Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cái Chết Của Hitler (Georges Blond)

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Mảnh Vụn Văn Học Sử (Bằng Giang)
Cho một bộ văn-học sử Việt-nam Từ sau hiệp định Giơ-neo năm 1954 cho đến nay, ở miền Nam Việt-nam chỉ có hai bộ văn học sử được kể là hoàn thành, hiểu với nghĩa là được biên soạn từ đầu cho đến năm 1945 và đã được xuất bản trọn: - Việt-nam văn-học sử giản ước tân biên (ba cuốn, 1961-1965) của PHẠM THẾ NGŨ, khi tái bản đổi tựa lại là Lịch sử văn-học Việt-nam tân biên giản ước. - Bảng lược đồ văn-học Việt-nam (hai cuốn, 1967) của THANH LÃNG, vốn là bài giảng khóa cho lớp dự bị Việt đại cương trường Đại học văn khoa Sài-gòn. Ngoài ra, còn vài bộ chỉ ra được một, hai cuốn rồi đình lại khá lâu mà chưa thấy tiếp tục ấn hành: Tìm mua: Mảnh Vụn Văn Học Sử TiKi Lazada Shopee - Lịch sử văn-học Việt-nam (mới có hai cuốn, 1956) của LÊ VĂN SIÊU. - Việt-nam văn học toàn thư (mới có hai trong mười cuốn, 1959) của HOÀNG TRỌNG MIÊN. - Văn-học Việt-nam (1960) của PHẠM VĂN DIÊU chỉ mới đến đầu thế kỷ XIX. Dầu đã hoàn thành hay chưa, đó cũng là những cố gắng khai phá một miếng đất quá mới mẻ 1 hay khai thông một môn học « mới chỉ ở giai đoạn phôi thai » 2 hay « còn ở trong thời kỳ phôi thai ». 3 Đó là những cố gắng đáng ca ngợi vì những người đặt chân vào khu vườn văn-học sử Việt-nam hẳn đã biết trước sẽ gặp phải nhiều gai gốc mà đứng hàng đầu là vấn đề tài liệu. Ở Việt-nam không có nạn « phần thư » ác liệt như dưới thời nhà Tần bên Trung-hoa, nhưng chỉ nói gần đây thôi, non một phần ba thế kỷ khói lửa, kể từ năm 1945 đã khiến cho tài liệu đã hiếm lại càng thêm hiếm. Thư viện của nhà nước, phần bị mất cắp, phần bị cướp đoạt, nhiều thư viện gia đình tiêu tan trong khói lửa. Không nói chi xa, chỉ kể từ năm 1954 trở lại đây (1974), thử hỏi mấy ai giữ được trọn bộ tuần báo Tiến Thủ 4 trong đó có bài « Một thế kỷ mấy vần thơ » của TRUY-PHONG mà SƠN NAM nhận xét là « một trong những bài thơ đẹp nhất của thế kỷ hai mươi này »? Vì không có đủ trong tầm tay những tài liệu cần thiết để phối kiểm những điều mình viết nên các soạn giả dễ lặp lại những sai lầm của nhau. - Chẳng hạn như HUÌNH TỊNH CỦA không hề có một tác phẩm nào nhan là Gia lễ quan chế mà nhiều sách của ta đến ngày nay vẫn cứ ghi như vậy và học trò cứ phải học mãi như vậy. - Một giai thoại về hai câu đối của chúa Trịnh và Cống Quỳnh được đem gán cho CAO BÁ QUÁT: « Nước trong leo lẻo cá đớp cá, Trời nắng chang chang người trói người. » - NGUYỄN CÔNG TRỨ mất năm 1858 hay 1859? NGUYỄN KHUYẾN, năm 1910 hay 1909? - TẢN-ĐÀ nổi tiếng là « con người của hai thế kỷ » vậy mà theo sách vở đang lưu hành, thì nhà thi sĩ của chúng ta có tới những hai năm sanh và bốn ngày mất. Còn PHẠM QUỲNH sanh năm 1890, 1891 hay 1892? - Tờ Tri Tân tạp chí được hầu hết các sách giáo khoa khai tử cho nó ở số 127 đầu năm 1944 trong lúc nó thọ cho đến giữa năm 1946. THIẾU-SƠN được ghi là một cọng sự viên của Tri Tân trong lúc ông không có viết một dòng nào cho tờ này. - Một câu nói để đời của ông NGUYỄN VĂN VĨNH « Nước Nam ta mai sau này hay dở cũng ở như chữ quốc ngữ » được nhiều tác giả ghi lại khác nhau, khi sai một chữ, khi thiếu, khi dư. - Bài « Tôn phu nhơn qui Hớn thơ » do « TÔN THỌ TƯỜNG ngụ ý » đăng ở số 2 tờ Miscellanées năm 1889 (trang 16) của TRƯƠNG-VĨNH KÝ về sau có cả chục bản sai biệt nhau. Bản nào đúng, bản nào sai? Và còn nhiều nữa, rất nhiều… Ngoài trở lực tài liệu còn có lắm nguyên nhân chủ quan về phía người viết: - Chưa đủ thận trọng chăng? - Quá tin ở uy danh một tên tuổi nào đó chăng? - Thiếu phương pháp làm việc chăng? - Tinh thần trách nhiệm chưa đúng mức chăng?