Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 (Tô Hoài)

Năm vừa qua, Chuyện cũ Hà Nội đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tặng giải thưởng Thăng Long 1997-1998. Thật xứng đáng, vì trong khoảng chục năm trở lại đây, Chuyện cũ Hà Nội là một tập ký sự thật đặc sắc về đề tài Hà Nội.

Có thể coi đó là một thứ Vũ Trung tùy bút thời hiện đại, vì với những mẩu chuyện không dài, Tô Hoài với tư cách một chứng nhân đã ghi lại “muôn mặt đời thường” của cái Hà Nội thời thuộc Tây. Tuy mới qua sáu, bảy chục năm mà dường như không mấy ai nhớ nữa, thậm chí đã trở thành chuyện đời xưa.

Chuyện cũ Hà Nội ở lần xuất bản đầu tiên vào năm 1986 mới chỉ có bốn chục truyện. Tới lần tái bản này sách gồm 114 chuyện. Không gian được mở rộng, thời gian được dãn dài, chuyện đời, chuyện người phong phú lên nhiều. Điều đáng nói trước hết là ở lần in đầu, có lẽ nặng lòng với vùng quê ven đô sâu nặng ân tình nên các câu chuyện cũng nghiêng về những miền đất ngoại ô. Nay thì cả một nội thị Hà Nội dàn trải trong tập sách: Băm sáu phố phường, Cái tàu điện, Phố Mới, Phố Hàng Đào, Phố Hàng Ngang, Phố Nghề, Hội Tây, Bà Ba (Bé) Tý, Tiếng rao đêm, Cơm đầu ghế, Chiếc áo dài, Ông Hai Tây, Cây Hồ Gươm v.v. Chỉ nêu vài tên bài như thế cũng thấy sự hiện diện đa dạng của cái nội thành đa đoan lắm chuyện. Phố Hàng Đào với những “mợ Hai” khinh khỉnh, vàng ngọc đầy cổ đầy tay, phố Hàng Ngang với những chú tây đen thờ lợn, chủ hiệu vải, sinh hoạt bí hiểm song cũng đa tình, Phố Mới có nhà cầm đồ Vạn Bảo “lột da” dân nghèo, có cả chợ đưa người, một thứ chợ môi giới thuê mướn - cả mua bán - những vú em, thằng nhỏ, con sen… những thân phận nghèo hèn đem thân làm nô bộc cho thiên hạ.

Rồi cái tầu điện leng keng, những ngày Hội Tây bên bờ Hồ Gươm, những tà áo dài từ thuở thay vai và nhuộm nâu Đồng Lầm đến áo Lơ Muya sặc sỡ mốt thời trang một thời…

Cái hay ở Tô Hoài là những cái lăng nhăng sự đời ấy (chữ của Tản Đà) đã có ít nhiều người ghi lại. Chuyện ông Hai Tây làm xiếc, Bà Bé Tý lên đồng… sách báo đã từng đề cập. Nhưng lần này Tô Hoài lại nhìn ra những nét hoạt kê mới; hay cũng đã nhiều người viết về quà Hà Nội nhưng các bài Chả cá, Bánh cuốn, Phở của Tô Hoài có những thông tin hay, mới mẻ, ngay như Nguyễn Tuân cũng chưa phát hiện hết. Cũng như các loại tiếng rao hàng ban đêm thì Thạch Lam đã ghi chép vậy mà ở Tiếng rao đêm của Tô Hoài vẫn có nhiều ý tứ mới. Tìm mua: Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 TiKi Lazada Shopee

Như vậy đó, với vài nét ký họa, Tô Hoài đã vẽ được cái thần thái của một thành phố nghìn tuổi đang đô thị hóa gấp gáp trở thành nửa Tây nửa ta, nửa cũ nửa mới, nửa sang nửa quê…

Có một Hà Nội nhố nhăng như thế thì cũng có một Hà Nội lầm than.

Cảnh lầm than ấy càng rõ nét hơn ở các làng quê ven nội. Thợ cửi, thợ giấy làm quần quật ngày đêm mà vẫn đói khổ, rồi nạn Tây đoan sục bắt rượu lậu và những người dân lành đói khổ phải nhận đi “tù rượu thay” để vợ con ở nhà có người chu cấp. Sự bần cùng ấy hằn sâu nhất trong chuyện Chết đói. Nạn đói năm 1945 đã làm vợi đi của làng Nghĩa Đô bao người. Ngay cả tác giả và bạn văn Nam Cao nếu không có một người quen ý tứ trả công dạy học lũ con ông ta bằng gạo thì “không biết chúng tôi có mắt xanh lè giống thằng Vinh hay dì Tư không, hay còn thế nào nữa”.

