Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sự Va Chạm Giữa Các Nền Văn Minh (Samuel Huntington)

Năm 1993, Samuel P. Hungtington, khi đó là Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thuộc Đại học Harvard, đã có bài viết mang tính dự báo: "Sự va chạm của các nền văn minh?". Tiêu đề đó cho thấy tác giả của nó có phần hoài nghi: liệu có khả năng xảy ra sự đụng độ giữa các nền văn minh trong thế kỷ XXI hay không? Và thực tế, nội dung của bài viết đã nói lên rằng sự đụng độ là điều khó tránh khỏi. Năm 1996, Hungtington tiếp tục phát triển dự báo của mình thành cuốn sách Sự Va Chạm Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới.

Trong cuốn sách của mình, S. Hungtington đã vẽ lại bức tranh chung về các nền văn minh khác nhau trên thế giới. Về cơ bản, ông phân chia nhân loại thành 2 bộ phận là văn minh phương Tây và văn minh ngoài phương Tây, trong đó văn minh phương Tây đóng vai trò trung tâm trong các phân tích của ông, là điểm tham chiếu để xem xét các nền văn minh khác ngoài phương Tây.

Trên cơ sở xác định các nền văn minh chủ yếu của thế giới, Hungtington tiếp tục làm sáng tỏ những thay đổi về cán cân giữa các nền văn minh, giải thích sự thoái trào của văn minh phương Tây và quá trình phục sinh các nền văn minh ngoài phương Tây. Ông cũng chỉ ra một trật tự mới của các nền văn minh cùng với sự tái định hình nền chính trị toàn cầu thông qua văn hoá.

Khi nạn khủng bố đang trở thành nỗi đau, nỗi ác mộng cho cả thế giới; khi mà không ít người do thiếu thông tin, do định kiến đang có cái nhìn thiếu thiện cảm với thế giới Hồi giáo thì quyển sách này rất đáng đọc. Nó sẽ giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng quát về thế giới đương đại với những vấn đề, những thách thức mà mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi con người đều có liên quan và có trách nhiệm.***

Samuel Phillips Huntington (18 tháng 4 năm 1927 - 24 tháng 12 năm 2008) là một chuyên gia nghiên cứu chính trị xuất chúng ở Hoa Kỳ, nổi tiếng khắp thế giới qua tác phẩm Cuộc chiến giữa các nền văn minh (Clash of Civilizations), giúp lý giải một trật tự thế giới mới sau thời Chiến tranh lạnh. Lý thuyết gần đây của ông về bản sắc Hoa Kỳ cũng gây ra nhiều tranh cãi khi cho rằng nước Mỹ đã phân cực thành người Mỹ mang bản sắc Tin Lành truyền thống và người Mỹ gốc Latin nhập cư từ Mexico. Tìm mua: Sự Va Chạm Giữa Các Nền Văn Minh TiKi Lazada Shopee

Cậu bé Samuel chào đời ở New York năm 1927, tốt nghiệp Đại học Yale năm 1946, lấy bằng thạc sĩ Đại học Chicago năm 1948 và tiến sĩ Đại học Harvard năm 1951. GS Huntington đã viết tổng cộng chừng 17 quyển sách, giảng dạy ở Harvard 58 năm cho đến ngày nghỉ hưu hoàn toàn năm 2007.

Vào năm 1993 Samuel Huntington đăng bài viết trên tạp chí Foreign Affairs về Cuộc chiến giữa các nền văn minh mà sau này xây dựng lên thành hệ thống lý thuyết và quyển sách The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order, xuất bản bằng 39 thứ tiếng trên thế giới. Nội dung lập luận này nhằm phản biện giả thiết của Francis Fukuyama cho rằng Lịch sử đã kết thúc, sau ngày hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ. Theo Huntington, chính trị thế giới vẫn tiếp tục vận hành, không phải qua mâu thuẫn giữa các thể chế và quốc gia, mà là giữa các nền văn minh, có thể kéo theo xung đột vũ trang trên chiến trường. Một trong những điểm có nhiều khả năng bùng nổ chiến tranh là vùng Biển Đông, giữa Việt Nam và Trung Quốc, với ngòi nổ là nguồn dầu khí nhưng bề sâu là các khác biệt văn hóa/văn minh và sự tham gia của các bên trong một thế giới đã đổi chiều. Thời điểm được cho là sẽ nổ ra cuộc chiến đó là vào năm 2010 trong một thế giới bao gồm các cực là 8 nền văn minh lớn: phương Tây, Mỹ La Tinh, Hồi Giáo, châu Phi, Chính Thống giáo, Hindu, Nhật và Sinic (TQ, VN và Triều Tiên).