… Trong tình trạng thiếu thốn, nhập nhèm, bất nhứt của tài liệu đó, một cá nhơn đơn độc chắc phải dành hết cả một đời người, mà phải là một người thọ nữa, họa may mới hoàn thành một bộ văn-học sử tránh được những sai lầm tuy nhỏ nhặt nhưng lại dễ làm mất lòng tin cậy của độc giả. Cái gì cũng gần như là có dị biệt, sai sót, nghi vấn hết thì tin làm sao được? Cứ đả kích TÔN THỌ TƯỜNG ở hai chữ trau tria trong câu « Về Hớn trau tria mảnh má hồng » trong lúc câu của họ TÔN đúng là « Về Hớn đành trau phận má hồng ». Dựa vào một văn bản sai, khen chê đều là những đòn đỡ đánh trong gió. Về mặt văn-học sử, nhận định hay quan niệm có thể dị biệt giữa các tác giả nhưng sự kiện không thể có tính cách lưỡng khả, trích dẫn phải trung thực, sử dụng nên kiểm soát, nếu cần và có thể… Một nhà viết văn-học sử khó thể đơn độc đính chánh hết những sai lầm, đánh tan được hết những nghi vấn trong suốt quá trình diễn tiến của văn-học Việt-nam từ chữ hán qua chữ nôm đến chữ quốc ngữ. Phải chăng vì ý thức trước điều đó mà nhiều vị đã tỏ ra khiêm tốn, ít ra cũng ở cái tựa, nào là sử yếu, nào là giản ước, nào là lược đồ. Chúng tôi nghĩ rằng văn-học sử cũng gần như tự điển, nếu được biên soạn tập thể chắc sẽ đầy đủ và tránh được nhiều vấp váp hơn, mỗi người phụ trách một hay hai vấn đề, một giai đoạn hay nhiều lắm là một thời đại. Điều này tuy khó thực hiện nhưng không phải là một điều bất khả. Khó ở chỗ một tập thể như vậy đòi hỏi phải có một quan điểm đồng nhứt. Nếu thực hiện được, có một điều lợi rõ ràng là tác phẩm có thể hoàn thành sớm hơn và có đủ cả hai chiều rộng và sâu. Một cá nhân có thể mất nhiều thì giờ hơn, dễ được bề rộng mà khó tránh khỏi vấp váp như trong một quyển văn-học sử nọ. NGUYỄN KHUYẾN ở một trang trước mất năm 1909, ngay trang sau, năm 1910, Việt-nam cổ văn-học sử của NGUYỂN ĐỔNG CHI biến thành Việt-nam văn-học cổ sử, Khổng giáo phê bình tiểu luận của ĐÀO DUY ANH biến thành Phê bình Khổng giáo tiểu luận v.v… Viết văn-học sử khó như vậy vì ngoài khả năng chuyên môn, còn phải có thì giờ và tiền bạc cho công việc xê dịch, sưu tầm, sao chép hay mua lại những tài liệu quí hiếm. Cách đây mấy năm, một anh bạn cho chúng tôi hay một người ngoại quốc đã mua được trọn bộ Tri Tân tạp chí với giá sáu trăm ngàn đồng Việt-nam. Hội đủ những điều kiện trên không có được bao nhiêu người. Từ năm 1954 đến nay, riêng ở miền Nam chỉ mới có hai bộ đã hoàn thành, còn bao nhiêu bộ khác đếm không hết mấy đầu ngón tay, còn đang dang dở mà không biết có cặp được bến bờ hay không. Công việc đòi hỏi tương đối ít thời giờ hơn và có thể có nhiều người đóng góp được, giúp ích cho những nhà viết văn-học sử sau này, có tính cách rời rạc, có khi vụn vặt nữa nhưng rất cần thiết.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mảnh Vụn Văn Học Sử PDF của tác giả Bằng Giang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lược Sử Nước Việt Bằng Tranh (Nhiều Tác Giả)
