Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Người Không Quê Hương (Kurt Vonnegut)

Người không quê hương là tuyển tập các tiểu luận và bài phát biểu của Vonnegut với những trang minh họa của chính tác giả, được dày công thực hiện trong suốt năm năm. Đứng trên lập trường của một nhà nhân văn và tư tưởng gia tự do, ông đã công khai thể hiện quan điểm sắc bén về nước Mỹ trên nhiều lĩnh vực, chính trị, nghệ thuật, tình dục…Xuyên suốt cuốn sách mỏng là một Vonnegut trào phúng mà sâu sắc, một người tự nhận mình là “người không quê hương” nhưng lại không hề bàng quan trước thực tại đất nước.

Kurt Vonnegut (1922-2007), là một trong những nhà văn Mỹ xuất sắc nhất thế kỷ XX. Vai trò của ông được đánh giá cao đến nỗi nếu thiếu ông, thuật ngữ văn học Mỹ sẽ chẳng còn trọn vẹn. Ông sinh tại Indianapolis, tiểu bang Indiana, theo học chuyên ngành Hóa-Sinh, Đại học Cornell từ năm 1940-1942, sau đó đăng lính phục vụ trong Thế Chiến II. Xuất ngũ trở về, Vonnegut theo học Đại học Chicago và bắt tay vào sự nghiệp cầm bút. Tiểu thuyết đầu tay của ông, Player Piano, xuất bản năm 1952. Các tác phẩm tiêu biểu khác bao gồm Slaughterhouse-Five, Cat’s Cradle, Jailbird, Deadeye Dick…Vonnegut nổi tiếng vì văn phong đặc biệt với những câu văn dài và rất ít dấu câu, thẫm đẫm tinh thần hài hước. Người không quê hương (2005) là tác phẩm cuối cùng trong văn nghiệp của ông.

***

Kurt Vonnegut (1922-2007), là một trong những nhà văn Mỹ xuất sắc nhất thế kỷ XX. Vai trò của ông được đánh giá cao đến nỗi nếu thiếu ông, thuật ngữ văn học Mỹ sẽ chẳng còn trọn vẹn. Ông sinh tại Indianapolis, tiểu bang Indiana, trong một gia đình người Mỹ gốc Đức, và sớm phải đối mặt với sóng gió cuộc đời. Cuộc Đại Khủng Hoảng 1930 đã khiến gia đình ông khánh kiệt, cha ông suy sụp, mẹ mất vì dùng thuốc ngủ quá liều. Chủ đề “Giấc mơ Mỹ - đạt được và đánh mất” xuất hiện khá nhiều trong những tác phẩm của ông sau này.

Vonnegut theo học chuyên nghành Hóa-Sinh, Đại học Cornell từ năm 1940-1942, sau đó đăng lính phục vụ trong Thế Chiến II. Ông từng tham gia trận Bulge lịch sử và bị bắt làm tù binh tại Dresden, Đức. Trải nghiệm khốc liệt đó được tái hiện trong cuốn sách nổi tiếng nhất của ông, Slaughterhouse-Five (1969). Tìm mua: Người Không Quê Hương TiKi Lazada Shopee

Xuất ngũ trở về, ông theo học ngành Nhân chủng học, Đại học Chicago, sau đó chuyển đến làm việc tại công ty General Electric, Schenectady. Trong thời gian này, ông bắt đầu viết báo và truyện ngắn. Năm 1951, ông từ chức và dành toàn bộ tâm sức vào văn nghiệp.

***

Khi còn bé tôi là thành viên nhỏ tuổi nhất trong gia đình, và đứa trẻ nhỏ tuổi nhất trong bất kỳ gia đình nào cũng luôn thích đùa, vì nói đùa là cách duy nhất để nó có thể tham gia câu chuyện của người lớn. Chị tôi lớn hơn tôi năm tuổi, anh tôi hơn tôi chín tuổi, và cả bố lẫn mẹ tôi đều là những người hoạt ngôn. Vì thế hồi tôi còn nhỏ xíu, mỗi khi ăn tối với cả nhà, tôi luôn khiến mọi người chán chết. Họ không muốn nghe mấy chuyện trẻ con ngốc nghếch đã xảy ra trong ngày với tôi. Họ muốn nói về những thứ thực sự quan trọng xảy ra ở trường phổ thông không thì cũng ở trường đại học hay chốn công sở. Vì vậy cách duy nhất để tôi có thể tham gia một câu chuyện là nói cái gì đó vui vui. Tôi nghĩ mới đầu chắc chỉ do tôi tình cờ thôi, tình cờ chơi chữ trong lời nói khiến cuộc đàm thoại phải ngừng lại, đại loại vậy. Và sau đó tôi nhận ra rằng bông đùa là một cách để xen vào cuộc trò chuyện của người lớn.

