Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Con Đường Huyền Nhiệm Trung Dung (Nguyễn Văn Thọ)

Từ trước tới nay, nói đến Trung Dung, người ta thường quan niệm đó là một cuộc sống không thái quá, không bất cập, nước đôi lấp lửng giữa dòng.

Thậm chí nhà học giả Lâm Ngữ Đường còn đề cao lối sống lừng chừng, trung lập, nước đôi đó, và giới thiệu nó như là một đời sống lý tưởng với các độc giả Âu Châu, qua mấy vần thơ của Lý Mật Am, mà tôi xin tạm dịch như sau:

Ta sống quá nửa đời phù phiếm,

Mới nhận ra huyền nhiệm Trung Dung.

Trung Dung hương vị khôn cùng, Tìm mua: Con Đường Huyền Nhiệm Trung Dung TiKi Lazada Shopee

Làm cho lòng dạ tưng bừng niềm vui.

Lúc mà cái con người sướng nhất,

Chính là khi tới cấp trung niên,

Quang hoa dùng dắng triền miên,

Như chờ như đợi gót tiên tạm ngừng.

Cõi trần lọt giữa chừng trời đất,

Giữa tỉnh quê ta cất nhà ta,

Thảnh thơi ta mở trại hoa,

Giữa chừng sông núi la đà nước non.

Biết vừa đủ tiền nong vừa đủ,

Vòng lợi danh vương nửa tấm son,

Không xinh nhưng cũng dễ nom,

Không giàu nhưng cũng còn dòn hơn ai.

Nhà ta xây nửa đài nửa các,

Đồ đạc ta lác đác đủ chơi,

Áo cũ mới chơi vơi,

Uống ăn na ná như người bậc trung.

Vài tôi tớ không thông không dở,

Vợ con ta đơ đỡ ta ưng,

Nửa tiên nửa tục lừng chừng,

Nửa cùng thần thánh, nửa cùng thê nhi.

Nửa bụng dạ lo vì con cái,

Nửa tâm hồn gửi lại Hoàng Thiên,

Để khi thoát xác ta yên,

Biết đường thưa gửi, biết niềm tới lui.

Ngà say là lúc ly bôi,

Đóa hoa hàm tiếu là thời mê ly.

Buồm nửa cánh thuyền đi thong thả,

Cương vừa dong, vó ngựa mới hay.

Quá giàu phiền lụy sẽ dày,

Quá nghèo cuộc sống sẽ đầy truân chuyên.

Trần ai sướng với phiền khó tách,

Trong ngọt ngào pha phách đắng cay.

Hưởng đời đừng quá mê say,

Lừng chừng đại khái tháng ngày tiêu dao. [2]

Nhưng nếu Đức Khổng và các danh nho chỉ đưa ra cho nhân quần một mục phiêu, một lý tưởng tầm thường như vậy thì có gì đáng cho thiên hạ kính tôn?

Nếu Trung Dung đã được các danh nho coi là tâm pháp của Khổng giáo, là tuyệt phẩm thì phải có cái gì cao siêu gấp bội.

Trong bài thuyết trình này, tôi sẽ cố gắng chứng minh Trung Dung, hiểu cho đúng mức sẽ là Thiên đạo, sẽ là đạo Vô Thượng trong thiên hạ, vì chỗ đạt đạo, đạt đích của Trung Dung cũng tương đồng với chỗ đạt đạo đạt đích của các đạo giáo trong thiên hạDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền Cầm