Cuốn sách điểm những mốc cơ bản và nổi bật nhất, những hình dung khái quát nhất của lịch sử Việt Nam từ thời hồng hoang dựng nước cho đến tận ngày nay. Khuôn khổ sách theo dạng paranoma, trải dài như một dòng chảy liên tục. Các tranh minh họa được họa sĩ đầu tư rất công phu, kĩ lưỡng, mang đậm chất lịch sử. Với giọng văn kể chuyện nhẹ nhàng, sáng rõ, “Lược sử nước Việt bằng tranh” sẽ giúp các em hiểu và yêu thêm lịch sử nước nhà.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lược Sử Nước Việt Bằng Tranh PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lược Sử Báo Chí Việt Nam (Nguyễn Việt Chước)
Báo chí Việt Nam trong tiến trình 100 năm kể từ 1865 tới 1965, đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau với nhiều sắc thái tương phản. Lý do của sự tương phản này là do các biến cố bên ngoài cũng có mà do sự chuyển mình của báo chí cũng có. Chính vì thế, cuộc hành trình của báo chí Việt Nam kể từ lúc phôi thai tới những năm gần đây đã được nhiều người phân chia thành nhiều chặng đường để mô tả những thay đổi quan trọng đánh dấu những bước tiến của nó. Báo chí, cũng như mọi ngành hoạt động văn hóa xã hội khác, luôn luôn thu nhận tầm ảnh hưởng của các biến cố ngoại cảnh để tự tìm đường tiến hóa cho thích hợp. Nói như vậy có nghĩa là báo chí không phải là một sinh hoạt đứng riêng rẽ trong xã hội. Trái hẳn lại báo chí bị ảnh hưởng bởi lịch sử chính trị, các biến chuyển xã hội, các cuộc chiến, cũng như mọi biến cố thời sự có tầm vóc lớn không bị thu hẹp vào một địa phương. Nhờ đó mà báo chí tiến qua các giai đoạn mà cải tiến mà lớn mạnh. Nhưng khi nhìn vào tiến trình 100 năm của báo chí Việt Nam, mỗi người nghiên cứu bước đi của nó theo một cái nhìn khác nhau. Từ cái nhìn khác nhau đó, các học giả tiền phong trong vấn đề này mới đưa ra những quan niệm khác nhau trong việc phân chia các thời kỳ lịch sử báo chí Việt Nam. Người thì phân chia lịch sử đó theo tiêu chuẩn lịch sử đất nước. Người thì phân chia căn cứ vào các hoạt động của chính báo chí. Người thì phân chia các giai đoạn theo các tiêu chuẩn văn hóa. Và cuối cùng, có người đã tổng hợp tất cả những tiêu chuẩn này để hệ thống hóa tiến trình của báo chí. Dĩ nhiên chúng ta không thể khẳng định ưu và khuyết điểm của mỗi quan niệm vì quan niệm nào cũng có phần chính xác và vững chắc. Ở đây chúng ta chỉ phân tách các sự kiện trong tiến trình của báo chí và thử tìm xem có một đường lối nào khác, hữu hiệu hơn, để phân chia các thời kỳ mà báo chí Việt Nam đã trải qua hay không.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lược Sử Báo Chí Việt Nam PDF của tác giả Nguyễn Việt Chước nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lửa Yêu Thương Lửa Ngục Tù (Erich Maria Remarque)
Nếu kết cuộc được định sẵn của một kiếp người là trở thành bụi tro “đến theo dòng nước, tàn theo gió” thì ý nghĩa thật sự của đời sống nằm ở đâu? Câu trả lời là: trước khi hóa thành tàn tro, người ta phải là một tia lửa rực cháy. Lấy bối cảnh một trại tập trung Đức Quốc xã vào những ngày cuối cùng của Thế chiến II, Lửa yêu thương lửa ngục tù là câu chuyện xoay quanh cảnh lao ngục của người tù 509 và những bạn đồng cảnh của y. Trong lao tù, họ bị xem là súc vật, là những bộ xương, là những cái xác ốm đói chỉ còn chờ ngày chết. Tuy vậy, dù chỉ thoi thóp chút tàn hơi, họ vẫn nương tựa lẫn nhau, cùng chiến đấu và bảo vệ nhau. Với họ, cuộc đấu tranh này không đơn giản là đấu tranh sinh tồn, mà là đấu tranh để bảo vệ tia lửa sống đang bừng lên trong mình, tranh đấu cho quyền được làm người và quyền sống như một con người trước tội ác vô loại của bọn Đức Quốc xã.