Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bọn Chiếm Đóng (Kobo Abe)

Trong khi Murakami và Yoshimoto là những nhà văn đang nổi lên trên văn đàn Nhật Bản và là hai nhân vật hết sức quen thuộc ở Việt Nam hiện nay, tôi muốn lưu ý bạn đọc về một xu thế mới có lẽ tồn tại như một dòng chảy ngầm. Khi nói về xu thế này, vào năm 1990 nhà văn danh tiếng Kenzaburo Oe ( 1935 - 2007), Giải thưởng Nobel Văn chương năm 1998 có viết: “Lớp nhà văn này đã tích luỹ trong mình cảm nghĩ về thực trạng xã hội và sức mạnh của văn học. Trong số họ nổi lên hàng đầu là Kobo Abe, một trong những gương mặt quan trọng nhất, nổi bật nhất sau chiến tranh. Ông sáng tác với ý thức tách khỏi truyền thống Nhật Bản, tuy gắn bó với việc xây dựng thế giới ảo tưởng, nhưng vẫn in đậm một lối nhìn riêng tư mà nghiêm túc về đời sống hiện đại”.

Kobo Abe sinh ngày 7.3.1924 tại Tokyo. Tên thực của ông là Kimifusa (“Kobo” là cách phát âm theo Hán tự của từ “Kimifusa”). Cha ông là bác sỹ tại một bệnh viện nằm trong trường Cao đẳng Y khoa Hoàng gia ở Manchuria.

Khi còn trẻ, Abe rất hứng thú với môn toán học và sưu tập côn trùng. Cũng giống nhiều nhà văn Nhật Bản hiện đại nổi tiếng thế hệ trước như Mori Ogai, Natsume Soseki, Tanizaki Junichiro... ông tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các nhà tư tưởng bậc thầy của phương Tây, có lẽ do nhiều năm sống ở nước ngoài và đời sống văn hoá đương đại của nó đã thôi thúc ông, nghiên cứu các nhà triết học phương Tây như Heidegger, Jaspers và Nietzsche... Năm 1941 Abe trở về Nhật Bản, năm 1943 ông thi đỗ Đại học Tokyo rồi theo học y khoa tại đây. Luôn ốm yếu do mắc bệnh đường hô hấp nên Abe được miễn quân dịch. Trong chiến tranh, ông tới sống ở Manchuria. Sau khi khỏi bệnh Abe tiếp tục việc học hành và tốt nghiệp vào năm 1948, nhưng ông tự nhủ sẽ không bao giờ hành nghề y. Từ đấy Abe đã bước vào sự nghiệp văn học. Ông tham gia nhóm văn chương do Kiyoteru Hamada dẫn dắt. Khuynh hướng sáng tác là hợp nhất các kỹ thuật của Chủ nghĩa siêu thực với tư tưởng Marxist.

Ngay từ năm 1943 Abe đã cho ra đời một tác phẩm đầu tay. Bạn đọc hẳn đã nhận thấy Haruki Murakami tác giả Rừng Na-uy viết với một phong cách bộc trực, giọng điệu trung tính, lạnh lùng, câu ngắn gọn, đôi khi cộc lốc. Ông tránh lối diễn đạt uyển chuyển mà người Nhật hay dùng để câu nói mềm mại hơn khiến ngôn từ trở nên mập mờ. Còn văn phong của Abe lại cô đọng và chuẩn mực, nó cho thấy nỗi bận tâm của ông đối với tư tưởng của tác phẩm hơn là kỹ thuật viết cốt tạo ra phong cách. Những nhà văn chủ chốt có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thẩm mỹ văn học của ông: Edgar Allan Poe, Samuel Beckett, Rainer Maria Rilke và Fyodor Dostoyevsky, và đặc biệt là Franz Kafka. Ảnh hưởng Kafka càng rõ rệt trong tác phẩm Kabe - Esu Karuma shino hanzai (Bức tường - tội lỗi của S.Karma, 1951). Tác phẩm này được Giải Akutagawa, giải thưởng văn học cao quý nhất ở Nhật, kể chuyện một người phát hiện ra rằng tấm danh thiếp của anh ta tự hoá thành người và giả dạng anh ta mà phạm tội khiến anh bị toà án lôi ra phán xử. Năm 1947 Abe cho ra mắt một tuyển tập thơ. Abe chỉ thực sự được coi là một nhà văn nổi tiếng với tiểu thuyết Owarishi michi no shirube ni (1948), kể về cuộc đời một kẻ nghiện thuốc phiện. Vào những năm 1950, Abe gia nhập Đảng Cộng sản Nhật Bản. Năm 1962 ông xin ra khỏi đảng bởi những bài báo phê phán chính sách của đảng này.