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Đường Huyền Nhiệm Trung Dung PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kinh Kim Cang (Thích Thanh Từ)
LỜI ĐẦU SÁCH Trí tuệ Bát-nhã thấy đúng lý Trung đạo, không mắc kẹt ở hai bên có và không v. v… Vì biết rõ vạn vật đều do nhân duyên sanh, nên không có chủ thể thì làm gì thật có được; đủ duyên vạn vật sanh thì làm sao nói thật không? Như kinh nói "chúng sanh không phải chúng sanh, ấy gọi là chúng sanh… Thế giới không phải thế giới, ấy gọi là thế giới…". "Không phải chúng sanh", vì duyên hợp không có chủ thể. "Gọi là chúng sanh", vì giả tướng giả danh hiện tiền làm sao phủ nhận được. To như thế giới cũng là duyên hợp không chủ thể, nên nói "không phải thế giới"; cụ thể chúng sanh đang sống nương nhờ trên thế giới thì giả tướng thế giới làm sao chối bỏ được, nên nói "gọi là thế giới". Thế mà, có một số người học Phật nông nổi nói: "Bát-nhã chấp không". Quả thật họ là người rất đáng thương, học Phật mà hoảng sợ trí tuệ thì bao giờ được giác ngộ. Bát-nhã có công dụng, có khả năng phá sạch mọi kiến chấp. Người học Phật cần yếu phải nhờ nó để dẹp tan tất cả kiến chấp sai lầm cố hữu, đã lôi kéo mình vào vòng trầm luân muôn vạn kiếp rồi. Nếu không tận dụng cây kiếm Bát-nhã chặt đứt mọi xiềng xích kiến chấp, chúng ta khó mong thoát khỏi luân hồi. Diệu dụng kinh Kim Cang là ở đây vậy. Đọc toàn quyển kinh Kim Cang, chúng ta thấy Phật phá sạch không còn sót một kiến chấp nào. Đây là quả bom, là khối chất nổ mạnh làm nổ tung hai ngọn núi kiến chấp của chúng sanh. Có một số người bảo rằng "Tụng kinh Kim Cang nóng". Họ sợ tụng kinh Kim Cang, vì không chịu nổi sức công phá khốc liệt của kinh này. Ngược lại, Ngũ tổ Hoằng Nhẫn khuyên người tu thiền nên tụng kinh Kim Cang và chính Ngài cũng đem kinh Kim Cang giảng cho Lục tổ Huệ Năng nghe, nhân đó Lục tổ ngộ đạo. Chúng tôi giảng kinh Kim Cang tại Thiền viện Thường Chiếu và các thiền sinh ghi ra từ băng nhựa. Đọc qua bản ghi xong, chúng tôi đồng ý cho in ra để được nhiều người xem. Tuy nhiên, không sao tránh khỏi vài điều sơ sót, xin quý vị cảm thông cho. Tìm mua: Kinh Kim Cang TiKi Lazada Shopee THÍCH THANH TỪDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thanh Từ":Kinh Kim CangBát Nhã Tâm KinhĐốn Ngộ Nhập Đạo Yếu MônTham Thiền Yếu ChỉThiền Tông Trực ChỉThiền Tông Vĩnh Gia TậpThiền Tông Bản HạnhTọa Thiền Dụng Tâm KýTam Tổ Trúc LâmThiền Đốn NgộThiền Sư Trung HoaBước Đầu Học PhậtThiền Sư Việt NamĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Kim Cang PDF của tác giả Thích Thanh Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Nghiệm Thiền Quán (Joseph Goldstein)
Lời mở đầu Ngày 10, tháng Năm, năm 1965, Thái Lan. ột trong những nhóm Peace Corps đầu tiên, uống rượu sâm-banh ở 30 ngàn dặm trên mặt biển Thái Bình, chúc mừng Tây phương sang gặp gỡ Đông phương. Vì tôi chưa đầy 21 tuổi, Pan Am không bán rượu cho tôi. Những gì tôi biết về Phật giáo không đủ làm đầy những chiếc ly nhỏ bé làm bằng plastic ấy: một người đàn ông mỉm cười với cái bụng phệ, một ý niệm về tĩnh lặng, thở vào trong mọi vật. Tháng Bảy, năm 1974. Một khóa mùa Hè tại viện