Tôi lớn lên trong thời kỳ mà hài kịch ở đất nuớc này rất huy hoàng - thời kỳ Đại Suy Thoái. Có rất nhiều diễn viên hài kỳ cựu hàng đầu trên sóng phát thanh. Và dù không chủ định, tôi đã thực sự học hỏi họ. Tôi thường nghe hài kịch ít nhất một tiếng đồng hồ mỗi đêm suốt cả thời trai trẻ và rất quan tâm muốn biết thế nào là chuyện đùa, làm cách nào nó lại gây cười.

Khi nói đùa, tôi cố gắng không xúc phạm đến ai. Tôi nghĩ phần lớn những gì mình làm chưa gây phản cảm cho người nào. Tôi nghĩ mình chưa làm nhiều người phải ngượng ngùng hay căng thẳng. Cách nói chuyện gây sốc duy nhất mà tôi sử dụng là thỉnh thoảng dùng một từ dung tục. Có vài thứ chẳng thể gây cười. Chẳng hạn, tôi không thể tưởng tượng ra nổi một cuốn sách hay một vở kịch trào phúng nào nói về trại tập trung Auschwitz. Tôi cũng chẳng thể nào đùa giỡn về cái chết của John F. Kennedy hay Martin Luther King. Ngoài những thứ đó ra, chưa có đề tài nào mà tôi lại tránh né hay không thể tận dụng. Những thảm họa lớn cũng hài hước chết đi được, như Voltaire đã từng chứng minh. Các bạn biết đó, vụ động đất ở Lisbon thật buồn cười[1].

Tôi đã chứng kiến Dresden bị tàn phá. Tôi đã thấy cái thành phố đó trước khi trốn vào hầm tránh bom và thấy lại nó sau khi ra khỏi hầm, và dĩ nhiên tiếng cười là một phản ứng. Có Chúa chứng giám, ấy là linh hồn tìm kiếm chút khuây khỏa.

Bất cứ đề tài nào cũng có thể gây cười, và tôi cho rằng có một loại tiếng cười rất kinh hãi - tiếng cười của những nạn nhân ở trại Auschwitz.

Tiếng cười là một phản ứng gần như bản năng của cơ thể trước nỗi sợ hãi. Freud[2] nói tiếng cười là một trong những phản ứng trước sự thất vọng. Ông nói một con chó khi không thể ra khỏi cổng sẽ cào cửa và bắt đầu đào bới rồi có những động tác vô nghĩa, có lẽ là gầm gừ hay làm gì đó, để đối phó với sự thất vọng hay ngạc nhiên hay sợ hãi.

Và rất nhiều tiếng cười phát sinh từ nỗi sợ. Mấy năm trước tôi tham gia thực hiện một chương trình truyền hình hài dài tập. Chúng tôi cố gắng cùng tạo nên một chương trình theo nguyên tắc cơ bản: luôn đề cập tới cái chết trong mỗi tập. Yếu tố này làm cho tiếng cười trở nên sâu sắc hơn mà khán giả không nhận ra được cách thức chúng tôi tạo ra những tiếng cười thắt ruột.

Có một loại tiếng cười hời hợt. Bob Hope chẳng hạn, ông không hẳn là nhà hài hước. Ông là diễn viên hài với thiên tư rất mỏng, chưa bao giờ đề cập đến bất cứ vấn đề gì nhức nhối. Trước đây tôi thường cười ngặt nghẽo khi xem Laurel và Hardy[3] diễn xuất. Có một sự bi ai thê lương phảng phất đâu đó trong cách diễn của họ. Những con người ấy quá hiền lành để có thể tồn tại trong thế giới này và luôn đứng trước nguy cơ rất lớn. Họ có thể dễ dàng bị thủ tiêu.