Những tác phẩm mang tính cách trải nghiệm của Abe được thế hệ độc giả trẻ hết sức ngưỡng mộ. Abe đã nhận được giải thưởng cho ba truyện ngắn của ông, “Akai mayu” (1950, Cái kén đỏ), “Kabe” (1951) và “S.Karuma - Shi no hanzai” (1951). Như nhiều nghiên cứu đã đề cập tới, vấn đề chủ đề và phong cách viết thường là nỗi ám ảnh đối với nhà văn Kafka đến mức ông đã phải khai thác nhiều yếu tố qua các truyện khoa học viễn tưởng và trinh thám để xây dựng tác phẩm của mình. Còn các tiểu thuyết và vở kịch của Abe thì đặc trưng ở sự quan sát kín đáo và các kỹ thuật viết tiên phong (avant - garde techniques). Khi đã quen thuộc một số tác phẩm của Kobo Abe bạn đọc sẽ nhận thấy thông thường các cảnh ngộ hay hoàn cảnh mà các nhân vật của ông phải đối mặt, hay đương đầu, thường là kỳ quặc, không giống thực tế và thái độ cùng hành vi của họ được bộc lộ qua khái niệm tự do ý chí. Các tác phẩm sau của Abe là những minh chứng cụ thể cho nhận định này: Daiyon kampyoki (1959), Moetsukita chizu (1967, Tấm bản đồ rách), Mikkai (1977) và Hako otoko (1974, Người đàn ông trong chiếc hộp). Tìm mua: Bọn Chiếm Đóng TiKi Lazada Shopee

Ở phương Tây, Abe hết sức nổi tiếng với hai tiểu thuyết The Woman in the Dunes, (1962, Người đàn bà trong cồn cát) và The Face of Another (1964, Khuôn mặt người khác). Chủ đề trung tâm trong các tác phẩm này của Abe là nỗi lạc lõng về thân phận, mặc cảm bị xa lánh và ghét bỏ, nỗi cô đơn cá nhân giữa một thế giới kỳ quặc, và những con người gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng. Hai kiệt tác này là các tác phẩm vượt khỏi mỹ quan truyền thống Nhật Bản, sáng tạo mới mẻ, dùng nhiều ẩn dụ, nhiều hình tượng cụ thể hay siêu thực để diễn tả nội tâm và tiềm thức con người bị tha hoá, vong ngã, trong xã hội đô thị. Các quan niệm giáo điều hay thành kiến đã được ông lật ngược lại. Thông thường con người được xem là trung tâm của vũ trụ, chúa tể của muôn loài, tác phẩm của ông lại chủ trương bình đẳng giữa các loài. không những thế còn có thể biến đổi từ loài này sang loài khác, và ngược lại, con người hoá thân thành sinh vật, sinh vật lại mang nhân cách như con người. Ông đề cao ý thức, lại chủ trương nhục thể chi phối tinh thần, hoàn cảnh xã hội quy định ý thức, và tự do chỉ có thật khi cá thể thoát ra khỏi mọi tập thể như quốc gia hay cộng đồng. Kobo Abe không ngừng thử nghiệm những thủ pháp và tư tưởng mới lạ, kể cả khoa học viễn tưởng, triết lý hiện sinh, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.