Những câu chuyện “tang thương ngẫu lục” ấy đủ giúp bạn đọc trẻ nhận thấy thời nay hơn hẳn thời cũ, cuộc sống khá giả hơn trước nhiều lắm. Cho nên nói chuyện cũ mà tư tưởng sách không hề cũ.

Trong sách còn một mảng kể về phong tục. Nhiều cái nay không còn. Như các đám múa sư tử thì đêm Rằm Trung Thu ở những phố Hàng Ngang, Hàng Đường và đánh nhau chí tử, quang cảnh những ngày áp tết dường như cả nước kéo về Hà Nội… Ở ven đô thì hội hè đình đám, khao vọng, đám ma… Các bài Làm ma khô, Thẻ thuế thân, Khổng Văn Cu vừa bi vừa hài. Có một bài tuyệt hay, đó là bài mô tả đám rước Thánh Tăng. Đích thị là một lễ hội phồn thực có từ đời nảo đời nao mà tới tận thời Pháp thuộc vẫn còn tồn tại, lại ở ngay sát nách kinh kỳ. Bấy nhiêu hình ảnh không bao giờ xuất hiện nữa nhưng tôi cứ nghĩ rằng ngày nay, ít ra thì những nhà làm phim lịch sử, viết truyện lịch sử, dựng kịch lịch sử rất cần đến. Chuyện cũ Hà Nội chính là một tập ký sự về lịch sử. Thể này đòi hỏi ở nhà văn ngoài tài văn chương còn phải có vốn liếng kiến thức về cuộc đời, có năng lực quan sát và kỹ thuật phân tích, để trên cơ sở đó trình bày được những điều cần nói từ những sự vật, sự việc, con người. Tô Hoài đã làm được như vậy. Sự hiểu biết của ông về Hà Nội thời thuộc Pháp thật phong phú, thêm sự quan sát tinh, phân tích sắc, văn lại đậm đà và hóm, các mẩu chuyện dù là chân dung một nhân vật, ký họa về một cảnh, hay giãi bày một tâm sự, đều hấp dẫn, vì đó là những điều mới lạ (dù là chuyện thời cũ) và rung động lòng người vì những tình cảm chân thành nhân hậu.

Chuyện cũ Hà Nội còn có thể coi là một tập điều tra xã hội học về Hà Nội thời nửa đầu thế kỷ XX bằng văn chương. Bất luận bạn đọc ở giới nào cũng có thể tìm được những điều mình cần biết mà chưa biết. Chuyện cũ Hà Nội được giải thưởng Thăng Long có lẽ còn vì lẽ đó.

NGUYỄN VINH PHÚC

10.1999

***

Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 - 6 tháng 7 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.

Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.

Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến Bỏi

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đội Cấn Khởi Nghĩa (Nguyễn Quỳnh)
Chuyện kể về nghĩa quân Đội Cấn và khởi nghĩa Thái Nguyên vào những năm đầu thế kỉ 20. Đội Cấn, hay Ông Đội Cấn (1881 - 11 tháng 1 năm 1918) là biệt danh của Trịnh Văn Cấn, một thủ lĩnh trong cuộc binh biến chống chính quyền thực dân Pháp tại Thái Nguyên năm 1917. Ông tên thật là Trịnh Văn Đạt, sinh năm 1881, người làng Yên Nhiên, phủ Vĩnh Tường, nay thuộc xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà nghèo, năm 1910, ông đăng lính khố xanh thay cho anh trai với cái tên là Trịnh Văn Cấn, sau thăng dần lên chức đội lính khố xanh trong cơ binh Pháp đóng ở Thái Nguyên, vì thế ông được gọi là Đội Cấn.Đội Cấn và các chiến hữu đã làm chủ Thái Nguyên được 5 ngày. Sáng ngày 5 tháng 9 năm 1917, nhà cầm quyền Pháp điều 2 ngàn quân lên Thái Nguyên đàn áp. Ngay từ trong những phút đầu Lương Ngọc Quyến bị tử thương do bị trúng mảnh đạn pháo vào đầu (có tài liệu chép ông tự sát vì bị giam giữ quá lâu nên không thể vận động và không muốn ảnh hưởng đến việc rút quân). Do lực lượng quá chênh lệch, nghĩa quân đành phải rút quân ra ngoài thị xã trong đêm đó, rút về vùng núi Tam Đảo, giáp Vĩnh Yên, xây dựng căn cứ chống giữ. Đội Cấn và nghĩa quân cầm cự được hơn 5 tháng. Ngày 11 tháng 1 năm 1918, trong một cuộc phản kích quân Pháp tấn công lên căn cứ tại núi Pháo, nay thuộc huyện Đại Từ, nghĩa quân bị tổn thất nặng nề, bản thân Đội Cấn bị thương nặng. Để không rơi vào quân Pháp, ông đã tự bắn vào bụng tự sát.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đội Cấn Khởi Nghĩa PDF của tác giả Nguyễn Quỳnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Định Tường - Xưa Và Nay (Huỳnh Minh)
Mỹ Tho cảnh vật nên thơDệt tình luyến ai bên bờ Long Giang.Khoa Huân tô đậm son vàngTrong Nam Quốc sử rỡ ràng Rồng TiênDanh còn vang dội sơn xuyên Tìm mua: Định Tường - Xưa Và Nay TiKi Lazada Shopee Ngũ Linh Thiên Hộ oai rền muôn thuCồn Phụng rạng tiếng nhà tuNghìn phương mây gió phiêu du đồng vềGió chiều thổi nhẹ lê thêAi người trĩu nặng tình quê Định TườngMau về giải kiếp song phương Trên đường sưu tầm xuyên qua các tỉnh miền Nam tiền giang và hậu giang đã xuất bản như Kiến Hòa xưa và nay, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long, Gò Công nay trở lại tìm hiểu đất đai và nhân vật tỉnh Định Tường qua nhiều khía cạnh, lịch sử, địa lý, danh nhân, di tích, huyền thoại, sinh hoạt v.v... Định Tường từ xa xưa vẫn là một tỉnh lớn trong sáu tỉnh của miền Nam. Tuy có kém quan trọng về mặt hành chánh, vì rất nhiều cơ quan đầu não thiết lập tại Vĩnh Long, nhưng Định Tường lại rất trọng yếu về mặt quân sự. Những địa danh vang lừng về quân sự như Rạch Gầm, Nguyễn Huệ đại phá quân Xiêm, Đồng tháp Mười gắn liền với những tên tuổi lớn Thủ Khoa Huân, Thiên hộ Dương, Lãnh binh Cẩn, có những trang sử oai hùng làm tăng phần quan trọng của Định Tường chẳng nhỏ. Lại nữa, bao nhiêu nhân vật ưu tú của miền Nam, sau khi sáu tỉnh Nam Kỳ thuộc Pháp, lui về sống đời ẩn dật để bảo tồn tiết tháo của bậc sĩ phu, rải rác ở các nơi Thuộc nhiêu, Vĩnh Kim, Cai lậy, càng làm đẹp cho phong khí Định Tường. Đến ngày nay, nhắc lại những Phan Hiển Đạo, Phạm Viết Chánh, Học Lạc, Cử Đa, Mai văn Ngọc, yêu mến các sĩ phu ấy bao nhiêu, ắt lòng càng trìu mến quê hương xứ Mỹ bấy nhiêu. Nhân tài Định Tường về sau và gần đây cũng đều lỗi lạc. Về mọi ngành, đều có người xứng đáng làm tiêu biểu. Như cổ nhạc có nhạc sĩ Trần văn Triều tức bảy Triều xuất sắc, văn học thì có Nguyễn văn Bá, Cao hải Để, Lương