***

Ngay cả những chuyện đùa đơn giản nhất cũng dựa trên những cái giật mình sợ hãi khe khẽ, chẳng hạn như câu hỏi, “Cái thứ màu trăng trắng trong phân chim là gì?” Người nghe, như thể bị gọi trả bài trong trường, ngập ngừng trong giây lát vì sợ sẽ nói ra điều gì đó ngu ngốc. Khi nghe được câu trả lời, “Cũng là phân chim thôi!”, họ xua tan nỗi sợ bản năng bằng tiếng cười. Dù sao thì họ cũng chưa từng bị làm vật thí nghiệm bao giờ mà.

“Tại sao lính cứu hỏa lại mặc dây đeo quần màu đỏ?” Và “Tại sao người ta lại chôn George Washington trên sườn đồi?” Vân vân và vân vân.

Lẽ đương nhiên, còn có những chuyện đùa không cười nổi, cái mà Freud gọi là “hài hước giá treo cổ”[4]. Có những tình huống thật ngoài đời vô vọng đến nỗi không bao giờ người ta có thể thấy khuây khỏa.

Khi chúng tôi bị dội bom ở Dresden, ngồi trong hầm trú, hai tay ôm đầu đề phòng trần hầm sụp xuống, chúng tôi nghe một anh chiến sĩ nói như thể mình là nữ công tước trong lâu đài vào một đêm mưa lạnh lẽo, “Ta tự hỏi những người dân nghèo đang làm gì tối nay.” Chẳng ai cười, nhưng chúng tôi ai cũng vẫn mừng là anh đã nói câu ấy. Ít ra thì chúng tôi vẫn còn sống! Anh đã chứng minh được điều đó.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Không Quê Hương PDF của tác giả Kurt Vonnegut nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chuyện Tình New York (Hà Kin)
"Chuyện Tình New York" là cuốn tự truyện đầu tiên trong giới blogger Việt Nam được in thành sách. Câu chuyện xảy ra tại thành phố New York. Một cô gái có ngoại hình đặc biệt, nếu ở Việt Nam thì cô sẽ bị coi là xấu xí, nhưng khi ở nước ngoài cô lại được đặc biệt quan tâm và coi là "tuyệt đẹp". Đôi mắt si tình của cô đã khiến chàng trai mang trong mình 3 dòng máu Brazil - Phillipines - Nhật Bản "gục ngã" ngay khi hai người chạm mặt nhau lần đầu. Họ lướt qua nhau, nhớ đến nhau và cuối cùng đã tình cờ gặp lại nhau trên một chuyến tàu điện ngầm. Chàng trai quá vội vã và chỉ kịp đưa cô gái một tấm card nhưng cô lại đánh mất. Một hành trình vất vả và ly kỳ để tìm lại anh và nhờ trí thông minh của cô, họ gặp lại nhau vào đúng ngày lễ Valentine. Từ đây, một mối tình rất đẹp nhưng éo le và dữ dội bắt đầu. Kẻ xấu, người tốt, những con người bất hạnh, những điều trớ trêu ập đến liên tiếp..., càng về sau càng nảy sinh nhiều vấn đề và sự kiện ngạc nhiên tới mức khó tin. Câu chuyện nhiều kịch tính và nhiều nút thắt cho tới khi có một nút mở nhẹ nhàng...(Hải Nguyên) Nếu bạn muốn nghe một câu chuyện tình yêu cổ tích, với những tình tiết thật lãng mạn như phim Hàn Quốc và một cái kết đẹp như trong mơ, thì tôi đã không kể cho bạn nghe câu chuyện của mình.Dịu êm, ngọt ngào, thơ mộng, đó là nửa đầu của câu chuyện, và có nhiều người chỉ thích đọc đến đó. Dữ dội, ồn ào, đau khổ, tuyệt vọng và hồi sinh, đó là nửa sau của câu chuyện. Tìm mua: Chuyện Tình New York TiKi Lazada Shopee Khác với những tác phẩm được xuất bản ngoài kia, tôi là một người ngoại đạo, tôi không phải là nhà văn, tôi chưa có tác phẩm văn học nào trong quá khứ để mọi người biết đến. Vậy nên, trong "tác phẩm" của tôi cũng không có những từ ngữ "chuyên nghiệp"; những gì bạn đọc được chỉ là một kiểu "tự truỵên" nhẹ nhàng, có chút ngô nghê của một người thích viết blog.Chuyện tình tôi, giống như bao giờ, giờ xa tít giữa ngàn khơi, mà xanh thắm những cơn mưa lòng tôi... - Tác