Với số lượng tác phẩm to lớn và những đóng góp đặc sắc của ông cho văn học Nhật Bản, Kobo Abe được đánh giá là một trong những tác gia quan trọng nhất của nền văn chương nước này ở thế kỷ XX.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Kobo Abe":Bọn Chiếm ĐóngChiếc Thuyền Nô-ÊKhuôn Mặt Người KhácNgười Đàn Bà Trong Cồn Cát

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bọn Chiếm Đóng PDF của tác giả Kobo Abe nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thành-Cát-Tư Hãn Và Đế Quốc Mông Cổ (Thúc Nguyên)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thành-Cát-Tư Hãn Và Đế Quốc Mông Cổ PDF của tác giả Thúc Nguyên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thanh Cung Mười Ba Triều (Hứa Tiếu Thiên)
Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Mông Cổ và Trung Quốc. Trong thời gian trị vì, nhà Thanh đã củng cố quyền lực và đạt tới tầm ảnh hưởng cao nhất của Đế quốc Trung Hoa. Thanh Cung Mười Ba Triều là bộ tiểu thuyết đồ sộ của tác giả Hứa Tiếu Thiên kể về những chuyện "thâm cung bí sử" trong cung cấm mười ba triều nhà Thanh. Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết theo kiểu chương hồi, gồm 03 tập, một trăm bảy mươi hai hồi. Những câu nhiều chuyện ly kỳ, hấp dẫn, kể cả chuyện xấu xa, chuyện hoang đường và mưu mô, quỷ kế của những kẻ sống trong cung cấm...đều được kể lại rất chân thực và chi tiết trong cuốn truyện. Trong giai đoạn lịch sử Trung Quốc gần ba trăm năm dưới triều đình Nhà Thanh, từ Ngô Tam Quế đến khi chấm dứt ở đầu thế kỷ XX, tổng cộng tất cả mười đời vua, trong khoảng hai trăm sáu mươi tám năm. Nhà Mãn Thanh trước khi vào Trung Quốc, lúc còn ở Mãn Châu đã có ba đời vua; cộng lại là mười ba đời vua. Do đó, bộ tiểu thuyết lịch sử này mới có tên là Thanh Cung Mười Ba Triều.***Lại nói nhà Thanh trải qua loạn Quyền phỉ, rồi Bát quốc Liên quân dày xéo Bắc Kinh, thêm vào đấy những bồi khoản về chiến phí, từ đó về sau xem ra nhụt hẳn nhuệ khí, mất hãn bộ mặt kiêu bạc như trước. Nhưng ở đời, phần nhiều cứ đến hồi đốn mạt, thì việc trước chưa qua, việc sau đã tiếp. Thực tế, những miền như Hà Nam, Quảng Đông, các đảng cách mạng đang nổi lên như nấm chống lại nhà Thanh. Những đảng cách mạng đó có từ đâu vậy? Ngay từ khi Khang Hữu Vy và Lương Khải Siêu cùng vua Thanh thi hành tân chính thì những đảng này đã được phát động rồi. Tìm mua: Thanh Cung Mười Ba Triều TiKi Lazada Shopee Tại Quảng Đông, hồi đó có một tổ chức gọi là Hưng Trung hội, vị thủ lĩnh tên là Tôn Văn, tự là Dật Tiên. Văn người huyện Hương Sơn, tỉnh Quảng Đông, tất nghiệp trường Trung Tây Y học hiệu. Văn cũng đã từng là giáo sĩ đạo Thiên Chúa. Như thế Văn vừa là y sĩ vừa là giáo sĩ. Về sau, Văn chuyên dùng nghề thuốc Tây chữa bệnh, đến đâu Văn cũng tuyên truyền cách mạng. Người tin theo Văn hồi đó đông lắm. Ấy cũng vì vậy nên triều đình nhà Thanh mới được mật báo, và từ đó theo dõi hành động của Văn. Tổ chức thành Trung Hưng hội, Tôn Văn thấy hội viên của hội mình càng ngày càng đông. Bọn mật thám nhà Thanh ở Quảng Đông cũng được lệnh theo dõi Văn, và cuối cùng bắt Văn, bảo Văn kết hội lập đảng, giải tới nha môn của Tổng đốc Lưỡng Quảng. Tổng đốc Lưỡng Quảng lúc đó là Lý Hông Chương. Chương thấy Văn ăn nói hoạt bát, biện luận khéo léo, nhìn người lại ra vẻ phẩm cách xuất chứng, tự nhiên phát sinh lòng mến. Chương tự nghĩ một nhân tài như vậy, Trung Quốc đâu phải dễ có, hơn nữa bảo rằng Văn mưu phản chống lại triều đình thì chứng cứ chẳng có để kết tội. Thế là Chương thừa lúc công chuyện chưa đâu vào đâu liền phóng thích để Văn chạy thẳng một mạch, mất hút.