*** Remarque (1898 - 1970) là nhà văn lừng danh người Đức. Ông nổi tiếng với Phía Tây không có gì lạ, một trong những tác phẩm hay nhất về Thế chiến I. Các tác phẩm tiêu biểu khác của ông như Ba người bạn, Khải hoàn môn, Đêm Lisbon…cũng góp phần không nhỏ trong việc khẳng định tài năng và danh tiếng của ông khắp năm châu. Năm 1931, ông được đề cử cả giải Nobel Văn chương và Hòa bình. Bia mộ đen (Der schwarze Obelisk - 1956) một lần nữa cho thấy thiên bẩm của Remarque trong việc nhìn ra được niềm vui, lạc quan và những điều tốt đẹp giữa khổ đau, tuyệt vọng và xấu xí. Nhận xét về tác phẩm này, cây bút F.T. Marsh của tờ New York Herald Tribune từng viết: “Dí dỏm nhưng đượm buồn, vừa nghiêm túc lại có chút giang hồ, tuyệt diệu trong từng câu chữ nhưng vẫn khó nắm bắt vô vùng”. *** Tìm mua: Lửa Yêu Thương Lửa Ngục Tù TiKi Lazada Shopee Khu vườn chìm trong màu sáng bạc. Không khí thoang thoảng hương hoa tím. Cây ăn trái trồng dài theo bờ tường phía Nam trông như đang bị bao phủ bởi một rừng bướm trắng hồng. Alfred đi đầu, phía sau là ba người mặc quân phục. Họ đi trong im lặng. Alfred chỉ tay về trại nuôi gia súc. Ba người Mỹ tản mác không một tiếng động. Alfred đẩy cửa ra: - Neubauer! Ra đây! Có tiếng càu nhàu từ trong bóng tối vọng ra: - Cái gì đó? Ai vậy? - Ra đây? - Ủa! Alfred đó hả? - Phải. Neubauer lại càu nhàu: - Mẹ kiếp! Lại ngủ nữa! Cứ nằm mơ... Hắn sửa giọng rồi nói tiếp: - Có phải chú mới bảo tôi ra không? Một người Mỹ từ nãy rón rén tới sát bên Alfred bỗng bấm đèn lên: - Đưa tay lên! Bước ra ngay! Trong vòng tròn ánh sáng xanh mờ, Neubauer mình trần vẫn còn ngồi trên một chiếc ghế bố nhà binh. Hắn nhấp nháy mắt: - Cái gì? Các người là ai? Người Mỹ quát: - Đưa tay lên! Có phải tên là Neubauer không? Neubauer vừa đưa tay vừa gật đầu. - Chỉ huy trưởng trại tập trung Mellern hả? Neubauer lại gật đầu. - Bước ra! Neubauer nhìn vào họng súng đang chĩa thẳng vào hắn. - Cho tôi mặc áo đã! - Bước ra ngay! Ngập ngừng, Neubauer bước ra. Một trong ba quân nhân Mỹ nhảy phóc tới kềm chế Neubauer trong khi người kia lục soát căn trại. Neubauer lườm Alfred: - Chú đưa họ tới hả? - Phải. - Đồ Judas! Alfred trả lời từng tiếng một: - Ông không phải là Jesus Christ mà tôi cũng không phải là đảng viên Quốc Xã. Người Mỹ lục soát bên trong đã trở ra. Neubauer hỏi viên Trung sĩ Mỹ biết nói tiếng Đức: - Cho tôi mặc áo vào, được không? Treo ở sau chuồng thỏ. Viên Trung sĩ Mỹ do dự một chút rồi vào trong lấy chiếc áo thường phục ra. Neubauer xuống giọng: - Không phải áo này. Tôi là quân nhân mà. - Không có quân nhân gì cả. Neubaner năn nỉ: - Xin lấy giùm tôi chiếc áo của Đảng.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Erich Maria Remarque":Ba Người BạnBia Mộ ĐenKhải Hoàn MônLửa Yêu Thương Lửa Ngục TùPhía Tây Không Có Gì LạThời Gian Để Sống Và Thời Gian Để ChếtTuyển Tập Erich Maria RemarqueĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lửa Yêu Thương Lửa Ngục Tù PDF của tác giả Erich Maria Remarque nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.