Naropa, Boulder, Colorado, một thứ “đại hội nhạc trẻ Woodstock” đón mừng Đông phương sang gặp gỡ Tây phương. Lễ trao truyền chức giáo thọ cho tôi ở Hoa Kỳ. Giữa những phấn khởi, thèm khát muốn học hỏi của tất cả mọi người. Tôi cảm thấy gió tụ về, nâng cao tất cả lên, và tôi nghĩ, “Đây là sự khởi đầu của một việc gì đó.” Tìm mua: Kinh Nghiệm Thiền Quán TiKi Lazada Shopee Tháng Giêng, năm 1993. Một thế hệ sau, giáo pháp của đức Phật thổi đều đặn, nhẹ nhàng vào trong văn hóa Tây phương. Khóa tu ba tháng vừa chấm dứt, khóa tu thiền quán thứ 18 kể từ năm 1975. 100 người bước về với thế giới bên ngoài, một vài người mỉm cười lặng lẽ, một số khác bừng cháy với ngọn lửa kinh nghiệm được chân lý. Giữa đêm đông vắng lặng, màn ảnh máy điện toán của tôi sáng lên với những thắc mắc câu hỏi của họ. Tiếng gầm của con sư tử lớn kêu gọi chúng ta hãy thức dậy. Nếu biết nhìn cho sâu sắc, ta sẽ khám phá ra được tuệ giác và tình thương, chân tánh của chính mình. Khích lệ bởi tiềm năng này, nhiều người trong chúng ta đã học cách nhìn, biết thắc mắc, và biết tự khám phá chính mình. Khám phá là bước đầu tiên. Rồi tiếp theo đó? Ngài Karmapa thứ 16 của Tây Tạng đã trả lời một cách hết sức đơn giản: “Chúng ta phải thực hành những gì mình biết.” Muốn giải thóat, chúng ta phải biết mang những gì mình khám phá vào trong sự thực tập. Có nhiều người Tây phương đã tu tập thiền quán Phật giáo gần 20 năm. Có người ngồi thiền đều đặn mỗi ngày. Có người tham dự những khóa tu ba tháng, hoặc nhiều tháng. Có người tu tập lâu hơn nữa. Trong thời gian ấy, mỗi giây phút là một cơ hội. Những gì sau đây bàn đến một phạm vi rộng lớn của mọi đề tài, được liên tục nêu lên bởi các thiền sinh. Quyển sách này được ra đời từ những câu hỏi thực tế, sâu sắc và đôi khi thẳng thắn ấy. Joseph Goldstein Barre, Massachusetts Tháng Giêng, năm 1993Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Nghiệm Thiền Quán PDF của tác giả Joseph Goldstein nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Nghiệm Thiền Quán (Joseph Goldstein)
Lời mở đầu Ngày 10, tháng Năm, năm 1965, Thái Lan. ột trong những nhóm Peace Corps đầu tiên, uống rượu sâm-banh ở 30 ngàn dặm trên mặt biển Thái Bình, chúc mừng Tây phương sang gặp gỡ Đông phương. Vì tôi chưa đầy 21 tuổi, Pan Am không bán rượu cho tôi. Những gì tôi biết về Phật giáo không đủ làm đầy những chiếc ly nhỏ bé làm bằng plastic ấy: một người đàn ông mỉm cười với cái bụng phệ, một ý niệm về tĩnh lặng, thở vào trong mọi vật. Tháng Bảy, năm 1974. Một khóa mùa Hè tại viện Naropa, Boulder, Colorado, một thứ “đại hội nhạc trẻ Woodstock” đón mừng Đông phương sang gặp gỡ Tây phương. Lễ trao truyền chức giáo thọ cho tôi ở Hoa Kỳ. Giữa những phấn khởi, thèm khát muốn học hỏi của tất cả mọi người. Tôi cảm thấy gió tụ về, nâng cao tất cả lên, và tôi nghĩ, “Đây là sự khởi đầu của một việc gì đó.” Tìm mua: Kinh Nghiệm Thiền Quán TiKi Lazada Shopee Tháng Giêng, năm 1993. Một thế hệ sau, giáo pháp của đức Phật thổi đều đặn, nhẹ nhàng vào trong văn hóa Tây phương. Khóa tu ba tháng vừa chấm dứt, khóa tu thiền quán thứ 18 kể từ năm 1975. 