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Va Chạm Giữa Các Nền Văn Minh PDF của tác giả Samuel Huntington nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sử Thi Odyssey - Homer (Homer)
liad và Odyssey của đại thi hào Homer chính là hai thiên sử thi kinh điển và là cột trụ của văn minh phương Tây. Ngay cả những chính trị gia lỗi lạc như Plato, Aristotle hay bậc quân vương như Alexander Đại Đế cũng xem việc đọc hai tác phẩm này là một. Bắt đầu từ những nhà truyền giáo cho tới kỷ nguyên toàn cầu hóa và tiếp tục trong tương lai, những ảnh hưởng của văn minh phương Tây tới Việt Nam không chỉ dừng lại ở khoa học cơ bản, mà còn mở rộng đến các ngành khoa học xã hội và nghệ thuật. Vì vậy, để thực sự khai thác xu hướng này, chúng ta cần tìm hiểu nền tảng và cội nguồn của văn minh phương Tây: Hy Lạp cổ đại. Không hề quá lời khi cho rằng, việc tìm hiểu Hy Lạp cổ đại là một điều kiện tiên quyết nhằm mang lại sự hiểu biết thấu đáo liên quan đến những luận điểm và học thuyết chủ đạo đang chi phối thế giới mà chúng ta đang sống: Lịch Sử và Thần Thoại, Giới Tính và Xác Thân, Tôn Giáo và Hôn Nhân, Chính Trị và Dân Chủ… Iliad và Odyssey là những bản trường ca của binh lửa và giáo gươm. Ở đó những kẻ nhút nhát và rụt rè trước chiến trận mới chính là đối tượng bị dè bỉu. Nhưng Homer không cổ súy cho chiến tranh mà dùng chiến tranh để thử thách con người và dùng Cái Chết để bộc lộ đức hạnh của họ. Aristotle diễn giải bi kịch Hy Lạp là sự kết hợp của số phận và sai lầm cá nhân. Nghĩa là một kết cục không vui chỉ thành bi kịch khi phẩm chất trí tuệ và đức hạnh của nhân vật chính phải vượt hẳn người thường. Và từ những biến cố đó người ta phát lộ ra những gì đẹp đẽ nhất của mình. Còn Karl Japers cho rằng ý chí đương đầu và chấp nhận những bóng tối và sụp đổ, những điều sản sinh từ hiểm nguy và nghiêm trọng của cuộc đời vượt quá sự tri nghiệm của con người, chính là tinh thần gây dựng nên văn Bên cạnh đó, Iliad và Odyssey còn là những suy tư và chiêm nghiệm của người Hy Lạp cổ đại về mối quan hệ vừa thân thuộc vừa xa lạ giữa con người và vũ trụ, của linh hồn và thế giới, của bên trong và bên Tìm mua: Sử Thi Odyssey - Homer TiKi Lazada Shopee Phương Tây xem trọng hai bản trường ca này vì chúng là biên niên sử của quá trình tiến hóa của ý thức con người, nhất là ý thức về thời gian. Điều đặc biệt của quá trình tiến hóa ý thức là nó tiếp tục diễn ra ngay cả khi xác thân đã hoàn tất quá trình biến đổi. Chẳng phải thế mà ta luôn coi vóc dáng cơ thể của Achilles là hình mẫu cho nam và Helen cho nữ. Cuộc chiến thành Troy có thể coi như dấu chấm hết cho sự ngây thơ còn sót lại từ thuở hồng hoang. Nó kết thúc không phải vì kẻ này mạnh hơn kẻ kia, mà vì có kẻ này “láu cá” hơn kẻ kia. Người quyết định vận mệnh cuộc chiến không ai khác hơn là Odyssey. Nhưng tại sao một kế hoạch rất “thô sơ” như Con ngựa thành Troy lại có thể thành công? Bối cảnh bấy giờ là buổi hoàng hôn của ký ức cộng đồng khi mỗi thành viên có thể nhìn thấy được dòng ý thức của người khác, và khái niệm lừa lọc, hay chính xác hơn là che giấu dòng ý thức cá nhân, hoàn toàn không tồn tại, cho đến khi Odysseus xuất hiện. Đó chính là mánh khóe