giả Hà Kin "Thời gian trôi đi lặng lẽ, có mấy cánh chim chao nghiêng bay trôi theo những vạch xám ở cuối đường chân trời. Tôi nhìn ra biển, tưởng tượng một ngọn hải đăng.Biển, cánh chim, những ngọn hải đăng, dòng sông, ông già tật nguyền, tiệm nail, những màu xanh đỏ của nước sơn móng tay óng ánh, chiếc đàn piano, con chó đáng mê mải chạy, Lave, Jess, Billy...Những nơi ấy, những chổ ấy, những khuôn mặt ấy, là những mảnh ghép của một thời ký ức mãnh liệt của đời tôi. Một thời mà có những người đàn ông kỳ lạ và một cô gái tuyệt đẹp, đã rất yêu tôi... và tôi cũng thế..." - Chuyện Tình New York***“Ôi Chúa ơi không, đó là một người phụ nữ tốt, cô ấy giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Và chúng ta nên tha thứ cho những gì cô ấy làm: bởi vì có thể cô ấy không thể chịu đựng nổi mọi việc nữa“. Tôi cảm thấy một cơn đói. Tôi chưa được ăn gì cả, một miếng ở cái party ấy tôi cũng chưa đụng tới. Và nỗi sợ hãi tuyệt vọng dường như đã lay hết chút năng lượng còn lại của cơ thể. Người tôi hoàn toàn rũ ra trong vòng tay của Jess. Tôi không nói được điều gì. nhưng ít nhiều sự ấm áp ấy khiến tôi bớt đi được cảm giác bất an. Tôi bắt đầu thấy Jess hôn lên tóc tôi và lấy tay lau những giọt nước mắt vẫn tuôn chảy, như đang lau cho một đứa trẻ đang hờn dỗi vậy. Sao mà giống Ryan đến thế! Ôi Jess, đây là một Jess hoàn toàn khác: ấm áp dịu dàng. Và tôi ôm lại cậu ấy thấy chiếc áo khoác mỏng của Jess ẩm ướt bởi nước mắt của tôi. Jess bật radio nhè nhẹ, vẫn nhớ, đúng bài One hundred years, bài hát ở đài 100 gì đó, được phát đi phát lại rất nhiều lần trong ngày và tôi đã nghe suốt ngày ở tiệm nail. Tôi cũng từng nghe thấy bài này cùng Ryan trên xe mà… ”Half time goes by Suddenly you re wise Another blink of an eye 67 is gone The sun is getting high We re moving on... ”We re moving on...”, câu hát khiến tự nhiên tôi tỉnh người. Tôi ngôi thắng dậy, ngẩng mặt rồi nói lời cảm ơn đầu tiên. ”Cậu ổn chứ? Tôi xin lỗi“. Jess dịu dàng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Tình New York PDF của tác giả Hà Kin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Đời Tự Kể (Nhiều Tác Giả)
Đọc tập sách để thấu được những nỗi niềm đau đáu khôn nguôi từ những câu chuyện rất nhỏ, rất đời: một lần vục bát cơm vào nồi để giành lấy phần hơn (Từ một lần ăn hỗn)... Đọc để thấy được cái tình thấm đẫm từ những vật vô tri vô giác: gốc sứ truyền đời qua bao hợp tan của tình cha mẹ, nghĩa anh em (Cây bông sứ nhà nội); luồng gió nhẹ từ chiếc quạt mo cau mang theo sức nặng của tình mẹ, lòng con (Chiếc quạt mo)... Và nhiều hơn trong tuyển tập lần này là những tâm sự, những ẩn ức vốn đã được mỗi người tự dìm sâu vào ký ức. Là nỗi đau tinh thần và thể xác suốt một thời thơ ấu (Tuổi thơ khủng khiếp, Thuốc nào cho tôi uống để quên, Mẹ! Con!). Là nỗi ám ảnh mà một đời chưa đủ để vượt thoát (Châm ngọn lửa câm lặng, Nửa ổ bánh mì, Tôi không đi nổi trong thế giới phẳng này)... Nhưng trên hết, các tác giả đều đã thấy nghị lực phi thường của mình để vượt lên số phận và bên cạnh đó là những giọt nước mắt thầm lặng phải chảy ngược vào trong để dành cho người đối diện một nụ cười. Không triết lý sâu xa, không khái quát cao rộng, những câu chuyện nhỏ mà không nhỏ này luôn cho người đọc một phút lắng đọng để rồi nghe lòng mình mềm ra, rưng rưng hơn mỗi khi gặp một người, vì biết đâu đằng sau nụ cười vô tư lại chẳng là một trời tâm sự. Chuyện đời tự kể không chỉ khiến người trong cuộc thanh thản, nhẹ lòng mà còn khiến người thương người hơn...