Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Những Vị Cứu Trợ Vô Hình (C. W. Leadbeater)

Mục lục

Lời người dịch

CHƯƠNG I Niềm tin phổ thông về những vị cứu trợ vô hình

CHƯƠNG II Vài trường hợp cứu trợ hiện đại

CHƯƠNG III Kinh nghiệm cá nhân Tìm mua: Những Vị Cứu Trợ Vô Hình TiKi Lazada Shopee

CHƯƠNG IV Những vị cứu trợ

CHƯƠNG V Thực thể của đời sống siêu nhiên

CHƯƠNG VI Một sự can thiệp đúng lúc

CHƯƠNG VII Câu chuyện thiên thần

CHƯƠNG VIII Câu chuyện hỏa tai

CHƯƠNG IX Sự hiện hình và hậu quả của nó

CHƯƠNG X Hai anh em

CHƯƠNG XI Ngăn ngừa trường hợp tự tử

CHƯƠNG XII Em bé trai bị thất lạc

CHƯƠNG XIII Câu chuyện của Ivy

CHƯƠNG XIV Những trường hợp tiêu biểu thông thường

CHƯƠNG XV Những vụ đắm thuyền và các thảm họa

CHƯƠNG XVI Công việc giúp đỡ người chết

CHƯƠNG XVII Công việc cứu trợ trong thời kỳ chiến tranh

Câu chuyện của Ursula

Di chúc của vị sĩ quan

Vài trường hợp nhỏ nhặt

Bé Ethan

CHƯƠNG XVIII Những nhiệm vụ khác

CHƯƠNG XIX Những điều kiện cốt yếu

CHƯƠNG XX Đường đạo lúc sơ tu

CHƯƠNG XXI Con đường đạo thiệt thọ

CHƯƠNG XXII Vượt khỏi sự tiến hóa của nhân loại

Thông Thiên Học

Lời người dịch

Về tiểu sử và những hoạt động rất tích cực và hữu ích cho sự tiến hóa nhân loại của đức Giám Mục C.W. Leadbeater đã có nhiều sách vở đề cập đến. Nơi đây, chúng tôi chỉ nói sơ lược giai đoạn sau khi ngài được Chân Sư Kuthumi và Chân Sư Djwal Kul trực tiếp hướng dẫn để phát triển những năng lực siêu nhiên. Ngài đã sử dụng những khả năng ấy để quan sát, nghiên cứu những cõi mà người bình thường xem như là vô hình. Ngài cũng đã hợp tác chặt chẽ với bà Annie Besant, hội trưởng Hội Thông Thiên Học trong công việc nghiên cứu về những hiện tượng và những thực thể ở những cảnh (subplanes) từ thấp lên cao của cõi trung giới (astral plane) và những cõi cao hơn.

Trong phạm vi quyển sách nhỏ nầy, ngài diễn tả một số công việc của những vị cứu trợ vô hình, trong đó có nhiều hoạt động của những đoàn viên trong nhóm cứu trợ được sự hướng dẫn trực tiếp của ngài. Ngoài những mẩu chuyện ngắn về công việc cứu trợ, chúng ta cũng tìm thấy trong sách, một cách tổng quát, những giáo lý cao siêu dẫn dắt con người tiến lên những nấc thang thánh thiện.

Hiện nay có rất nhiều tài liệu, sách vở và phim ảnh đề cập về cõi trung giới, nhưng chúng tôi thiết nghĩ, những tài liệu do đức Leadbeater để lại rất quí báu và đáng tin cậy để chúng ta nghiêm chỉnh học hỏi, nghiên cứu cõi trung giới, nơi mà tất cả chúng ta không sớm thì muộn cũng đều sẽ phải đến.

Mong rằng quyển sách nầy sẽ mang lại lợi ích cho độc giả trong công việc tìm hiểu Minh Triết Thiêng Liêng nói chung và cõi trung giới nói riêng.