khắc Ninh v.v... Riêng về giới phụ nữ, thuở trước có Sương Nguyệt Ánh, về sau có Trần ngọc Diện đều là những người có tài uy tín đạo đức cao, đóng góp tâm huyết để điểm tô trang sử Định Tường đậm nét huy hoàng. Nhìn quá trình lịch sử của tỉnh Định Tường, lắm điều vẻ vang khiến được các thế hệ sau tin tưởng ở khí thiêng non nước đã chung đúc vào mảnh đất « địa linh nhơn kiệt » ấy. Dù không nhiều danh lam thắng cảnh, nhưng những vườn dừa tươi tốt, vườn cây trái xum xuê, nước sông Cửu Long êm đềm, tất cả giúp Định Tường có bộ mặt khả ái nên thơ và quyến rủ du khách. Rồi đây với những chương trình kiến thiết quy mô, trong tương lai tỉnh Định Tường càng nhiều hứa hẹn. Chúng tôi không dám tự phụ sưu tầm đầy đủ, không bỏ sót một khía cạnh nào. Nhưng với tất cả cố gắng của chúng tôi, cuốn sách này ít nữa cũng giúp cho quý vị có một quan niệm tổng quát về tỉnh Định Tường trong dĩ vãng và hiện tại.HUỲNH MINHDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Huỳnh Minh":Bạc Liêu XưaCần Thơ Xưa Và NayĐịnh Tường - Xưa Và NayGò Công - Xưa Và NayTây Ninh XưaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Định Tường - Xưa Và Nay PDF của tác giả Huỳnh Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Định Mệnh Chiến Tranh - Mỹ Và Trung Quốc Có Thể Thoát Bẫy Thucydides? (Graham Allison)
"Đây không phải là một cuốn sách về Trung Quốc. Mà là một cuốn sách về tác động của một Trung Quốc đang trỗi dậy đối với Mỹ và trật tự toàn cầu. Khi một cường quốc đang trỗi dậy đe dọa thế chỗ một cường quốc đang thống trị, hệ quả có khả năng xảy ra nhất chính là chiến tranh. Đề cập tới Chiến tranh Peloponnese từng tàn phá Hy Lạp cổ đại, sử gia Thucydides đã giải thích rằng: “Chính sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ hãi mà nó gây ra ở Sparta đã khiến chiến tranh trở thành điều tất yếu.” Tình trạng tương tự đã xảy ra 16 lần trong suốt 500 năm qua. Và 12 lần đã kết thúc trong bạo lực. Trong lần thứ 17, sự trỗi dậy khôn cưỡng của Trung Quốc đang đi tới chỗ va chạm với một nước Mỹ đang giậm chân tại chỗ. Cả Tập Cận Bình và Donald Trump đều cam kết “khôi phục sự vĩ đại” cho nước mình. Nhưng nếu Trung Quốc không sẵn sàng tiết chế các tham vọng của mình, hoặc Washington không chịu chia sẻ vị thế đứng đầu ở Thái Bình Dương, một cuộc xung đột thương mại, một vụ tấn công mạng, hay một tai nạn trên biển cũng có thể khơi mào cho một cuộc chiến tranh lớn. Trong cuốn sách này, Allison giải thích tại sao Bẫy Thucydides lại là lăng kính tốt nhất để hiểu rõ sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Liệu Washington và Bắc Kinh có thể chèo lái con thuyền quốc gia của họ vượt qua những bãi cạn nguy hiểm? + ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA: Tìm mua: Định Mệnh Chiến Tranh - Mỹ Và Trung Quốc Có Thể Thoát Bẫy Thucydides? TiKi Lazada Shopee ""Bẫy Thucydides đã xác định một thách thức chính yếu đối với trật tự thế giới: xung đột lợi ích. Tôi chỉ có thể hy vọng mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ trở thành trường hợp thứ 5 có thể được giải quyết trong hòa bình, thay vì trở thành trường hợp thứ 13 nổ ra chiến tranh."" - Henry Kissinger, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ. “Trung Quốc và Mỹ sẽ tạo ra một trật tự quốc tế mới, dựa trên sự thừa nhận rằng cường quốc mới đang trỗi dậy sẽ được trao một vai trò phù hợp trong việc hình thành các quy tắc và thể chế toàn cầu… Trong thế kỷ XXI, Bẫy Thucydides sẽ nuốt chửng không chỉ Mỹ và Trung Quốc, mà cả toàn thế giới.” - Nouriel Roubini, giáo sư tại Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York và Chủ tịch