100 người bước về với thế giới bên ngoài, một vài người mỉm cười lặng lẽ, một số khác bừng cháy với ngọn lửa kinh nghiệm được chân lý. Giữa đêm đông vắng lặng, màn ảnh máy điện toán của tôi sáng lên với những thắc mắc câu hỏi của họ. Tiếng gầm của con sư tử lớn kêu gọi chúng ta hãy thức dậy. Nếu biết nhìn cho sâu sắc, ta sẽ khám phá ra được tuệ giác và tình thương, chân tánh của chính mình. Khích lệ bởi tiềm năng này, nhiều người trong chúng ta đã học cách nhìn, biết thắc mắc, và biết tự khám phá chính mình. Khám phá là bước đầu tiên. Rồi tiếp theo đó? Ngài Karmapa thứ 16 của Tây Tạng đã trả lời một cách hết sức đơn giản: “Chúng ta phải thực hành những gì mình biết.” Muốn giải thóat, chúng ta phải biết mang những gì mình khám phá vào trong sự thực tập. Có nhiều người Tây phương đã tu tập thiền quán Phật giáo gần 20 năm. Có người ngồi thiền đều đặn mỗi ngày. Có người tham dự những khóa tu ba tháng, hoặc nhiều tháng. Có người tu tập lâu hơn nữa. Trong thời gian ấy, mỗi giây phút là một cơ hội. Những gì sau đây bàn đến một phạm vi rộng lớn của mọi đề tài, được liên tục nêu lên bởi các thiền sinh. Quyển sách này được ra đời từ những câu hỏi thực tế, sâu sắc và đôi khi thẳng thắn ấy. Joseph Goldstein Barre, Massachusetts Tháng Giêng, năm 1993Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Nghiệm Thiền Quán PDF của tác giả Joseph Goldstein nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chánh Niệm (Henepola Gunaratana)
Về quyển sách này Đức Phật đã nhấn mạnh thiền, hay sự tu dưỡng tâm (bhavana) là con đường để dẫn đến sự giác ngộ và giải thoát như là mục tiêu rốt ráo của đạo Phật. Và công cụ và mục tiêu để tu thiền chính là sự chú tâm tỉnh giác mà chúng ta hay gọi là chánh niệm. Chánh niệm là tất cả. Không có chánh niệm, hay không tu tập được khả năng chánh niệm, thì không có gì để thiền cả. Thiền sư người Tích Lan Bhante Gunaratana đã giảng giải về sự chánh niệm đó (định nghĩa, nguyên lý, thực hành và phát triển) như một công cụ không thể thiếu được đối với bất kỳ thiền sinh nào. Tìm mua: Chánh Niệm TiKi Lazada Shopee Thiền định (samatha), như một công cụ để hỗ trợ song song cho thiền chánh niệm, cũng được giảng giải xen kẽ trong quyển sách này (và cũng được giảng giải riêng trong hai quyển sách khác) bởi cùng vị thiền sư thông thái. Nếu bạn muốn bắt đầu học thiền và đang muốn tìm hiểu và tu tập thiền chánh niệm đã được khai giảng và hết lòng khuyến khích bởi chính Đức Phật lịch sử, thì chắc hẳn bạn nên bắt đầu tìm hiểu, học và thực hành về sự chánh niệm. Thiền từ bắt đầu cho đến khi tu tiến đến những chứng ngộ cao sâu nào khác cũng nhờ có sự chánh niệm và khả năng chánh niệm. Nói như vậy cũng có nghĩa về mặt tu hành, chánh niệm là điều quan trọng nhất, là công cụ quan trọng nhất, và cũng là mục tiêu quan trọng nhất của thiền. Chánh niệm để có được chánh niệm, để có được trình độ chánh niệm. Cũng theo như lời của vị thiền sư này, các bạn hay các thiền sinh có thể đọc quyển sách này trước hoặc cùng lúc với quyển "Bốn Nền Tảng Chánh Niệm-giảng bằng ngôn ngữ thông thường". Khi bạn đã có sự hiểu biết về chánh niệm thông qua lối giảng dạy giản dị và dễ hiểu của thiền sư, bạn có thể bắt đầu