***Chuyện Đời Tự Kể gồm có: Tìm mua: Chuyện Đời Tự Kể TiKi Lazada Shopee Một nơi để được trang trải tâm hồn...Ông Sáng mùNgày truyền thống của gia đình tôiBài báo đầu đờiNhững ngày mẹ bệnhNgày giẫy mảÔng giáo nghiệp dưChú tôi, một người đặc biệtNgười mẹ chungChiến tranh và nỗi sợ hãiTôi mua xe đạpLinh hồn của mẹTrái lựu đạn nổ chậm“Cuộc trả thù”Bước ngoặt cuộc đời tôiĐức năng thắng sốNhật ký của mẹTôi không bất hiếuGiọt nước mắt giữa đồn công anPhải chi mẹ còn nghe con nói...Nhâm nhi rễ đắngCứ nhìn về phía trướcParis - Sài Gòn cách nhau 6 tiếng...Tuổi thơ bần hànNhững ngày ấy ở quê tôiNghèo cho sạch, rách cho thơmCon gái là con người ta!Con bò đi khám bệnhBa tôiTôi phải sống, tôi đã sốngMột mùa hè đáng nhớPhận làm dâuBài học nhớ đờiMùa sầu riêngThương thay lao động trẻ emNhìn thầy chăm mạHai ngôi mộ trong vườn nhà tôiChị dâu tấm lòng như mẹHột vịt lộn của máBỏ cả cuộc đời trong nồi mắm khoĐừng như nước mắt chảy xuôiTừ một tiết dạy tùy hứngThầy tôiCòn nỗi đau nào nữa không?Không đành lòng bán ruộngTôi cố gắng trở thành một công tố viên giỏiÂn nhânCậu tôiXóa bỏ ước mơ thủy thủCây đờn kìmNhững người xin xuất việnBà già điên ấyDanh sách các bài viết được giải chuyện đời tự kể***Theo lời má tôi kể, lúc ba tôi 15 tuổi, nhà quá nghèo, ông nội đem ba đi ở đợ cho gia đình ông cai tổng làng Vĩnh Gia - một cô thôn hẻo lánh bên bờ kênh Vĩnh Tế để nhận 15 đồng bạc. Ông tôi cho ba tôi đi ở đợ kiểu “bán con” như chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố: làm nô lệ cho chủ suốt đời không lương, chỉ được ăn cơm thừa canh cặn. Muốn được thoát thân phải có 15 đồng thối cho chủ! Ban ngày làm lao dịch cho chủ, ban đêm ba tôi lãnh cấy thuê, đánh cá, kiếm tiền dành dụm mười năm ròng rã được 15 đồng tự chuộc thân rồi cưới má tôi lúc ông 25 tuổi. Ba tôi có sức khỏe phi thường nên được mệnh danh là Tiết Nhân Quý. Ông vào rừng “ăn ong” gánh về bốn thùng mật đầy, gấp đôi người khác. Có lần bị bảy tên cướp chặn đường cướp mật, một mình ba tôi đánh tan. Ba tôi sinh cùng thời với bác Ba Phi, những chuyện ông kể lại cho các con nghe là từ bác Ba Phi kể cho ông nghe. Tôi còn nhớ một số chuyện chưa ai biết. Ba má tôi sinh được 15 đứa con, chết bảy hồi còn nhỏ do chữa bệnh bằng bùa chú.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Đời Tự Kể PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ban Ki Moon Hãy Học Như Thằng Ngốc Và Ước Mơ Như Thiên Tài (Shin Woong Jin)
Từ khi còn là một cậu bé cho đến khi trở thành Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông luôn là tấm gương học tập không ngừng nghỉ cho thế hệ trẻ noi theo. Sinh ra và lớn lên tại một ngôi làng hẻo lánh ở Hàn Quốc, với khả năng tập trung cao độ, sự đam mê bất tận với những điều mới lạ đặc biệt là niềm yêu thích học tiếng Anh từ nhỏ, ông đã chiến thắng trong cuộc thi hát tiếng Anh do Hội chữ thập đỏ Mỹ tổ chức. Tấm vé tham gia Chương trình thăm quan nước Mỹ dành cho học sinh sinh viên quốc tế - VISTA và cuộc gặp gỡ với Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy ở Washington D.C đã thổi bùng ước mơ trở thành nhà ngoại giao trong ông. Trong những tháng năm sau đó, bằng sự đam mê và nỗ lực không ngừng, ông đã trở thành niềm