Tô Hiệp và nhóm dịch thuật KrotonaDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "C. W. Leadbeater":Đời Sống Sau Khi ChếtBổn Phận Của Chúng Ta Đối Với Thú VậtChân Sư Và Thánh ĐạoCõi Trời Chân PhúcNhãn ThôngNhững Vị Cứu Trợ Vô HìnhCõi Trung GiớiGiảng Lý Ánh Sáng Trên Đường ĐạoThông Thiên Học Khái Lược

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Vị Cứu Trợ Vô Hình PDF của tác giả C. W. Leadbeater nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đạo Khả Đạo (NXB Bảo Tồn 1935) - Nguyễn Kim Muôn
Kính cáo cùng độc giả được rõ: Những sách con này, tức thị là những bài trả lời cho các báo chương về các cuộc điều tra về nhà chùa Long Vân Tự, củng là bài đối đáp lại với những cuộc phản đối của các giáo lý. Nhưng có mộ điều, cúi xin đọc giả hãy lưu ý: Ở ngoài muốn nhà tu hành, bằng muốn trả lời lại, là chẳng được nói ngoài giáo lý là một, phải ngó mình là người tu là hai, nên chi tuy nói Đông mà tôi đã trả lời Tây (ấy là chư Độc giả sẽ cho như vậy), thế mà, hể sau khi đọc qua từ cuốn số 1 dỉ chi cho tới cùng, nếu cái giáo lý của tôi luận trong những sách con đó là phải, thì ngó lại những cuộc điều tra, cùng những bài phản đối kia. Đạo Khả ĐạoNXB Bảo Tồn 1935Nguyễn Kim Muôn29 TrangFile PDF-SCAN
Đạo Lý Phật Giáo Với Đạo Lý Nho Giáo Ở Nước Ta (NXB Trung Bắc Tân Văn 1935) - Trần Văn Giáp
Ba học thuyết tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống tinh thần ở Việt Nam trước đây chính là ba học thuyết tôn giáo: Nho, Phật, và Đạo, chúng ta thường gọi là Tam giáo. Theo đó, Nho và Đạo giáo ra đời ở Trung Quốc, từ đó trực tiếp truyền vào nước ta. Còn Phật giáo ra đời ở Ấn Độ, đầu tiên theo đường biển phía Nam, sau theo cả đường bộ phía Tây mà vào, từ rất sớm Luy Lâu (Thuận Thành – Hà Bắc) đã thành một trung tâm Phật giáo lớn, nhưng từ thế kỷ thứ VII lại gắn bó chặt chẽ với Phật giáo Trung Quốc chuyển theo xu hướng Thiền tông, kết hợp với nhiều yếu tố Tĩnh độ và Mật giáo. Tam giáo cùng tồn tại, ít xung khắc mà thường khi lại kết hợp với nhau. Trong đó Nho giáo giữ địa vị chi phối nhiều mặt. Khi nói đến “Hội nhập tam giáo” - nó là một xu hướng mạnh của tư tưởng Việt Nam vào thế kỷ XVIII. Theo đó, các tầng lớp trí thức Nho học, lực lượng hộ trì tư tưởng Nho gia thời kỳ này có những hoạt động thực tiễn và thảo luận tư tưởng có phần xa rời tinh thần của Nho gia chính thống, dung hợp Phật Đạo. Đạo Lý Phật Giáo Với Đạo Lý Nho Giáo Ở Nước TaNXB Trung Bắc Tân Văn 1935Trần Văn Giáp32 TrangFile PDF-SCAN
Đời Người Giải Thoát - Nguyễn Kim Muôn (NXB Đức Lưu Phương 1935)
"Long Vân Tự" gia định, sư Nguyễn Kim Muôn cúi thưa: Vì có nhiều người hỏi và viết thư lại rằng tại sao tôi đã gây nên một trận bút chiến, mà không thấy tôi trả lời trên mặt báo, thì tôi cúi xin thưa: Tuy tôi không trả lời trên mặt báo, chớ tôi hằng giữ trọn cuộc bút chiến luôn luôn, dầu bút chiến tới già, tôi cũng xin sẵn lòng hầu đáp, nghĩa là tôi cố ý muốn mời cả thảy tôn giáo, lúc này mình cũng nên đem cái giáo lý của mình trải ra trên mặt báo cho bá tánh tường lãm, được sau khi kết cuộc, nhơn sanh có thể lựa lấy một cái mà tu thân vậy mới biết cái nào thật giả, vì đạo thì có một. Đời Người Giải ThoátNXB Đức Lưu Phương 1935Nguyễn Kim Muôn22 TrangFile PDF-SCAN
Gốc Đạo Phật Là Từ Bi Bác Ái (NXB Bảo Tồn 1933) - Giai Minh (Nguyễn Kim Muôn)
Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng. Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp. Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”. Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật. Gốc Đạo Phật Là Từ Bi Bác ÁiNXB Bảo Tồn 1933Giai Minh (Nguyễn Kim Muôn)52 TrangFile PDF-SCAN