bước vào thực tập trên những đối tượng hay nền tảng để chánh niệm mà Đức Phật đã thuyết giảng trong bài kinh quan trọng nhất về thiền, đó là kinh "Bốn Nền Tảng Chánh Niệm". Tuy nhiên, vì chánh niệm là vừa là công cụ và vừa là mục tiêu để tu tập dựa trên các nền tảng đối tượng đó, cho nên có lẽ bạn sẽ cần đọc đi đọc lại nhiều lần quyển sách nói riêng về chánh niệm này. Theo thiển ý của người dịch, nếu bạn đọc những giảng giải bằng ngôn ngữ thông thường (phi thuật ngữ) này của thiền sư Bhante Gunaratana để hiểu về thiền, chánh niệm, chánh định, và bốn nền tảng chánh niệm, thì bạn sẽ có khả năng hiểu một cách dễ dàng hơn về những giảng luận và kinh văn truyền thống khác về những đề tài này. Đây cũng là quyển sách hướng dẫn về sự chánh niệm được đọc và được khen ngợi nhiều nhất bởi giới học thuật và tu hành theo Phật giáo Nguyên thủy qua hơn 20 năm kể từ ngày nó được phát hành lần đầu tiên. Để đọc và thực hành thành công quyển sách này, người dịch xin có bốn yêu cầu đối với độc giả, vì sự ích lợi của quý vị: 1. Tôi đã cố gắng dịch đúng và chính xác mọi ngữ nghĩa và văn phong của thiền sư tác giả. Quyển sách rất giá trị này được dịch với tâm niệm về công đức để hồi hướng cho nhiều người thân yêu và chúng sinh khuất mặt. Tôi dịch những quyển sách này cho những người thân yêu nhất đọc và thực hành, cho những tu sĩ, thiền sinh, sinh viên các trường Phật học, cho các bạn, và đặc biệt cho chính bản thân mình đọc và thực hành. Nếu bạn không có sự tin tưởng vào một quyển sách nào ngay từ đầu, thì bạn không cần đọc nó, vì điều đó chẳng mang lại kết quả gì. 2. Hãy tin học ở vị thiền sư này. Ngài là một bậc chân tu mà thế giới những người tu tập và học thuật rất kính trọng. Tôi biết những người nếu chưa chứng đắc những tầng thiền cao sâu hoặc chưa bước vào Nhập Lưu của con đường thánh Đạo, thì họ sẽ không viết sách thực hành để chỉ dạy người khác; vì nếu làm điều không đúng đắn, họ sẽ bị dính danh vào tâm và tự làm tổn thương lòng từ bi của một người tu hành để giải thoát. 3. Các học giả khuyển rằng bạn nên đọc từ từ. Đây là sách dạy thực hành, không phải dạy về lý thuyết từ chương. 3. Những dấu chấm, phẩy, gạch ngang, ngoặc đơn, kép...đều được viết một cách cố ý bởi tác giả để các độc giả dễ nắm bắt ý nghĩa hơn qua ngôn ngữ thông thường. Những giải thích trong ngoặc vuông [...] là của tác giả. Những từ đồng nghĩa trong ngoặc [...] là của người dịch. Những giải thích trong ngoặc (...) và những chú thích là của người dịch. 4. Bạn nên thử thực tập ngay những lời dạy trong sách. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu tập ngay các tư-thế ngồi, tập ngay sự buông-bỏ các ý nghĩ, quá khứ và tương lai, tập sự chú tâm vào hơi-thở...để tự mình biết được những lời hướng dẫn là dễ hiểu và mang lại kết quả. Như nhiều bình luận, đây là những hướng dẫn dễ hiểu và trực chỉ nhất vị thầy này. Một lối rẽ gọn gàng và tiết kiệm để đi đến con đường dẫn đến những mục tiêu tu hành. Nhà Bè, mùa mưa Kiết Hạ 2012 Lê Kim KhaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chánh Niệm PDF của tác giả Henepola Gunaratana nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.