của Roubini Global Economics “Cuốn sách được xây dựng từ những nghiên cứu chuyên sâu trong dự án ‘Bẫy Thucydides’ mà Graham Allison đã dày công xây dựng nên có sức thuyết phục cao, với các lập luận và dẫn chứng có tính thuyết phục. Cuốn sách có cách diễn giải mạch lạc và lôi cuốn. Việc Graham Allison để mở mà không đưa ra khuyến nghị chính sách như thường thấy trong các nghiên cứu của các học giả Mỹ, gợi mở cho mỗi người đọc những suy nghĩ và ý kiến khác nhau. Cuốn sách chắc chắn sẽ gây tiếng vang lớn trong giới học giả và công chúng. Rất nhiều học giả và chính trị gia trên thế giới đã có những đánh giá tích cực về cuốn sách. Hy vọng rằng, như Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã đánh giá ‘các bài học trong sách có thể cứu hàng triệu mạng người’.” - Đỗ Mạnh Hoàng, Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao"Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Định Mệnh Chiến Tranh - Mỹ Và Trung Quốc Có Thể Thoát Bẫy Thucydides? PDF của tác giả Graham Allison nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Điệp Viên Yêu Chúng Ta - Chiến Tranh Việt Nam Và Trò Chơi Nguy Hiểm Của Phạm Xuân Ẩn (Thomas A. Bass)
“Đây là câu chuyện xuất sắc về một con người và thời đại của ông. Nó càng củng cố thêm cho cảm giác của tôi khi gặp ông trong giai đoạn cuối đời của ông rằng Phạm Xuân Ẩn là một trong những người ấn tượng nhất mà tôi từng gặp. Ông là con người của trí tuệ, lòng can đảm và tình yêu đất nước nồng nàn. Ông cũng là - mặc dù có vẻ thật trớ trêu khi nói ra điều này trong hoàn cảnh hiện nay - một con người của sự chính trực phi thường. Ông yêu chúng ta ở khía cạnh tốt đẹp nhất trong khi lại đối đầu với chúng ta ở khía cạnh tồi tệ nhất.”- Daniel Ellsberg, tác giả của Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers (Những bí mật: hồi ức về Việt Nam và tài liệu mật của Lầu Năm Góc)“Thomas Bass kể một câu chuyện tuyệt vời về mưu mô[1], nghề gián điệp và tình bạn. Cuốn sách của ông được viết như thể nó đến từ những bến bờ xa xôi nhất của sự hư cấu, và hẳn tôi sẽ không bao giờ tin nổi lấy một từ nào nếu như chính tôi không gặp rất nhiều nhân vật trong đó và không biết câu chuyện để tin rằng nó có thực và không biết câu chuyện đó có thực hay không.”- H. D. S. Greenway, biên tập viên, The Boston Globe, và là phóng viên chiến tranh Việt Nam cho tạp chí Time và báo Washington Post“Mỗi cựu binh, mỗi học giả, mỗi sinh viên, bất kỳ ai từng sống qua cuộc chiến tranh Việt Nam đều được khuyên đọc cuốn sách này và suy ngẫm về thông điệp của nó. Trong cuốn tiểu sử rất sâu sắc và kích thích này về một trong những điệp viên thành công nhất trong lịch sử, Thomas Bass thách thức một vài giả định cơ bản nhất của chúng ta về những gì đã thực sự xảy ra ở Việt Nam và về ý nghĩa của nó đối với chúng ta trong hiện tại.” Tìm mua: Điệp Viên Yêu Chúng Ta - Chiến Tranh Việt Nam Và Trò Chơi Nguy Hiểm Của Phạm Xuân Ẩn TiKi Lazada Shopee - John Laurence, phóng viên chiến tranh Việt Nam cho CBS News và là tác giả cuốn The Cat from Huế: A Vietnam War Story (Con mèo Huế: một câu chuyện chiến tranh Việt Nam).