhưng tựu trung đều dẫn người ta về đến đích. Những con đường, những lối đi khác nhau đó chính là tượng trưng cho các tông phái khác nhau. Dù chia ra nhiều tông phái, chung quy cũng là để tiếp dẫn đưa người đến chỗ giải thốt rốt ráo mà thôi. Tùy nơi căn tánh của mỗi chúng sanh, ai thích hợp với lối tu nào, với tông phái nào, thì chọn theo tông phái ấy. Kết quả cũng đều là nhắm đến sự an lạc và giải thốt. Muốn dễ hiểu hơn, ta hãy so sánh các tông phái của đạo Phật với những con đường đưa lên núi. Dầu theo con đường nào, lâu hay mau, khó hay dễ, đi thẳng hoặc đi vòng, cuối cùng cũng đều lên đến đỉnh cao của ngọn núi. Nghĩa là, dù tu theo tông phái nào mà dốc lòng, tận lực, thì cũng đều có thể đạt đến chỗ giải thốt rốt ráo cả. Người ta cũng so sánh những tông phái với các thứ hoa. Tuy là nhiều hương thơm, lắm sắc đẹp, đều là mọc lên từ khu vườn đạo Phật. Các tông phái dù khác nhau cũng không ra ngồi đạo Phật. Tông phái nào cũng nhắm đến cảnh giới Niết-bàn, giải thốt. Dù là Tiểu thừa, Trung thừa hay Đại thừa, nếu người tu hết lòng chuyên cần thì chắc chắn sẽ gặt hái được kết quả tốt lành.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đoàn Trung Còn":Các Tông Phái Đạo PhậtKinh Duy Ma CậtKinh A Di ĐàTruyện Phật Thích CaĐường Về Cõi Phật - Xứ Phật Huyền BíĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Các Tông Phái Đạo Phật PDF của tác giả Đoàn Trung Còn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bí Ẩn Tông Đồ Thứ 13 (Michel Benoît)
Giới thiệu: Cùng bạn mình là cha Andrei, người bị ám sát trên một chuyến tàu từ Rome đi Paris, cha Nil đã phát hiện ra một bí mật động trời về thân thế Jesus, một bí mật hẳn sẽ khiến cả phương Tây lẫn bất cứ quốc gia nào thờ phụng Jesus cũng đều phải chao đảo. Trước mối nguy tiềm tàng ấy, không chỉ Rome mà cả Jerusalem và Mecca cùng lao vào cuộc đua vây dồn ông, và không loại thủ đoạn nào không được viện tới... Bí ẩn tông đồ thứ mười ba không chỉ đơn thuần tìm cách làm sáng tỏ bí mật về thân thế chúa Jesus, một bí mật từng khiến thế giới tốn không biết bao nhiêu giấy mực, xương máu và nước mắt, mà còn kể lại một cách sinh động đến nghẹt thở những câu chuyện hậu trường tôn giáo đầy gian dối, cạm bẫy, hiểm nguy và chết chóc, làm mê say độc giả, góp phần vinh danh Michel Benoît như một "chuyên gia về nguồn gốc Thiên chúa giáo" Michel Benoît là nhà thần học, tiến sĩ sinh học và từng là tu sĩ. Tìm mua: Bí Ẩn Tông Đồ Thứ 13 TiKi Lazada Shopee Ông rời Giáo hội năm 1984 và các nghiên cứu của ông về cuộc sống cũng như nhân thân Chúa Jesus bị Giáo hội kịch liệt phản đối. Đây cũng chính là lý do khiến ông quyết tâm theo đuổi công cuộc nghiên cứu này - vốn được thể hiện rõ qua nhiều tác phẩm văn học của ông như Tù nhân của Chúa, Bí mật tông đồ thứ mười ba…Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Ẩn Tông Đồ Thứ 13 PDF của tác giả Michel Benoît nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bí Ẩn Tông Đồ Thứ 13 (Michel Benoît)
Giới thiệu: Cùng bạn mình là cha Andrei, người bị ám sát trên một chuyến tàu từ Rome đi Paris, cha Nil đã phát hiện ra một bí mật động trời về thân thế Jesus, một bí mật hẳn sẽ khiến cả phương Tây lẫn bất cứ quốc gia nào thờ phụng Jesus cũng đều phải chao đảo. Trước mối nguy tiềm tàng ấy, không chỉ Rome mà cả Jerusalem và Mecca cùng lao vào cuộc đua vây dồn ông, và không loại thủ đoạn nào không được viện tới... Bí ẩn tông đồ thứ mười ba không chỉ đơn thuần tìm cách làm sáng tỏ bí mật về thân thế chúa Jesus, một bí mật từng khiến thế giới tốn không biết bao nhiêu giấy mực, xương máu và nước mắt, mà còn kể lại một cách sinh động đến nghẹt thở những câu chuyện hậu trường tôn giáo đầy gian dối, cạm bẫy, hiểm nguy và chết chóc, làm mê say độc giả, góp phần vinh danh Michel Benoît như một "chuyên gia về nguồn gốc Thiên chúa giáo" Michel Benoît là nhà thần học, tiến sĩ sinh học và từng là tu sĩ. Tìm mua: Bí Ẩn Tông Đồ Thứ 13 TiKi Lazada Shopee Ông rời Giáo hội năm 1984 và các nghiên cứu của ông về cuộc sống cũng như nhân thân Chúa Jesus bị Giáo hội kịch liệt phản đối. Đây cũng chính là lý do khiến ông quyết tâm theo đuổi công cuộc nghiên cứu này - vốn được thể hiện rõ qua nhiều tác phẩm văn học của ông như Tù nhân của Chúa, Bí mật tông đồ thứ mười ba…Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Ẩn Tông Đồ Thứ 13 PDF của tác giả Michel Benoît nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.