đầu tiên trong lịch sử loài người. Nhưng điều đặc biệt và thú vị hơn cả là sự tương tác giữa thần và người trong hai thiên sử thi này. Các thần Hy Lạp mang hình dáng con người, khác với các nền văn minh đương thời khác như Ai Cập hay Mesopotamian. Họ không phải là những đấng toàn năng vô biên, lại còn mang đầy đủ những thói hư tật xấu như con người. Nhưng điều này lại chính là ý tưởng đột phá vĩ đại: Vũ Trụ mang vẻ đẹp và huyền bí của con người. Con người chính là trung tâm của vũ trụ. Cuộc chiến thành Troy được các vị thần bắt đầu, can thiệp và kết thúc, nhưng tới cuộc đại hải trình của Odysseus thì quyền tự quyết định vận mệnh của cá nhân mới là yếu tố chủ đạo. Trong quá trình đọc, hẳn quý độc giả sẽ tìm thấy cho mình những trải nghiệm hữu ích từ những tương đồng và dị biệt giữa hiện tại và quá khứ. Những người Hy Lạp và Trojan kia cũng thấy mặt trời lặn và mọc. Họ cũng băn khoăn và suy nghĩ trước quy luật bất biến của cuộc sống: tuổi già, bệnh tật, tình yêu, khát vọng, nô dịch, hạnh phúc… Và chính những người Hy Lạp và Trojan kia cũng hiểu sự hoang tàn và chết chóc của chiến tranh, của nô dịch Với tâm thế đúng mực, chúng ta sẽ thu hoạch được nhiều điều hữu ích từ những tác phẩm cổ điển. Vì suy cho cùng, việc mắc kẹt hoàn toàn trong hiện tại hoặc luôn ngoái đầu hoài vọng về quá khứ chỉ dẫn ta vướng vào hết sự vô tri này đến sự vô tri khác. Dịch giả Đỗ Khánh Hoan nguyên giáo sư và trưởng ban Anh văn, Đại học Văn Khoa, Viện Đại học Saigon (1964-1979). Trước kia, khi còn ở trong nước, ngoài việc giảng dạy văn chương, văn học Anh Mỹ, ông thường chuyển dịch danh tác văn chương hai xứ này. Từ ngày ra nước ngoài, định cư ở Canada, ông dành thì giờ tìm hiểu văn nghệ xứ tuyết rừng phong, giới thiệu một số cây bút sáng giá, chuyển ngữ nhiều truyện ngắn giá trị. Thêm vào đó, qua tìm hiểu văn học châu Mỹ Latinh, từ 1983 đến nay, ông giới thiệu cây bút đặc sắc. Ông đã xuất bản Văn học Brasil (1997) và dự tính xuất bản bộ Văn học Châu Mỹ Latinh. Hai cuốn sử thi Iliad, Odyssey được GS Đỗ Khánh Hoan chuyển ngữ trọn vẹn từ tiếng Hy Lạp. Mời các bạn đón đọc.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sử Thi Odyssey - Homer PDF của tác giả Homer nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Văn Hóa Nam Bộ (Trần Thuận)
Đặc trưng nổi bật trong văn hóa Nam bộ là sự cộng cư và giao thoa văn hóa giữa các tộc người. Do đặc tính của vùng “đất mới”, quá trình khai phá và tạo dựng diễn ra trong bối cảnh có sự chung tay của nhiều lớp cư dân, của nhiều tộc người, cà cư dân bản địa lẫn di dân từ mọi miền đến đây. Trong bức tranh Nam bộ từ thế kỷ XVII - XVIII, và cả sau này, mỗi tộc người có mặt ở đây, cho dù có khác nhau về văn hóa truyền thống và tôn giáo… nhưng họ vẫn thể hiện được nhiều nét tương đồng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội… Nam bộ vài nét lịch sử - văn hóa gồm 3 tập là công trình nghiên cứu của phó giáo sư Tiến sĩ sử học Trần Thuận. Tập 3 sẽ đề cập đến những vấn đề sau: Cuộc nhân duyên giữa công nữ Ngọc Vạn với quốc vương Chân Lạp; Đặc điểm lịch sử vùng đất Bình Dương thời khai phá (thế kỷ XVII - XVIII); Bức tranh văn hóa Nam bộ dưới thời các chúa Nguyễn (thế kỷ XVII - XVIII); Chính sách của triều Nguyễn trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đất Nam bộ; Vùng đất Ba Giồng trong cuộc chiến giữa chúa Nguyễn với Tây Sơn ở Gia Định (1776 - 1788); Thương cảng Sài Gòn trong đời sống xã hội Nam kỳ thời thuộc Pháp; Lụa phương Nam; Tục thí giàn ở Nam bộ- Giá trị nhân văn và đôi điều trăn trở; Sài Gòn nửa đầu thế kỷ XIX qua ghi chép của người phương Tây; Sài Gòn trước lúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nướcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Văn Hóa Nam Bộ PDF của tác giả Trần Thuận nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tia Chớp Giữ Bầu Trời (Lê Thành Chơn)
Từ sau năm 1945 đến nay, nền văn chương nước nhà luôn được tô đậm bởi một đội hình nhà văn - chiến sĩ trưởng thành từ trong khói lửa của cách mạng và chiến tranh. Nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị làm nên bản sắc văn chương nước nhà, mới đây Hội Nhà văn Việt Nam cho xuất bản Tuyển tập văn xuôi và Tuyển tập thơ thế hệ nhà văn chống Mỹ cứu nước. Kỳ này xin được giới thiệu cùng bạn đọc truyện ngắn “Tia chớp giữa bầu trời” của nhà văn Lê Thành Chơn in trong Tuyển tập văn xuôi thế hệ nhà văn chống Mỹ cứu nước.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tia Chớp Giữ Bầu Trời PDF của tác giả Lê Thành Chơn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đại Đế Caesar (Phương Thảo)
Không chỉ là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới, Caesar nổi tiếng là một lãnh tụ quân sự tài ba với những nguyên tắc dụng quân bậc thầy. Julius Caesar, tên đầy đủ là Gāius Jūlius Caesār (100 TCN - 44 TCN), là một lãnh tụ quân sự và chính trị của La Mã. Ông đồng thời là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Caesar được đánh giá là một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất, chính trị gia xuất sắc nhất và là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất của lịch sử thế giới thời La Mã cổ đại. Ông được tôn vinh là "Hoàng đế không ngai" của Đế chế La Mã, là nhân vật từng liên kết với Pompey, Crassus tạo thành "Liên minh Tam hùng" nổi tiếng trong lịch sử La Mã. Nhiều nhà sử học cho rằng Caesar là nhân vật có ảnh hưởng còn lớn lao hơn nhiều so với các vua chúa, các hoàng đế thời cổ xưa bởi cái tên Caesar đã tượng trưng cho quyền lực và phong cách uy nghi. Tìm mua: Đại Đế Caesar TiKi Lazada Shopee Julius Caesar được hậu thế ghi nhận là một danh tướng, một nhà chính trị có tài, một chính khách nhìn xa trông rộng, một văn nhân và đồng thời cũng là một nhà hùng biện nổi tiếng trong lịch sử. Julius Caesar bị đâm chết tại một vị trí liền kề với Nhà hát Pompey vào ngày Ides tháng 3 năm 44 TCN. Sự việc này châm ngòi cho thời kỳ cuối cùng của cuộc nội chiến, đánh dấu sự kết thúc của nền Cộng hòa và sự nổi lên của người cháu mà Caesar chỉ định làm người thừa kế: Octavian, hay còn được biết đến với tên gọi Augustus, vị hoàng đế đầu tiên của La Mã cổ đại. Cho đến nay, câu nói lúc hấp hối của Julius Caesar đang còn là điều bí ẩn, chưa thể giải đáp thỏa đáng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Đế Caesar PDF của tác giả Phương Thảo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.