*Gã cảm thấy mình đang vĩnh viễn quay lưng lại với sự thanh thản. Mắt mở to, ý thức rõ hậu quả, gã đi vào lãnh địa của sự dối trá không mang theo tấm hộ chiếu cho ngày quay trở lại.GRAHAM GREENECốt lõi của vấn đề (The Heart of Matter)***“Nước Mỹ chỉ giỏi tiến hành những cuộc thập tự chinh,” tướng David Petraeus viết trong luận án tiến sĩ của mình về đề tài “Quân đội Mỹ và những bài học từ chiến tranh Việt Nam”. Được đưa ra bảo vệ tại Đại học Princeton năm 1987, luận án của Petraeus công kích những gì đã trở thành quan niệm được giới nhà binh chấp nhận một cách rộng rãi về những bài học từ Việt Nam. Ông coi đây là một “lối suy nghĩ kiểu được ăn cả ngã về không”, mà chung quy là xuất phát từ học thuyết cho rằng nước Mỹ chỉ nên tiến hành những cuộc chiến tranh thông thường với sự ủng hộ áp đảo của một công chúng mang tinh thần thập tự chinh. Petraeus bác bỏ quan điểm “làm ăn như lối suy nghĩ bình thường” này. Thay vào đó, ông lập luận rằng nước Mỹ có nhiều khả năng là thấy mình sa vào những cuộc chiến tranh phi chính quy khác, đôi khi phải chống trả hai, ba, hay nhiều trận chiến kiểu Việt Nam. Sau này Petraeus tiếp tục biên soạn cẩm nang tác chiến cho lục quân về chống nổi dậy được ban hành ấn hành năm 2006. Năm sau, được trao cơ hội tiến hành công tác thực địa về chuyên ngành học thuật của mình, ông được bổ nhiệm vào vị trí tư lệnh lực lượng Mỹ tại Iraq.Chiến tranh không chỉ là những cuộc thập tự chinh; chúng còn là những cuộc dan díu của con tim. Chiến tranh được phát động vì tình yêu, điều này thì chúng ta đã biết từ thời nàng Helen của thành Troy[2] khiến cho cả nghìn chiến thuyền chở đầy những chàng trai mê mẩn sẵn sàng chết vì nàng xung trận. Nhà văn hài hước người Mỹ P. J. O’Rourke đã nhận ra chân lý này trong một bài tiểu luận ông viết về Việt Nam năm 1992. “Ở Huế, cứ chiều đến, những nữ sinh trung học trở về nhà sau khi tan học, từng đoàn nữ sinh đạp xe trên con phố, tất cả đều tha thướt trong những tà áo dài trắng tinh, một kiểu trang phục gồm áo dài may ôm sát người mặc trùm lên quần rộng. Không phải vô cớ mà những nhà thờ Công giáo còn lại gióng lên hồi chuông cầu kinh Đức Bà vào thời điểm này trong ngày. Tôi không hiểu ở một nơi mà cái đẹp đã trở nên quá đỗi bình dị như thế có thể thay đổi được bản chất của một xã hội hay không.”Sau khi trầm trồ trước “tỷ lệ khổng lồ những mỹ nhân ngư và giai nhân tuyệt sắc” ở cái đất nước Địa đàng này, O’Rourke viết: “Giờ thì tôi hiểu tại sao chúng ta lại can dự vào Việt Nam. Chúng ta đã phải lòng… [Chúng ta] đã ngây ngất bởi nơi này. Tất cả mọi người, từ những cố vấn đầu tiên mà Ike3 gửi tới đây năm 1955 cho đến Henry Kissinger ở bàn đàm phán hòa bình Paris, thảy đều mê mệt đến phát cuồng vì Việt Nam. Nó làm tan vỡ trái tim họ. Họ cứ tiếp tục đến thăm và gửi hoa mãi không thôi. Họ không thể tin nổi rằng đây là lần chia tay cuối cùng.”Trước khi bắt đầu câu chuyện của mình về Việt Nam và nước Mỹ (với đôi nét điểm qua về nước Pháp và những khu vực khác trên thế giới), tôi xin phép được nói rằng cuốn sách này nói về chiến tranh và tình yêu, về những bài học Việt Nam, tác chiến chống nổi dậy và những cuộc xung đột khác bị gọi là phi chính quy. Nó cũng nói về những điệp viên và phóng viên cùng sự lẫn lộn giữa hai nghề này. Một số người sẽ cho rằng các phóng viên góp phần làm cuộc chiến (của chúng ta) tại Việt Nam thất bại. Trong trường hợp này, tôi xin khẳng định rằng có một phóng viên đã góp phần mang đến chiến thắng trong cuộc chiến - cho phía người Việt. Cuốn sách phiền muộn này nói về thông tin và hỏa mù cùng sự mơ hồ không thể tránh khỏi trong việc xác định ranh giới nơi hai yếu tố này hòa nhập vào nhau. Cuốn sách không đưa ra thêm chân lý nào có thể được đúc rút thành những bài học mới về chiến tranh Việt Nam. Nó nói về cuộc sống đơn giản của một con người phức tạp. Sự thật nằm trong các chi tiết. Chúng ta hãy bắt đầu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Điệp Viên Yêu Chúng Ta - Chiến Tranh Việt Nam Và Trò Chơi Nguy Hiểm Của Phạm Xuân Ẩn PDF của tác giả Thomas A. Bass nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.