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thanh Cung Mười Ba Triều PDF của tác giả Hứa Tiếu Thiên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tây Sơn Bi Hùng Truyện (Lê Đình Danh)
Trong lịch sử Việt Nam, có lẽ cuộc nội chiến giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn là sự kiện đưa đến nhiều dị biệt nhất về mặt quan điểm hay nhận thức. Nổi bật nhất là quan điểm đưa ra cách nay hơn nửa thế kỷ, coi phong trào Tây Sơn như cuộc nổi dậy của giới nông dân bị áp bức, bóc lột, chống lại nhà Nguyễn thối nát và mang lại công bằng xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân. Sự lý tưởng hóa hầu như mọi hoạt động của phong trào Tây Sơn đã dẫn đến một số nhận định chủ quan về thực chất của phong trào này và cũng từ đó, nhiều sự thật lịch sử liên quan đến phong trào chưa được làm sáng tỏ *** Phàm là một người ham mê lịch sử và văn chương, cầm cuốn sách này khó có thể dứt ra được. Rất giống cảm giác thuở học trò đọc Tam quốc diễn nghĩa hay Thủy hử, bạn sẽ bị cuốn sách lôi cuốn ngay cả khi đang ăn hay trước lúc đi ngủ. Sẽ rất nhiều người mải theo cách dẫn dắt của tác giả mà quên khuấy cả giấc ngủ trưa, thậm chí cho qua cả một đêm trắng. Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh mô phỏng cách viết chương hồi của La Quán Trung, Thi Nại Am và những tiểu thuyết gia Trung Quốc xưa, một cách kể chuyện như lùa người đọc vào hết mê hồn trận này đến những bí sử kia, mang đến cho người đọc cái không gian, thời gian, những sự kiện lịch sử, những chân dung tiêu biểu… làm nên gương mặt xã hội Việt Nam đầy biến động và bi thương, hiển hách và bi tráng suốt nửa cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Lê Đình Danh viết về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và người anh hùng kiệt xuất Nguyễn Huệ với một bối cảnh rộng lớn hơn, đặt các nhân vật của Tây Sơn trong mối quan hệ trực diện, đối nghịch, một mất một còn với chúa Nguyễn Đàng Trong, chúa Trịnh Đàng Ngoài và Vương quốc Đại Thanh thời vua Càn Long hùng mạnh. Tìm mua: Tây Sơn Bi Hùng Truyện TiKi Lazada Shopee Tây Sơn bi hùng truyện thu hút người đọc không chỉ ở tư liệu lịch sử phong phú, kiến văn dồi dào, mà còn ở bút pháp dựng truyện, xây dựng nhân vật khá thành công. Ngoài hai nhân vật Nguyễn Huệ, Nguyễn Phúc Ánh, hàng loạt các nhân vật thuộc các phe Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn và cả các tướng Mãn Thanh đều được tác giả phác họa khi thì bằng một vài chi tiết đặc sắc, khi kỳ công dẫn dắt qua hàng loạt các sự kiện, mối quan hệ đan xen phức tạp, ví như các nhân vật Ngô Thì Nhậm, Ngọc Hân công chúa, Nguyễn Hữu Chỉnh, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Đặng Văn Long, Nguyễn Văn Tuyết, Ngô Văn Sở, Vũ Văn Nhậm, Võ Tánh, Bùi Đắc Tuyên, Lê Văn Duyệt, Đặng Trần Thường, Vũ Tâm Can v.v… Đọc sách, mà như được xem một cuốn phim lịch sử đầy bi thương hùng tráng, được xúc động, yêu thương với người anh hùng Tây Sơn Nguyễn Huệ. Nhà văn Hoàng Minh TườngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tây Sơn Bi Hùng Truyện PDF của tác giả Lê Đình Danh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tây Sơn Bi Hùng Truyện (Lê Đình Danh)