tự hào của người dân Hàn Quốc, người đứng đầu của một trong những tổ chức quyền lực nhất thế giới và hơn hết là người soi đường tin cậy cho ước mơ của biết bao thế hệ trẻ.Cuốn sách Ban Ki Moon - Hãy học như kẻ ngốc và mơ ước như thiên tài ra đời mới đó đã 5 năm. Trong thời gian đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon đãbôn ba khắp nơi vì hòa bình thế giới và vì những vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, vấn nạn đói nghèo,… Và bằng những nỗ lực đó, ông được tín nhiệm tái đắc cử vị trí này nhiệm kỳ thứ hai. Hơn nữa, thế hệ trẻ Hàn Quốc đã không do dự bình chọn Ban Ki Moon là nhân vật được tôn kính nhất tại đất nước này.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ban Ki Moon Hãy Học Như Thằng Ngốc Và Ước Mơ Như Thiên Tài PDF của tác giả Shin Woong Jin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
A (Kira Tenisheva)
Cuốn sách nhỏ nhắn với số trang rất khiêm tốn, chỉ lấy duy nhất một chữ “A.” làm tựa, có lẽ cũng khơi dậy trong bạn đọc một chút ham muốn được khám phá. “A.” hoàn toàn không phải là một cuốn sách dễ đọc, nó “đánh đố” chúng ta ngay từ cái tựa. “A.” là ai? Là “chiếc khăn tay từ lâu đã phai mùi nước hoa của em có chữ “A.” thêu nổi ở góc? Hay “A.” chính là tên gọi của nữ thần sắc đẹp và tình yêu trong thần thoại Hy Lạp: Aphorodite? Cũng có thể “A.” chính là cô gái hoang dã Amazon?… Hình như đấy không phải là một con người cụ thể mà là biểu tượng của tình yêu đẹp mà chàng trai đi tìm. Một chuyến đi mãi mãi, bỏ lại sau lưng thành phố quen thuộc, địa vị và sự nổi danh nhất định. Chàng trai đi tìm ánh rực rỡ của tình yêu ở quảng trường, trên bãi biển, trên những con đường lộng gió. Chàng mãi đi tìm người ấy, cho dù người ấy đã già hoặc chết đi trong một làng ở vùng miền núi Alpes hẻo lánh, thậm chí đấy là một con người chưa bao giờ tồn tại (!)… Nếu so với những cuốn tiểu thuyết Trung Quốc đang “làm mưa, làm gió” trên thị trường sách Việt Nam hiện nay, có lẽ “A.” không phải là cuốn sách được ưa chuộng, bởi nó không có những “chuyện ầm ĩ” để bàn, để tán. “A.” là câu chuyện phi thời gian, vượt thoát không gian cụ thể; đấy cũng chẳng phải là câu chuyện của quá khứ hay tương lai. Song, nếu nói rằng “A.” là câu chuyện thời hiện tại thì cũng không phải. Tóm lại, điều mà “A.” muốn đề cập chính là sự vĩnh hằng với những mẫu sống, tình yêu huyền thoại luôn lưu chuyển âm thầm trong vũ trụ. Những nhân vật gần như không có thật, những cảnh trí không có trong đời thường, những thành phố vĩ đại nhưng không có tên, được đánh dấu bằng các chữ cái… Và, có một chút gì đó của văn học hậu hiện đại, khi tên của các nhân vật nổi tiếng, những niên đại, các biểu tượng… được “cài đặt” đây đó trong tác phẩm, bắt buộc người đọc phải vận dụng “trí học” của mình. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là người “chịu khó” thì cũng không sao bởi “A.” là một câu chuyện tình yêu giản dị! Hãy dành vài giờ nhẹ nhõm, tạm quên những vấn đề của bản thân để dành cho cuốn sách này - đấy là lời gợi ý mà Kira Tenisheva gửi đến bạn đọc Việt Nam. Tôi đã làm theo cách ấy và tôi đã có được sự nhẹ nhõm kéo dài, để hiểu thêm những vấn đề của bản thân mình cùng cuộc sống mà mình đang tham dựĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook A PDF của tác giả Kira Tenisheva nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.