Trong lịch sử Việt Nam, có lẽ cuộc nội chiến giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn là sự kiện đưa đến nhiều dị biệt nhất về mặt quan điểm hay nhận thức. Nổi bật nhất là quan điểm đưa ra cách nay hơn nửa thế kỷ, coi phong trào Tây Sơn như cuộc nổi dậy của giới nông dân bị áp bức, bóc lột, chống lại nhà Nguyễn thối nát và mang lại công bằng xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân. Sự lý tưởng hóa hầu như mọi hoạt động của phong trào Tây Sơn đã dẫn đến một số nhận định chủ quan về thực chất của phong trào này và cũng từ đó, nhiều sự thật lịch sử liên quan đến phong trào chưa được làm sáng tỏ *** Phàm là một người ham mê lịch sử và văn chương, cầm cuốn sách này khó có thể dứt ra được. Rất giống cảm giác thuở học trò đọc Tam quốc diễn nghĩa hay Thủy hử, bạn sẽ bị cuốn sách lôi cuốn ngay cả khi đang ăn hay trước lúc đi ngủ. Sẽ rất nhiều người mải theo cách dẫn dắt của tác giả mà quên khuấy cả giấc ngủ trưa, thậm chí cho qua cả một đêm trắng. Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh mô phỏng cách viết chương hồi của La Quán Trung, Thi Nại Am và những tiểu thuyết gia Trung Quốc xưa, một cách kể chuyện như lùa người đọc vào hết mê hồn trận này đến những bí sử kia, mang đến cho người đọc cái không gian, thời gian, những sự kiện lịch sử, những chân dung tiêu biểu… làm nên gương mặt xã hội Việt Nam đầy biến động và bi thương, hiển hách và bi tráng suốt nửa cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Lê Đình Danh viết về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và người anh hùng kiệt xuất Nguyễn Huệ với một bối cảnh rộng lớn hơn, đặt các nhân vật của Tây Sơn trong mối quan hệ trực diện, đối nghịch, một mất một còn với chúa Nguyễn Đàng Trong, chúa Trịnh Đàng Ngoài và Vương quốc Đại Thanh thời vua Càn Long hùng mạnh. Tìm mua: Tây Sơn Bi Hùng Truyện TiKi Lazada Shopee Tây Sơn bi hùng truyện thu hút người đọc không chỉ ở tư liệu lịch sử phong phú, kiến văn dồi dào, mà còn ở bút pháp dựng truyện, xây dựng nhân vật khá thành công. Ngoài hai nhân vật Nguyễn Huệ, Nguyễn Phúc Ánh, hàng loạt các nhân vật thuộc các phe Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn và cả các tướng Mãn Thanh đều được tác giả phác họa khi thì bằng một vài chi tiết đặc sắc, khi kỳ công dẫn dắt qua hàng loạt các sự kiện, mối quan hệ đan xen phức tạp, ví như các nhân vật Ngô Thì Nhậm, Ngọc Hân công chúa, Nguyễn Hữu Chỉnh, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Đặng Văn Long, Nguyễn Văn Tuyết, Ngô Văn Sở, Vũ Văn Nhậm, Võ Tánh, Bùi Đắc Tuyên, Lê Văn Duyệt, Đặng Trần Thường, Vũ Tâm Can v.v… Đọc sách, mà như được xem một cuốn phim lịch sử đầy bi thương hùng tráng, được xúc động, yêu thương với người anh hùng Tây Sơn Nguyễn Huệ. Nhà văn Hoàng Minh TườngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tây Sơn Bi Hùng Truyện PDF của tác giả Lê Đình Danh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.